Những nỗ lực của bạn chỉ có thể đơm hoa kết trái nếu bạn quyết không bỏ cuộc.

Napoleon Hill

 
 
 
 
 
Tác giả: Cao Nguyệt
Thể loại: Tiên Hiệp
Upload bìa: Tiêu Bách
Số chương: 1059 - chưa đầy đủ
Phí download: 26 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6108 / 62
Cập nhật: 2015-06-13 10:29:06 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 749: Tuyến Nương Chạy Trốn Trong Đêm
hóm dịch Quan Trường
Nguồn: metruyen
Trong lòng Uyên Thái Tộ dường như tuyệt vọng, nhưng khát vọng muốn sống khiến hắn quyết sống chết một phen, ông ta rút mạnh kiếm hô to:
- Tiến lên!
Ba mươi kỵ binh bên cạnh ông ta dũng mãnh xông về phía quân Tùy. Quân Tùy cũng phát động tiến lên, lấy con đường nhỏ trong rừng làm trung tâm, dàn ra các phía trước sau trái phải, từng vòng lại từng vòng, xung quanh đều là kỵ binh chạy băng băng.
Bọn họ hướng tiến gần về phía Uyên Thái Tộ và thủ hạ của ông ta, liên tiếp có kỵ binh bắn tới, các thân binh kêu la thảm thiết. Chỉ một lát sau, năm trăm kỵ binh đã bao vây Uyên Thái Tộ và thủ hạ của ông ta.
Giáo mác từ bốn phía đâm tới. Hết thân binh này đến thân binh khác bị đâm chết, cuối cùng chỉ còn lại một mình Uyên Thái Tộ. Xoạt một tiếng, hàng trăm cây trường mâu đã nhằm vào ông ta.
Uyên Thái Tộ đã tuyệt vọng tột cùng, ông ta muốn tự sát, nhưng lại không có cái dũng khí đó. Cuối cùng ông ta đứng thẳng người, lớn tiếng quát:
- Ta đường đường là tể tướng của Triều Tiên, các ngươi không được vô lễ!
Trình Giảo Kim nheo mắt:
- Lão tiểu tử này cũng muốn tôn nghiêm sao? Được, ta cho ngươi danh dự, nhưng công lao của ta đây ngươi phải cho ta!
Ông ta quay đầu lại hét lớn:
- Đưa ông ta đi!
Binh lính quân Tùy tiến lên, tước bảo kiếm và dao của Uyên Thái Tộ, trói cổ tay ông ta lại và buộc ở phía sau lưng. Mấy trăm kỵ binh quân Tùy vây quanh ông ta, chạy về phía thành Yến.
Đi được nửa đường thì gặp Dương Nguyên Khánh cùng mấy nghìn quân tới. Trình Giảo Kim vội vã phái người đến bẩm báo.
Thông tin Uyên Thái Tộ đã bị Trình Giảo Kim bắt được khiến Dương Nguyên Khánh mừng rỡ. Thật không hổ là tướng của hắn. Ngay cả công lao này cũng tranh được. Nhất định phải thưởng hậu hĩnh cho ông ta.
Nhưng lúc này, điều hắn càng quan tâm hơn chính là Uyên Thái Tộ. Hắn lập tức ra lệnh nói:
- Đưa ông ta đến đây!
Sắc mặt Uyên Thái Tộ trở nên rất khó coi. Trên đường, ông ta đã biết rằng chủ tướng quân Tùy đánh bại ông ta chính là Dương Nguyên Khánh. Đó là một cảm giác nhục nhã khó có thể chịu đựng được.
Sự nhục nhã này không phải là việc Dương Nguyên Khánh dẫn quân Tùy đánh bại ông ta mà là vì kế hoạch của ông ta sớm đã bị Dương Nguyên Khánh nắm trong lòng bàn tay. Cũng có thể nói, ông ta bị Dương Nguyên Khánh đùa bỡn trong lòng bàn tay, dẫn đến bản thân ông ta bị bắt, toàn bộ năm mươi nghìn quân tinh nhuệ của Triều Tiên bị tiêu diệt.
