Những lần thất bại chính là hạt giống gieo mầm cho thành công sau này. Bạn có thể buồn nhưng đừng tuyệt vọng.

Khuyết danh

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1219 / 30
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ể cả khi bạn chỉ là một nhân viên quèn, bạn vẫn có thể trở thành một lãnh đạo. Một lãnh đạo tuyệt vời. Chỉ cần bạn biết cách:
1. Tự hình dung mình là một lãnh đạo. Những lãnh đạo lớn không hề giống nhau. Mỗi người đều có sở trường riêng. Những nhà hùng biện vĩ đại bẩm sinh dành nhiều thời gian cho diễn thuyết. Những nhà chiến lược tài giỏi ở lỳ trong văn phòng vùi đầu xây dựng chiến lược. Những ông chủ làm việc hiệu quả thì tập trung kiểm soát tất cả mọi khía cạnh công việc...
Vì vậy, trước khi bạn có được một vị trí lãnh đạo đầu tiên, hãy tự đánh giá bản thân đã: Bạn làm tốt nhất, và kém nhất, là việc gì? Hãy tự định hình phong cách lãnh đạo cho mình bằng cách nhấn vào thế mạnh, và lên kế hoạch ủy thác hoặc giao phó đối với những việc không phải thế mạnh của bạn.
2. Khôn ngoan khi lựa chọn nhân viên. Cho dù có sở trường gì chăng nữa, lãnh đạo vẫn phải là người khôn ngoan khi chọn nhân viên. Không có việc gì quan trọng hơn việc đó. Đừng mất thời gian đăng quảng cáo - có quá nhiều những điều không trung thực trong những bản lý lịch và những lá thư giới thiệu. Tốt hơn là nhờ những người mà bạn kính trọng giới thiệu những ứng cử viên đáng tin cậy.
Khi phỏng vấn, đừng mất công đặt những câu hỏi trực diện như "Thế mạnh và điểm yếu lớn nhất của anh/chị là gì?". Đâu có khó khăn gì để chuẩn bị trước những câu trả lời thông minh cho những câu hỏi đó. Thay vào đó, hãy giao việc làm thử cho các ứng cử viên, quan sát và đánh giá sự thể hiện của họ.
Khi bạn chốt lại được một vài ứng cử viên cuối cùng, hãy hỏi ý kiến của chính nhân viên của mình. Hãy gọi cho họ vào buổi đêm, khi bạn biết chắc họ không còn ở cơ quan, và để lại lời nhắn trong điện thoại rằng: "Tôi đang cân nhắc anh/chị A cho một vị trí rất quan trọng. Nếu anh/chị cũng nghĩ đó là người thực sự có năng lực, hãy gọi lại cho tôi. Còn nếu anh/chị không nghĩ thế thì đừng gọi". Căn cứ vào số cuộc gọi, bạn sẽ tìm ra được ứng cử viên xứng đáng nhất.
3. Biết cách nói. Chân thành mà nói, nếu bạn là một người kém thông minh thì dù có học được tất cả kỹ thuật diễn thuyết trên đời, bạn vẫn sẽ nói năng không ra gì. Nhưng giả dụ bạn là người thông minh, hãy áp dụng một số bí quyết nói chuyện hiệu quả sau đây: Hãy nói thật giản dị.
Dùng phép liên hệ và ẩn dụ đúng lúc đúng chỗ. Giữ nhịp điệu vừa phải và nói một cách thoải mái. (Hãy thử nhiều loại giọng bằng cách thu vào băng, nghe lại và chọn ra loại giọng mà bạn ưng ý nhất). Hãy thực hành trong cả những câu chuyện hàng ngày.
Nhưng phải nhớ rằng, bí quyết đối thoại hiệu quả lại nằm ở chỗ biết lắng nghe, lắng nghe những điều được nói ra, và cả những điều không được nói ra. Đó chính là sự tinh ý quan sát những thay đổi của ngôn ngữ cơ thể. Việc lắng nghe khó hơn rất nhiều so với chúng ta vẫn nghĩ. Và việc đó mang tính quyết định.
4. Xây dựng ước mơ. Hãy vẽ ra một viễn cảnh tốt đẹp cho các nhân viên của mình, tại sao lại không nhỉ? Thử tưởng tượng công ty của bạn làm trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm. Chỉ những nhân viên bi quan nhất mới không cảm thấy hứng khởi khi bạn tuyên bố: "Chúng ta sẽ đảm bảo rằng mọi khách hàng của chúng ta đều nhận được sự bảo hiểm tốt nhất với mức giá phải chăng nhất, điều đó sẽ giúp họ có được sự yên tâm và an toàn mà họ xứng đáng được hưởng, mà không phải lo lắng đến túi tiền.
Chúng ta sẽ cho khách hàng thấy chúng ta làm việc tuyệt vời thế nào, và khách hàng sẽ đến với chúng ta ngày càng nhiều. Và với số tiền mà chúng ta kiếm được, tôi chắc chắn các bạn đều sẽ biết cách chi tiêu chúng thật chính đáng. Thậm chí chúng ta còn có thể bảo trợ cho cả một trường học địa phương, và bản thân tôi sẽ đóng góp 5% số lương của mình. Chúng ta sẽ tạo ra chuyển biến ngay trong cộng đồng của mình".
Và từng ngày từng giờ, hãy không ngừng cố gắng hiện thực hóa viễn cảnh đó. Hãy làm việc chăm chỉ để dần dần tiến gần đến viễn cảnh đó, và hãy ăn mừng những thành công dù là nhỏ nhất trên con đường thực hiện ước mơ. Hãy hào phóng với những lời khen, và thận trọng với những lời phê bình.
5. Quyết đoán khi sa thải nhân viên. Nếu mọi nỗ lực vực dậy hay cải tạo một nhân viên kém đều không đem lại hiệu quả, thì hãy nhanh chóng sa thải người đó. Một nhân viên tồi sẽ ảnh hưởng đến những nhân viên khác. Tuy vậy, để tránh kiện cáo, hãy cố gắng khuyên răn để người đó tự nguyện ra đi, và hãy đề nghị giúp đỡ họ tìm một công việc khác phù hợp hơn với họ.
Theo Lãnh Đạo
10 bước cho một lãnh đạo lớn - phần 1 10 bước cho một lãnh đạo lớn - phần 1 - Cẩm Nang Nghề Nghiệp