Books are a refuge, a sort of cloistral refuge, from the vulgarities of the actual world.

Walter Pater

 
 
 
 
 
Tác giả: Alexandre Dumas
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Vingt Ans Après
Dịch giả: Anh Vũ
Biên tập: Lê Nhật Minh
Upload bìa: Lê Nhật Minh
Số chương: 129 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2361 / 29
Cập nhật: 2016-07-21 22:06:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 43: Tình Phụ Tử
rong khi cái cảnh khủng khiếp kia diễn ra ở nhà Lord de Winter, thì Arthos ngồi bên cửa sổ phòng mình khuỳnh tay tì lên bàn đầu nghiêng trên bàn tay, đang nghe cả bằng tai và bằng mắt Raoul kể lại những chuyện phiêu lưu trong chuyến viễn du và những chi tiết của trận đánh. Khuôn mặt tuấn tú và thanh cao của vị quý tộc biểu hiện một niềm hạnh phúc khôn tả trước câu chuyện kể bằng những nỗi xúc động đầu tiên thật là tươi mát và thuần khiết. Arthos nuốt từng âm thanh của giọng nói ấu thơ đã biết say sưa với những tình cảm đẹp đẽ giổng như người ta thưởng thức một khúc nhạc du dương. Anh đã quên đi những gì là u ám trong quá khứ, là vẩn vũ trong tương lai. Dường như sự trở về của đửa trẻ thân yêu ấy đã biến cả những nỗi lo sợ kia thành những niềm hy vọng. Arthos sung sưởng, sung sướng như chưa từng bao giờ được như vậy. - Bragelonne, thế anh đã chứng kiến và tham dự vào trận đánh lớn ấy à? - Người lính cựu ngự lâm hỏi. - Thưa ông, vâng. - Anh nói trận đánh gay go lắm phải không? - Ngài Hoàng thân đã thân chinh công kích mười một lần. - Đó là một nhà quân sự vĩ đại, Bragelonne ạ. - Đó là một vị anh hùng, thưa ông. Tôi không rời mắt khỏi ngài một lúc nào. Ôi! Thưa ông, thật là đẹp đẽ biết bao được có tên gọi là Condé… và được mang tên Ngài như vậy! - Bình tĩnh và huy hoàng phải không? - Bình tĩnh như trong một cuộc duyệt binh và huy hoàng như trong một lễ hội. Khi chúng tôi tiếp cận quân thù là vẫn đi bước thường; có lệnh cẩm chúng tôi nổ súng trước và chúng tôi cứ tiến thẳng đến quân Tây Ban Nha, chừng ở trên một điểm cao súng kẹp bên đùi. Đến cách chúng ba chục bước. Hoàng thân quay lại phía binh lính mình và nói: "Hỡi các con, các con sắp phải chịu một loạt đạn điên cuồng, nhưng sau đó hãy yên trí, các con sẽ làm có chúng nó". Lúc ấy chiến trường im phăng phắc cả ta và địch đều nghe rõ những lời đó. Rồi vung kiềm lên ngài hô: "Thổi kèn lên!". - Hay, hay… Trong trường hợp như vậy, anh cũng sẽ làm như thế chứ, Raoul? - Tôi e khó, thưa ông, yì tôi thấy điều ấy thật là đẹp đẽ và lớn lao quá. Khi còn cách hai chục bước, chúng tôi thấy những nòng súng trường chỉa xuống như một đường kẻ lấp lánh vì phản chiểu ánh nắng mặt trời. "Đi bước thường, các con, đi bước thường, - Hoàng thân nói, - Đây là lúc…" - Anh có sợ hãi không, Raoul? - Bá tước hỏi. - Thưa ông, có chứ, - chàng thanh niên thật thà đáp, tôi thấy lạnh buốt trong tim và khi nghe tiếng "Bắn!" bằng tiếng Tây Ban Nha trong hàng ngũ địch, tôi nhắm nghiền mắt lại và nghĩ đến ông. - Thật chứ, Raoul - Arthos nói và siết chặt tay anh. - Thưa ông, vâng. Cùng lúc ấy một tiếng nổ dữ dội vang lên tưởng như địa ngục đang mở ra và những ai không bị giết đều cảm thấy lửa nóng rát. Tôi mở mắt ra, ngạc nhiên thấy mình không chết hoặc ít ra, cũng bị thương; một phần ba đội kỵ binh ngã lăn ra đất, tơi tả máu me. Lúc ấy tôi gặp ánh mắt Hoàng thân; tôi chỉ còn nghĩ đến một