There is a great deal of difference between an eager man who wants to read a book and a tired man who wants a book to read.

G.K. Chesterton

 
 
 
 
 
Tác giả: Alexandre Dumas
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Vingt Ans Après
Dịch giả: Anh Vũ
Biên tập: Lê Nhật Minh
Upload bìa: Lê Nhật Minh
Số chương: 129 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2361 / 29
Cập nhật: 2016-07-21 22:06:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 75: Rượu Vang Porto
ười phút sau, các ông chủ ngủ thiếp cả, nhưng bọn đầy tớ thì không ngủ được vì đói và nhất là vì khát. Blaisois và Mousqueton sắp chuẩn bị chỗ nằm bằng một tấm ván và một chiếc va-li, trong khi ấy một chiếc bàn treo giống như cái bàn ở phòng bên cạnh, trên đặt một bình rượu bia và ba cái cốc cứ lắc la lắc lư theo sóng biển. - Sóng lắc dữ quá! - Blaisois nói, - Tôi cảm thấy lại sắp bị say sóng như hôm đến. Mousqueton đáp: - Để chống say sóng, chỉ có bánh lúa mạch và rượu houblon là hay nhất. Blaisois vừa sửa soạn chỗ nằm xong, loạng choạng bước đến ngồi cạnh cái bàn nơi Mousqueton đang ngồi và bảo: - Mousqueton ơi, thế còn cái chai bằng mây của cậu đâu, cậu đánh mất rồi ư! - Không, - Mousqueton đáp, - Parry giữ rồi. Cái lũ quỷ sứ Scotch ấy lúc nào cũng khát. Rồi quay về phía Grimaud vừa mới theo d Artagnan đi tuần tra về, hắn hỏi: - Còn anh, Grimaud, anh có khát không? - Cũng như một thằng Scotch, - Grimaud rầu rầu đáp. Rồi bác ngồi xuống cạnh Blaisois và Mousqueton, lấy ở trong túi ra một cuốn sổ tay và tính toán tiền chi tiêu của cả hội mà bác làm quản lý. - Ôi chao ơi. - Blaisois kêu lên, - Bụng tôi nó cuốn cuộn lên rồi đây này. Lên giọng thầy thuốc Mousqueton bảo: - Thế thì phải ăn một chút thức ăn. Vẻ mặt thảm hại, Blaisois đưa ngón tay khinh thị chỉ cái bánh lúa mạch và bình rượu bia và nói: - Cái kia mà cậu gọi là thức ăn ư? - Này Blaisois, - Mousqueton nói: - Cậu nên nhớ rằng bánh mì là thức ăn thật sự của người Pháp, mà không phải lúc nào người Pháp cũng có bánh mì ăn đâu; hỏi Grimaud mà xem. Với một sự nhanh nhẹn nó làm vinh dự cho tài ứng đối lanh lợi của mình, Blaisois đáp: - Phải, nhưng mà rượu bia thì có phải là thức uống của người Pháp không? Mắc bí và lúng túng, Mousqueton ậm ừ đáp: - Về điểm này thì đúng là không thật và người Pháp ác cảm với rượu bia cũng như người Anh ác cảm với rượu vang. Bình thường, Blaisois vẫn phục lăn những kiến thức sâu xa của Mousqueton, nhưng lần này hắn đâm ra hoài nghi và hỏi: - Ông Mousqueton ơi, thế những người Anh không thích rượu vang như thế nào? - Họ ghét rượu vang. - Ấy thế mà tôi đã trông thấy họ uống đấy. - Chịu hình phạt thôi, - Mousqueton vênh vang nói - Chứng cớ là một ông hoàng người Anh đã chết vì người ta nhét vào một thùng rượu bồ đào. Tôi đã nghe ông tu viện trưởng D Herblay kể như vậy. - Cái thằng ngốc thật! - Blaisois nói, - Tôi rất mong ở vào địa vị của hắn. - Cậu có thể làm được