Số lần đọc/download: 881 / 7
Cập nhật: 2017-09-24 22:38:00 +0700
Chương 1063: Triều Đình Tấu Đối
Đ
ối với hành động quân sự lần này của Thổ Phiên ở Mậu Châu, Thừa tướng và các quan Bộ binh đã đưa ra sách lược là chii chế ngự chứ không đánh, triều đình đã lập tức hạ lệnh binh mã các châu Kiếm Nam đạo phải toàn lực cảnh giới, phân cư các châu, đề phòng Thổ Phiên xâm phạm. Đồng thời thiết lập phòng tuyến thứ hai trên Quan Nội đạo, tránh việc Kiếm Nam đạo bị phá vỡ, đại quân Thổ Phiên sẽ tiến vào Quan Trung.
Chiến lược của họ tuy có chút bảo thủ nhưng nhìn vào thực tế trước mắt mà nói, đây vẫn là phương pháp khá ổn thỏa. Một mặt kinh đô vừa chuyển về Trường An, không dễ xuất hiện sai sót, một khi quân Thổ Phiên kéo vào Quan Trung, hoàng đế sẽ lại dời đô về Lạc Dương, ngay cả khi chỉ là tạm thời thì bộ mặt của triều đình cũng sẽ bị hủy hoại trong chốc lát.
Thêm nữa, trời đang vào đông giá, tuyết rơi dày, đi lại e không tiện, Thổ Phiên lại là bên công kích, bọn chúng đang nắm thế chủ động, đồng thời chúng còn điều động cả binh mã hết một dãy Khang, Ninh, Xuyên, Thiểm, thật khó xác định được mục tiêu tấn công chính của bọn chúng là ở đâu, nếu như bên ta chủ động tấn công, rất dễ bị khống chế dẫn đến bại trận.
Cho nên tập trung toàn bộ hỏa lực vào những châu phủ Khang Ninh, Xuyên Thiểm là những vùng tiếp giáp với Thổ Phiên mới là một kế sách hay, về phần Đô đốc Mậu Châu Trần Đại Từ chủ động xuất kích, phạm vi tác chiến dù sao cũng là trong Mậu Châu, hơn nữa ứng phó ở đây cũng chỉ là dẫn đoàn binh mã Thổ Phiên đầu tiên xâm nhập vào Kiếm Nam, dù cho có thất bại cũng sẽ không ảnh hưởng xấu đến toàn đại cục, nhưng nếu giành được thắng lợi, lại có phần giúp nâng cao được sĩ khí quân lính. Trước mắt cứ để mặc tự nhiên, như thế cũng là góp phần phòng ngự hiệu quả rồi.
Đối với những hành động quân sự của Thổ Phiên hiện nay, sách lược của các quan đại thần trong triều rất đáng chú ý, Võ Tắc Thiên sẽ đồng ý với những ý kiến của bọn họ mà hạ chỉ ý ngay. Nhưng đối với việc ứng phó với Thổ Phiên và những hành động liên thủ của Đột Quyết như thế nào thì họ lại chưa thế đưa ra quyết định cuối cùng. Ngụy Nguyên Trung có nhắc lại lời đề nghị trước đây là đồng ý Thổ Phiên hòa thân lấy Tức Can Qua, phái Lương Vương lại kịch liệt phản đối, quyết không thỏa hiệp.
Hai bên nói đều có lý, Võ Tắc Thiên chưa biết quyết định như thế nào. Trong công việc nội chính bà luôn luôn một lời mà quyết, chuyên quyền độc đoán nhưng khi đề cập đến quân sự, đặc biệt là những chiến lược, chiến thuật cụ thể, Võ Tắc Thiên lại tự biết điểm yếu của mình, sẽ không tùy tiện nói.
Đúng lúc này, Đô đốc Lương Châu Đường Hưu phụng chiếu chạy tới Viện Trường Sinh.
Đường Hưu dự định trong mấy ngày tới sẽ quay trở về Lương Châu, bởi vì tuyết rơi luân phiên nhiều ngày làm cho đường xá đi lại rất khó khăn, làm lỡ việc. Nhưng bỗng nhiên nhận được tuyên chiếu của Võ Tắc Thiên, Đường Hưu lại không cảm thấy quá kinh ngạc, vì trước đó đã có vị khách đến nhà thăm, có để lộ trước cho y biết, đồng thời giúp y phân tích tình hình Tây Vực.
