In order to heal others, we first need to heal ourselves. And to heal ourselves, we need to know how to deal with ourselves.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Alexandre Dumas
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Vingt Ans Après
Dịch giả: Anh Vũ
Biên tập: Lê Nhật Minh
Upload bìa: Lê Nhật Minh
Số chương: 129 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2361 / 29
Cập nhật: 2016-07-21 22:06:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 47: Kẻ Ăn Mày Ở Nhà Thờ Saint-Eustache
rtagnan đã tính toán việc mình làm khi anh không đến ngay Hoàng cung. Anh đã để cho Comminger đến đó trước anh và do đó trình với tể tướng những công việc phi thường mà hắn ta, d Artagnan và bạn anh đã làm trong buổi sáng, hôm nay cho phe phái của hoàng hậu. Cho nên Mazarin đã đón tiếp hai anh một cách nồng hậu, hết lời khen ngợi các anh và tuyên bố rằng mỗi anh đã tiến quá nửa con đường mà các anh ao ước, nghĩa là cấp đại uý của d Artagnan và tước vị Nam tước của Porthos. D Artagnan có lẽ thích tiền bạc hơn là tất cả những thứ đó vì anh biết rằng Mazarin hứa hẹn thì dễ dàng nhưng giữ lời thì khó lắm. Cho nên anh coi những lời hứa của giáo chủ như những món ăn vô bổ, song anh tỏ ra không kém hài lòng trước mặt Porthos để bạn khỏi nản lòng. Trong khi hai người bạn đang ở chỗ tể tướng thì hoàng hậu cho gọi ông ta. Giáo chủ nghĩ rằng đây là một dịp tăng thêm nhiệt tình của hai kẻ bảo vệ mình bằng cách để chính hoàng hậu ban lời cảm ơn với họ; ông ra hiệu cho họ đi theo mình. D Artagnan và Porthos chỉ cho ông xem phần quần áo bụi bậm và rách tả tơi của họ, nhưng giáo chủ lắc đầu và nói: - Những bộ quần áo này còn giá trị hơn quần áo của phần lớn các cận thần mà các ông sẽ trông thấy ở chỗ hoàng hậu, vì đây là những quần áo chiến trận. D Artagnan và Porthos tuân lệnh. Cung đình của Anne d Autriche đông đúc và ồn ào vui vẻ, vì xét cho cùng, sau khi giành một chiến thắng với Tây Ban Nha, người ta vừa mới giành một chiến thắng với dân chúng. Broussel đã bị đưa ra khõi Paris mà không có chống cự và giờ này chắc đang nằm trong nhà tù Saint-Germain; và Blancmensnil cũng bị bắt đồng thời với Broussel nhưng êm ru, không khó khăn gì và đã bị nhốt vào lâu dài Vincennes. Comminger đứng bên cạnh hoàng hậu, bà hỏi hắn ta về những chi tiết của cuộc chinh phạt. Mọi người đang nghe Comminger kể chuyện, thì hắn chợt nom thấy ở cửa giáo chủ bước vào, theo sau là d Artagnan và Porthos. - A! Thưa Lệnh bà, - Comminger vừa nói vừa chạy đến d Artagnan, - đây là một người có thể trình với Lệnh bà hay hơn tôi, vì đó là cứu tinh của tôi. Không có ông ta, chắc hẳn lúc này tôi đang mắc vào những tấm lưới ở Saint-Clou vì tôi chỉ còn cách là nhảy xuống sông mà thôi. Nói đi, d Artagnan nói đi. Từ khi là