You practice mindfulness, on the one hand, to be calm and peaceful. On the other hand, as you practice mindfulness and live a life of peace, you inspire hope for a future of peace.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Kiết Dữ 2
Thể loại: Lịch Sử
Số chương: 998 - chưa đầy đủ
Phí download: 25 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 689 / 6
Cập nhật: 2017-09-25 00:43:01 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Quyển 2 - Chương 43: Sơn Dân Nhập Tịch
ùa đông năm nay đúng là rét rợn người như Thương lão dự đoán trước đó, Đậu Sa trại chưa biết băng giá là gì vậy mà vũng nước bên đường có lớp băng trắng, dù chỉ mỏng thôi, dùng ngón tay khẽ chọc một cái là vỡ tan, cũng đủ cho thấy trời lạnh lắm rồi.
Băng tuyết không lạ gì trên Nguyên Sơn, Hàm Ngưu mặc mỗi cái áo mỏng, ngồi bên ao nước nghịch băng, nước mũi chảy lòng thỏng vẫn cười như thằng ngốc, chỉ vì sáng nay Tịch Nhục khen hắn khỏe mạnh không sợ lạnh, dại gái, ngu cho chết, đáng đời.
Mùa hè càng nóng thì mùa càng lạnh, đó là đạo lý đơn giản, tộc trưởng cho rằng, nhiệt độ ông trời cho nhân gian có hạn, không cẩn thận mùa hè cho nhiều quá thì mùa đông sẽ lấy lại. Đối với cách làm không nói lý lẽ này của ông trời, tộc trưởng chỉ còn cách chỉ bầu trời lất phất mưa bụi chửi một tiếng trời già chó má.
Thực ra không phải chửi ông trời, chẳng qua biểu lộ sự bất lực của mình thôi, nên chửi xong chắp tay xin trời tha lỗi.
Mùa hè tộc trưởng nói muốn xây nhà gạch, nhưng sau khi ngủ ở Vân gia một buổi liền thay đổi chủ ý, vì thấy quá ngột ngạt, mùi khói quá nặng, chẳng biết nghe ai nói ngủ nhà gạch bị hơi than giết chết, thế là không chịu làm nhà gạch gì nữa.
Điên rồi, ăn no rửng mỡ mới đốt bếp đi ngủ trong nhà vào mùa hè, chán, chả muốn cãi nữa.
Mùa đông phương nam còn khó sống hơn cả phương bắc, vì không khí cứ ẩm ướt, cả trại chỗ ấm nhất là hai cái giường lớn của Vân gia, giường của Vân Đại, Vân Nhị thì không ai dám ngồi, giường của Tịch Nhục thì thành chỗ tụ tập của đám bà nương trong trại, mỗi cái giường mà mười mấy người ngồi, còn bảy tám đứa bé, nói không ngớt miệng.
Người trên núi đều uống được rượu, nên Tịch Nhục dùng tiền của mình mua ít rượu gạo đặt trên lò hâm nóng cho mọi người uống.
- Tịch Nhục, sao cái bụng ngươi mãi không to lên? Một phụ nhân trẻ bế đứa nhi tử béo ú kiêu ngạo hỏi:
- Này nhà Hổ Sơn, không biết đừng có hỏi, Tịch Nhục vẫn là hoàng hoa khuê nữ, làm sao sinh con được? Còn cô đấy, bé bé cái mồm tí, ban ngày cũng không chịu nghỉ, chuyện đó lại không thay cơm được, phải để Hổ Sơn giữ sức mà kiếm tiền chứ?
Lời của bà nương lớn tuổi làm thiếu phụ đỏ mặt tía tai, mặt cúi gằm xuống không dám ho he gì nữa.
- Vân Đại là người tâm khí cao lắm, cả trại lẫn trong quan đều không có khuê nữ nào vừa mắt nó đâu, có cô tiểu thư Lương gia xinh đẹp là thế, quanh quẩn bên cạnh suốt nó chẳng thèm để mắt, rồi thời gian trước có phụ nhân ở trong nhà, đẹp như tiên ấy, chẳng phải cũng chỉ giữ vài đêm đã đuổi đi sao?
Tịch Nhục nghe người ta nói thiếu gia nhà mình như thế thì rối rít xua tay: - Không phải không phải, Hoa Nương tỷ tỷ ngủ với cháu đấy.
- Chuyện nam nhân ai mà biết được, ngươi lại còn là khuê nữ, chuyện đó không mất nhiều thời gian, một tuần hương là đủ, chỉ có nhà Hổ Sơn làm từ sáng tới tối. Không tin ngươi có thể theo thiếu gia ngươi cả ngày, nam nhân ăn vụng tinh lắm.
Chỉ cần có người mở lời trước là đám phụ nhân không biết kiêng dè gì, phải thôi, buổi tối còn việc gì mà làm đâu, trời tối một cái không làm chút chuyện nam nữ thì sao qua được đêm dài dằng dặc.
Tịch Nhục cũng bị họ làm dao động, thiếu gia và Hoa Nương không chỉ một lần ở riêng với nhau trong phòng rất lâu, nhớ lúc mang thêm nước vào cho Hoa Nương tắm, người trắng bóc mình nhìn còn mê mẩn, nói gì tới nam nhân như thiếu gia, vì thế cố gắng nhớ lại từng chuyện nhỏ nhặt của hai người đó...
Khi Vân Đại, Vân Nhị và Hàm Ngưu dắt ngựa đi dạo về thì mặt trời cuối cùng cũng xuyên qua làn sương xanh mù mịt, đỏ rực mà chẳng có tí nhiệt độ nào, chỉ làm băng đóng trên cây rụng xuống, cái thứ hỗn hợp băng nước này mới là lạnh nhất, chui vào người chẳng khác gì bị sắt nóng dí lên người.