điều là ngài nhìn tôi. Tôi thúc ngựa va xông vào giữa hàng ngũ quân thù. - Hoàng thân có nói gì với anh không? - Khi Hoàng thân sai tôi đi theo theo đội ngũ Paris với ông de Châtillon mang tin tức này và những lá cờ địch thu được về dâng hoàng hậu. Ít ra Hoàng thân đã nói với tôi như thế này: "Cứ đi đi, quân địch sẽ không tập hợp được trong vòng mười lăm ngày. Từ giờ đến đó tôi chưa cần đến anh. Anh hãy về ôm hôn nhưng người mà anh yêu mến và yêu mến anh. Và hãy nói với cô em de Longueville của tôi rằng tôi cảm ơn cô về món quà mà cô tặng tôi khi giao anh cho tôi. Và thưa ông, tôi đã về đây Raoul nói thêm và nhìn bá tước với nụ cười yêu thương sâu sắc vì tôi nghĩ răng ông sẽ rất vui lòng gặp lại tôi. Arthos kéo chàng thanh niên về mình và hôn lên trán anh như đối với một cô con gái. - Như thế là, - Arthos nói, - anh đã được vang danh lên rồi đó, Raoul ạ! Anh đã có những công tước là bạn bè, một vị thống chế Pháp quốc làm cha nuôi, một thân vương là chỉ huy và trong cùng một hôm trở về anh được hai bà Hoàng hậu tiếp đón: thật là tuyệt diệu đối với một lính dự bị - À! Thưa ông, - Raoul bỗng nhiên reo lên, - Ông làm tôi nhớ đến một việc mà tôi lãng quên trong lúc vội vã kể lại những chiến công của mình. Ấy là trong lúc ở chỗ Hoàng hậu Anh quốc, có một vị quý tộc khi tôi nói đến tên ông đã thốt lên một tiếng reo kinh ngạc và mừng rỡ. Ông ấy nói là bạn của ông, hỏi địa chỉ của ông và bảo sẽ đến thăm ông. - Tên ông ta là gì? - Thưa ông tôi không dám hỏi ông ta nhưng mặc dầu ông ta nói năng rất lịch sự, qua giọng nói, tôi đoán ông ta là người Anh. - A! - Arthos kêu lên. Và đầu anh cúi xuống như để tìm một kỷ niệm. Rồi khi anh ngầng đầu lên: sự hiện diện của một người đứng trước cánh cửa hé mở đập vào mắt anh. Ông ta nhìn anh với vẻ cảm động. - Lord de Winter - Bá tước reo lên - Ôi, bạn của tôi! Và hai nhà quý tộc ôm hôn nhau giây lát. Rồi Arthos nắm lấy hai bàn tay ông nhìn ông và hỏi: - Ông có điều gì vậy. Tôi đang vui vẻ ba nhiêu thì trông ông buồn rầu bấy nhiêu? - Phải đúng thế, bạn thân mến ạ, và tôi có thể nói là hơn thế nữa kia; vì rằng trông thấy ông nỗi lo sợ của tôi còn tăng lên gấp đôi. Và de Winter nhìn xung quanh mình như để tìm sự vắng vẻ. Raoul hiểu rằng hai người bạn càn nói chuyện riêng nên tự rút lui ra ngoài một cách lặng lẻ: - Nào, bây giờ còn có hai ta – Arthos nói - Ta hãy nói chuyện về ông. - Trong khi có riêng mình chúng ta, hãy nói chuyện về chúng ta. – Lord de Winter đáp - Hắn đang ở đây! - Ai? - Con trai Milady. Arthos lại lần nữa bị xúc động bởi cái tên nó theo đuổi anh như một tiếng vang không tránh khỏi, ngập ngừng một lát, khẽ chau mày rồi nói bằng một giọng bình thản. - Tôi có biết. - Ông biết rồi à? - Phái, Grimaud đã gặp hắn ở quãng giữa Béthune và Arras và bác chạy ngay về đây để báo cho tôi biết về sự xuất hiện của hắn. - Grimaud biết hắn à? - Không, nhưng bác ta đã đứng bên giường một người sắp chết có biết hắn ta. - Người đao phủ Béthune! - Winter kêu lên. - Ông biết chuyện đó à? - Arthos ngạc nhiên hỏi. - Hắn vừa mới rời khỏi chỗ tôi, - Winter đáp, - hắn đã nói hết với tôi rồi! Bạn ơi, thật là một cảnh ghê gớm! Sao chúng ta không bóp chết đứa con cùng với mẹ nó nhỉ! Giống như mọi bản chất cao thượng. Arthos không truyền lại cho người khác những ấn tượng buồn phiền mà anh cảm nhận. Trái lại, anh hấp thụ chúng