trung uý ngự lâm quân đến giờ, d Artagnan đứng ở cùng phòng với hoàng hậu kể có đến trăm bận, nhưng chẳng bao giờ bà ta nói năng với anh cả. - Thế nào, ông? - Hoàng hậu nói, - Sau khi đã làm một việc như vậy để phụng sự tôi mà ông lại im lặng ư? - Thưa Lệnh bà, - D Artagnan đáp, - tôi chẳng có gì để nói, nếu không phải tính mạng của tôi là để phụng sự Hoàng thượng, và tôi chỉ lấy làm sung sướng ngày nào tôi hy sinh nó vì Người. - Tôi biết điều đó ông ạ, - Hoàng hậu nói, -Ttôi biết điều, đó và từ lâu rồi. Cho nên tôi rất sung sướng được ban cho ông cái dấu hiệu công khai của niềm quý trọng và lòng biết ơn của tôi. - Xin phép Lệnh bà, - D Artagnan nói, - cho tôi được san sẻ một phần ân huệ đó cho người bạn của tôi là cựu ngự lâm quân thuộc đại đội Ngài de Treville cũng giống như tôi (anh nhấn mạnh vào những tiếng đó), và đã lập nhiều kỳ tích, - Anh nói thêm. - Tên ông là gì? - Hoàng hậu hỏi. - Trong ngự lâm quân, - D Artagnan đáp - Ông ấy được gọi là Porthos, (hoàng hậu rùng mình) nhưng tên thật của ông là hiệp sĩ Du Vallon. - De Bracieux de Pierrefonds, - Porthos nói thêm. - Những tên ấy quá dài tôi không nhớ hết được, và tôi chỉ muốn nhớ đến cái tên đầu tiên, - hoàng hậu nói một cách duyên dáng. Porthos thi lễ, d Artagnan lùi hai bước lại đằng sau. Lúc ấy người ta báo có ông chủ giáo đến. Một tiếng kêu kinh ngạc nổi lên trong cuộc hội họp cung đình. Dù rằng ông chủ giáo vừa mới truyền giảng ngay buổi sáng nay, người ta biết rõ ông nghiêng hẳn về phía La Fronde. Và Mazarin khi yêu cầu với vị Tổng giám mục Paris để cháu ông truyền giảng, hiển nhiên là đã có ý đồ thí cho ông de Retz(1) một trong những đường gươm hiểm hóc theo kiểu Ý nó khiến ông vô cùng thích thú. Quả thật, ra khỏi nhà thờ Đức Bà ông chủ giáo đã biết tin về biến cố xảy ra. Mặc dầu gần như giao kết với những người Fronde chủ chốt, ông ta chưa dấn sâu đến mức không thể rút lui được, nếu như triều đình ban cho ông những lợi ích mà ông khao khát và chức vụ chủ giáo chỉ là sự dẫn dắt tới đó. Ông de Retz muốn được làm tổng giám mục thay chân chú mình, và làm giáo chủ như Mazarin. Nhưng cái đảng phái bình dân khó lòng ban cho ông những ân sủng hoàn toàn vương giả ấy. Ông bèn đi tới Hoàng cung để chúc tụng hoàng hậu về chiến thắng Lens và định bụng sẵn là sẽ hành động ủng hộ hoặc chống lại triều đình tuỳ theo lời chúc tụng của ông được tiếp đón tốt hay xấu. Vậy là ông chủ giáo được trình báo. Ông bước vào và vừa trông thấy dung mạo của ông, cả cái triều đình dương dương đắc thắng này háo hức tò mò nghe lời ông nói. Một mình ông chủ giáo gần như có dư trí tuệ bằng tất cả những người hội họp ở đẩy nên họ chẳng dễ gì giễu cợt ông. Cho nên bài diễn văn của ông khôn khéo hoàn hảo đến nỗi những người dự muốn cười nhạo quá đi, mà không tài