The man who does not read good books has no advantage over the man who can't read them.

Mark Twain, attributed

 
 
 
 
 
Tác giả: Túy Ca Tửu
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 120 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 491 / 1
Cập nhật: 2017-09-24 23:54:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8
hương 8
Mãi một tuần sau, họ mới được nghe tiếp câu chuyện của Ba Son.
Chẳng là, đêm hôm đó ông Ba Son đột nhiên mắc bệnh đau bụng dữ dội, kèm theo sốt và ói mửa. Ông được đưa đi nhập viện với chẩn đoán: “Nhiễm độc nặng do phải thường xuyên hít phải tử khí.”
Hắc Long và ba người thường nghe ông kể chuyện đến tận bệnh viện thăm ông. Hai cô gái dịu dàng chăm sóc ông như người thân. Họ lấy sữa, gọt hoa quả cho ông Ba Son ăn “lấy sức” mà kể chuyện tiếp cho họ nghe.
- Này, các cô bắt đầu biết “tận dụng” tài năng của người khác rồi đấy! – Ông Ba Son chọc ghẹo hai người.
- Chú Ba! Chú lại nữa rồi. Hai ảnh đã thường chọc tụi con rồi, giờ thêm chú nữa. – Vân làm vẻ nũng nịu.
- Kha kha kha! – Ông Ba Son cười sảng khoái.
- Chú còn cười được... hứ... con không chơi với chú nữa đâu.
- Kha kha kha!
- Quỷ tha ma bắt chú đi. – Vân đóng mặt giận.
- Thôi thôi! Chú sẽ đền cho hai đứa bằng cách kể hết câu chuyện, được chưa nào?
Hai cô gái vui mừng ra mặt, nhưng Tâm nhớ ra là ông Ba Son đang mang bệnh, nên nói:
- Thôi! Chú nghỉ cho khỏe đã, rồi sau này hãy từ từ kể cũng được.
- Ôi dào! Chú có bệnh tật gì đâu. Mọi người lại đây, nghe tôi kể cho hết câu chuyện đi, để ươn ươn dở dở như vậy tôi không thích đâu.
Ba Son tiếp tục câu chuyện:
- Tướng Cướp Bạch Long Giang bị nhốt ở buồng đặc biệt. Chân bị cùm bằng một vòng sắt phi mười. Từ lúc bị bắt cho đến khi bị giam giữ nghiêm ngặt, ông đã nuôi ý định sẽ vượt ngục. Ông bắt đầu vận dụng trí tuệ của mình. Ông đặt câu hỏi: “Muốn thoát ra khỏi đây, trước tiên phải làm gì?” Trước tiên phải phá cùm. Có cách gì để phá cùm mà không bị phát hiện hay không? Vận dụng tối đa công suất của bộ não, cuối cùng ông đã nghĩ ra được một cách. Song song với đó là một kế hoạch hoàn hảo, đào thoát khỏi khám Chí Hòa. Hồi đó, những bữa cơm tù thường được những tội nhân mang đến cho bạn tù của mình. Ngày hôm đó, khi người đưa cơm vừa đến; ông Giang đã níu người đó lại nói: “Anh có nhận ra tôi không?” Người kia đáp: “Tôi nhận ra chứ, huynh là một anh hùng hảo hán. Tướng cướp Bạch Long Giang.” Bạch Long Giang ghé tai người này nói nhỏ: “Người anh em, có thể lén mang vào cho tôi một lưỡi dao lam được không?” Người kia hỏi lại: “Huynh cần thứ đó làm gì?” “Tôi muốn cạo râu cho đỡ khó chịu thôi, trong này nóng nực quá!” “Được rồi, đệ sẽ mang đến cho huynh, nhưng huynh hứa với đệ là phải giữ cho cẩn thận nhé, đừng để bọn quản giáo phát hiện.” “Về chuyện đó chú cứ yên tâm. À này, tiện thể mang cho tôi một cái bậc lửa luôn nhé!” Người bạn tù đưa cơm tuy khó hiểu, nhưng vẫn giúp cho ông Giang những thứ ông yêu cầu.
- Ông ấy cần dao lam để làm gì vậy chú Ba? – Hùng khó hiểu mới hỏi Ba Son.
- Nói ra thật khó tin. Ông Giang dùng dao lam để cưa cùm sắt phi mười.
- “Cái gì” – Mọi người ngạc nhiên thốt lên!
