There is always, always, always something to be thankful for.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: 32++
Thể loại: Lịch Sử
Số chương: 160 - chưa đầy đủ
Phí download: 11 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 765 / 4
Cập nhật: 2017-09-24 23:14:25 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 73: Tào Tính “Ám Tiễn”
Ở giữa của đội thiết kỵ năm ngàn người ấy là một viên nữ tướng. Đó chính là một đại tướng của Đổng Trác, nàng ta tên gọi Quách Dĩ. Vầng hào quang màu lam trên người nàng bùng phát, rực rỡ. Trên đỉnh đầu nàng có hai chữ “Tây lương” lấp lánh. Nàng ta chính là người thống lĩnh đội thiết kỵ tinh nhuệ của Tây Lương quân. Võ tướng kĩ của nàng là ngự binh kĩ để hỗ trợ và làm tăng sức chiến đấu của thiết kỵ Tây Lương.
Thiết kỵ Tây Lương có nguồn gốc từ Lương Châu. Thời bấy giờ thì Lương Chây nằm ở ngay vùng biên giới giáp ranh giữa người Hán và người Khương. Người dân ở đây nhanh nhẹn, dũng mãnh, thiện chiến, và hung hãn và nhất là không sợ chết. Ngay từ thời xưa những đội thiết kỵ tinh nhuệ nhất của Lũng Hữu đã ngang dọc khắp cả thiên hạ mà không có đối thủ vì thế mà được lịch sử gọi là: “Lương Châu đại mã, hoành hành thiên hạ” (Vó ngựa Lương Châu ngang dọc khắp cả thiên hạ này). Chính nhờ đội thiết kị thần dũng này là Tần Thủy Hoàng có thể bình định được năm nước còn lại. Đường Thái Tông cũng nhờ thiết kỵ Tây Lương mà ngạo nghễ với cả thiên hạ. Còn thời đại Tam quốc này Mã Siêu cũng dựa vào sự uy mãnh của Tây Lương quân mà sáu lần chiến với Tào Tháo ở Vị Thủy, đuổi cho Tào Tháo chạy dài đến nỗi phải cắt râu, bỏ cả hồng bào ở Đồng quan mới thoát thân được. Qua đó có thể thấy uy lực của Tây Lương quân mạnh đến cỡ nào.
(Truyện "Manh Nương Tam Quốc" được copy từ diễn đàn Manga Club MangaClub.Biz)
Tây Lương quân chia làm hai đơn vị. Đơn vị thứ nhất do Đổng Trác nằm quyền, đơn vị còn lại do Mã Đằng, Hàn Toại chỉ huy. Cánh quân thứ hai này chính là đội quân Tây Lương do Mã Siêu thống lĩnh sau này. Kỵ binh Tây Lương vẫn thường được gọi là thiết kỵ, nhưng nó cũng không giống như thiết kị của Châu Âu là chiến mã cũng mang giáp, còn kỵ binh thì được mặc giáp từ đầu tới chân. Bởi vì thời kỳ Tam quốc này kỹ thuật về khôi giáp còn chưa được thông hành cho lắm, cho nên áo giáp mà các mà các thiết kỵ quân mặc trên người chính là dùng sắt mà luyện thành. So sánh với áo giáp mà các binh sĩ bình thường mặc trên người thì cũng tốt hơn một chút. Bởi vì áo giáp của các kỵ binh này nhẹ cho nên khả năng chiến đấu, sử dụng vũ khí cũng linh hoạt hơn so với kỵ binh Châu Âu,
Các thiết kị Tây Lương này đều không được trang bị cung nỏ gì cả, mà bọn ngoài trường thương là vũ khí chính thì trên vai của mỗi kỵ binh còn được trang bị thêm hai cây lao ngắn nữa. Khi giáp chiến với kẻ địch, các kỵ binh này sẽ phóng lao trước để loại bỏ một phần quân địch, sau đó mới xông vào trận mà đâm chém. Dĩ nhiên thì các lao ngăn này sức sát thương lớn hơn bắn tên, nhưng số lượng trang bị ít, nặng và tầm sát thương ngắn hơn tên.
Quách Dĩ dẫn theo năm ngàn thiết kỵ Tây Lương từ Hổ Lao quan xông ra trợ chiến cho Trương Liêu. Khi thiết kỵ Tây Lương vừa mới ra khỏi cổng thành thì cũng là lúc hơn vạn quân của Tào Tháo xông lên dưới sự hỗ trở của kim quang của chúa công. Tây Lương quân không hề do dự,lập tức rút lao ra tất cả cùng đồng loạt phóng lao về phía quân Tào.