nào nắm bắt được chỗ sơ hở. Ông kết thúc bằng cách nói rằng ông đem cái năng lực nhỏ mọn của mình ra phụng sự hoàng thượng. Suốt thời gian ấy hoàng hậu tỏ vẻ thưởng thức hào hứng bài diễn văn của ông chủ giáo. Nhưng diễn văn lại kết thúc bằng câu nói đó, câu nói duy nhất sơ hở cho những lời giễu cợt. Anne quay đầu lại và một cái đưa mắt ném ra phía các sủng thần của bà báo hiệu rằng bà phó mặc ông chủ giáo cho họ. Tức thì những kẻ khôi hài trong triều đình lao ngay vào việc trêu đùa gạt gẫm. Nogent-Bautru, thằng hề của nhà vua kêu lên rằng hoàng hậu rất sung sướng tìm được những sự cứu viện của tôn giáo trong lúc nghiêm trọng như thế này. Mọi người phá ra cười ngạo nghễ Bá tước de nói Villeroy rằng không hiểu sao có lúc người ta đã phải sợ hãi, khi mà để bảo vệ triều đình chống lại nghị viện và các nhà tư sản Paris, người ta đã có ông chủ giáo, ông chỉ ra hiệu một cái là có thể làm nổi dậy cả một đội quân gồm những linh mục, lính gác Thụy Sĩ và phụ thủ. Thống chế de La Meilleraie nói thêm rằng nếu trường hợp xảy ra đánh nhau và ông chủ giáo sẽ nổ súng thì thống chế chỉ bực mình một nỗi là trong cuộc hỗn chiến, người ta không thể nhận ra ông chủ giáo bằng chiếc mũ đỏ(2) như người ta đã nhận ra vua Henri IV nhờ chiếc mũ lông trắng ở trận Ivry. Trước cơn bão tố ấy mà ông có thể làm thành chết người đối với những kẻ giễu cợt, Gondy vẫn bình tĩnh và nghiêm khắc, Hoàng hậu bèn hỏi ông xem ông có điều gì hay hơn thêm vào bài diễn văn mà ông vừa nói không. - Có thưa Lệnh bà, - Chủ giáo nói, - Tôi xin Lệnh bà suy nghĩ hai lần trước khi gây ra nội chiến trong vương quốc. Hoàng hậu quay lưng lại và những chuỗi cười lại bắt đầu. Ông chủ giáo chào và đi ra khỏi Hoàng cung, ông ném lại giáo chủ đang nhìn ông, một trong những cái nhìn mà người ta hiểu là chỉ có giữa những kẻ tử thù. Cái nhìn ấy sắc bén đến nỗi nó xuyên thấu vào tận trong tim Mazarin, và, cảm thấy đó là một lời tuyên chiến, ông ta nắm lấy cánh tay d Artagnan và nói: - Này ông khi nào có dịp ông sẽ nhận ra đúng cái người vừa mới đi ra chứ? - Vâng, thưa Đức ông, - anh đáp. Rồi quay lại phía Porthos, anh nói: - Chán thật! Hỏng cả rồi. Tôi không thích những cuộc xung đột giữa những người nhà thờ. Gondy vừa rút lui vừa ban phước trên lối đi của ông, tự tạo cho mình cái thú vui ranh mãnh là khiến cho đến cá những bộ hạ, cả kẻ thù của ông cũng quỳ gối dưới chân ông. Bước chân qua ngưỡng cửa Hoàng cung, ông lẩm bẩm: - Ôi! Triều đình bội bạc, triều đình điên đảo, triều đình hèn mạt! Ngày mai ta sẽ dạy cho mi cười, nhưng cười với giọng khác kia. Nhưng trong khi người ta làm những trò vui thích điên cuồng ở Hoàng cung để thêm thắt vào trận cười của hoàng hậu, thì Mazarin, con người biết phải chăng, vả lại đã có tất cả sự lo xa của nỗi sợ hãi, không