Đường Hưu cũng giống như Quách Nguyên Chấn, đều làm chư hầu một phương trấn giữ Tây vực, về các mặt quân sự, chính trị hay kinh tế đều phải nắm rõ, cho nên căn bản không thể không có sự giúp đỡ ủng hộ của bọn cường hào địa chủ ở đây, cũng vì thế mà mối quan hệ giữa họ vô cùng thân thiết. Mà phần lớn trong số các cường hào địa chủ nơi đây đều có mối liên hệ phức tạp với Kế Tự Đường, thậm chí còn là thành viên Ẩn tông. Cho nên Thẩm Mộc rất dễ dàng có thể thông qua mối quan hệ này hình thành một mối liên lạc chặt chẽ với vị chư hầu một phương Đường Hưu, đồng thời gây ra những áp lực nhất định.
Sau khi Đường Hưu đến Viện Trường Sinh, Võ Tắc Thiên liền sai Uyển Nhi đem việc Thổ Phiên phát binh công kích Mậu Châu, đồng thời phối hợp từ xa với Đột Quyết, như có liên thủ vậy, hiện Võ Chu đang đối mặt với hai bên tác chiến, tình hình có chút khó khăn thuật cho y nghe.
Đợi Uyển Nhi tóm tắt tình hình xong, Võ Tắc Thiên bèn nói:
- Đường khanh sống ở Tây vực đã lâu, hiểu rõ tình Đột Quyết và Thổ Phiên, triều Đình ta hiện phải tác chiến cả hai mặt, không khác gì trứng chọi đá, Đường khanh có diệu kế gì có thể giúp triều đình ta thoát khỏi tình trạng trước mắt không?
Trong lòng Đường Hưu vốn đã có sách lược, nhưng lại không tiện nói thẳng ra, y làm bộ suy tư một hồi, làm các quan trong triều đều ngừng tranh luận, lặng lẽ nhìn y. Đường Hưu cau mày trầm tư một lát rồi hướng về Võ Tắc Thiên bái lạy kính lễ nói:
- Bệ hạ, thần cho rằng nếu muốn phá tình thế bế tắc bị vây hai mặt như thế này, chỉ có thể phá liên binh Đột Quyết và Thổ Phiên thôi.
Võ Tắc Thiên gật đầu nói:
- Thừa tướng cũng có ý này. Nếu quả thực Đột Quyết và Thổ Phiên đã có thông ngầm với nhau, đồng tiến đồng lùi, tạo thế liên binh. Vậy Trẫm sao có thể phá vỡ được?
Đường Hưu tâu:
- Thần cho rằng, Triều đình có thể mượn thế lực của mười bộ lạc Đột Quyết đến giam chân Mặc Xuyết, Mặc Xuyết một khi lui binh thì liên binh hai nước tức khắc bị phá giải.
Võ Tắc Thiên trầm tư một hồi rồi nói:
- Nếu Trẫm hạ chiếu, mười họ Đột Quyết sẽ theo chiếu mà xuất binh chứ?
Đối với sự lần này, Võ Tắc Thiên quả đúng là chưa nắm chắc được, có lẽ mười họ bộ lạc Đột Quyết sẽ không ngang nhiên mà kháng chỉ, nhưng chỉ cần bọn chúng miễn cưỡng thi hành, triều đình cũng chẳng thể làm gì được, nếu như cứ trông chờ hoàn toàn vào mười họ bộ lạc Đột Quyết mà những bộ lạc này lại không chịu xuất binh thì chẳng phải đã làm lỡ mất chiến cơ rồi đó sao.
Đương Hưu tự tin bẩm:
- Thần cho rằng đây là một kế hay.
Đông Tây Đột Quyết tuy đồng tổ đồng tông nhưng sớm đã mang một mối thù truyền kiếp với nhau, hơn nữa cội nguồn của Đông Tây Đột Quyết đó chính là ở trên thảo nguyên, nơi này đã nuôi sống bao đời bọn họ, bây giờ Mặc Xuyết đến chiếm cứ mảnh đất xinh đẹp đó, chỉ cần điều này thôi thì giữa Đông Tây Đột Quyết cũng đã biến thành một thế lực không đội trời chung rồi.
Hiện giờ, binh mã Mặc Xuyết đã tập kích hết ở Trung Nguyên ta rồi, mà sức mạnh trong nước lại trống rỗng, đối với mười họ Đột Xuyết mà nói, đây là một cơ hội hiếm thấy. Nếu như bệ hạ có thể tận dụng được cơ hội tốt này, mười họ Đột Xuyết tất sẽ trở thành một con cờ trong tay bệ hạ, chiếu thẳng vào tim gan Đột Quyết, hóa giải mối nguy của Triều đình ta.
Võ Tắc Thiên nắm bắt ngay được điểm quan trọng này, muốn Đột Xuyết xuất binh thì mấu chốt là phải có một điều kiện đủ để cảm hóa bọn chúng. Võ Tắc Thiên lập tức hỏi tới:
- Theo ý kiến của Khanh, Trẫm cần hứa với mười họ bộ tộc điều kiện gì thì bọn chúng mới chịu xuất binh?