Ông ta thậm chí còn hoài nghi, có phải Dương Nguyên Khánh để thả Cao Khai Đạo về Liêu Đông chính là để nhử ông ta đến hay không? Nếu là như thế thật thì kẻ này quả thật quá đáng sợ.
Quân Tùy đưa Uyên Thái Tộ đến trước mặt Dương Nguyên Khánh. Dương Nguyên Khánh liếc nhìn ông ta một cái, cười nhạt nói:
- Ta chắc là đã gặp ông rồi.
Uyên Thái Tộ cũng lạnh lùng nói:
- Đương nhiên gặp rồi. Bên trong hoàng cung Lạc Dương, ở Nhân Thọ các ngươi bốn năm, khi đó ngươi còn là một đứa trẻ hôi mùi sữa.
- Một thoáng mà mươi ba năm đã trôi qua rồi.
Dương Nguyên Khánh không thèm để ý. Hắn chỉ có cảm giác thời gian trôi qua, lập tức lệnh cho binh sĩ,
- Cởi trói cho ông ta!
Bính sĩ cởi trói cho Uyên Thái Tộ. Uyên Thái Tộ xoay xoay một chút cổ tay đã tê của ông ta, cảm giác khuất nhục trong lòng đã đỡ hơn một chút. Ông ta nhìn Dương Nguyên Khánh, cười nhạt một tiếng:
- Ngươi muốn làm gì ta?
Dương Nguyên Khánh khẽ cười nói:
- Ta muốn mời ông đến Thái Nguyên làm khách. Bao lâu thì ta cũng không biết. Ba năm hoặc là năm năm, Uyên tướng quốc, xin mời!
Trong phủ Hạ vương huyện Lịch Thành giăng đèn kết hoa, ai nấyđều tươi cười rạng rỡ. Đó là một bầu không khí thật vui tưới. Ngày mai là ngày công chúa Tuyến Nương xuất giá, cả huyện Lịch Thành tràn ngập không khí vui mừng. Đậu Kiến Đức đặc biệt phái người đem tặng cho mỗi hộ gia đình cân rưỡi gạo, dùng vải đỏ để bọc, khiến nhân dân huyện Lịch Thành rất tán thưởng, ùn ùn chạy đến cổng phủ Hạ vương chúc mừng Vương gia.
Điều đó khiến cho Đậu Kiến Đức càng vui mừng, đặc xá phạm nhân, tất cả các ngục giam tại các quận huyện do ông ta quản lý đều được mở cửa thả phạm nhân.Đậu Kiến Đức cũng muốn lợi dụng hôn nhân để làm mờ đi bóng đen thất trận ở Hà Bắc.
Lưu Hắc Thát cũng đã đến. Ông ta đem đến ba nghìn chiến mã làm sính lễ cưới Tuyến Nương cho con trai. Con trai ông ta là Lưu Chí vui mừng khôn xiết, ngay cả nằm mơ cũng mong đến lúc động phòng hoa chúc.
Nhưng không phải ai cũng lấy làm vui mừng trong chuyện hôn sự này. Vương phi Tào thị của Đậu Kiến Đức cảm thấy lo lắng trong lòng. Tào thị không phải vợ đầu của Đậu Kiến Đức, bà ta là người vợ được cưới về từ lúc ông ta làm cướp ở Cao Kê Bạc.
Tào Thị xuất thân trong một gia đình nông thôn, chăm chỉ chịu khó. Bà đã theo Đậu Kiến Đức tranh đấu để dành thiên hạ, ủng hộ trượng phu đem tiền chia cho tướng sĩ, cùng với Đậu Kiến Đức đồng cam cộng khổ. Trong việc thống nhất Hà Bắc, bà đã lập được công lớn khiến cho Đậu Kiến Đức rất kính nể.