mất thì giờ vào những trò đùa vẩn vơ và nguy hiểm. Ông ta đi ra sau chủ giáo, soát lại các khoản mục, siết chặt bao vàng, và sai những người thợ tin cẩn làm các chỗ cất giấu trong tường. Trở về nhà, ông chủ giáo được biết có một người trẻ tuổi đến sau lúc ông đi và vẫn đợi ông, ông hỏi tên và mừng run lên khi biết đó là Louvières. Ông chạy ngay đến văn phòng mình. Quả thật người con trai của Broussel đang ở đó vẫn còn tức điên lên và đầm đìa máu me sau cuộc chiến đấu chống lại các nhân viên của nhà vua. Sự đề phòng duy nhất của anh để đi đến toà tổng giám mục là để lại cây súng hoả mai ở nhà một người bạn. Ông chủ giáo đi tới chỗ anh và giơ tay ra. Anh nhìn ông như muốn đọc rõ tim gan ông. - Ông Louvières thân mến ơi, - chủ giáo nói, - hãy tin rằng tôi chia sẻ một phần thật sự mối tai hoạ xảy ra với ông. - Có thật không và ông nói nghiêm túc đấy chứ? - Louvières hỏi. - Từ đáy lòng tôi, - Gondy đáp. - Trong trường hợp ấy, thưa Đức ông, thời kỳ của những lời nói đã qua rồi và giờ hành động đã tới. Nếu Đức ông muốn thì trong ba ngày nữa cha tôi sẽ ra khỏi nhà tù và trong sáu ngày nữa ông sẽ là giáo chủ. Chủ giáo rùng mình. Louvières nói tiếp: - Ồ! Ta hãy nói chuyện thẳng thắn và lật ngửa quân bài. Người ta chẳng gieo rắc ba mươi nghìn êquy bố thí như ông đã làm từ sáu tháng nay vì lòng từ thiện Gia-tô giáo thuần tuý đâu, nếu như thế thì hay quá. Ông có tham vọng, thật là đơn giản: ông là người có kỳ tài và ông cảm thấy giá trị của ông. Còn tôi, tôi căm ghét triều đình, và lúc này đây tôi chỉ có một mong muốn trả thù. Ông hãy cho chúng tôi giới tu hành và dân chúng mà ông có sẵn; tôi, tôi sẽ cho các ông giới tư sản và nghị viện; với bốn nhân tố ấy, trong tám hôm là Paris về tay chúng ta, và xin ông hãy tin lời tôi, ông chủ giáo ạ, triều đình sẽ đem cho vì sợ hãi cái mà nó ắt chẳng đem cho vì hảo tâm. Chủ giáo đến lượt mình nhìn Louvières bằng con mắt xuyên thấu và nói: - Nhưng ông Louvières ơi ông có biết rằng điều mà ông để nghị tôi ấy chẳng qua là cuộc nội chiến ư? - Đức ông ạ, ông chuẩn bị nó từ khá lâu rồi để nó đến đúng lúc. - Không can gì, - Chủ giáo nói, - Ông hiểu rằng điều ấy cần được suy nghĩ chứ? - Thế ông cần mấy tiếng đồng hồ? - Mười hai tiếng ông ạ, có nhiều quá không? - Bây giờ là giữa trưa, nửa đêm tôi sẽ đến ông. - Nếu tôi chưa về thì hãy đợi tôi nhé? - Tuyệt! Hẹn nửa đêm, thưa Đức ông. - Nửa đêm, ông Louvières thân mến ạ. Còn lại một mình, Gondy cho gọi tất cả những linh mục mà ông có quan hệ. Hai giờ sau ông đã tụ họp được ba mươi linh mục ở các giáo khu đông dân nhất và do đó phiếu đông nhất thành Paris. Gondy kể lại điều lăng mạ mà người ta vừa mới làm với ông ở Hoàng cung và nhắc lại những lời đùa cợt của Bautru, của bá tước de Vilơroa và thống chế de La Meilleraie. Các