đấy? - Grimaud vừa ghi chép các con số vừa nói. - Sao tôi lại có thể làm như vậy? - Blaisois hỏi. Grimaud lẩm bẩm nhẩm nhớ bốn và chuyển con số đó sang cột bên cạnh rồi đáp: - Được đấy! - Tôi làm được ư, bác Grimaud? Bác giải thích xem. Trong khi Blaisois nêu những câu hỏi, thì Mousqueton vẫn giữ im lặng, nhưng qua vẻ mặt anh ta thấy rõ chẳng phải là thản nhiên. Grimaud vẫn lẩm nhầm tính cộng và viết xong tổng số. Bác chỉ tay về phía khoang tàu đầu tiên mà bác và d Artagnan đã đến xem và nói: - Porthos. - Sao? Những thùng gỗ mà tôi đã nhìn thấy qua cánh cửa hé mở ấy à? - Porthos, Grimaud nhắc lại và lại bắt đầu một con toán mới. Blaisois nói với Mousqueton: - Tôi nghe nói portos là một thứ rượu vang ngon tuyệt của Tây Ban Nha. - Ngon tuyệt! - Mousqueton vừa đáp vừa liếm mép, - Ngon tuyệt. Trong hầm của ông nam tước đở Bracieux có thứ rượu ấy. Gã Blaisois thật thà bảo: - Giá chúng ta nài bọn Anh bán cho một chai nhỉ? Mousqueton chợt trở lại với những bản tính ăn trộm cũ hắn nói: - Bán à! Chàng nhỏ ơi, người ta thấy rõ là cậu chưa có kinh nghiệm việc đời. Tại sao lại đi mua trong khi có thể lấy được. - Ấy à? - Blaisois đáp - Thèm muốn của người khác - hình như là điều cấm đấy! - Ở đâu nào - Mousqueton hỏi. Trong những điều răn của Chúa hoặc Nhà thờ gì đó tôi không nhớ rõ. Nhưng điều tôi biết là có câu: Của người khác Chớ có thèm, Vợ người ta Chớ tòm tem. Bằng giọng kẻ cả nhất, Mousqueton nói: - Lại một lý sự trẻ con. Phải trẻ con. Tôi xin nhắc lại, ông Blaisois ạ. Tôi xin hỏi ông, trong các kinh Thánh có chỗ nào ông thấy nói rằng bọn Anh là người đồng loại của ông không? - Đúng là không thấy ở đâu cả, hoặc giả là tôi không nhớ. - Lý sự của trẻ con, tôi xin nhắc lại, - Mousqueton nói - Blaisois thân mến ơi, nếu cậu đi chinh chiến mười năm như Grimaud hoặc tôi đây, cậu sẽ biết phân biệt của người khác với của kẻ thù. Tôi nghĩ rằng do người Anh là một kẻ thù, mà rượu vang porto kia lại là của người Anh; vậy thì nó là của chúng ta, vì chúng ta là người Pháp. Cậu không biết câu cách ngôn này ư: Của quân thù tha hồ mà lấy. Tài lém miệng ấy được nhấn mạnh bằng tất cả quyền uy mà Mousqueton rút ra từ kinh nghiệm lâu đài khiến Blaisois kinh ngạc. Hắn cúi đầu như để suy ngẫm và đột nhiên ngẩng đầu lên như một kẻ được trang bị một lý lẽ không thể cưỡng nổi. Hắn nói: - Ông Mousqueton ơi, thế các vị chủ của chúng ta có tán thành ý kiến của ông không? Mousqueton mỉm cười khinh khỉnh và nói: - Có lẽ tôi phải đến quấy rầy giấc ngủ của các vị công hầu trứ danh ấy để nói rằng: "Thưa các ngài, tên Mousqueton, đầy tớ của các ngài đang khát, các ngài cho phép nó uống không ạ?" Tôi xin hỏi các bạn, tôi khát hay không thì có can hệ gì đến ông de Bracieux? Blaisois lắc đầu nói: - Thứ rượu ấy đắt lắm. - Blaisois ơi, - Mousqueton nói, - Dù có là vàng nước uống được chăng nữa, thì các ông chủ của chúng ta cũng chẳng nhịn đâu. Nên biết rằng, nam tước de