We have to continue to learn. We have to be open. And we have to be ready to release our knowledge in order to come to a higher understanding of reality.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 739 / 4
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
đâu chúng ta cũng nghe thấy các nhân viên phàn nàn về cấp trên của mình. Tuy nhiên, những lời phàn nàn nơi công sở không chỉ xuất phát từ phía nhân viên, mà các “ông sếp” cũng thường xuyên kêu ca về nhân viên của mình.
John Putzier, một chuyên gia tuyển dụng nhân sự có trên 10 năm kinh nghiệm, đã tiến hành điều tra tại nhiều công ty và đưa ra bản kết luận đúc kết thái độ và suy nghĩ của người quản lý đối với hành động thường ngày của nhân viên.
Công trình nghiên cứu của John có tiêu đề “Sự lập dị trong công việc - làm thế nào để cấp trên khỏi bực mình?” đã nêu lên 10 hành động của các nhân viên khiến bất cứ vị sếp nào cũng cảm thấy khó chịu:
1. Lạm dụng việc nghỉ ốm
Vấn đề này luôn là chuyện đau đầu đối với người quản lý. Theo Putzier, những nghiên cứu gần đây cho thấy, cứ ba nhân viên xin nghỉ ốm thì có một là mượn cớ này để che đậy nguyên nhân thực. Điều này khiến các ban giám đốc gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch, lập dự án cũng như dự trù thời gian và chất lượng thực thi công việc.
2. Ý thức vệ sinh kém:
Một bánh xà phòng và một ống kem đánh răng có thể có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện các mối quan hệ tại nơi làm việc. Những nhân viên biết giữ gìn vệ sinh luôn được đồng nghiệp và cấp trên quý mến. Ngược lại, sếp cũng rất khó chịu với những nhân viên có tác phong luộm thuộm và không biết giữ vệ sinh cá nhân.
3. Tự do quá trớn
Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có được sự tự do trong công việc, tuy nhiên, nếu sự tự do này trở nên quá mức, thì đã đến lúc bạn cần điều chỉnh giảm bớt xuống. Cấp trên không muốn thấy các nhân viên của mình tự do đến mức “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, bởi họ cảm thấy như vậy sẽ rất khó kiểm soát công việc trong công ty.
4. Thông tấn xã vỉa hè
Những lời đồn đại luôn gây khó chịu cho người quản lý. Họ cho rằng nguyên nhân của các lời đồn là do nhân viên không tập trung vào công việc, mà chỉ để tâm vào những vấn đề khác. Công ty là nơi làm việc chứ không phải để tán gẫu.
5. Sử dụng điện thoại di động quá nhiều trong giờ làm việc
Sẽ không thích hợp khi bạn nhận quá nhiều các cuộc điện thoại di động tại nơi làm việc. Đừng buộc cấp trên phải nghe trộm các cuộc trò chuyện qua điện thoại di động của bạn, chỉ để biết xem có liên quan đến công việc hay không. Họ còn rất nhiều công việc khác cần thiết hơn để làm.
6. Phá vỡ quy tắc cấm hút thuốc nơi công sở
Nếu việc vi phạm quy tắc “Cấm hút thuốc” diễn ra thường xuyên và kéo dài, tức là bạn đã buộc cấp trên của mình dán tấm biển “Cấm hút thuốc” lên trước bàn làm việc của bạn một cách khó coi. “Đây là nơi làm việc, chứ không phải nơi giữ trẻ” - đó chính là suy nghĩ của lãnh đạo khi bạn cố tình không tuân thủ những quy định được đặt ra.
7. Không để ý đến phép lịch sự trong ăn uống
Không có gì gây khó chịu cho các “ông sếp” hơn là việc bạn có lối hành xử kém cỏi chỉ vì thiếu hiểu biết về những phép tắc ăn uống, nhất là nếu điều này diễn ra trong bữa ăn trưa với khách hàng. Điều này sẽ khiến họ cảm nhận thấy một sự nghèo nàn về văn hoá trong con người các nhân viên đang làm việc tại công ty.
8. Bán hàng tại văn phòng
Mặc dù việc này khá vô tâm nhưng đôi khi lại gây ra sự khó chịu. Alice mang một đơn đặt hàng sản phẩm bánh quy của hãng Suzy tới văn phòng. Bill lại cho rằng giá họ chào hàng quá đắt và giới thiệu một catalog của hãng Amway. Tiếp theo, đến lượt Maria giới thiệu đơn đặt hàng sản phẩm xe đạp với nhiều khuyến mãi đặc biệt...
Trước khi bạn kịp nhận ra, phòng làm việc đã trở thành cái chợ với kiểu chào hàng và khuyến mãi sản phẩm huyên náo.
9. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân trong giờ làm việc
Người quản lý không mong muốn nơi làm việc của mình trở thành một sân bóng, nơi mà hai đội kỳ phùng địch thủ trong màu áo đỏ và xanh quyết đấu với nhau. Họ không muốn mình trở thành trọng tài bất đắc dĩ đứng ra dàn xếp mâu thuẫn giữa các nhân viên.
10. Luôn miệng kêu ca phàn nàn
Không có gì dễ làm sếp bực mình bằng những lời phàn nàn, kêu ca của nhân viên từ ngày này qua ngày khác. Công ty luôn đưa ra những phần thưởng và quyền lợi để khuyến khích nhân viên làm việc, nhưng dường như nó không bao giờ đầy đủ đối với những người hay phàn nàn.
Cũng may là những hành động khiến sếp khó chịu như trên có thể được sửa đổi rất dễ dàng. Nếu bạn cảm thấy bản thân mình vướng phải một trong số đó, đã đến lúc bạn nên tự sửa đổi để trở thành nhân viên mà người quản lý mong muốn có được.
(Theo Dân Trí)
10 điều gây khó chịu cho cấp trên 10 điều gây khó chịu cho cấp trên - Cẩm Nang Nghề Nghiệp