linh mục hỏi ông cần phải làm gì. - Rất đơn giản, - Chủ giáo nói. - Các ông điều khiển các ý thức, vậy thì hãy phá tan cái thiên kiến tồi tệ về sự sợ hãi và kính nể các vua chúa. Hãy nói cho các con chiênn biết rằng hoàng hậu là một bạo chúa, và nhắc đi nhắc lại thật mạnh mẽ để mỗi người đều biết rằng những tai hoạ của nước Pháp đều do Mazarin mà ra, hắn là tình nhân và kẻ cám dỗ hoàng hậu. Hãy bắt đầu công việc ngay hôm nay, ngay từ lúc này, và trong ba ngày tới, tôi chờ các ông thành đạt. Ngoài ra nếu trong số các ông ai có điều gì hay muốn khuyên nhủ tôi thì hãy ở lại, tôi sẽ vui lòng lĩnh ý. Ba linh mục ở lại: linh mục ở Saint-Merri, linh mục ở Saint-Sulpice và linh mục ở Saint-Eustache. Những người khác rút lui. Gondy nói: - Các ông cho rằng có thể giúp đỡ tôi còn hiệu quả hơn các bạn đồng giáo chứ? - Chúng tôi hy vọng như vậy, - các linh mục đáp. - Nào, xin ông linh mục Saint-Merri bắt đầu. - Thưa Đức ông ở trong khu vực tôi có một người có thể là rất có ích cho ngài. - Người nào thế? - Một thương nhân ở phổ Lombards, có ảnh hưởng lớn nhất đến giới tiểu thương trong khu. - Tên là gì? - Tên là Planchet. Cách đây sáu tuần một mình anh ta làm nên một cuộc bạo loạn, nhưng sau đó người ta lùng anh để treo cổ, nên anh ta biến mất. - Liệu ông có tìm lại được không? - Tôi hy vọng là được. Tôi không tin là anh ta đã bị bắt giữ; và do tôi là người nghe xung tội của vợ anh ta nếu chị ta biết chồng ở đâu thì tôi cũng sẽ biết. - Được, ông linh mục hãy tìm người ấy và nếu thấy thì dẫn đến cho tôi nhé. - Vào lúc nào, thưa Đức ông? - Sáu giờ, được không? - Chúng tôi sẽ tới Đức ông vào lúc sáu giờ. - Thôi đi đi, ông linh mục thân mến, và cầu Chúa phù hộ cho ông? - Ông linh mục đi ra. - Thế còn ông? - Gondy vừa nói vừa quay về phía linh mục xứ Saint-Sulpice. - Thưa Đức ông, - Ông này đáp, - Tôi quen một người đã từng làm nhiều việc lớn giúp một vị hoàng thân rất được lòng dân, ông ta có thể làm một thủ lĩnh xuất sắc của những kẻ khởi loạn và tôi có thể tiến cử lên Đức ông sử dụng. - Người ấy tên là gì? - Bá tước de Rochefort. - Tôi cũng biết ông ta, nhưng khốn nỗi ông ấy không ở Paris. - Thưa Đức ông, ông ta ở phố Cassette. - Từ bao giờ? - Từ ba hôm nay rồi. - Thế tại sao ông ta không đến thăm tôi? Người ta đã nói với ông ta rằng. Đức ông sẽ thứ lỗi cho tôi… - Tất nhiên, cứ nói. - Rằng Đức ông đang thương lượng với triều đình. Gondy cắn môi. - Người ta lừa dối ông ấy đấy. Hãy dẫn ông ấy đến đây vào lúc tám giờ, ông linh mục ạ, và cầu Chúa ban phước cho ông cũng như tôi ban phước cho ông! Ông linh mục thứ hai cúi chào và đi ra. Chủ giáo quay về phía người còn lại và nói: - Bây giờ đến lượt ông. Liệu ông có gì hay để hiến cho tôi như hai ông kia không? - Thưa Đức ông, còn hay hơn ạ. - Gớm