Tào thị tuy rằng tính khí không tốt lắm, cũng hay ghen ghét, nhưng bản tính thì lương thiện, nói năng chua ngoa nhưng không hề để bụng. Bà ta năm nay đã bốn mươi, không có con, nuôi dưỡng Tuyến Nương như con đẻ. Bà hết mực thương yêu nàng.
Bây giờ Tuyến Nương đã mười bẩy tuổi, đã đến tuổi xuất giá. Tào thị bắt đầu lo lắng tìm cho nàng một đấng lang quân. Tào thị muốn tìm cho nàng một văn nhân. Nguyên nhân là vì bản thân Tuyến Nương đã là một võ tướng rồi, nếu như trượng phu cũng là võ tướng nữa thì hai người về sau suốt ngày đánh võ thì cuộc sống sẽ thế nào đây.
Nhưng Tuyến Nương không thích văn nhân. Nàng cho rằng bọn họ đều là vô dụng. Đậu Kiến Đức cũng không thích có con rể là văn nhân. Khi cả hai nhân vật chính đều phản đối thì hy vọng có con rể văn nhân của bà đã tiêu tan. Bà ta chỉ có thể hướng con mắt nhìn sang các võ tướng.
Thực ra lấy người như thế nào không quan trọng, quan trọng là nhân phẩm phải tốt, con người phải lương thiện, phải biết yêu thương thê tử. Mấy tháng trước, Đậu Kiến Đức nhắc đến Lưu Hắc Thát muốn cầu hôn cho con trai.
Lưu Hắc Thát và trượng phu của bà từ nhỏ lớn lên cùng nhau, coi nhau như huynh đệ. Nếu trở thành thân gia thì thật là một việc tốt. Nhưng Tào thị lại rất không thích Lưu Chí. Lưu Chí là tướng thủ thành của kinh đô, Đậu Kiến Đức nhiều năm ở ngoài chiến trường, Lưu Chí phụ trách bảo vệ kinh đô.
Đậu Kiến Đức không hiểu rõ Lưu Chí nhưng Tào thị thì hiểu rất rõ. Tính cách của Lưu Chi dữ dằn, giết người như cỏ rác, hơn nữay lại vô cùng háo sắc, trong kinh thành thường xuyên có tin đồn Lưu Chí cưỡng hiếp dân nữ. Thậm chí Tào thị còn chính mắt nhìn thấy, người này coi rượu như mạng sống, uống rượu rồi dùng roi đánh người, việc đánh chết binh sĩ là chuyện thường, tranh chấp với người khác, động một cái là giết người. Đem Tuyến Nương gả cho loại người này chẳng phải là hại cả đời nàng sao.
Tào thị là một người phụ nữ, bà rất hiểu rõ hôn nhân đối với người phụ nữ có ý nghĩa như thế nào. Bà ta phản đối kịch liệt cuộc hôn nhân này nhưng trượng phu của bà thì quyết tâm gả Tuyến Nương cho tên súc sinh đó, Tào thị đã không biết nên khuyên nhủ trượng phu thế nào nữa.
Ngày mai đã là ngày thành hôn của Tuyến Nương. Trong vương phủ, Tào thị lo lắng đứng ngồi không yên. Lúc này, có nha hoàn báo:
- Vương phi, Lưu phu nhân đã tới.
Lưu phu nhân là vợ của Lưu Hắc Thát, họ Hách, cũng không phải là vợ đầu của Lưu Hắc Thát. Vợ đầu của ông ta đã chết trong ngục giam của quan phủ. Hách thị là vợ mới mà Lưu Hắc Thát lấy về khi ở đồi Đậu Tử. Bà ta là muội muội của Hách Hiếu Đức, cũng là một nữ nhân vô cùng lợi hại, biết võ nghệ.
Tào thị rất không muốn gặp Hách phu nhân lúc này, nhưng vì lịch sự, bà ta không thể không gặp, đành phải nhẫn nhịn sự không vui, nói:
- Mời phu nhân vào!
Một lát sau, tiếng bước chân nặng trĩu truyền đến, thứ âm thanh khiến người ta không khỏi lo lắng cho người đóng giày. Tiếp đến là tiếng cười nói chói tai truyền đến:
- Tào đại tỷ, mai là ngày đại hỷ của hai nhà, tiểu muội đến chúc mừng trước!