vào mình và bắt trả lại thay vào chỗ chúng những hy vọng và niềm an ủi. Dường như những đau khổ riêng tư của anh khi ra khỏi tâm hồn được biến thành những nỗi vui mừng cho những người khác. Nỗi kinh hoàng tự nhiên mà anh cảm thấy lúc ban đầu bị sự suy luận xua tan, anh nói: - Ông lo sợ cái gì cơ chứ? Chúng ta ở đây chẳng phải để tự bảo vệ mình sao? Cái gã trẻ tuổì ấy phải chăng là một kẻ ám sát chuyên nghiệp, một tên uống máu người không tanh? Hắn có thể đã giết đao phủ Béthune trong một cơn cuồng loạn, nhưng giờ đây cơn thịnh nộ của hắn đã nguôi. De Winter mỉm cười buồn bã lắc đầu và nói: - Ông không còn biết cái máu của nó nữa sao? - Ô hay! - Arthos gượng cười nói. - Sang thế hệ thứ hai nó đã mất bớt tính hung bạo rồi. Vả chăng, bạn ơi, Thượng đế đã báo trước cho chúng ta để đề phòng rồi. Chúng ta chẳng thể làm gì khác hơn là chờ đợi. Ta hãy chờ đợi. Nhưng, như tôi nói lúc đầu ấy, ta hãy nói về ông đi. Cái gì đã dẫn ông tới Paris? - À một vài việc quan trọng mà ông sẽ biết sau. Nhưng sao tôi nghe nói bên chỗ Hoàng hậu Anh quốc rằng ông d Artagnan thuộc phe Mazarin. Xin bạn hãy tha thứ cho cái tính thẳng thắn của tôi. Tôi chẳng thù ghét mà cũng chẳng chê trách gì giáo chủ, và ý kiến của ông đối với tôi bao giờ chẳng là thiêng liêng. Liệu ngẫu nhiên mà ông có ở phe giáo chủ không? - Ông d Artagnan đang ở trong quân ngũ, - Arthos nói. - Ông ta là người lính và phải phục tùng quyền lực thiết chế. Ông d Artagnan không giàu có và cần sinh sống bằng cấp bậc trung uý của mình. Những nhà triệu phú như ông ở Pháp hiếm lắm, Milord ạ. - Than ôi. - De Winter nói, - tôi cũng nghèo bằng và còn nghèo hơn ông ta. Nhưng ta hãy trở lại chuyện ông đi. - Nào! Ông muốn biết tôi có phải người phe Mazarin không ư? Không, nghìn lần không- Cũng xin Milord tha thứ cho các tính thẳng thắn của tôi. De Winter đứng lên và siết chặt Arthos trong vòng tay mình. - Xin cảm ơn Bá tước, - Ông nói, - Xin cảm ơn về cái tin vui này. - Ông có thấy tôi vui mừng và trẻ hẳn ra không? À! Ông không phải người phải Mazarin - Hay lắm! Với lại điều kiện ấy là không thể có được Nhưng, xin lỗi ông lần nữa nhé, ông có tự do không? - Ông muốn nói tự do là thế nào? - Tôi muốn hỏi ông có vợ không? - A! Về chuyện đó thì không - Arthos mỉm cười nói. - Nghĩa là cái cậu thiếu niên thật là khôi ngô, thật là phong nhã, thật là duyên dáng kia… - Là một đứa trẻ mà tôi nuôi nấng từ bé, mà nó cũng không biết biết cả cha nó nữa. - Tốt lắm. Ông vẫn như xưa. Arthos oai phong và hào hiệp. - Nào, Milord, ông cần hỏi gì tôi? - Ông vẫn còn Porthos và Aramis là bạn chứ? - Và thêm vào d Artagnan, Milord ạ. Chúng tôi vẫn là bốn người bạn hết lòng vì nhau như xưa kia; nhưng nếu là chuyện phụng sự giáo chủ hay chống lại ông ta, là người Mazarin hay Fronde, thì chúng tôi chỉ có hai thôi. - Ông Aramis cùng phe với d Artagnan à? - Lord de Winter hỏi. - Không, - Arthos nói, - Ông Aramis cho tôi cái vinh hạnh là chia sẻ niềm tin với tôi. - Ông có thể giúp tôi liên lạc với người bạn đến là phong nhã và trí tuệ ấy không? - Tất nhiên, khi nào ông thấy thích hợp. - Ông ta có thay đổi gì không? - Ông ta làm tu viện trưởng, có thế thôi. - Ông đã làm tôi kinh hãi đấy. Nghề nghiệp ấy buộc ông ta từ chối những chuyện mưu đồ lớn. - Trái hẳn lại, - Arthos mỉm cười nói, - Chưa bao giờ ông ta lại mang chất ngự lâm quân nhiều đến