Con ngựa của Vân Nhị chân ngắn, nên ngựa của Vân Tranh và Hàm Ngưu chỉ chạy chậm, nó cũng phải cắn răng mới theo kịp.
Thực ra Vân Nhị không cưỡi ngựa, trên lưng ngựa có cái giỏ trúc do đích thân Thương lão đan cho, buộc cực chắc, dù chòng chành cũng không sợ làm Vân Nhị rơi ra.
Lúc này nam nhân trong trại đã bận rộn rồi, người lên núi chặt gỗ, người chuyển gỗ, năm nay không phải làm lao dịch, không phải đóng thuế nữa, ai cũng làm cho chính mình.
Đồ gia dụng trong trại bây giờ bán rất tốt, không chỉ trong huyện mua, mà đại hộ huyện bên cũng tới cửa hiệu của Đậu Sa trại mua, cả khách thương Đại Lý cũng mang về ít bàn ghế, nên người biết nghề mộc trong trại đều bận cả.
Mọi năm sơn đạo lác đác người qua lại, nay thì nào người đẩy xe, nào người gồng người gánh không ngớt, đó là sơn dân kết đội tới Đậu Sa quan làm hộ khẩu, chỉ cần nộp một nửa thuế ba năm là có hai năm miễn thuế, ruộng mình khai khẩn trong núi sẽ có quan viên tới đo đạc ghi vào sổ sách, ai khai khẩn là của người đó, ba năm sau gom đủ ba tờ giấy có con dấu to trên đó là có hộ tịch trong huyện rồi, không còn nơm nớp sợ người bắt đi làm quân hộ nữa.
Người đông thì náo nhiệt, thương gia trong Đậu Sa quan cười híp cả mắt, bách tính gặp nạn không vui lắm, nhưng nhìn nha dịch dùng xe trâu chở lương thực tới cửa, để lại hai bao gạo, nói với chủ nhà, đó là huyện nha bồi thường, năm sau bồi thường như thế vẫn có. Toàn là do đám sơn dân chó má nợ chúng ta, thoải mái mà lấy, đừng nghĩ giết hết đám cường đạo Nguyên Sơn là yên chuyện, đám người này không thể nương nhẹ được, giết hết thì tổn âm đức của bệ hạ, nên cho chúng cơ hội chuộc lỗi..
Lưu huyện thừa từ thảo dân bò lên, sao không biết tâm tư bách tính, đem tiền đi xây cầu làm đường như Vân Tranh kiến nghị làm sao mà bằng mỗi nhà hai bao gạo thế này, hiệu quả rất rõ ràng, bách tính chỉ lạnh lùng nhìn sơn dân ra vào, không làm khó gì họ, nhưng sau này muốn vào thành an gia á, đừng mơ, chừng nào còn có người kể lại tội ác này thì mãi mãi sẽ có phân chia làm hai loại bách tính, thế nên sơn dân dù có đổi tên gọi gì chăng nữa, không thể sống thiếu ân huệ của Lưu huyện thừa.
Thứ này không do Vân Tranh dạy, mà Lưu huyện thừa dựa vào kinh nghiệm sống lâu năm của mình nghĩ ra.
Lưu huyện thừa lúc này đang bồi tiếp sĩ tào tham quân Hà Thông từ Thành Đô tới đốc tra, ngồi trên tòa tửu lâu hai tầng nhìn sơn dân nô nức kéo nhau đi nộp thuế, sơn dân xuống núi quy mô thế này là lần đầu bản triều, cho nên vị tham quân chưởng quản ruộng đất, tố tụng này nhìn cảnh ấy vô cùng hài lòng: - Lưu huyện tôn vừa mới diệt đạo phỉ Nguyên Sơn, nay lại vỗ về sơn dân rời núi nhập tình, thật là đáng quý, đúng là giỏi chăn dân, Hà mỗ bội phục.
- Tham quân quá lời, Lưu Hỉ là kẻ thô lỗ, có ngày hôm nay là do quan trên chiếu cố, chuyện này còn phải làm phiền tham quân báo cáo lên trên, Lưu Hỉ xuất thân võ phu, không biết phải báo chuyện này thế nào..
Hà Thông cười ha hả, ai viết báo cáo thì ắt có một phần công, tên mãng phu thô bỉ này càng ngày càng vừa mắt ông ta, có công lớn mà không kiêu, ngay công văn báo lên triều do quan trên giải quyết, tức là dù mình viết gì hắn cũng thừa nhận, công lao, lợi ích kiếm được trong này nghĩ thôi đã thấy nhộn nhạo: - Cũng được, Lưu huyện thừa xuất thân quân ngũ, xa lạ bút mực cũng là thường, quan trên của chúng ta là học sĩ Long Đồ các, văn thư đi lên một vòng, Lưu huyện t hừa thành Lưu huyện lệnh rồi, hạ huyện thành trung huyện, khi đó là quan trên của Hà mỗ rồi.
- Ấy ấy, Hà đại nhân nói thế ti chức không dám nhận, nếu còn nhắc tới hai chữ quan trên gì đó, ti chức đi ngay, thật là thẹn chết mà. Lưu huyện thừa cười khoái chí lắm, ai mà ngờ Lão Lưu tới tên mình cũng chẳng viết cho ra hồn lại có ngày thành huyện lệnh chứ.
Trí Tuệ Đại Tống Trí Tuệ Đại Tống - Kiết Dữ 2