It often requires more courage to read some books than it does to fight a battle.

Sutton Elbert Griggs

 
 
 
 
 
Tác giả: Phó Kỳ Lân
Thể loại: Lịch Sử
Số chương: 568 - chưa đầy đủ
Phí download: 20 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 550 / 3
Cập nhật: 2017-09-25 05:07:24 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 370: Cực Lực Đấu Tranh
ường Kính Chi cẩn thận đối đáp:
- Bẩm hoàng thái hậu, nhà học sinh kinh doanh trà ngọc, ở các châu phương nam đều có rất nhiều cửa hiệu, từ khi bị đám Điền Cơ nhòm ngó gia sản, học sinh có ý di chuyển sản nghiệp xuống phía nam lánh nạn, cho nên đặc biệt cho hạ nhân đi nghe ngóng tính hình các nơi đó, nên mới biết.
- Hả, chẳng lẽ chuyện đám quan viên đó muốn tạo phản đã được mọi người biết cả?
- Không tới mức đó ạ, nhưng đã có nhiều lời bàn tán rồi, nhất là phú hào nổi danh ở châu quận phương nam, đa phần đã bị các quan viên kia lôi kéo.
Hoàng thái hậu lặng lẽ gật đầu, chuyện mưu phản này tất nhiên dù là tin đồn thôi cũng cần phải thận trọng đối đãi, cho nên Đường Kính Chi dù không đưa ra được chứng cứ cụ thể nhưng thế là đủ rồi.
Hoàng thái hậu không nói, thư phòng trở nên yên tĩnh, tới lúc này Đường Kính Chi mới lén ngẩng đầu lên nhìn xung quanh.
Đầu tiên y nhìn thấy hoàng đế trẻ mặc hoàng bào kim long cổ chật, tướng mạo trông cũng được lắm, còn khá có uy, hơi thiếu sót là trông còn non nớt, không biết vì sao nhìn thấy hắn, Đường Kính Chi liên tưởng ngay tới tiểu vương gia Minh Húc.
Người thứ hai là hoàng thái hậu, dung mạo xinh đẹp, ung dung cao quý, nhìn vẻ bề ngoài không đoán được tuổi tác của bà, nhưng tuyệt đối không ai nghĩ bà đã có đứa con mười mấy tuổi, trông bà như thiếu phụ ngoài đôi mươi, đẹp sắc xảo mặn mà, có điều y không dám nhìn lâu.
Tiếp đó y đưa mắt nhìn đám quan viên kia, vì bọn chúng đang quỳ nên chỉ nhìn thấy nửa bên mặt, tên đầu tiên lên tiếng làm khó y, đường nét khuôn mặt thô cứng, môi mím chặt, mặt đầy vẻ không cam tâm, hắn hai lần tự ý lên tiếng, đủ biết ngông cuồng thế nào.
Tên quỳ bên trái nhìn nhìn rõ hơn một chút, kẻ này mặt hơi dài, cằm nhọn, làm Đường Kính Chi nghĩ tới một mẫu nhân vật chuyên đâm sau lưng, thích khích bác xúi bẩy.
Còn chưa kịp quan sát mấy người còn lại thì bât ngờ hoàng thái hậu hỏi:
- Đường cử nhân, có biết vì sao ai gia ban cho ngươi ngồi không?
Đường Kính Chi hoang mang lắc đầu, y mới lần đầu gặp mặt hoàng thái hậu, thực sự không hiểu vì sao mỹ phụ cao quý này lại ban cho mình ngồi.
- Vì gia gia của ngươi, Đường Hiến Chương!
Nói tới đó, mặt hoàng thái hậu hiện vẻ hoài niệm:
- Nhớ lại năm xưa gia gia ngươi nhận hoàng mệnh tuần sát các châu thiên tai, biết song thân bệnh nặng, nhưng một lòng phụng sự vì triều đình, không về nhà, được lưu truyền kinh thành, trở thành tấm gương bao người. Khi đó ai gia còn ở đông cung, thái hoàng thái hậu muốn thưởng phong hiệu cáo mệnh cho nãi nãi của ngươi, còn hỏi ý kiến của ai gia đó.