nhỉ! Hãy chú ý là ông vừa mới làm một điều cam kết ghê gớm: Một vị đã hiến cho tôi một thương nhân, vị kia hiến cho tôi một bá tước; hẳn là ông sẽ hiến cho tôi một vị hoàng thân phải không? - Thưa Đức ông, tôi sẽ hiến ngài một kẻ ăn mày. - A! A! - Gondy suy nghĩ và kêu lên. - Ông nói phải đấy, ông linh mục ạ; một người nào đó sẽ làm nổi dậy cả cái đạo quân những kẻ cùng khổ làm tắc nghẽn ngã tư đường phố Paris và có thể khiến họ kêu la khá to để cho tất cả nước Pháp nghe thấy rằng chính lão Mazarin đã dồn họ đến cảnh bị gậy… - Vừa hay tôi có người mà ngài cần. - Hoan hô! Người nào vậy? - Một kẻ ăn mày tầm thường như tôi đã nói với Ngài, hắn xin của bố thí bằng cách đưa nước thánh trên những bậc thềm của nhà thờ Saint Eustache từ gần sáu năm nay. - Và ông nói rằng hắn có ảnh hưởng lớn đến đồng bọn ạ? - Đức ông có biết rằng cảnh ăn mày là một đội quân có tổ chức một thứ hiệp hội của những kẻ không sở hữu gì hết chống lại những kẻ có sở hữu, một hiệp hội trong đó mỗi người đóng góp phần của mình và nó thuộc về một thủ lĩnh. - Phải, tôi đã nghe nói đến điều ấy, - Ông chủ giáo nói. - Vậy thì cái người mà tôi hiển ngài ấy là một tổng đại biểu. - Ông có biết gì về người đó không? - Thưa Đức ông, tôi không biết gì hết ngoài điều tôi thấy hình như hắn bị giày vò vì một nỗi hối hận nào đó. - Ai làm cho ông tin điều đó? - Tháng nào cũng vậy, cứ đến ngày 28, hắn nhờ tôi làm lễ mess cầu cho sự yên nghỉ của linh hồn một người nào đó chết bất đắc kỳ tử. Tôi cũng vừa mới làm lễ ấy ngày hôm qua. - Tên hắn là gì. - Maillard, nhưng tôi không nghĩ rằng đó là tên thật. - Liệu vào giờ này chúng ta có thể gặp hắn ở vị trí của hắn được không? - Hoàn toàn được. - Vậy thì ông linh mục ơi, ta đến gặp kẻ ăn mày của ông đi. Và nếu hắn đúng như ông đã nói, thì ông có lý đấy, chính ông đã tìm ra kho báu thực sự. Và Gondy mặc y phục kỵ sĩ, đội một cái mũ rộng vành đính chiếc lông chim đó, đeo một thanh gươm dài, mắc đinh thúc ngựa vào đôi ủng, khoác một tấm áo choàng rộng và đi theo ông linh mục. Ông chủ giáo và kẻ đồng hành đi qua tất cả các phố xá ngăn cách toà tổng giám mục yới nhà thờ Saint Eustache, xem xét cẩn thận tinh thần dân chúng. Dân chúng náo động, nhưng giống như một đàn ong hoảng sợ dường như không biết đậu xuống đâu, và hiển nhiên là nếu không tìm được những thủ lĩnh cho đám dân chúng ấy thì tất cả sẽ chỉ diễn ra thành những tiếng vo ve mà thôi. Đi tới phố Prouvaires, ông linh mục trỏ tay về phía sân trước nhà thờ, nói: - Kia kìa, hắn đang ở tại vị trí của hắn. Gondy nhìn theo và trông thấy một kẻ nghèo khổ ngồi trên một chiếc ghế và tựa lưng vào một góc tường; hẳn có một cái xô nhỏ để bên cạnh và tay cầm một cây ngù dùng để rẩy nước thánh. - Có phải vì đặc quyền mà hắn được ngồi ở đấy không? - Gondy