Số lần đọc/download: 543 / 4
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Đ
ó chính là sự cung túc, lòng khát khao, trí thang minh, gen di truyền, vẻ đẹp của chính bạn, tình bạn hữu, hôn nhân, niềm tin, lòng từ tâm và tuổi tác.
1. Sung tức
Tiền bạc không là tất cả nhưng tiền bạc có thể đem lại những khác biệt mà tất cả đều mong muốn. Chắc chắn là vậy, trong một chừng mực nào đó thì tiền có thể mua được một phần nào hạnh phúc tùy theo quan điểm “hạnh phúc là gì” của mỗi cá nhân.
Nhưng một khi bạn đã đủ ăn, đủ mặc và có dư chút đỉnh phòng khi trái gió trở trời thì mỗi triệu kiếm thêm sẽ lại tỉ lệ thuận với việc giảm đi của sự khác biệt.
Bất cứ khi nào và bất kể nơi đâu, những nhà nghiên cứu đều nhận thấy rằng, ở góc độ nào đó, những người có đời sống sung túc đều cảm thấy hạnh phúc hơn. Song, khi mà những nhu cầu căn bản của bạn đã được đáp ứng (và có dư đôi chút), tiền sẽ chỉ khơi nguồn hạnh phúc nếu bên cạnh đó bạn có bạn hữu, mối quên hệ nồng thắm với láng giềng, đồng nghiệp và một lối sống biết hưởng tụ lành mạnh. Nếu không, đồng tiền lúc náy sẽ đi kèm theo anh bạn nối khố là Tệ hay Bạc.
2. Lòng khát khao
Bạn cần những gì để cảm thấy cuộc sống của mình “ổn”? Vào những năm 1980, nhà khoa học về chính trị Alex Michalos, giáo sư danh dự của Đại học Northern British Columbia ở Prince George, đã hỏi 18 ngàn sinh viên thuộc 39 quốc gia để đánh giá mức độ hạnh phúc của họ dựa trên thang điểm số học.
Sau đó ông đã hỏi họ về mức độ khao khát những gì họ muốn. Và nhận thấy rằng, những người có sự khao khát - không chỉ là tiền, mà còn là bạn bè, gia đình, công việc, sức khỏe - vượt xa những gì họ đã có, thường kém hạnh phúc hơn những ai chỉ khao khát vừa phải một số điều cần thiết. Thật vậy, “Những chỉ số về khoảng trống (ao ước) còn thiếu đã thổi bay hoàn toàn những chỉ số về thu nhập” - Michalos nói.
“Khoảng trống khao khát” này có thể giải thích vì sao phần lớn mọi người không cảm thấy hạnh phúc hơn khi lương bổng của họ tăng lên. Thay vì chỉ dừng lại ở những gì còn thiếu, chúng ta phần đông vẫn muốn rằng phải có được nhiều hơn thế nữa. Trong một khảo sát được tiến hành bởi tổ chức Roper, người dân Hoa Kỳ được yêu cầu liệt kê những vật dụng nào mà họ nghĩ rằng quan trọng để tạo dựng một “cuộc sống tốt”.
Kết quả cho thấy, càng nhiều những tiện nghi được làm ra, càng nhiều món được liệt kê vào bản danh sách. Và như vậy, khái niệm “một cuộc sống tốt” chỉ nằm ngoài tầm với và là mục tiêu phấn đấu mà thôi; không nên đồng nghĩa với việc phải thỏa mãn bằng được.
3. Trí thông minh
Chỉ một số ít cuộc khảo sát tìm hiểu xem liệu những người được xem là thông minh có hạnh phúc hơn, nhưng chúng cho thấy trí thông minh không có ảnh hưởng nào cả. Điều này thoạt tiên gây ngạc nhiên vì những cá nhân có trí thông minh xuất sắc thường kiếm được nhiều tiền hơn, và người giàu lại có khuynh hướng hạnh phúc hơn.
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thông minh vượt trội thường có những ước vọng cao hơn và vì thế sẽ khó mà thỏa mãn với những gì không phải thành quả cao nhất. “Mặc dù bạn có điểm số IQ cao thật cao để giúp bạn dễ dàng xoay các mặt của khối rubic trùng nhau trong vài phút chẳng hạn, nhưng nó lại không đồng ngĩa với việc bạn có nhiều khả năng thích ứng để sống hòa hợp với người xung quanh” - nhà tâm lý học Ed Diener, thuộc Đại học Illinois ở Urbana - Champaign, nói. Đồg thời ông chỉ ra rằng chính “trí thông minh xã hội” mới là chìa khóa thật sự để giúp mọi người có được hạnh phúc.
