Số lần đọc/download: 6108 / 62
Cập nhật: 2015-06-13 10:29:06 +0700
Chương 815: Tam Quản Gia (p1)
H
ồi lâu sau, trên mặt Lý Uyên lộ ra vẻ thất vọng, miễn cưỡng hỏi:
- Ý của hoàng nhi nói là, ủng hộ cho bọn họ rút quân?
Lý Kiến Thành lắc đầu:
- Nhi thần không phải có ý này, là nhi thần muốn nói, để chi viện quân cho Đồng Quan cũng không nhất định phải tham chiến, chủ yếu là lấy khí thế áp bức quân Tùy, đồng thời tăng sĩ khí quân Đường, đóng quân ở huyện Văn Hương hoặc Hàm Cốc quan. Một khi Quan Trung nguy cấp, có thể lập tức rút quân, không biết phụ hoàng nghĩ như thế nào?
Lý Uyên hiểu ý của Lý Kiến Thành, anh ta là sợ thế lực của bản thân bị Tần Vương chiếm lấy. Lúc này, ông ta đột nhiên nảy sinh ra một ý nghĩ trong đầu. Lẽ nào Tần Vương yêu cầu tăng binh chính là có chủ ý này sao?
Nghĩ thông suốt được điểm này, trong lòng Lý Uyên có chút tức giận. Bây giờ đã là lúc nào rồi, chuyện liên quan đến sự an nguy trong tương lai của Đại Đường, hai huynh đệ bọn chúng còn đang hục hặc với nhau, mà hoàn toàn không để ý đến đại cục.
Huynh đệ Lý Thị bất hòa, kỳ thực ở một mức độ nào đó có liên quan rất lớn đến Lý Uyên vì chính ông ta đã cố ý gây hiềm khích giữa bọn họ. Nhưng đến thời khắc quan trọng, Lý Uyên lại hy vọng huynh đệ bọn họ có thể vứt bỏ những hiềm khích trước đây, đồng tâm hiệp lực. Cái này gọi là đạo lý vừa hy vọng ngựa chạy nhanh hơn lại vừa hy vọng ngựa không ăn cỏ.
Giận thì giận, nhưng Lý Uyên cũng đành chịu. Ông ta biết Kiến Thành đã nhượng bộ. Nếu như mình còn không đồng ý thì e rằng các quan văn võ trong triều sẽ đến gây áp lực, yêu cầu rút quân.
- Được rồi! Hoàng nhi nói cũng có lý, cứ làm theo lời con đi.
Lý Kiến Thành lập tức nói:
- Nhi thần xin đề xuất Nguyên Cát dẫn ba mươi ngàn tân quân đến Đồng Quan trợ giúp quân Đường ở Hoằng Nông.
Lý Kiến Thành suy nghĩ thận trọng, anh ta biết nếu như để La Nghệ dẫn quân đi, với người ác độc quả quyết như nhị đệ, có nhiều khả năng sẽ giết người đoạt binh quyền, còn để cho tứ đệ đi, sẽ không gặp phải kết cục này.
Lý Uyên suy nghĩ một lúc lâu, ông không đồng ý với đề xuất của Lý Kiến Thành:
- Để Nguyên Cát đi không thích hợp, hay là đổi một viên chủ tướng khác.
Mặc dù viện quân chỉ là để phô trương thanh thế, kiềm chế quân Tùy, nhưng chỉ sợ vào lúc tình thế nguy cấp, khi cần hỗ trợ, nếu như Nguyên Cát làm chủ tướng, có khả năng sẽ bỏ mặc Tần Vương, cuối cùng dẫn đến thất bại.Điểm này Lý Uyên không hề hồ đồ, trong lòng ông ta hiểu rất rõ.
Phụ thân phản đối khiến cho Lý Kiến Thành hơi thất vọng. Anh ta suy nghĩ một chút:
- Vậy nhi thần xin đề nghị để Hà Thường làm chủ tướng.
……
Sau một phen mặc cả chuyện tăng viện binh tại nội bộ triều Đường, cuối cùng cũng đã đạt được thỏa hiệp. Lý Uyên lập tức bổ nhiệm Hà Thường làm Tả Vệ Đại tướng quân, đóng ở Bồ Tân Quan, dẫn ba mươi ngàn quân đến Đồng Quan trợ giúp quân Đường ở Hoằng Nông, khiến cho cuộc chiến Trung Nguyên tăng thêm vài biến số.