Bracieux khá giàu để uống một mình một thùng rượu portos, dẫu phải trả mỗi giọt rượu một pistol. Càng lúc càng vênh vang hãnh diện, Mousqueton nói tiếp: - Mà các ông chủ đã không nhịn rượu thì việc gì các đầy tớ lại nhịn? Rồi Mousqueton cầm lấy bình rượu bia đem dốc hết ra ngoài cửa sổ thành tàu và oai vệ tiến đế phía cửa thông ra khoang tàu. - A, a. - Hắn nói, - Cửa đóng rồi? Cái bọn quỷ sứ Anh cát lợi này là đa nghi quá nhỉ? - Cửa đóng à? - Blaisois nói với giọng thất vọng không kém. - Khổ thân tôi, bụng tôi càng nôn nao dữ. Mousqueton quay về phía Blaisois với bộ mặt thật là thảm hại, rành rành là hắn chia sẻ đến cao độ nỗi thất vọng của thằng bạn trẻ. - Cửa đóng! - Hắn nhắc lại. - Nhưng mà, - Blaisois nói ướm, - Anh Mousqueton ơi tôi đã nghe anh kể rằng, hồi còn trẻ có lần ở Chantilly anh đã nuôi nấng chủ anh và bản thân anh bằng cách đánh bẫy chim trĩ, câu cá chép và quăng thòng lọng các chai rượu thì phải. - Tất nhiên, - Mousqueton đáp, - Hoàn toàn đúng như vậy, và Grimaud kia, có thể nói cho cậu nghe. Nhưng mà hầm rượu có cửa thông gió, và rượu đóng vào chai? Tôi không thể quăng thòng lọng qua vách tường này, cũng không thể dùng một sợi dây nhỏ kéo cả một thùng rượu đến hai tạ. - Không, - Blaisois nói, - Nhưng anh có thể nhấc vài ba tấm ván ở vách ra và lấy khoan khoan một lỗ ở một thùng rượu chứ. Mousqueton trợn tròn mắt lên và nhìn Blaisois như một người rất đỗi ngạc nhiên tìm thấy ở một kẻ khác những đức tính không ngờ tới, hắn nói: - Đúng đấy, có thể làm như vậy. Nhưng kiếm đâu ra một cái đục để nậy ván và một cái khoan để khoan thùng? Vừa kết sổ thu chi, Grimaud vừa nói: - Cái túi đồ nghề. - A, phải rồi, cái túi đồ nghề, - Mousqueton nói, - Thế mà mình không nghĩ ra. Thật vậy, Grimaud không chỉ là quản lý của đoàn mà còn là thợ sửa chữa binh khí nữa, ngoài quyển sổ, bác còn một túi đồ nghề. Do Grimaud là một con người cực kỳ thận trọng, cái túi đồ nghề của bác xếp cẩn thận trong va-li, đựng các thứ dụng cụ cần thiết nhất. Trong cái túi có một mũi khoan to vừa phải. Mousqueton chộp lấy ngay. Còn cái đục, chẳng phải tìm đâu xa; con dao găm đeo ở thắt lưng dùng thay còn lợi hơn. Mousqueton tìm một chỗ có tấm ván long ra, điều ấy dễ thôi, và bắt tay ngay vào việc. Blaisois xem làm với vẻ khâm phục xen lẫn nôn nóng; chốc chốc hắn lại góp ý về cách nậy một cái đinh hoặc thực hành những lời khuyên thật thông minh và sáng suốt. Sau một lúc Mousqueton đã nậy ra được ba tấm ván. - Đấy! - Blaisois nói. Mousqueton trái ngược với con ếch trong ngụ ngôn cứ tưởng rằng mình to hơn thật. Khốn thay, nếu hắn ta đã rút gọn cái tên mình được một phần ba, thì hắn lại chẳng làm được như vậy cho cái bụng của mình. Hắn thử chui qua cái lỗ hổng vừa mở xong, nhưng đau khổ thay, vì thấy còn phải nậy ít ra vài ba tấm ván ra thì hắn mới chui lọt. Hắn buông một tiếng thở dài và lui ra để tiếp tục công việc. Lúc ấy Grimaud đã tính toán xong. Rất