Books had instant replay long before televised sports.

Bern Williams

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 600 / 1
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
dquo;Chán nản”, “buồn tẻ”, “khủng khiếp” … đó là những từ mà người ta thường dùng để nói về công việc “tệ hại” của họ tại một thời điểm nào đó. Sự bất mãn trong công việc đôi khi lại xuất hiện ở một số người, ở một thời điểm nhất định. Nhưng không phải ai cũng dành thời gian để phân tích tại sao lại như vậy và làm thế nào để khắc phục tình trạng này.
H.Quân – người đã “may mắn” trải qua một công việc kiểu như vậy đã tổng kết những kinh nghiệm của mình trong cuốn sách “3 dấu hiệu của một công việc tệ hại”
Thế nào là công việc tệ hại?
Tác giả cho rằng công việc “tệ hại” khác với một công việc xấu, chúng cũng giống như bao công việc bình thường nhưng đôi khi lại khiến cho con người ta trở nên “không thể chịu nổi”
“Một công việc tệ hại khiến cho con người trở nên thiếu tự tin, nản chí và làm nhụt tinh thần khi họ mỗi trở về nhà” Quân nói. “Nó vắt kiệt năng lượng của họ, sự nhiệt tình và cả lòng tự trọng của họ. Những công việc tệ hại có thể tìm thấy tại mỗi nghành, nghề cùng những mức độ khác nhau”.
Anh cũng cho rằng vấn đề này liên quan đến trực tiếp đến các sếp - người đang nắm giữ chìa khóa của sự thoải mái (hay bất mãn) trong công việc của người lao động. Một cuộc khảo sát của Yahoo! cho thấy: 43 % trong số những người lao động được hỏi cho rằng họ không hài lòng với người chủ của mình và phần lớn đang lên kế hoạch tìm kiếm công việc mới của họ ngay năm 2008 này.
3 dấu hiệu nhận biết
Quân cho biết 3 dấu hiệu của một công việc tệ hại là làm việc không tên, làm việc không thích hợp và không được công nhận năng lực của mình.
Việc không tên: Những lao động sẽ cảm thấy như mình bị phủ nhận, bị bỏ quên khi phải làm toàn những “việc không tên”. Năng lực của họ ngày càng trở nên mai một, những hy vọng về một công việc lý tưởng ngày càng tiêu tan dần và càng khiến cho thời gian làm việc của họ trở nên tồi tệ hơn.
Sự không thích hợp: Điều này thường xuất hiện ở những người lao động trẻ mới đi làm công việc đầu tiên. Chính sự mong muốn cần phải có công việc ngay của những sinh viên mới ra trường đã khiến họ có tâm lý “chọn đại” một công việc nào đó ngay khi có cơ hội. Sự vội vàng này dễ khiến cho họ dễ lâm vào tình cảnh làm việc không hợp với khả năng của mình, lâu dần dễ gây nên tình trạng không muốn làm việc.
Không được công nhận. Đó là khi những đóng góp của người lao động cho sự thành công của doanh nghiệp không được công nhận một cách thỏa đáng, tệ hơn là bị bỏ quên. Theo kết quả của một cuộc khảo sát cho thấy rằng, trong những trường hợp như thế, người lao rất dễ lâm vào tình trạng căng thẳng, làm việc với hiệu quả không cao cho đến lúc trở nên chán nản với công việc của họ.
3 phương pháp để khắc phục
Được làm công việc yêu thích một cách thoải mái là điều mà ai cũng mong muốn. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng được may mắn như vậy. Trong trường hợp không may, bạn lâm vào hoàn cảnh phải làm một công việc tệ hại như trên thì có thể “tự cứu” mình bằng những cách sau đây:
1. Đánh giá lại năng lực bản thân. Bạn có những sở trường, sở đoản nào? Bạn thích hợp cho công việc nào nhất? Hãy tự trả lời những câu hỏi này với chính mình một cách khách quan nhất để có thể tìm một công việc thích hợp cho mình.
2. Cho sếp biết bạn cần gì. Bạn nên nhanh chóng cho cấp trên của mình biết tình trạng tồi tệ này của mình. Có thể họ sẽ “sốc” với những gì bạn nói nhưng hãy tin tôi đi: Hầu hết các sếp đều mong muốn nhân viên của họ được làm việc với sự thoải mái nhất có thể, dù cho bề ngoài họ có vẻ như chẳng quan tâm đến điều này.
3. Nghỉ ngơi. Bạn nên sắp xếp công việc để có thể có một khoảng thời gian “xả hơi” cho chính mình. Có thể chính những rắc rối trong cuộc sống, những mối quan hệ không được tốt với bạn bè, người thân, đồng nghiệp hoặc những vấn đề về sức khỏe đã khiến cho tâm trạng của bạn trở nên tê hại chứ không hẳn là do công việc. Vì vậy, nên có thời gian để bạn “xốc” lại tinh thần của mình. Biết đâu, sau khoảng thời gian nghỉ ngơi ấy, bạn cảm thấy công việc của mình không còn tệ hại nữa mà trở nên đáng yêu.
Theo HrVietNam
3 dấu hiệu của một công việc tệ hại 3 dấu hiệu của một công việc tệ hại - Cẩm Nang Nghề Nghiệp