Nhắc tới trưởng bối trong nhà, Đường Kính Chi quỳ xuống, khấu đầu:
- Học sinh tạ ân điển hoàng thái hậu, chúc hoàng thái hậu hưởng trọn tiên phúc, thọ tỉ nam sơn.
Giờ hoàng thượng và những người khác mới hiểu vì sao hoàng thái hậu lại đối đãi đặc biệt với Đường Kính Chi, ra nhờ phúc ấm của tổ tiên.
- Ai gia nghe nói ngươi 14 tuổi trúng cử nhân, còn đỗ đầu kỳ thi ba châu, hẳn học thức không tệ, với tình thế bốn châu phương nam, ngươi có cách ứng phó thế nào?
Hoàng thái hậu ở hậu cung, đúng quy củ không nghị luận triều chính, có điều lần này Đường gia dâng lên ngọc điệp, không phải tấu chương, vốn do bà quản hạt, nên mới hỏi nhiều hơn, và lại hoàng đế trẻ trong dụng đám cuồng sĩ, đối đầu với bách quan, làm toàn việc hồ đồ, bà không thể khoanh tay ngồi nhìn.
Đường Kính Chi chỉ là một dân thường, y chẳng định xen vào chuyện triều chính, nhất là nghe xong Tiết Phức miêu tả tình thế, y chỉ muốn diện thánh xong trở về Lạc thành, tổ chức lại Đường gia, chuẩn bị ứng phó với một thời kỳ biến động trước mắt.
Thế nhưng mấy vị tâm phúc bên cạnh thánh thượng quá mức kinh thế hãi tục, đến cả chuyện điều Điền Cơ và Trịnh Thắng lên triều đối chất mà cũng nghĩ ra được, nếu y còn bỏ mặc, e chưa về tới nhà, đám Điền Cơ đã bị ép tạo phản rồi.
Tới lúc đó kết cục của Đường gia không dám tưởng tượng.
- Bẩm hoàng thái hậu, Điền Cơ và Trịnh Thắng muốn tạo phản là vì sợ khâm sai nam hạ, nắm được chuyện xấu chúng làm, sợ bị chém đầu! Nên thần nghĩ, chỉ cần triệu khâm sai về kinh, bốn châu phương nam ắt sẽ bình yên..
Đường Kính Chi khom người đáp:
- Nực cười, nếu làm như ngươi nói thì uy nghiêm hoàng gia còn đâu?
Một tên quan nữa đứng lên nói:
Vốn hoàng đế trẻ nghe Đường Kính Chi nói có lý, đã định triều hồi Mạnh Tử Đức về, nhưng nghe câu này lại lần nữa đổi ý:
- Đỗ ái khanh nói đúng là, trẫm là hoàng đế, làm gì có lý nào lại sợ thần tử mà phải đổi thánh lệnh.
Xem ra kẻ vừa nói là Đỗ Minh, Đường Kính Chi đưa mắt nhìn hắn, kẻ này tướng mạo bình thường, chẳng có gì đáng nhớ.
Đường Kính Chi ra sức đấu tranh:
- Hoàng thượng, nay bắc có thiên tai, nạn dân trôi dạt thất tán, lòng người bất an, lại có người Ngột Thứ đang tập kết binh mã chỉ đợi thời cơ xâm chiếm. Nhất quyết phải giữ phương nam bình an đã, hoàng thường lệnh khâm sai tuần sát, giết không ít tham quan, vạn dân tung hô hoàng thượng thánh minh, ai dám nói hoàng thượng sợ thần tử.
Hoàng đế trẻ không tỏ thái độ ngay mà im lặng ngẫm nghĩ.
Hoàng thái hậu biết hoàng nhi của mình mất ăn mất ngủ vì chuyện phương bắc xảy ra thiên tai, phần nhiều giết tham quan lấy tiền cứu tế là chính, còn lập uy chỉ là phụ, chỉ mấy kẻ bên cạnh mượn đây làm cơ hội lập uy cho bè đảng của mình mới đúng.