Đường Hưu khẳng khái đáp:
- Tốt nhất là bệ hạ nên cho bọn chúng một danh phận đại nghĩa!
Ánh mắt Võ Tắc Thiên đột nhiên sáng lên:
- Danh phận đại nghĩa?
Đường Hưu tâu:
- Đúng vậy! Bệ hạ, thủ lĩnh của Bộ tộc Thập Tính Đột Quyết chính là Kế Vãng Tuyệt Khả Hãn, A Sử Na Hộc Sắt La mà Bệ hạ đã khâm phong. Nhưng Hộc Sắt La sớm đã hữu danh vô thực, bao năm nay, Hộc Sắt La không còn ở bộ lạc nữa mà định cư lâu dài ở kinh thành, bộ lạc Thập Tính vẫn luôn do Mạt Hạ Đạt Can ( một chức quan Đột Quyết) cai quản.
Vị Mạt Hạ Đạt Can này tên gọi là Ô Chất Lặc, hắn đích thị là một thủ lĩnh hùng mạnh nhất trong mười họ bộ lạc đó, người này có thể phủ sĩ, rất có uy tín, người Hồ ở Tây vực tranh nhau như ý phụ, hiện nay dưới trướng hắn cũng đã có đến hai mươi Đô đốc, dưới trướng mỗi vị Đô đốc này cũng có đến bảy ngàn kị binh tinh nhuệ, hơn nữa bản bộ trung tâm của hắn cũng có sáu vạn quân tinh nhuệ, Ô Chất Lặc đã có hai mươi vạn cung thủ, đủ để tỉ thí với Mặc Xuyết rồi.
Hiện nay Ô Chất Lặc đã thành lập một Đại nha trướng ở thành Toái Diệp, Tiểu nha trướng ở thành Cung Nguyệt, Bộ hạ cố địa của Hộc Sắt La cũng đã đến lúc gọi hắn ta trở về rồi. Nhưng Triều đình ta hiện nay cũng chỉ coi Hộc Sắt La là chủ của mười họ Đột Quyết. Hộc Sắt La hữu danh mà vô thực, Ô Chất Lặc lại hữu thực mà vô danh.
Nếu như Bệ hạ thừa nhận Ô Chất Lặc là Khả Hãn mười họ bộ lạc, Ô Chất Lặc tất sẽ cảm tạ Thiên ân, dốc sức cho Triều đình ta. Một khi hắn được Triều đình công nhận là chủ mười họ bộ lạc, lúc đó hắn có thể danh chính ngôn thuận ra lệnh cho các bộ lạc dưới trướng xuất binh. Còn về phần tù trưởng mười họ, Triều đình ta cũng không cần phải lấy tiền tài nhử làm lợi, chúng phải biết rằng, một khi đã làm loạn Trung Nguyên ta, đứt đoạn con đường buôn bán Tây vực, các bộ lạc sẽ phải đứng mũi chịu sào, tất sẽ nhận lấy thiệt hại, chỉ cần phái một sứ giả, nói rõ lợi hại, lại có chư bộ mệnh lệnh của Ô Chất Lặc, chúng nhất định sẽ phải xuất binh!
Võ Tắc Thiên mừng rỡ nói:
- Tốt! Nếu Trẫm phái ngươi theo chiếu thư của Trẫm đi sứ bộ lạc Thập Tính, gia phong thủ lĩnh bộ lạc Đột Kỵ Thi làm Quận vương Hoài Đức, Đột Kỵ Thi Hãn, lệnh cho hắn đem quân đánh Đột Quyết, ngươi có nguyện giúp Trẫm không?
Đường Hưu cúi người bẩm:
- Thần tuân lệnh, đi thành Toái Diệp lần này, nhất định sẽ không phụ sự kì vọng của Bệ hạ.
Võ Tắc Thiên mừng rỡ, gật gật đầu, bên cạnh là Uyển Nhi vận bút như bay, rất nhanh đã phác ra được chiếu thư đối với Ô Chất Lặc.
Đường Hưu lại tâu:
- Bệ hạ, đối với Thổ Phiên, thần cho rằng, chúng ta cũng có thể dùng cách tương tự để đẩy lui binh mã!
Võ Tắc Thiên vốn cho rằng, chỉ cần Đột Quyết lui binh, Triều đình sẽ có đủ binh lực mà ung dung đối phó với sự xâm lược của Thổ Phiên, giờ lại nghe Đường Hưu tâu vậy, thấy hứng thú thêm mấy phần, vội nói:
- Đường khanh có diệu kế gì, mau mau nói.