Như đã nói ở trên các cây lao này tầm sát thương không xa cung tên nhưng lực sát thương thì mạnh hơn tên bắn rất nhiều lần. Chúng ta cứ xem lại cả thời đại Tam quốc này thì biết, có nhiều người bị trúng tên, chưa chắc đã chết, cả người đẫm máu mà vẫn còn hăng hái chiến đấu lắm, thậm chí còn giết được vô số kẻ địch. Nhưng một khi đã trúng phải cây lao này rồi thì không còn sức lực đâu mà tái chiến nữa, chứ nói gì là giết địch.
Một loạt lao đã được Tây Lương quân ném ra và lập tức đã có kết quả một mảng lớn bộ binh của Tào Tháo đã bị ngã xuống, vì trúng phải lao. Và những người đã trúng phải lao thì hầu hết sẽ mất sức, mất đi khả năng chiến đấu, chỉ có thể nằm dài trên đất mà chờ chết mà thôi. Lúc này tinh thần của Tào quân đã trùng xuống rồi, trái lại thiết kị Tây Lương càng thấy địch nhân lại càng hiếu chiến, ào ào xông lên tràn đầy sát khí, trường mâu loang loáng vung lên đoạt mạng của kẻ địch.
Hạ Hầu Uyên, Tào Nhân, Tào Hồng, Vu Cấm, Lý Điển, Nhạc Tiến thấy thiết kỵ Tây Lương quân ào ạt xông ra mới loạt lao đầu tiên đã hạ gục rất nhiều binh mã của Tào gia, cho nên bọn họ vội vàng vận dụng võ tướng kĩ của mình. Thế là hào quang màu đỏ, màu xanh lam cứ thế đan cài lẫn lộn xông lên. Trương Liêu cũng quất ngựa, múa đao xông lên nghênh chiến.
Nếu từng người chiến đấu thì cả sáu tướng lĩnh của Tào Tháo sẽ chẳng có ai là đối thủ của Trương Liêu được. nhưng dựa vào sự hỗ trợ của kỹ năng “kiêu hùng” của Tào Tháo cùng với chiến thuật xa luân chiến cho nên sáu người bọn họ chiến đấu với Trương Liêu cũng nhàn nhã không chật vật lắm. Còn ngược lại Trương Liêu đang bị dồn ép vào thế khó. Thấy tình hình như vậy Lã Bố liền cho cả tám đại tướng dưới trướng của mình ra chiến đấu trợ giúp cho Trương Liêu. Rất nhiều hào quang của võ tướng kĩ từ Hổ Lao quan chạy ra, mộ cuộc đại chiến lớn sẽ thực sự nổ ra.
Lúc này, trận chiến ở trước Hổ Lao quan ngày càng trở nên náo nhiệt hơn sôi động hơn. Tiếng gươm giáo, tiếng người kêu gào chửi rủa ầm ĩ, hỗn loạn vô cùng. Tôn Vũ nhìn thấy cảnh tượng đó trong lòng thầm nghĩ: Cái thế giới này đúng là không hoàn toàn giống như lịch sử thời Tam quốc của ta. Ví dụ như chuyện Đổng Trác tự xưng đế lây hiệu là “Phùng ma nguyên niên” chẳng hạn, hay như trận chiến ở Hổ Lao quan này chẳng hạn. Ở “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung chỉ có tam anh chiến Lã Bố là xong, đằng này lại nảy ra nhiều trận chiến thế này, hỗn loạn hết cả lên. Ví thế sau này mình phải cẩn thận không nên đem lịch sử Tam quốc của La Quán Trung đồng nhất với thế giới này. Mình chỉ nên lấy đó làm tư liệu tham khảo mà thôi.
Chiến trường lúc này là một trường hỗn loạn quân tướng đánh nhau mịt mù. Rõ ràng là Tào Tháo đã hăng lên rồi. Nàng ta vẫn đứng trên mình ngựa, cao hơn hẳn những người khác, cho nên quan sát được rất rõ các mục tiêu trên chiến trường.
Hầu hết chẳng có ai chú ý tới trong đám loạn quân của thiết kỵ Tây Lương có một nữ tướng người mặc giáp trụ kỵ binh, một mặt nàng ta liên tiếp vung trường mâu giao chiến đánh giết Tào quân, nhưng mặt khác nàng ta lại đang từ từ mở lối, tiến về phía Tào Tháo.