4. Di truyền học
Liệu có ai đó sinh ra đã hạnh phúc hay không hạnh phúc? David Lykken, nhà di truyền học hành vi và là giáo sư danh dự khoa tâm lý học của Đại học Minnesota, Minneapolis, tin rằng cảm giác hài lòng của chúng ta ở một thời điểm nào đó được quyết định bởi một nửa những gì đang diễn ra trong khoảng thời gian đó và một nửa bởi “điểm hạnh phúc chuẩn” đã có - do hơn 90% gen di truyền nắm giữ.
Lykken nhận thấy rằng độ biến thiên của gen nắm giữ khoảng từ 44 đến 55 phần trăm sự khác biệt của các cấp độ hạnh phúc; trong khi đó thu nhập, tình trạng hôn nhân, tôn giáo hay nền tảng giáo dục cũng không chiếm quá 3%.
Và những nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng khi một người đang trong tâm trạng hưng phấn họ sẽ dễ dàng bắt chuyện hơn. Michael Cunningham thuộc Đại học Louisville bang Kentucky đã cho thấy người ta sẽ trở nên “nhiều chuyện” và cởi mở hơn với người khác sau khi xem một bộ phim hài so với một bộ phim có tình tiết không được vui vẻ gì lắm. Và về mặt lý thuyết, ngay cả những người có điểm hạnh phúc chuẩn kém cũng có thể tự cải thiện quan điểm cho tốt hơn.
5. Vẻ đẹt
Có lẽ đây là lý giải cho việc cuộc đời thường hướng đến cái đẹp chăng. Hay còn có điều gì tinh tế hơn chưa được khám phá? Những khuôn mặt cuốn hút phần lớn đều có sự đối xứng cao, và có bằng chứng cho thấy sự đối xứng phản ánh những gen tốt và một hệ miễn dịch mạnh khỏe. Vì vậy, những ai xinh đẹp sẽ hạnh phúc hơn có lẽ bởi vì họ mạnh khỏe hơn.
6. Tình bạn hữu
Thật khó tưởng tượng điều gì đáng thương hơn cuộc sống trên những đường phố của Calcutta, ở một trong những khu ổ chuột của nó, hoặc cuộc sống của một gái bán hoa ở cùng nơi này. Tuy nhiên mặc cho đói nghèo và tình trạng bẩn thỉu mà người dân ở đấy phải đối mặt, hạnh phúc đối với họ vẫn nhiều hơn những gì bạn có thể tưởng tượng.
Diener đã phỏng vấn 83 người từ những nhóm người này và đánh giá mức độ thỏa mãn với cuộc sống của họ dựa trên một thang điểm trong đó điểm số bằng 2 được xem như là trung tính. Toàn bộ số điểm trung bình dủa họ là 1.93, không lớn lao gì nhưng rất đáng ca ngợi khi so sánh với những sinh viên thuộc tầng lớp trung lưu ở thành phố có số điểm đạt được là 2.43. Với những cư dân ở khu ổ chuột, họ là những người hạnh phúc nhất của ba nhóm người bất hạnh trên, số điểm họ đạt được là 2.23. Hoàn toàn không tạo khúc biệt đáng kể so với điểm số ghi nhận được từ các sinh viên.
“Chúng tôi cho rằng mối quan hệ trong xã hội có một phần khá lớn trong đó,” Diener nói. Ông chỉ cho thấy rằng cả ba nhóm người làm khảo sát này đều có được sự thỏa mãn cao trong những hạng mục cụ thể, ví dụ như gia đình là 2.5 và bạn bè là 2.4. Tóm lại, phải chăng là vì họ đều cần xây dựng mối quan hệ dựa vào nhau để nhận trợ cấp xã hội cũng như để cuộc sống của bản thân được an toàn hơn, và điều này đem lại cho họ cảm giác hạnh phúc nhất định nào đó?
7. Hôn nhân
Trong một phân tích báo cáo từ 42 quốc gia, những nhà nghiên cứu Hoa Kỳ nhận thấy rằng những ai đã lập gia đình luôn hạnh phúc hơn những người còn tung tẩy đây đó một mình. Một câu hỏi được đặt ra: Hôn nhân khiến người ta hạnh phúc, hay những người hạnh phúc thường dễ lập gia đình?
Cả hai câu có lẽ đúng cả. Trong một nghiên cứu suốt 15 năm với hơn 30 ngàn người Đức, Diener và những cộng sự của mình đã nhận thấy rằng những người hạnh phúc thường dễ kết hôn và chấp nhận đời sống hôn nhân sau đó. Nhưng bất cứ ai cũng có thể cải thiện tính khí của mình thông qua việc lập gia đình. Tác động này bắt đầu vào khoảng một năm trước “ngày hạnh phúc” và kéo dài ít nhất 1 năm sau đó.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng đời sống tạm bợ không hôn thú với nhau sẽ không đem lại nhiều lợi ích thật sự như khi cả hai cùng ký vào tờ giấy giao kết. “Đơn giản chỉ vì một hoặc cả hai không cảm nhận được sự an tâm thường đi kèm với những quy định chung về một đời sống hôn nhân thật sự,” Oswald nói “và đó là lý do vì sao những người sống không hôn thú không thấy hạnh phúc bằng những ai có đăng ký kết hôn đàng hoàng”.