Cùng lúc đó, việc Đậu Kiến Đức khống chế Thanh Châu cũng làm nảy sinh một số vấn đề. Tại huyện Lịch Thành, một bài hát thiếu nhi được truyền đi khắp các xóm làng và tửu quán “U Châu có yêu đạo, nói rằng phục ma thần, cưỡi mây ra Bạch Hải, xuống trần làm Thanh Đế.”
Bài hát thiếu nhi này có chút kỳ lạ, giống như là một lời tiên tri. Sau mấy ngày lưu truyền trên phố, cuối cùng cũng đã truyền tới tai Đậu Kiến Đức.
Đại chiến Trung Nguyên bùng nổ, là một người ngoài cuộc, Đậu Kiến Đức luôn theo dõi chặt chẽ tình hình phát triển của cuộc chiến, kỳ vọng lớn nhất của ông ta là quân Tùy bị đánh bại, tàn binh lui về Hà Đông, lúc này Hà Bắc trống rỗng, ông ta lại có thể một lần nữa quay về Hà Bắc, khôi phục đế nghiệp.
Đậu Kiến Đức đã bị Dương Nguyên Khánh làm cho mất hết can đảm. Cho dù lúc này binh lực Hà Bắc thực sự trống rỗng, chỉ có Đại tướng Tần Quỳnh dẫn hai mươi ngàn quân chiếm đóng tại phía quận Đông, nhưng ông ta vẫn không dám đi qua sông Hoàng Hà, trừ khi Dương Nguyên Khánh bị quân Đường đánh bại, khi đó ông ta mới có thể nảy sinh dũng khí.
Trong phòng, Đậu Kiến Đức đứng trước sa bàn thận trọng phán đoán các kết quả có thể xảy ra của cuộc đại chiến Trung Nguyên nhưng kết quả phán đoán quả thực làm cho ông ta có phần chán nản. Ông ta cũng phát hiện quân Đường đang ở tình thế bất lợi, quân Tùy đã nắm được thế chủ động.
Lúc này, ngoài cửa có thân binh bẩm báo:
- Vương gia, Khổng tiên sinh đã tới.
Đậu Kiến Đức gạt bỏ suy nghĩ qua một bên, Khổng Đức Thiệu đến tìm ông ta là có một chuyện quan trọng khác. Ông ta liền gật đầu:
- Mời tiên sinh vào.
Cửa mở ra, Khổng Đức Thiệu đi đến trước mặt Đậu Kiến Đức, khom người thi lễ nói:
- Ty chức tham kiến Vương gia!
- Tiên sinh không cần đa lễ, mời ngồi!
Đậu Kiến Đức mời Khổng Đức Thiệu ngồi xuống, rồi sai người mang trà lên. Lúc này ông ta mới lấy từ trên bàn ra một bản báo cáo, đưa cho Khổng Đức Thiệu:
- Gần đây trong huyện Lịch Thành xuất hiện một lời tiên tri, có chút kỳ lạ. Ta không thể nào lý giải được, xin tiên sinh có thể giải thích cho ta được không.
Khổng Đức Thiệu nhận lấy báo cáo, chỉ thấy trên đó viết: “U Châu có yêu đạo, nói rằng phục ma thần, cưỡi mây ra Bạch Hải, xuống trần làm Thanh Đế.”
Những lời tiên tri này Khổng Đức Thiệu sớm đã có nghe nói, y đã ở nhà cẩn thận nghiên cứu qua, nhận lấy bản báo cáo, Khổng Đức Thiệu liền lắc đầu nói:
- Vương gia, tại hạ đoán trong chuyện này có âm mưu.
Sắc mặt Đậu Kiến Đức liền trầm xuống, Khổng Đức Thiệu chỗ nào cũng tốt, đầu óc nhạy bén, tầm nhìn bao quát, chính là việc “Nói việc này có âm mưu” làm cho y không thích, y thấy Khổng Đức Thiệu lại bắt đầu nói chuyện về âm mưu, trong lòng cố nén bất mãn nói:
- Không cần nói về âm mưu, mà hãy giải thích những lời tiên tri này cho ta.
Khổng Đức Thiệu cảm giác được Đậu Kiến Đức không hài lòng, y vội mỉm cười nói:
- Thực ra lời tiên tri này cũng không phải là khó hiểu, câu đầu tiên U Châu có yêu đạo, là nói người này xuất thân ở U Châu, được gọi là yêu đạo, Vương gia hãy nghĩ xem yêu đạo là nói về người như thế nào?
Đậu Kiến Đức suy nghĩ một lúc, lắc đầu:
- Ta nghĩ không ra.
- Vương gia, thực ra điều này không phải là nói yêu đạo, mà là nói yêu đao.