Người con gái kia tuy là được biên chế vào đội thiết kỵ quân của Đổng Trác, nhưng thực ra đó không phải là binh lính bình thường mà là một đại tướng, nàng ta tên là Táo Tính. Chính là một trong tám đại tướng dưới trướng của Lã Bố. Tào Tính là có võ tướng kĩ “Ám tiễn”, loại võ tướng kĩ này chuyên dùng để đánh lén đối phương. Để phát huy được tối đa tính chất bất ngờ cho nên nàng ta thường hóa trang thành một tên lính quèn, ẩn mình trong đám quân lính đông đúc, rồi thừa cơ bắn hạ đối phương. Người ta vẫn thường nói “minh thương dễ tránh, ám tiễn khó lường”, cho nên Tào Tính đúng là một nhân vật rất “khó chịu”
Tào Tính mặc một bộ áo giáp rất dày, che giấu hoàn toàn dung mạo và vóc người, cho nên mới thoạt nhìn thì ai cũng nghĩ nàng là đàn ông. Mà theo thói thường thì ai thèm để ý tới một tên nam nhân trong đám quân hỗn loạn kia chứ bởi vì nam nhân không có võ tướng kĩ thì làm nên cơm cháo gì chứ. Tào Tính hóa trang như vậy nên không ai đề phòng cảm, nàng ta vừa chém giết Tào quân vừa tiến gần tới Tào Tháo, hiện tại nàng còn cách nàng ta khoảng hơn trăm bước nữa thôi.
Khoảng cách này đã đủ gần, vừa tầm bắn rồi. Tào Tính liền giương cung, lắp tên nhắm thẳng về phía Tào Tháo. Kĩ năng “ám tiễn” của Tào Tính vô cùng xảo diệu, đây là một loại võ tướng kĩ khi phát động không hề tỏa hào quang, cũng không xuất hiện chữ ở trên đầu, và phải đợi cho mũi tên đã lao đi rồi thì một lát sau trên người của võ tướng ấy mới khởi phát hào quang và xuất hiện chữ, cho nên kĩ năng này luôn rất hiệu quả vì tính bất ngờ, và bí mật. Chính vì thế đã có không ít kẻ phải gục ngã dưới tay của Tào Tính rồi.
Tào Tính nheo nheo mắt ngắm đích đền là Tào Tháo, Mục tiêu đã xác định, Tào Tính buông tiễn, lập tức một mũi tên đen nhánh lao đi mà không hề phát ra một chút âm thanh nào cả, nó cứ thế lao về phía Tào Tháo mà không hề phát ra một chút tiếng động nào cả, có lẽ tốc độ đạt đến mức siêu thanh rồi. Phần thân của mũi tên làm từ gỗ có màu đen, cộng thêm phần đuôi tên cũng có màu đen luôn cho nên ở trên chiến trường hỗn loạn, màu sắc tán loạn rất khó phát hiện ra nó. Hơn nữ võ tướng kĩ “Ám tiễn” của Tào Tính đã triệt tiêu hoàn toàn âm thanh xé gió của mũi tên khiến cho mũi tên vô thanh vô tức, giống như không khí bình thường vậy.
Tào Tháo lúc này vẫn cứ hồn nhiên làm “trung tâm của đấu trường” mà không hề hay biết nguy hiểm đang tới rất gần rồi. Nàng ta vẫn đứng trên lưng ngựa, nhìn xung quanh với ánh mắt dương dương tự đắc lắm. Kim quang trên người Tào Tháo vẫn lấp lánh, xem ra lần này nàng đã nổi tiếng lắm rồi.
Mũi ám tiễn của Tào Tính càng ngày càng đến gần Tào Tháo rồi.
Đôi mắt Tào Tính chăm chú nhìn theo mũi tên đã bắn. Một mũi tên mà giết chết được Tào Tháo, thì công đầu này chắc chắn thuộc về mình rồi, nhất định đại tướng quân sẽ trọng thưởng đây. Tào Tính hí hửng mơ về thành quả sắp đạt được.
(Truyện "Manh Nương Tam Quốc" được copy từ diễn đàn Manga Club MangaClub.Biz)
Liệu có phải chẳng ai chú ý đến mũi tên này hay không? Không! Có một người đã chú ý tới nó.
Bên cạnh Tào Tháo vẫn còn có một cô bé đáng yêu cầm cờ kia mà. Nàng chính là Hạ Hầu Đôn.
Cô gái này có tố chất của một vị tướng tài nhưng bây giờ chưa thể khởi phát được tiềm năng võ tướng kĩ. Hạ Hầu Đôn vốn là một đứa trẻ bị bỏ rơi, cũng giống như Triệu Vân nàng phải lang bạt kỳ hồ, nhưng Tào Tháo chẳng những không ghét bỏ, đánh đuổi nàng mà bà ta đã rộng lòng thu nhận nàng làm thị nữ, hơn nữa còn động viên an ủi nàng và hứa: “Khi nào ngươi biết sử dụng võ tướng kĩ thì ta sẽ cho ngươi làm đại tướng quân đi đánh trận”
Manh Nương Tam Quốc Diễn Nghĩa Manh Nương Tam Quốc Diễn Nghĩa - 32++