Đừng lo ngại cuộc sống sẽ kết thúc, hãy lo ngại cuộc sống chẳng bao giờ bắt đầu.

Grace Hansen

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 447 / 4
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
hân viên chuyên nghiệp phải hội đủ nhiều yếu tố từ tác phong cho đến năng lực. Đâu là bí quyết giúp bạn nâng cao hình ảnh của mình, giành được sự ngưỡng mộ và đánh giá cao từ sếp và đồng nghiệp?
Ăn mặc hợp lý
Mặc dù nhiều người vẫn thường nói “đừng đánh giá con người qua vẻ bề ngoài”, trong thế giới công sở, tác phong và ngoại hình vẫn có chỗ đứng riêng của nó. Sẽ quá kệch cỡm nếu bạn xuất hiện trong cuộc họp với áo trễ cổ sành điệu cho dù đó có là mốt mới nhất hay không.
Theo Frances Cole Jones, tác giả cuốn sách “Nhân tố WOW: 33 điều cần làm để nâng cao hình ảnh bản thân tại công sở”, nếu cấp trên của bạn vẫn mặc vest vào ngày thứ sáu, thì bạn cũng nên chọn trang phục công sở cho mình vào ngày này, thay vì thoải mái với các trang phục cuối tuần.
Kiểu tóc phù hợp
Theo Jones, đối với giới nữ, vài sợi tóc rũ hai bên má sẽ khiến bạn trông trẻ trung hơn. Nhưng kiểu tóc cột cao sau gáy sẽ khiến bạn trông chuyên nghiệp hơn. Với nam giới, kiểu tóc hớt ngắn, gọn gàng luôn được ưu tiên.
Ghi chú ý kiến của cấp trên
“Ghi chú lại những nhận định và ý kiến của lãnh đạo trong cuộc họp là cách thức nhanh nhất để tạo chất xúc tác trong mối quan hệ với cấp trên. Cảm giác cũng giống như khi ta thấy phục vụ cẩn thận ghi lại những món ăn mình yêu cầu – sếp cũng cảm thấy vui lòng khi thấy nhân viên ghi nhận nghiêm túc những điểm mà họ nêu ra”, tác giả Jones cho biết.
Chuyển tải tốt thông điệp qua giọng nói
Hãy lắng nghe những gì mình nói. Những từ “như là”, “à”, “ờ” có thường xuất hiện trong lời nói của bạn? Bạn có lên giọng ở cuối câu khiến người khác nghĩ là bạn đang đặt câu hỏi trong khi thực chất đó là câu khẳng định? Bạn có nói quá nhanh hoặc quá nhỏ?
Những yếu tố này sẽ khiến thông điệp của bạn mất đi sức ảnh hưởng cần thiết. Hãy tập luyện để luôn có giọng nói đủ âm lượng và tốc độ vừa phải. Khi nói, cũng cần chú ý nhấn nhá, ngắt nghỉ những điểm quan trọng.
Văn phòng không phải là khu giải trí
Đừng biến văn phòng thành khu giải trí – bạn thoải mái chơi game, trò chuyện rôm rả và “úp mở” tình cảm công sở. Dĩ nhiên bạn bè đồng nghiệp cần có những phút thư giãn nhưng đừng quá lạm dụng. Đây không phải là những yếu tố giúp bạn thăng chức, ngược lại, nó có thể làm nảy sinh những mâu thuẫn, bất đồng nếu câu chuyện đùa đi quá xa.
Đừng đưa chuyện riêng “lên sóng”
Thẻ tín dụng quá hạn? Bạn vừa mới chia tay với người yêu? Chủ nhà đòi tăng tiền thuê? Bạn có thể chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống với đồng nghiệp thân, nhưng đừng khiến đó trở thành “chương trình thời sự” đặc biệt mỗi ngày.
Một điều đáng chú ý nữa là bạn không nên bàn luận chuyện riêng trong thang máy hoặc nhà vệ sinh – đó không phải là những nơi an toàn dù bạn không quen bất cứ ai có mặt tại đó. Trái đất tròn và bạn sẽ không biết những chuyện bạn bàn luận sẽ đến tai ai.
Đừng biến chỗ làm việc thành phòng ngủ
Cho dù khối lượng công việc chất đống và bạn phải làm thêm giờ, bạn cũng nên giữ cho bàn làm việc tương đối ngăn nắp. Chẳng may sếp đến chỗ bạn lấy hồ sơ và bạn phải đào bới cả đống tài liệu, khăn ăn, sách báo mới tìm được thứ mà sếp cần, bạn đã mất điểm hoàn toàn trong mắt sếp. Theo Jones, bạn cũng không nên để những thứ quá riêng tư như thiệp chúc mừng sinh nhật của người yêu tại bàn làm việc.
Cẩn thận với hình tượng của bản thân trên internet
Ngày nay, hình tượng và uy tín của một người không chỉ được xây dựng từ biểu hiện trong công việc, mà hơn thế, còn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các hoạt động của bạn trên internet. Đối tác sẽ nghĩ thế nào khi bắt gặp hình ảnh bạn “phượt hoành tráng” với lũ bạn thời trung học? Hãy cài đặt điều kiện chia sẻ cho những hình ảnh này hoặc tự lập ra nguyên tắc không “add” đồng nghiệp vào facebook. Thông tin nhạy cảm của bạn có thể bị rò rỉ hoặc tô vẽ từ đây.
Tương tự, đừng bao giờ chỉ trích hay phê bình sếp, công ty hoặc đồng nghiệp trên các trang mạng xã hội vì bạn đâu biết ai sẽ ghé qua trang blog của mình.
Tiếp chuyện với lãnh đạo
Nếu là nhân viên tại các công ty lớn, bạn sẽ ít có cơ hội được gặp gỡ và tiếp chuyện với sếp tổng. Hãy nắm bắt cơ hội tạo ấn tượng tốt với sếp như tranh thủ bắt chuyện khi đi cùng thang máy với tổng giám đốc. Bạn không cần phải nói chi tiết về bất cứ vấn đề gì, chỉ đơn giản vài câu chào hỏi cũng giúp sếp chú ý đến bạn.
Mạnh dạn vượt ra ngoài khuôn khổ
Hãy chứng tỏ rằng bạn nghiêm túc và xem trọng công việc của mình bằng cách dẫn đầu các dự án của phòng và tham gia các hoạt động gây quỹ và tình nguyện của công ty. Theo Jones, “Các lãnh đạo cấp cao sẽ đặc biệt chú ý các cá nhân đóng góp cho công ty ngoài giờ làm việc.”
Theo MSN
10 điều khiến đồng nghiệp phải “ngước nhìn” 10 điều khiến đồng nghiệp phải “ngước nhìn” - Cẩm Nang Nghề Nghiệp