Đường Hưu đáp rằng:
- Bệ hạ, Thổ Phiên trước giờ vẫn nội chiến không ngừng, tận cho đến khi Tòng Tán Can Bố dẹp loạn, Thổ Phiên lần này mới yên bề được, trở thành cường quốc lớn nhất cao nguyên này. Thế mà Tòng Tán Can Bố mất sớm, may nhờ có cha con Lộc Đông Tán, Luận Khâm Lăng, đều là những người tài trí mưu lược, người giỏi nội chính, người thông quân sự, có được hai cha con này bên cạnh phò giúp như thế, Thổ Phiên mới duy trì được thái bình mấy chục năm qua.
Thế nhưng loạn trong giặc ngoài vẫn chưa được trừ bỏ, chỉ dựa vào cha con Lộc Đông Tán, Luận Khâm Lăng cưỡng chế thi hành mà thôi. Hiện gia tộc Luận Khâm Lăng vừa bị Thổ Phiên Vương diệt tận gốc, các tướng tốt Thổ Phiên cũng chịu chung số phận, thiệt hại nặng nhất phải kể đến là quân lực, trong ngoài đều bị đè nén, áp bức, hiện nay cũng đã thấy có phần rục rịch manh động rồi.
Các nước Nam Chiếu xưa vốn đều là thuộc địa của Trung Nguyên ta, về sau bị thế lực Thổ Phiên phải quy hàng, nhưng Trung Nguyên ta xưa nay vẫn luôn lấy đức thu phục người, luôn khoan dung với các nước Nam Chiếu, mà Thổ Phiên lại tàn nhẫn bóc lột, đối đãi bạc bẽo, nếu so sánh hai bên thì tự khắc các nước Nam Chiếu sẽ ủng hộ Trung Nguyên mà phản bác Thổ Phiên.
Những năm gần đây, binh đao giữa các nước Nam Chiếu và Thổ Phiên liên miên không ngừng, nay Thổ Phiên phạt chu tất sẽ sách nhiễu các nước Nam Chiếu, nếu Bệ hạ hạ chiếu gửi chư vương các nước Nam Chiếu, thể hiện chúng ta vẫn rất trọng dụng ý kiến các nước chư hầu thì tất họ sẽ ủng hộ triều đình ta, Thổ Phiên khi đó phải đối mặt với quẫn cảnh hai mặt thụ địch, sẽ tự nhiên mà không dám dấy binh với Trung Nguyên ta nữa.
Thiết nghĩ các nước Chư hầu Nam Chiếu vẫn chưa có sự chống đỡ sau lưng nào lớn cả, vẫn đang cầm chừng như thế, bây giờ bị Thổ Phiên sách nhiễu áp bức, lại có sự ủng hộ về vũ khí lương thảo, họ không đứng lên nổi dậy mới lạ. Đường Hưu khanh nói có lý có tình, nghe ra rất khả thi, nếu là một vấn đề phức tạp không phải việc triều chính thì lại có thể dễ dàng được giải quyết rồi.
Võ Tắc Thiên nghe xong cực kì vui mừng, lại nhớ đến lần trước sứ giả Thổ Phiên là Luận Di Tát cũng có nói qua là người này vô cùng dũng mãnh, đã từng đánh bại Thổ Phiên, giúp cho Đại Chu được mở mày mở mặt, càng ngày càng thấy quý mến hắn ta. Nếu như có được nhân tài như thế sớm hơn thì chắc chắn sẽ phát huy được tài năng của ngài, Đại Chu đâu đến nỗi như bây giờ, chịu đựng nhục nhã như thế!
Võ Tắc Thiên hoan hỉ nói:
- Đường Hưu lĩnh chỉ!
Đường Hưu đứng lại, cung kính:
- Có thần!
Võ Tắc Thiên nói:
- Trẫm phong khanh làm Hạ quan thượng thư, Kiểm giáo Đô đốc Lương Châu, Đồng Phượng các loan đài tam phẩm!
Đường Hưu giật mình, thật không ngờ tới một phen ngự tiền tấu đúng, lại có thể giúp thăng quan Tể tướng rồi, vội vàng tạ ơn:
- Thần đức hạnh nông cạn, không biết có thể gánh được trọng trách lớn này không!
Võ Tắc Thiên có vẻ không hài lòng nhìn các vị đại thần trong điện, giọng đầy khẩu khí nói với Đường Hưu:
- Khanh chính là nhân tài của nước ta, đã cùng Trẫm lo toan công việc. Không dụng khanh sớm hơn đã là một điều đáng tiếc của Trẫm!
Các đại thần nghe xong mặt cắt không còn chút máu.