Trước đó không lâu, hoàng thượng vì tiết kiệm tiền bạc, thậm chí còn nảy ra y cắt giảm chi tiêu trong cung, muốn ban thánh chỉ cho hơn hai nghìn cung nữ quanh về quê, giảm năm trăm thái giám, dùng ngự thiện giảm từ một trăm món xuống còn ba mươi món, phi tử, nương nương, công chúa cùng hoàng tử hoàng tôn cũng bị cưỡng ép cắt giảm một phần ba chi tiêu.
Nhi tử lo buồn, hoàng thái hậu nhìn thấy cả, sao không đau lòng cho được?
- Mẫu hậu, hay là trẫm bảo Mạnh ái khanh quay về?
Hoàng đế trẻ không phải ngốc, nghĩ kỹ hậu quả, không dám làm theo cảm tính nữa.
Thiên tai cũng được, giặc ngoài cũng được, rốt cuộc là họa nhỏ, nhưng nếu như ép quan tạo phản thì nó thành họa vong quốc rồi.
Hoàng thái hậu là phụ nhân, hơn nữa trước kia cũng không tham dự đại sự triều chính, do dự nhìn Đường Kính Chi hỏi:
- Đường cử nhân, Đường gia nhiều đời kinh thương, hẳn đối với cách kiếm tiền có chút kỹ xảo, nay quốc khố trống không, cần tiền gấp bổ xung, ngươi có cách nào không?
- Chuyện này, Đường là chỉ là tiểu hộ thương nhân, miễn cưỡng kiếm chút tiền nuôi gia đình không khó, nhưng muốn phú quốc.... Thái hậu thứ tội, học sinh tài hèn thực sự không nghĩ ra cách nào cả.
Hoàng thượng đã muốn triệu hồi đại thần, mục đích chuyến đi này thế là đã đạt, Đường Kính Chi không muốn nghị luận quốc gia đại sự thêm nữa.
Nói sai thì trách tội, hoặc có khi cho vào ngục, nói đúng, chẳng may được hoàng đế và hoàng thái hậu tán thưởng lại không thể thoát thân về Lạc thành, trong khi bên cạnh hoàng thường có mấy tên cuồng sĩ lại chẳng có thiện cảm gì với y, thế nên cứ ngậm miệng lại là tốt nhất.
- Bẩm hoàng thái hậu, hoàng thượng, vi thần có sớ khải tấu.
Trong ngự thư phòng tổng cộng có năm quan viên trẻ, lúc này một người nữa lên tiếng, Đường Kính Chi nhìn sang, chỉ thấy người này mặt mày vuông vức, mũi to tai dài, đem so với ba tên lên tiếng công kích y thì người này thiếu chút ngông cuồng, thêm phần chính trực vững vàng.
Thuận tiện Đường Kính Chi quan sát người cuối cùng, người này tuổi chừng 20, mặt mày thanh tú, người mang khí chất nho nhã, phát giác ra Đường Kính Chi nhìn mình, không ngờ lại còn mỉm cười gật đầu.
" Tiết Phức nói trong số cận thần trẻ mà hoàng thượng coi trọng chỉ có một người xử sự chừng mực, ôn hòa, vậy hẳn là hắn là Bạch Dụ Sinh rồi!"
Hoàng đế trẻ đưa tay ra trước:
- Lư ái khanh có lời gì cứ nói thẳng đi.
- Vâng.
Lư Cương khom lưng xuống:
- Vi thần cho rằng lời của Đường cử nhân không hoàn toàn đáng tin, chỗ thần có lời chứng, có thể chứng minh Đường cử nhân từng bỏ số tiền lớn, hối lộ quan viên công bộ, dùng giá cực thấp mua một mảnh đất lớn mưu lợi.
Cực Phẩm Tài Tuấn Cực Phẩm Tài Tuấn - Phó Kỳ Lân