thích thú với công việc đang tiến hành, bác đứng dậy đi tới chỗ các bạn và nom thấy nhưng cố gắng vô ích của Mousqueton để chui sang bên kia. - Để tôi - Grimaud bảo. Chỉ một tiếng đó với riêng bác giá trị bằng một đoản thi và như người ta biết một đoản thi với riêng bác giá trị bằng một bản trường thi. Mousqueton quay lại hỏi: - Sao, bác à? - Tôi, tôi sẽ qua? Liếc nhìn thân hình dài và mảnh của bạn, Mousqueton nói: - Đúng thế, bác sẽ qua được, và dễ dàng là khác. - Phải đấy, - Blaisois nói, - Bác ấy biết rõ những thùng đầy vì đã vào hầm cùng với ông hiệp sĩ d Artagnan. Mousqueton, hãy để bác Grimaud qua. Mousqueton hơi tự ái, nói: - Tôi cũng qua dễ dàng được như Grimaud. - Ừ nhưng mà sẽ lâu hơn và tôi đã khát khô cổ rồi. Bụng tôi càng ngày càng nôn nao. Mousqueton đưa cái bình đựng rượu bia và mũi khoan cho kẻ thay mình làm cuộc mạo hiểm và nói: - Vậy thì sang đi, Grimaud. - Chuẩn bị cốc sẵn đi, - Grimaud bảo. Và bác tỏ một cử chỉ thân ái với Mousqueton để hắn tha thứ cho bác đang kết thúc một công việc đã được một kẻ khác khởi đầu rất xuất sắc. Rồi như một con rắn ráo bác trườn vào cái lỗ hổng và biến mất. Blaisois say sưa đến mê hồn. Trong tất cả những chiến công thực hiện được từ khi sang nước Anh bởi những con người phi thường mà bọn họ có cái may mắn được giúp việc, thì chiến công này đối với hắn dường như dứt khoát là kỳ diệu hơn cả. Mousqueton nhìn Blaisois với vẻ thân thiện mà nó cũng không tìm cách lẩn tránh và nói: - Blaisois, rồi cậu xem, những lính tráng kỳ cục như chúng tớ, khi khát chúng tớ uống như thế nào. Từ cuối hầm tàu. Grimaud bảo: - Cái áo choàng. - Đúng thế. - Mousqueton nói. - Bác ấy muốn gì? - Blaisois hỏi. - Bịt lỗ hổng bằng cái áo choàng. - Để làm gì cơ? - Sao mà ngốc thế? - Mousqueton nói. - Nếu có ai vào thì sao? - À, đúng thật! - Blaisois kêu lên với niềm thán phục ngày càng rõ rệt. - Nhưng như thế thì bác ấy trông rõ sao được. - Grimaud lúc nào cũng nhìn rõ, - Mousqueton đáp, - Ban đêm cũng như ban ngày. - Bác ấy sướng nhỉ, - Blaisois nói, - Ban đêm không có đèn nên thì tôi cũng chẳng đi nổi hai bước mà không cụng dầu. - Ấy là vì không phục vụ trong quân ngũ. - Mousqueton nói. Nếu có thì cậu đã học được cách lấy một cái kim từ trong lò ra. - Nhưng thôi, im lặng! Hình như có người đến. Mousqueton hú một tiếng sáo báo động quen thuộc với bọn đầy tớ hồi còn trẻ, rồi ngồi vào bàn và ra hiệu cho Blaisois làm theo. Blaisois tuân lời. Của mở. Hai người trùm áo choàng xuất hiện. Một người lên tiếng: - Ồ, ồ! Mười một giờ mười lăm rồi mà chưa đi ngủ à? Thế là trái điều lệnh đấy. Mười lăm phút nữa phải tắt hết đèn đóm và mọi người phải ngáy đều rồi. Hai người bước đến cái cửa khoang nơi Grimaud đã chui vào, mở cửa, đi vào và đóng cửa lại: Blaisois run rẩy nói: - Thôi chết rồi, bác ấy nguy to. - Grimaud cáo già lắm! - Mousqueton lẩm bẩm. Và họ đợi chờ, dỏng tai nghe và nín thở. Mười phút trôi qua, trong khi đó