- Thấy chưa tôi đã bảo mà. Nhưng đúng là như vậy, sau khi được người bạn tù lén đưa vào cho ông lưỡi dao lam, ông bẻ làm đôi; dùng nó làm chiếc cưa tí hon để cưa cùm sắt. Lưỡi cưa vừa nhỏ vừa nhẹ, lại không gây ra tiếng động, nên việc cưa sắt rất thuận lợi. Mỗi ngày sau khi cưa xong, ông dùng chiếc bậc lửa đốt nhựa vải nhỏ kín vào rảnh cưa để che dấu vết. Sau khi làm xong, lại giấu bộ dụng cụ nhỏ bé vào lỗ hỏng trên tường, rồi dùng giấy báo dán lên. Đến ngày thứ năm thì mọi việc hoàn tất. Một tuần trước đó, ông đã tranh thủ lúc quản giáo không chú ý, liền bẻ một vòng sắt ở cửa nhà vệ sinh giấu đi. Tối đến khi mọi người đã ngủ say, ông đem vòng sắt ra dùng cùm bẻ thẳng lại rồi miệt mài ngày đêm mài nhọn một đầu. Với ba thứ dụng cụ thô sơ đó, ông đã bẻ được cùm chân thoát ra, đến nhà vệ sinh. Lúc này, vòng sắt được mài nhọn một đầu mới thật sự phát huy tác dụng. Ông dùng chính “dùi sắt tự tạo” này lựa chỗ tường ẩm thấp ở nhà vệ sinh; khoét một lỗ hổng đủ thân người chui qua được. Số gạch được lấy ra, ông xếp chồng rồi lấy chăn phủ lên, để đánh lừa quản giáo. Khi nhìn vào sẽ giống như một người đang nằm ngủ.
- Ôi! Ly kỳ quá! – Vân nói.
- Sau khi thoát ra được nhà vệ sinh, là đến giai đoạn khó khăn nhất. Để ra được bên ngoài trước tiên phải leo xuống được bên dưới. Nơi giam giữ ông ở tít tầng ba; bình thường nhìn xuống đã chóng mặt. Nay phải nhảy xuống là điều không tưởng, sẽ tan xương nát thịt ngay.
- Thế ông ấy phải làm sao chú Ba? – Vân nông nóng hỏi tiếp.
- Sự thông minh của Bạch Long Giang nằm ở đó, cái khó ló cái khôn. Ông nghĩ ra cách bện quần áo của mình lại thành một “sợi dây” buột một đầu ở lang cang, sau đó từ từ tuột xuống phía dưới. Nhưng oái oăm sao, tuột được nửa đường thì sợi vải bị rách, ông ngã từ trên cao xuống. Người bình thường chắc chắn không sống được sau cú ngã đó; Nhưng Bạch Long Giang lại may mắn thoát chết, nhưng cú ngã làm ông bị chấn thương nặng, nằm mê man bất tỉnh.
Kể đến đó, Ba Son dừng lại. Muốn được hút một điếu thuốc rồi sẽ kể tiếp.
- Các anh cho tôi xin điếu thuốc, thiệt tình… không có gì khó bằng việc bỏ thuốc. – Ba Son cười nói.
- Chú Ba! Đã nói chú đừng hút thuốc nữa mà; chú nên nhớ mình đang mang bệnh đó. – Vân nói.
- Khà khà khà! Có khi nào cùi mà đi sợ lở đâu. Làm cái nghề của tui, từ đầu tui đã biết không có hậu rồi. Như tui chưa chết, chưa điên là còn may đấy. Còn mấy thứ bệnh hoạn này có muốn tránh, tránh làm sao được. – Ba Son nói dứt lời thì thở dài.
- Chú Ba, sao hồi đó chú không tìm nghề khác làm? – Tâm hỏi.
- Đó là cái nghiệp của chú! – Ba Son mắt nhìn xa xăm, trên tay là điếu Marlboro Hắc Long vừa đưa sang cho ông.
Ba Son rít vài hơi thuốc, phả vào không khí làn khói trắng. Mấy người hộ lý bèn chạy đến, một người lớn tiếng mắn:
- Anh kia, đây là bệnh viện chứ không phải chỗ để anh hút thuốc bừa bãi như vậy đâu. Anh dập ngay điếu thuốc cho tôi!