8. Niềm tinh
Karl Marx đã gần như đưa ra quan điểm khi ông mô tả tôn giáo là liều thuốc an thần cho quần chúng. Hàng tá những nghiên cứu về tôn giáo và hạnh phúc đã tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa chúng.
Tin rằng có một cuộc sống khác sau khi chết có thể khiến chúng ta sống có ý nghĩa và có mục đích hơn, và cũng giảm được nỗi sợ cô đơn trong một thế giới quá mênh mông và còn nhiều bí ẩn - theo Harold G. Koenig thuộc Trung tâm Y tế đại học Duke ở Durham, N.C - đặc biệt khi chúng ta về già. “Bạn sẽ thật sự thấy được tác dụng này những khi bị stress. Niềm tin vào tôn giáo có thể là nguồn sức mạnh để đương đầu với nghịch cảnh”.
Tôn giáo cũng đồng thời mang lại sự tương tác và nâng đỡ lẫn nhau trong xã hội. “Nghiên cứu cho thấy những ai giúp đỡ người khác cũng là giúp chính họ. Họ thậm chí sống thọ hơn.”
9. Lòng từ tâm
Cũng như hôn nhân, nhiều nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ giữa hạnh phúc và việc làm từ thiện. Nhưng cũng không phải luôn luôn dễ phân biệt rằng làm việc tốt khiến bạn hạnh phúc hay vì bạn hạnh phúc nên thích được chia sẻ với người khác.
Và James Konow, một nhà kinh tế học thuộc Đại học Loyola Marymount ở Los Angeles, đã cố gắng tìm cách phân tách nguyên do và tác dụng bằng cách đăng tuyển dụng và đặt ra những câu hỏi cho ứng viên.
Đến cuối buổi, ông đưa cho phân nửa những ứng viên có mặt 15 đô và chỉ có thế. Sau đó, ông nói những người được nhận tiền nên chia sẻ số tiền đó với những người không được nhận đền bù. Và thấy rằng những người càng có vẻ hạnh phúc càng dễ chia sẻ tiền bạc của mình. Tuy nhiên, trải qua một ngày thú vị của buổi thử nghiệm ấy không chắc sẽ khiến họ trở nên độ lượng, rộng rãi hơn, và những người chia sẻ tiền cũng không cho thấy sự gia tăng vẻ hạnh phúc của mình ngay tức thì. Thực tế, họ đã bớt hạnh phúc đi đôi chút nhưng không đáng kể.
Konow nghĩ rằng trong khi một hành động rộng lượng không làm họ hạnh phúc hơn nhưng những tác dụng tích lũy được từ việc làm rộng lượng sẽ khiến họ hạnh phúc.
10. Tuổi tát
Tuổi già không nên xem như thời điểm đáng sợ hay chỉ đem lại những buồn rầu. “Nếu mọi thứ đều được xem như rắc rối khi bạn về già thì làm thế nào để những người lớn tuổi có thể cảm thấy thỏa mãn hơn?” - Laura Carstensen, giáo sư tâm lý học thuộc Đại học Stanford ở California đặt câu hỏi.
Trong một nghiên cứu, Carstensen đã đưa máy nhắn tin cho 184 người ở độ tuổi từ 18 đến 94, và nhắn tin cho họ 5 lần một ngày trong một tuần, yêu cầu họ trả lời bản câu hỏi về cảm xúc những lần nhắn ấy. Kết quả: những người lớn tuổi cũng thường trả lời với cảm xúc tích cực như những người trẻ, nhưng những cảm xúc tiêu cực họ phản hồi lại ít hơn.
Vậy tại sao những người lớn tuổi lại thấy hạnh phúc hơn? Một vài nhà khoa học cho rằng do người lớn tuổi đã trải nghiệm cuộc sống nhiều và học được cách sống thích nghi với nó, hoặc cũng do họ thực tế hơn về những mục tiêu của mình, chỉ đặt ra những thứ trong tầm tay. Nhưng Carstensen cho rằng với quỹ thời gian đang sắp hết, người lớn tuổi đã biết cách tập trung hơn vào những gì khiến họ thấy thoải mái, dễ chịu và bỏ qua những gì không đem lại cảm giác đó.
“Rồi thì chúng ta cũng nhận ra rằng không chỉ những thứ chúng ta không có mà cả những gì chúng ta có cũng chẳng tồn tại mãi mãi được,” ông nói. “Một nụ hôn tạm biệt người bạn đời ở tuổi 85, ví dụ, có thể khơi gợi nhiều cảm xúc phản hồi tinh tế hơn cùng nụ hôn ấy nhưng ở độ tuổi 20”.
TheoTTO