Ngay sau đó là mùi son phấn nồng nặc bay vào phòng, nha hoàn đứng hai bên chút nữa thì ngất xỉu. Chết người là ở chỗ loại son phấn này lại mang một mùi gây gây người, khiến ngay cả Tào thị cũng phải ngừng thở.
Một người phụ nữ áo đỏ váy lục tiến vào phòng như một cơn gió. Bà ta chính là thê tử của Lưu Hắc Thát - Hách phu nhân.
Hách phu nhân chừng ba mươi tuổi, vẻ ngoài cứng cáp, rắn rỏi, hay nói cách khác, nếu bà ta không trang điểm giống một người phụ nữ thì rất dễ lầm tưởng bà ta là đàn ông. Thân hình cao lớn, lông mày đậm, mắt sâu, các đường nét trên mặt phân chia rõ rệt.
Nhưng bà ta trang điểm như phụ nữ, tóc búi cao, trên tóc cài đầy vàng bạc châu ngọc, khiến không còn nhìn rõ màu tóc. Trên mặt bà ta phấn trát dày phải đến nửa tấc, giống như bức tường vừa được trát vôi, cho dù làm trắng như tuyết đi nữa thì cũng không thể che đi vẻ gồ ghề.
Môi được đánh một màu đỏ tươi, giống như dùng lửa đốt vậy, màu môi đó chói mắt khiến cho người khác không dám nhìn lâu, chỉ sợ làm bà ta tức giận thì chỉ cần một miếng thôi sẽ bị bà ta nuốt chửng.
Thực ra đây cũng là một trong những lý do khiến Tào thị không muốn gặp bà ta. Tào thị sợ rằng buổi tối sẽ không dám ngủ.
- Hách phu nhân vui vẻ quá!
Tào thị miễn cưỡng cười:
- Mời phu nhân ngồi!
Hách phu nhân không ngồi quỳ như những nữ nhân bình thường mà là ngồi khoanh chân lại, hai chân tiếp xúc với chiếc phản lạnh buốt. Chiếc váy dài xếp sang hai bên che khuất phía dưới.
Tào thị quay sang nhìn nha hoàn ý bảo đi rót trà, Hách phu nhân đưa tay lên chặn lại, nói:
- Không cần rót trà đâu. Nhà ta đang chuẩn bị hôn sự rất bận, còn phải trang trí phòng cưới, ta nói ngắn gọn, nói vài câu xong rồi đi thôi.
- Phu nhân cứ nói!
Tào thị miễn cưỡng cười nói.
- Ta đến tặng con dâu một món quà. Đây là việc mà mẹ chồng nên làm.
Hách phu nhân ôm một chiếc hộp ngà trong lòng khiến cho người khác nghĩ rằng bên trong chắc hẳn phải đựng đầy trang sức quý giá. Là mẹ chồng tặng chút quà riêng cũng là điều bình thường.
- Phu nhân khách khí quá.
- Không cần khách khí. Ta nói rồi việc này là việc ta nên làm.
Hách phu nhân đặt hộp ngà lên bàn rồi mở ra. Tào thị ngây người. Bên trong chiếc hộp chẳng có đồ trang sức gì, mà là một cuốn sách rất dày.
- Phu nhân, đây là…
Tào thị không hiểu liền hỏi.
Hách phu nhân mặt kéo dài nói:
- Đây là quy định của Lưu gia, cũng là quy định của ta, tổng cộng là một trăm lẻ tám điều. Cái này là để Tuyến Nương đêm nay đọc.Ta không hy vọng Tuyến Nương là đặc biệt. Ta hy vọng khi Tuyến Nương về làm dâu sẽ tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Lưu gia. Nếu không thì đừng trách gia pháp vô tình.