- Dạ, dạ… tôi xin lỗi! Tôi vô ý quá! – Ba Son nhìn mấy người hộ lý, ánh mắt tỏ ra đã biết lỗi.
Ông dập điếu thuốc, sau đó tiếp tục câu chuyện đang kể:
- Một tiếng sau. Tướng cướp Bạch Long Giang mới hồi tỉnh. Cột sống của ông đau kinh khủng, nhưng vẫn cố gắng đứng lên, tìm mọi cách thoát khỏi trại Chí Hòa. Ông phải trèo lên cột điện, vượt tường qua khu quản giáo. Tại đây, ông “mượn tạm” một bộ y phục quản giáo đang vắt trên dây phơi đồ. Tiện thể “mượn” luôn đôi dép và chiếc xe đạp đang dựng gần đó. Thoắt một cái, từ một tướng cướp ông biến thành người quản giáo. Đạp xe đạp ung dung ra khỏi trại, đến cổng trại, ông chủ động ghé vào chào anh gác cổng, rồi nói với anh này: “Mở cửa cho tôi đi uống cà phê sáng!” Anh gác cổng vui vẻ mở cửa, cảm thấy chưa thỏa mãn; ông còn quay lại nói vài câu hài hước với anh gác cổng, rồi vừa đạp xe chậm rãi, vừa huýt sáo, hòa vào dòng người mất hút.
- Đúng là huyền thoại thật! Chỉ với một lưỡi dao lam mà vượt khám Chí Hòa. Trên đời này e không còn người nào có đủ bản lĩnh như vậy. – Hùng nói.
- Phải. Đó được xem là một kỳ tích.
- Tướng cướp Bạch Long Giang, sau đó có gặp được vợ mình không chú Ba? – Tâm hỏi.
- Tất nhiên, nơi đầu tiên ông ấy trở về, sau khi thoát khỏi trại Chí Hòa; là vùng núi Lương Sơn. Nơi những anh em của ông vẫn ngày đêm cố thủ. Ông về đến nơi là lúc cô Yến chuyển dạ; người ta đã tưởng cô không qua khỏi khi việc sinh nở của cô gặp phải sự cố nghiêm trọng. Nhưng may thay, Bạch Long Giang về kịp, nắm lấy tay cô. Sung sướng, hạnh phúc khi gặp lại chồng, đã tiếp thêm nghị lực giúp cô vượt qua cơn nguy kịch. Đứa bé chào đời! Đêm đó mưa xối xả. Mưa như trút nước. Bạch Long Giang bồng đứa trẻ sơ sinh trên tay, buồn vui không biết, chỉ thấy mắt ông rưng rưng.
- Đứa trẻ là con trai hay con gái vậy chú Ba? – Tâm hỏi.
- Là con gái.
- Vậy là, tướng cướp Bạch Long Giang vẫn tiếp tục bám trụ lại vùng núi Lương Sơn hả chú Ba? – Hùng hỏi ông Ba Son.
- Không. Trước sự truy quét ráo riết ngày đêm, của bọn tay sai thực dân Pháp. Ông Giang quyết định đưa vợ con đi lánh nạn ở Tây Nguyên. Hậu quả từ cú ngã ở trại Chí Hòa khiến ông bị tổn thương ở xương sống rất nặng. Đã vậy, hằng ngày ông phải làm việc, lao động vất vả nuôi vợ và con. Ông giấu vợ chuyện mình bị thương; cố cắn răng chịu đựng những cơn đau để vợ yên lòng.
- Tôi nghiệp tướng cướp Bạch Long Giang! Còn những anh em của ông thì sao chú Ba? – Vân hỏi.