không có tiếng động gì đáng nghi ngại là Grimaud bị lộ. Cánh cửa lại mở, hai người khoác áo choàng đi ra và khép cửa lại cũng thận trọng như khi họ vào, rồi đi ra ngoài sau khi ra lệnh tắt đèn đi ngủ. Blaisois thì thào: - Ta có tuân lệnh không? Tôi thấy họ có điều gì ám muội. Họ bảo mười năm phút, ta còn năm phút nữa, - Mousqueton nói. - Ta báo cho ông chủ biết chăng? - Đợi Grimaud đã. - Nhưng nếu họ giết bác ấy rồi thì sao? - Thì Grimaud phải kêu chứ. - Anh biết, bác ấy như câm ấy mà. - Thì ta cũng phải nghe tiếng đánh nhau. - Nhưng nếu bác ấy không ra? - Bác ta đây rồi. Quả thật, đúng lúc ấy, Grimaud vén tấm áo choàng lên, thò ra khỏi lỗ hổng một khuôn mặt tái nhợt, đôi mắt hoảng sợ trợn tròn lên để lộ một đồng tử nhỏ giữa một vòng trắng lớn. Bác cầm ở tay cái bình bia đựng đầy một chất gì đó đem lại gần ánh đèn bốc khói để soi và thốt ra một tiếng ối! Với vẻ khiếp đảm hết sức khiến Mousqueton hoảng sợ lùi lại một bước và Blaisois suýt ngất. Tuy nhiên cả hai người cũng tò mò nhìn vào cái bình bia, nó đựng đầy thuốc súng. Tin chắc rằng con tàu chở thuốc nổ, chứ không phải rượu vang, Grimaud băng mình lên cửa quầy tàu, nhảy một bước đến phòng các ông chủ ngủ. Bác đẩy khẽ cửa, cánh cửa chạm vào người d Artagnan khiến anh choàng dậy. Vừa trông thấy bộ mặt thất sắc của Grimaud, anh hiểu ngay là có việc gì bất trắc xảy ra và toan kêu lên. Nhưng Grimaud bằng một cử chỉ nhanh hơn lời nói đặt một ngón tay lên miệng anh và bằng một hơi thở mạnh không ngờ có trong một thân hình mảnh dẻ như vậy, bác thổi tắt ngọn đèn đêm ở cách đó ba bước. D Artagnan tì tay nhổm người lên, Grimaud quỳ một chân xuống sàn và vươn dài cổ, mọi giác quan kích động cực độ, bác thì thầm kể vào tai anh một câu chuyện xét cho cùng khá là nguy kịch để khỏi phải dùng đến cử chỉ và nét mặt. Trong khi đó, Arthos, Porthos và Aramis ngủ nhưng những người đã thức trắng tám ngày qua; và ở sàn giữa Mousqueton đang thận trọng buộc các dây ngù, còn Blaisois sợ dựng cả tóc gáy cũng cố làm theo. Việc đó đã diễn ra như thế nào? Vừa mới chui qua lỗ hổng vào khoang tàu đầu tiên là bác tìm đến một thùng rượu. Bác gõ lên thấy thùng rỗng. Bác sang một thùng khác cũng lại thùng rỗng. Nhưng đến thùng thứ ba gõ thì nghe tiếng đùng đục không thể sai được là thùng này đầy. - Hay lắm, - Grimaud nói, - Thế là đỡ công đục. Bác ghé bình bia vào, mở vòi thì thấy có chất gì chảy rất êm và chậm từ thùng ra. Rất có ý thức là không thể mang về cho đồng đội một thứ rượu mà mình không thể bảo đảm, Grimaud trước hết cẩn thận đóng vòi lại và đưa bình lên miệng để nếm thì nghe thấy tiếng báo động của Mousqueton. Nghi là có cuộc tuần tra đêm, bác lách mình vào kẽ hai cái thùng và nấp sau một chiếc. Quả nhiên một lát sau, cửa mở ra rồi đóng lại, sau khi hai người khoác áo choàng vào như chúng ta đã biết lúc họ xuất hiện và ra lệnh cho Blaisois và Mousqueton tắt đèn. Một người cầm một chiếc đèn có