Nói xong, bà ta đứng dậy, nói một tiếng cáo từ, rồi lướt đi như một cơn gió,. Tào thị không kịp phản ứng, ngây người ra, mắt mở to, mồm há hốc. Một lúc sau bà ta chầm chậm cầm cuốn sách lên. Đó là bức tranh dài, gấp lại với nhau, khi mở ra dài đến bốn tấc, trên đó là chi chit những dòng chữ nhỏ, từ điều một đến điều một trăm lẻ tám.
Ánh mắt Tào thị hướng về phía cửa sổ, dường như là đang đưa ramột quyết định quan trọng vậy. Bà ta suy nghĩ một lúc lâu, cuối cùng đã quyết, bàđứng dậy đi nhanh về phía khu phía đông.
Đậu Tuyến Nương bị nhốt ở một căn phòng trống ở phía đông. Đây là nơi Đậu Kiến Đức thường dùng để thẩm vấn kẻ phản bội. Trong phòng chỉ có một cửa sổ nhỏ, trên đó là những thanh sắt thô to bằng ngón cái, cửa phòng là cửa sắt, bốn bức tường xung quanh đều được xây bằng đá xanh, không có cách nào có thể chạy thoát.
Trong phòng ánh sáng rất yếu, bên trong chỉ có một chiếc giường gỗ. Đậu Tuyến Nương ngồi trên chiếc giường, ánh mắt kiên định và bình tĩnh. Tuy ngày mai là ngày đại hỷ, nhưng nàng thà giết chết người đàn ông nhân kia chứ nhất định không bao giờ chịu chung giường.
Hai ngày qua, Đậu Kiến Đức ngày nào cũng đến khuyên nàng. Nàng chỉ có một câu trả lời “Cha con không bao giờ lấy con ra để đánh đổi lấy lợi ích cả”.
Ý ngoài lời nghĩa là nàng đã không coi Đậu Kiến Đức là cha của nàng nữa rồi. Ông ta luôn miệngnói yêu thương nàng nhưng cuối cùng lại đã đem hạnh phúc của cả đời nàng dùng để đổi lấy binh quyền. Đđây không phải là việc một người cha nên làm.
Đậu Tuyến vô cùng căm hận tên Lưu Chí kia. Người đàn ông đãđã giết bao nhiêu phụ nữ và trẻ em đó, dùcó thế nào nàng cũng không để cho tên đó trở thành trượng phu của mình được. Nàng sẽ dùng dao đâm chết y.
Đậu Tuyến Nương đã mười bảy tuổi, đã đến tuổi nghĩ đến chuyện lập gia đình. Nàng cũng giống như bao thiếu nữ khác, cũng hy vọng được gả cho người mình yêu, một nam tử anh hùng, nàng cũng khát vọng một người như thế xuất hiện trong cuộc đời của nàng.
Với thân phận của nàng, có không biết có bao nhiêu người có ývới nàng, nhưng không một người đàn ông nào lọt vào tầm mắt của nàng, đi vào trái tim của nàng.
Kỳ thực cũng không phải, có một người đã khiến nàng rung động. Hình ảnh của người ấy đã in sâu trong đầu nàng. Anh ta đã trả lại ngựa và binh khí cho nàng, sau đó quay người rời đ không hề ngoảnh lại.
Thân hình cao lớn khôi ngô của anh ta, tính cách thâm trầm của anh ta, tư thế anh hùng khi chỉ huy hàng chục ngàn binh mã của anh ta, nàng biết tên anh ta là La Sĩ Tín, người huyện Lịch Thành, là kẻ thù của bọn họ. Nhưng nàng không thể nào xóa mờ hình ảnh của anh ta trong tim nàng, càng lâu hình ảnh đó càng sâu đậm. Nàng đã không chỉ một lần đến nơi ở cũ của La Sĩ Tín, quan tâm đến người thân của anh ta còn lại ở huyện Lịch Thành.
Đậu Tuyến Nương cúi đầu thở dài.
Lúc này, bên ngoài cánh cửa sắt truyền đến một âm của binh sĩ,
- Tham kiến Vương phi nương nương!
- Các ngươi lui ra, ta muốn nói riêng với Tuyến Nương vài câu.