hỏi. - Không đâu, thưa Đức ông, - Linh mục đáp, - Hắn đã thương lượng với kẻ trước hắn về chỗ của người đưa nước thánh. - Thương lượng à? - Vâng, cái chỗ ấy phải mua đấy; tôi chắc tên này đã mua chỗ với giá một trăm pistol. - Tên vô lại này hẳn là giàu có? - Vài người trong bọn này lúc chết đói khi để lại tới hai mươi nghìn, hai lăm nghìn, ba mươi nghìn livres hay nhiều hơn nữa. - Hừm! - Gondy cười nói, - Tôi không ngờ rằng mình đã đặt của bồ thí đúng chỗ đến thế. Trong khi đó hai người đi về phía sân trước. Lúc linh mục và chủ giáo đặt chân lên bậc đầu tiên của nhà thờ, người ăn mày đứng dậy và chìa cây ngù ra. Đó là một người đàn ông trạc bảy mươi đến bảy mươi tám tuổi, thấp và khá đẫy đà, tóc xám, mắt hung hung. Trên gương mặt gã hiện lên cuộc đấu tranh giũa hai nguyện lý trái ngược nhau, một bản chất xấu xa bị chế ngự bởi nghị lực, có lẽ bởi sự ăn năn. Trông thấy người kỵ sĩ đi theo linh mục, hắn khẽ giật mình và nhìn với vẻ kinh ngạc. Linh mục và chủ giáo lấy đầu ngón tay chạm vào cây ngù và làm dấu chữ thập, chủ giáo ném một đồng tiền bạc vào trong chiếc mũ để dưới đất. - Maillard này, - Linh mục nói, - Ông đây với tôi đến để nói chuyện với bác một lát. - Với tôi ư? - Gã ăn mày nói, - thật là vinh dự cho một kẻ dâng nước thánh nghèo hèn. Trong giọng nói của gã có một nét trào lộng mà hắn không chế ngự được hoàn toàn vả nó khiến ông chủ giáo kinh ngạc. Linh mục như đã quen với cái giọng ấy, nói: - Phái, chúng tôi muốn biết xem bác nghĩ gì về những sự kiện ngày hôm nay và bác nghe thấy những người ra vào nhà thờ bàn tán, thế nào về những sự kiện đó? Gã ăn mày gật đầu và nói: - Thưa linh mục, đó là những sự kiện đáng buồn và cũng như mọi khi nó rơi vào đầu đám dân chúng nghèo khổ. Còn về điều người ta bàn tán thì tất cả thiên hạ đều bất bình, tất cả thiên hạ đều ca thán, nhưng nói tất cả thiên hạ là chẳng nói ai cả. - Bạn thân mến, - Ông chủ giáo nói, - Bác hãy cắt nghĩa xem. - Tôi nói rằng tất cả những tiếng kêu la ấy, tất cả những điều ca thán ấy, tất cả những lời chửi rủa ấy chi gây nên một cơn giông tố và những tia chớp mà thôi, nhưng sấm sét sẽ chỉ giáng xuống khi nào có một người chỉ huy điều khiển nó. - Này bạn ơi, - Gondy nói - Tôi thấy bác là một người khôn khéo; liệu bác có sẵn lòng tham gia vào một cuộc nội chiến nho nhỏ trong trường hợp nó xảy ra và nếu như chúng ta tìm được một thủ lĩnh thì liệu bác có để cho vị ấy tuỳ ý sử dụng thế lực riêng của bác và ảnh hưởng mà bác đã giành được ở bạn bè của bác không? - Có thưa ông, miễn là cuộc chiến tranh ấy được Nhà thờ tán thành và do đó có thể dẫn tôi tới mục đích mà tôi muốn đạt tới, nghĩa là sự xá tội cho tôi. - Cuộc chiến tranh ấy không những được Nhà thờ tán thành mà còn do Nhà thờ lãnh đạo nữa. Còn việc xá tội cho bác, chúng