kính che kín và cao để ngọn lửa không bốc khói lên. Hơn nữa kính lại được che bằng tờ giấy trắng để làm dịu hoặc đúng hơn là hút bớt ánh sang và độ nóng. Người ấy là Groslow. Người kia tay cầm một vật gì đó dài, dẻo và lại như một sợi dây thừng ngà ngà. Khuôn mặt hắn ta che một chiếc mũ rộng vành. Grimaud tưởng rằng một sự thèm khát giống như của bác đã cuốn hút họ vào trong hầm và đến thăm chất rượu portos. Bác càng nép mình vào sau thùng rượu và bụng bảo dạ rằng nếu mình có bị phát hiện thì tội cũng chẳng lấy gì làm ghê gớm lắm. Đến chỗ cái thùng mà Grimaud nấp ở phía sau hai người kia dừng lại. Người cầm đèn lồng hỏi bằng tiếng Anh: - Ông mang dây cháy đây chứ? - Dây cháy đây, - Người kia đáp. Nghe giọng nói người vừa đáp, Grimaud giật mình và cảm thấy ớn lạnh đến tận tuỷ sống. Bác khẽ nhổm đầu lên khỏi nắp thùng gỗ và nhận ra dưới cái mũ rộng vành khuôn mặt xanh xao của Mordaunt. Hắn hỏi: - Dây này cháy độ bao lâu. - Độ gần năm phút, - Chủ tàu đáp. Giọng nói này cũng chẳng xa lạ với Grimaud. Bác nhìn và nhận ra Groslow. - Vậy thì, - Mordaunt nói, - Ông báo cho người của ông hãy sẵn sàng, đừng nói để làm gì cả. Cái xuồng nhỏ vẫn neo theo tàu chứ? - Giống như một con chó sói dắt đi theo chủ bằng một sợi dây gai… Như vậy khi đồng hồ chỉ mười hai giờ mười lăm phút, các ông lẳng lặng xuống chiếc xuống. - Sau khi châm lửa vào dây cháy à? - Việc đó tôi lo. Tôi muốn thật chắc chắn về cuộc trả thù của tôi. - Cái mái chèo ở trong xuống chứ? - Mọi thứ đều sẵn sàng. - Như vậy là thoả thuận rồi nhé! Mordaunt quỳ xuống buộc một đầu dây cháy vào cái vòi thùng; để chỉ còn có việc châm lửa vào đầu dây kia. Xong việc đó, hắn rút đồng hồ ra, đứng dậy và bảo: - Ông nhớ rồi chứ? Đến mười hai giờ mười lăm, nghĩa là… Hắn nhìn đồng hồ. - Còn hai mươi phút. - Tốt lắm, - Groslow đáp, - Tuy nhiên tôi cần lưu ý ông một lần cuối cùng rằng có nguy hiểm trong việc ông tự dành lấy, và có lẽ nên sai một người của chúng ta đốt dây mìn thì tốt hơn. - Ông Groslow ơi, - Mordaunt nói, - Ông biết câu tục ngữ Pháp: "Mình làm lấy, thấy yên tâm". Tôi sẽ đem áp dụng nó. Grimaud đã lắng nghe tất cả. Con mắt bác đã bù vào chỗ không hiểu hết lời nói. Bác đã trông thấy và nhận ra hai kẻ tử thù của bốn chàng ngự lâm quân. Bác đã tận mắt nhìn thấy Mordaunt đặt dây mìn và chính tai nghe thấy hắn nói câu tục ngữ bằng tiếng Pháp nên càng dễ đoán ra. Cuối cùng bác sờ đi sờ lại cái chất đựng trong bình nó chẳng phải chất lỏng như Mousqueton và Blaisois chờ đợi, mà lại là những hạt bột thô nó kêu sin sít và tan vỡ ra trong tay bác. Mordaunt rời gót cùng với thuyền trưởng. Tới cửa hắn dừng lại nghe ngóng và nói: - Ông nghe chúng nó ngủ có mê không? Thực vậy, qua ván sàn vẫn nghe thấy Porthos ngáy. - Đúng là Chúa giao chúng nó cho ta! - Groslow nói. - Lần này thì quỷ cũng không cứu được chúng nó! Và cả hai đi ra.
Hai Mươi Năm Sau Hai Mươi Năm Sau - Alexandre Dumas Hai Mươi Năm Sau