- Vâng!
Bọn lính đều lùi đi.
Đậu Tuyến Nương không nhúc nhích. Ngày mai là ngày thành hôn, chắc bá mẫu lại đến khuyên ta đây? Mặc dù bá mẫu đối với nàng rất tốt, nhưng sự vô tình của Đậu Kiến Đức khiến cảm tình của nàng đối với bà cũng dần tiêu tan.
- Tuyến Nương, con ở đó không?
Bên ngoài truyền đến một tiếng nói đầy vẻ lo lắng.
Đậu Tuyến Nương lạnh lùng nói:
- Bá mẫu, người cũng đến khuyên ta sao, thế thì đi về đi!
- Ôi! Ta đến không phải là để khuyên con, ta đến đưa cho con một vật, mau cầm lấy đi.
Trong ánh sáng lờ mờ, chỉ nhìn thấy một vật vật gì đó được đưa vào từ khe cửa. Đó là một vật màu đen. Đậu Tuyến Nương liền vội bước đến phía trước nhận lấy. Vật đó khá nặng, được bọc trong một tấm vải đen.
- Tuyến Nương, hãy đi đi! Đi khỏi nơi này, càng xa càng tốt.
- Bá mẫu!
Đậu Tuyến Nương thấy cay cay khóe mắt và rồi những giọt lệ rơi xuống.
Đôi mắt Tào thị cũng cũng đỏ lên, giọng run run nói:
- Con à, bảo trọng! Bá mẫu đi đây.
Bà ta quay người rồi chạy đi, Đậu Tuyến Nương trong lòng cảm thấy có chút thương cảm. Nàng từ từ mở tấm vải bọc ra, thoáng nhìn thấy đã ngẩn cả người. Trong đôi mắt có chút kích động. Trong tấm vài đó chính là thứ mà đại bá Đậu Kiến Đức vô cùng yêu quý, chính là thanh đoản kiếm, Hàn Băng kiếm, có thể chém sắt như chém bùn.
Đậu Tuyến Nương quay đầu lại, ánh mắt tập trung vào mấy thanh sắt trên chiếc cửa sổ nhỏ.
Màn đêm bắt đầu buông xuống, một màu đèn dần bao trùm lên huyện Lịch Thành, sắp đến giờđóng cửa thành rồi. Mấy tên binh sĩ canh cổng đi về phía đầu thành với bộ dạng ngáp ngủ, uể oải, vô thần.
Lúc này, từ xa vọng đến tiếng vó ngựa gấp gáp, bọn lính đều sửng sốt, quay đầu lại nhìn. Tiếng vó ngựa càng lúc càng gần, bọn họ nhìn rất rõ, đó là một người phụ nữ, đầu đội mũ che đầu, che giấu cả cơ thể, chỉ để lộ hai con mắt rất sáng. Hơn nữa chiến mã của cô ta nhìn rất quen.
- Đứng lại! Là ai đó?
Bọn lính hô to.
Người phụ nữ đó đột nhiên giương cung lên nhằmvề phía các binh sĩ. Đám binh sĩ sợ hãi ôm đầu nằm xuống. Thừa cơ hội đó, người phụ nữliền phi ngựa lao ra khỏi thành.
Tiễn không bắn ra, bọn lính quay lại nhìn nhau ngơ ngác. Một tên lính bỗng nhiên nói:
- Đó chẳng phải là ngựa của công chúa sao?
Mười mấy tên thủ thành lúc này mới hiểu, công chúa đã chạy trốn khỏi cuộc hôn nhân rồi.
- Xuỵt!
Tất cả mọi người đều thở dài một tiếng, nhỏ giọng nói:
- Chúng ta không nhìn thấy gì cả, để công chúa chạy xa một chút.
Đậu Tuyến Nương chạy ra khỏi thành. Nàng rút từ trong túi ra một thỏi vàng, nhìn một lúc, trong mắt xuất hiện một tình cảm dịu dàng. Đây chính là thỏi vàng mà lúc trước anh ấy tặng cho mình. Nàng lại để vàng vào chỗ cũ, cưỡi chiến mã đi về phía tây bắc.