- Bọn họ, người thì bị bắt, người thì bị giết. Băng cướp đến đây đã chính thức không còn tồn tại nữa. Tướng cướp Bạch Long Giang, phần đau ốm bệnh tật; phần nhớ về anh em chiến hữu từng vào sinh ra tử với mình; lại còn trách nhiệm với vợ con cần ông ra sức gánh vác. Nhưng không phải vì thế mà ông mất niềm tin với cuộc sống; ông luôn tin tưởng rồi mọi thứ cũng sẽ qua. Ông sẽ gầy dựng lại lực lượng; tìm lại được anh em bị thất lạc. Rồi sẽ có một ngày ông dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi. Nhưng, đó chỉ là những điều ước của con người. Vì người ta không đánh thuế ước mơ nên con người thả sức mơ mộng. Định mệnh thì vẫn xuôi theo chiều của nó, cuốn những phận đời trôi nổi vào cơn lốc xoáy. Số phận của Bạch Long Giang cũng không ngoại lệ. Sau khi vượt ngục được gần một năm; trong một lần truy bắt; bọn tay say của thực dân Pháp đã bủa vây tướng cướp Bạch Long Giang, chúng định bắt ông và vợ con mang đi. Ông chống cự quyết liệt để cứu vợ con mình, những tên tay sai chó má, sau khi đã khống chế được Bạch Long Giang. Chúng đã hãm hiếp cô ấy ngay trước mặt ông. Bạch Long Giang gầm rú như một người điên, nhưng không thể làm gì hơn được; bọn chúng đã khóa siết tay chân của ông lại. Cô Yến chống cự lại, quyết không để bọn chó săn làm nhục mình; trong lúc chống cự cô giật được con dao găm dắt trên lưng một tên trong bọn, liền đó cứa cổ tự vẫn. Bọn tay sai bán nước hại dân đó, vì không đụng được đến người đàn bà đẹp; đã trút hết mọi sự căm giận lên đứa con của hai người. Chúng bắn nát như tương đứa bé, rồi cười như một bọn chó điên khát máu.
- Bọn khốn nạn mà, trời ơi! Sao trên đời này lại có những kẻ man rợ như vậy. Đã như thế chúng còn nắm được quyền hành, tha hồ làm nhục, hiếp đáp dân lành. Công lý nằm ở đâu? – Hùng bức xúc.
- Công lý nằm trong tay kẻ mạnh, cậu quên rồi sao? – Hắc Long nói lạnh lùng.
Ba Son không kể tiếp câu chuyện nữa. Ông quay sang mọi người nói:
- Kết cục cuối cùng ra sao thì mọi người đã biết. Đó là phần việc của lịch sử, tôi không nói lại nữa.
Nãy giờ, Tâm và Vân ngồi thẩn thờ. Đầu óc chưa trở về với thực tại. Dường như, hai cô gái không thể chấp nhận được tấn bi kịch đau lòng đó. Họ lại khóc thêm một lần nữa; lần này cả Vân cũng khóc. Hùng dỗ hoài mà cô vẫn không chịu thôi.
- Chú Ba, ây, biết làm sao đây; cũng không thể trách chú được. – Hùng lắc đầu, nói.
- Này hai cô, nín dùm tui cái. Nãy giờ chú kể chuyện dã sử đấy, không có thật đâu. – Ông Ba Son nói cứ như thật. Rồi cười khà khà.
Hai cô gái tức giận. Bực mình nói với ông:
- Chú Ba, chú còn định gạt tụi con đến bao giờ nữa. Không ngờ con người chú lại như vậy, chú làm tụi con giận rồi, không chơi với chú nữa đâu. Tụi con về đây! – Vân nói hờn dỗi, rồi đứng lên, kéo tay Tâm định đi về.
Thật ra, thời gian lúc đó cũng đã khuya, bệnh viện sắp đóng cửa. Họ chào tạm biệt nhau. Ông Ba Son chúc ọi người luôn hạnh phúc; gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Và không quên dặn dò hai cô gái:
- Hai đứa đừng để trong lòng câu chuyện những ngày qua chú kể nghe không? Đó là chuyện chú bịa đấy!
- Chú nhớ nha! Lần sau không bao giờ con tin chú gì nữa. Vậy mà làm người ta khóc hết nước mắt à! – Vân còn chưa nguôi ngoai, nói.
Ông Ba Son cười một tràng sảng khoái. Khi mọi người đã đi hết. Lúc này chỉ còn lại một mình ông ngồi lại với nỗi cô đơn. Những ký ức của ngày xưa trở về rõ như mới ngày hôm qua. Ông đứng lên đi lại phía cửa sổ nhìn ra ngoài trời tối đen như mực. Khóe mắt nhăn nheo đã ngấm bụi thời gian của ông có gì đó rưng rưng, ông nói một mình: “Huynh ơi! Đệ không mang cơm tới cho huynh được nữa rồi, hu hu hu. – Và rồi niềm cảm xúc vỡ òa. Ba Son khóc nức nở.
Chuyện Tình Của Trùm Xã Hội Đen Và Con Gái Ông Bộ Trưởng Chuyện Tình Của Trùm Xã Hội Đen Và Con Gái Ông Bộ Trưởng - Túy Ca Tửu