ta có Ngài Tổng giám mục Paris, ngài giữ nhiều quyền hành lớn của Toà thánh La Mã, và cả ông chủ giáo nữa, ông có quyền đại xá; chúng tôi sẽ giới thiệu bác với ông ta. - Maillard này, - Linh mục nói, - Hãy nhớ rằng chính tôi đã giới thiệu bác với ngài chủ giáo, ngài là một vị chúa toàn năng và có thể nói là ngài đã bảo đảm cho bác. - Thưa linh mục, - Người ăn mày nói, - Tôi biết rằng bao giờ ông cũng rất tốt với tôi; cho nên về phía mình, tôi sẵn sàng làm vừa lòng ông. - Thế bác có cho rằng thế lực của bác đối với đồng nghiệp của bác cũng to tát như ông linh mục nói với tôi ban nãy không? - Tôi cho rằng họ có một niềm tôn kính nào đó đối với tôi, gã ăn mày nói với vẻ kiêu hãnh, - và không những họ sẽ làm mọi điều tôi ra lệnh cho họ, mà tôi đi bất cứ đâu họ cũng sẽ theo tôi. Và bác có thể bảo đảm với tôi về năm mươi người thật quyết tâm, những con người tâm tính tốt và thật phấn khích, những kẻ la hét to có thể làm sụp đổ những tường luỹ của Hoàng cung khi hô "Đả đảo lão Mazarin" giống như tường lũy của Jéricho ngày xưa sụp đổ không?(3) - Tôi tin rằng, - Gã ăn mày đáp - Tôi có thể đảm đương những việc khó khăn hơn và quan trọng hơn thế nữa. - A, a! - Gondy nói, - bác có thể đảm nhiệm trong một đêm dựng mười lũy chướng ngại không? - Tôi có thể nhận làm năm mươi cái và đến ban ngày thì bảo vệ chúng. - Mẹ kiếp, - Gondy nói, - bác nói với vẻ chắc chắn khiến tôi rất hài lòng, và bởi vì ông linh mục bảo đảm với tôi về bác… - Tôi xin bảo đảm, - Linh mục nói. - Đây là một cái túi đựng năm trăm pistol bằng vàng, - Gondy nói, - bác hãy làm mọi sự sửa soạn, và cho tôi biết mười giờ tối nay tôi có thể gặp bác ở đâu? - Đó phải là một nơi thật cao để một hiệu lệnh phát ra từ đấy mọi khu phố ở Paris đều có thể trông thấy được. - Bác có muốn tôi nói một lời với thày trợ tế ở nhà thờ Saint-Jacques- la-Boucherie không? - Linh mục nói - Ông ta sẽ đưa bác vào một căn phòng trên ngọn tháp. - Thế thì tuyệt quá! - Gã ăn mày đáp. - Vậy thì chiều nay vào sáu giờ, - Chủ giáo nói, - Và nếu tôi hài lòng về bác, thì bác sẽ có một túi tiền năm trăm pistol nữa. Cặp mắt gã ăn mày ánh lên một nỗi thèm thuồng, nhưng hắn dẹp ngay niềm xúc động ấy và nói: - Vâng, tối nay, mọi thứ sẽ sẵn sàng. Và hắn đem chiếc ghế vào trong nhà thờ, xếp cái xô và cây ngù bên cạnh chiếc ghế, rồi đi lấy nước thánh ở trong chậu nước thánh để làm dấu, dường như hắn không tin cậy ở nước cửa hắn trong xô, và ra khỏi nhà thờ. Chú thích: (1) chủ giáo de Gondy (2) Mũ đỏ: mũ giáo chủ mà ông chủ giáo đang khao khát. (3) Giensô là một thành phố ở Gioocđani. Theo Kinh Thánh thì Giôđuye đã làm đổ sụp các tường luỹ của Giêrỉsô bằng những hồi kèn trận (khoảng 1400-1260 trước Công nguyên).
Hai Mươi Năm Sau Hai Mươi Năm Sau - Alexandre Dumas Hai Mươi Năm Sau