Đậu Kiến Đức bất chợt phản ứng:
- Tiên sinh muốn nói Tống Kim Cương?
Tống Kim Cương được thiên hạ gọi là Tứ Đại Kỳ Tướng, tên hiệu là “Yêu Đao”, vậy Tống Kim Cương không phải là người quận Thượng Cốc U Câu sao? Đậu Kiến Đức cau mày, điều này có nghĩa là gì?
Khổng Đức Thiện tiếp tục nói:
- Vương gia, thực ra câu thứ hai cũng đã rõ ràng, tự xưng phục ma thần, phục ma thần ở đây không phải chính là Kim Cương sao?
Đậu Kiến Đức có phần tỉnh ngộ, quả thực là nói đến Tống Kim Cương:
- Vậy cưỡi mây ra Bạch Hải, xuống trần làm Thanh Đế, là có ý gì?
- Vương gia, Bạch Hải là chỉ Bắc Hải, “Cưỡi mây ra Bạch Hải, xuống trần làm Thanh Đế”, nói cách khác người này xuất hiện từ quận Bắc Hải, sau đó làm vua Thanh Châu.
Sắc mặt Đậu Kiến Đức trở nên đặc biệt khó coi, ý nghĩa của lời tiên tri này đúng là nói Tống Kim Cương tạo phản. Từ bản thân mà suy luận ra, chỉ là y cũng không lấy gì làm khó hiểu, hiện tại Tống Kim Cương thực ra đã ở tình trạng bán độc lập.
Mỗi nhà đều có khó khăn riêng, Thanh Châu cũng không ngoại lệ. Đậu Kiến Đức y tuy là người đứng đầu Thanh Châu, nhưng thực tế thiện hạ Thanh Châu được chia làm ba phần, Đậu Kiến Đức y chiếm quận Tề, quận Lỗ, quận Cao Mật. Lưu Hắc Thát khống chế quận Lang Gia, Tống Kim Cương khống chế quận Bắc Hải.
Đáng lẽ y có thể hợp nhất với quân Lưu Hắc Thát, nhưng vì cháu gái của y là Đậu Tuyến Nương đào hôn, làm cho kế hoạch của y thất bại, Lưu Hắc Thát trở mặt với y. Nhưng y và Lưu Hắc Thát lớn lên cùng nhau, còn chưa đến mức có ý muốn giết y.
Nhưng Tống Kim Cương thì khác, trước đây người này là bạn Vương Bạt Tu, có tin đồn Vương Bạt Tu là bị gã giết chết, tiếp đó lại phản bội Lưu Vũ Chu, cuối cùng cùng đường mới dựa vào mình. Người này trong tâm có lòng phản nghịch, nếu như gã muốn dựa vào Bắc Hải lấy Thanh Châu, là điều hoàn toàn có thể.
Tống Kim Cương là người cực kỳ xảo quyệt, nhất định không chịu rời khỏi quận Bắc Hải một bước, chính y đã từng ba lần mời gã đến quận Tề, gã nhất định không chịu đến. Muốn dùng kế giết gã, nhưng rất khó làm được, chỉ có thể dùng sức mạnh để tấn công.
Đậu Kiến Đức tái mặt đi tới đi lui trong phòng, Khổng Đức Thiệu biết y đang suy nghĩ chuyện gì. Liền dè dặt hỏi:
- Vương gia, tại hạ cho rằng lời tiên tri này lai lịch không rõ ràng, có lẽ thực sự có vấn đề, có thể có… âm mưu gì hay không?
Khổng Đức Thiệu do dự một chút, cuối cùng mới nói ra hai chữ “âm mưu”. Tuy rằng Đậu Kiến Đức không muốn nghe, nhưng y cảm thấy nhất định là như vậy.
Đậu Kiến Đức lạnh lùng hừ lạnh một tiếng:
- Điều tiên sinh nói là âm mưu gì đó, vậy tiên sinh nói thử ai là người gây nên việc này, là Dương Nguyên Khánh sao? Hắn ở quận Hoằng Nông đánh nhau với Lý Thế Dân, thời gian đâu lo lắng tới ta, hay là Lý Mật, y khiêu khích ta thì có tác dụng gì. Tiên sinh nói là âm mưu, nên hiểu rõ không có lửa làm sao có khói, cái thứ tiên tri này, không nên nói càn là âm mưu.
Sắc mặt Khổng Đức Thiệu trở nên trắng bệch, lời tiên tri luôn luôn huyền bí. Thông thường những người có quyền lực đều kiêng kỵ, nhưng cũng dễ dàng bị người khác lợi dụng.