Tại bờ đông sông Liêu, hàng nghìn lều trại được dựng lên san sát nhau, kéo dài đến vài dặm. Đây là ba mươi nghìn viện binh Triều Tiên vừa chạy đến, nhưng lúc này cuộc chiến ở huyện thành Yến đã kết thúc được ba ngày rồi.
Cái Tô Văn chắp tay đứng bên bờ sông, ánh mắt lạnh lùng nhìn sang bờ bên kia. Trên mặt anh ta không một chút biểu cảm. Đây chính là tính cách của anh ta, buồn vui đều không biểu lộ ra.
Anh ta đã biết chuyện đại bại ở huyện thành Yến. Một số quân bại trận ôm gỗ bơi qua Liêu Thủy. Nhưng tin tức về phụ thân thì không có, hoặc là đã bị bắt, hoặc làđã bị chết trận. Trong lòng anh ta đã hiểu nhưng chỉ là anh ta bất đắc dĩ.
Lúc này, một thân binh bên cạnh anh ta chỉ về phía mặt sông hô to:
- Thiếu chủ, trên mặt sông có một con thuyền.
Cái Tô Văn đã nhìn thấy rồi, có một chiếc thuyền từ bờ bên kia đang đến. Trên thuyền có một tên chèo thuyền và một văn sĩ áo xanh, người văn sĩ để tay ở đầu thuyền, đầu đội mũ sa, chừng khoảng ba mươi tuổi.
- Đưa họ đến gặp ta!
Cái Tô Văn lạnh lùng ra lệnh. Anh ta đoán đó nhất định là sứ Tùy rồi.
Chiếc thuyền nhỏ tới gần bờ liền lập tức bị hàng trăm binh sĩ Triều Tiên vây quanh. Văn sĩ đó chính là mưu chủ Tôn Gia Duyên của Cao Khai Đạo. Người này đã đầu hàng La Sĩ Tín, phụng lệnh Dương Nguyên Khánh làm sứ giả đến Triều Tiên.
Tôn Gia Duyên chính là người quận Yến, có thể nói lưu loát tiếng Triều Tiên. Ông ta chắp tay cười nói:
- Báo với tướng quân của các ngươi, sứ giả đại Tùy Sở Vương điện hạ cầu kiến!
Mấy tên thân binh đưa ông ta đến trước mặt Cái Tô Văn. Ánh mắt hai người chạm nhau, một người thấy kinh ngạc còn một người thì ngây ra. Ngườikinh ngạc chính là Tôn Gia Duyên, ông ta kinh ngạc rằng Sở Vương liệu sự như thần, đã đoán rằng nhất định Cái Tô Văn sẽ đến cứu viện, quả nhiên là anh ta.
Người ngây ra chính là Cái Tô Văn. Anh ta biết Tôn Gia Duyên là quân sư cao cấp của Cao Khai Đạo, không ngờ đã trở thành sứ giả của quân Tùy.
- Cao Khai Đạo chết rồi sao?
Cái Tô Văn khinh miệt hỏi.
Tôn Gia Duyên đã hiểu ý của anh ta, ý muốn châm chọc việc bản thân đã đầu hàng quân Tùy, ông ta cười nhạt nói:
- Bản thân ta vốn là người Tùy, thuần phục triều Tùy là một điều đương nhiên. Điều này còn tốt hơn nhiều so với việc cống hiến cho dân tộc khác, phản bội dân tộc mình. Nhưng ta cho rằng, Uyên thiếu chủ lúc này nên quan tâm lệnh tôn mới đúng.
Trương gia đại thiếu
Thiên Hạ Kiêu Hùng
Tác giả: Cao Nguyệt
Quyển 17: Điền Mạch Canh Mang Chiến Vị Tiêu
Thiên Hạ Kiêu Hùng Thiên Hạ Kiêu Hùng - Cao Nguyệt Thiên Hạ Kiêu Hùng