thế kể từ khi ông ta là tu viện trưởng và ông sẽ tìm thấy ở ông ta một Galaor thực sự. Ông có muốn để tôi bảo Raoul đi tìm ông ấy không? - Cảm ơn Bá tước có thể sẽ không tìm thấy ông ấy ở nhà vào giờ này Nhưng ông có thể đảm bảo về ông ta… - Như về chính tôi. - Ông có thể hẹn ông ấy đến với tôi vào mười giờ sáng mai trên cầu cung Louvre được không? - À, à! - Arthos nói ông có một cuộc đấu kiếm. - Vâng, thưa Bá tước, một cuộc đấu kiếm đẹp đẽ, một cuộc đấu kiếm mà tôi hy vọng các ông sẽ có mặt. - Chúng ta sẽ đi đâu. Milord? - Tới chỗ Hoàng hậu Anh quốc. Lệnh bà có sai tôi giới thiệu các ông với Lệnh bà, bá tước ạ! - Hoàng hậu biết tôi sao? - Chính là tôi biết ông. - Bí ẩn. - Arthos nói. - nhưng không sao, khi mà ông đã hiểu cách phải xử trí thì tôi không hỏi gì thêm đâu. Milord. Ông có ban cho tôi cái vinh hạnh được ăn tối cùng ông không? - Cám ơn Bá tước, - de Winter nói - xin thú thật là cuộc viếng thăm của gã thanh niên ấy khiến tôi mất cả đói và chắc chắn là mất cả ngủ nữa. Hắn đến Paris để thực hiện một việc gì đó? Chẳng phải hắn đến để gặp tôi vì hắn không biết chuyến đi của tôi. Bá tước ạ, gã thanh niên ấy làm tôi kinh hãi, trong người nó có một tương lai đầy máu. - Hắn làm gì ở bên Anh? - Đó là một trong những tin đồ cuồng nhiệt nhất của Olivier Cromwell. - Cái gì đã gắn nó với lý tưởng ấy? Mẹ và bố nó đều là tín đồ Gia-tô giáo cơ mà? - Hắn căm thù nhà vua. - Căm thù nhà vua? - Phải, vì nhà vua đã tuyên bố hắn là đứa con hoang, tước đoạt hết của cải của hắn và cấm hắn mang họ de Winter. - Thế tên hắn là gì? - Mordaunt. - Một tên thanh giáo cải trang làm mục sư, đi lang thang một mình trên các đường cái nước Pháp. - Ông bảo hắn cải trang làm mục sư à? - Phải, ông không biết sao? - Tôi chỉ biết những điều nó nói ra mà thôi. - Xin Chúa tha thứ nếu tôi có báng bổ, cũng vì vậy và do tình cờ hắn đã nghe lời xưng tội của đao phủ xử Béthune. - Vậy thì tôi đoán ra cả rồi: hắn do Cromwell phái đến. - Phái đến ai? - Đến Mazarin; và hoàng hậu đã đoán đúng, chúng tôi đã bị vượt trước; bây giờ mọi việc đều sáng tỏ ra với tôi rồi. Xin tạm biệt bá tước, hẹn ngày mai. Trông thấy Lord de Winter xao xuyến vì một nỗi lo ngại mà ông không muốn để lộ ra, Arthos nói: - Trời tối lắm mà hình như ông không có người hầu. - Tôi có Tony, một đứa rất tốt, nhưng thật thà. - Ơ này! Olivain, Grimaud, Blaisois, hãy mang súng trường theo và gọi tử tước lên đây. Blaisois là gã thanh niên cao lớn trông nửa thằng hầu nửa nông dân mà chúng ta đã thoáng trông thấy ở lâu đài Bragelonne lúc hắn vào báo là bữa trưa đã dọn xong, và Arthos đã lấy tên tỉnh nhà đặt tên cho hắn. Năm phút sau, Raoul vào. - Này tử tước, - Arthos bảo, - anh hộ tống Milord về khách sạn của ông và không được để ai lại gần nhé! - A! Thưa bá tước, - Winter nói, - Ông coi tôi là người thế nào vậy? - Như một người khách nước ngoài chưa hề biết Paris, - Arthos đáp, và tử tước sẽ dẫn đường. De Winter siết tay anh. - Grimaud, - Arthos bảo, - bác dẫn đầu đoàn và coi chừng tên mục sư đấy? Grimaud rùng mình rồi gật đầu và vừa chờ đợi lên đường vừa vuốt ve báng súng với một vẻ hùng hồn im lặng. - Xin hẹn gặp lại bá tước ngày mai. - Vâng, thưa Milord. Toán người đi theo phố Saint Louis. Olivain run như Sosie(1) khi thấy một tia sáng khả nghi. Blaisois khá vững vàng vì hắn không biết là đang có một mối nguy hiểm nào đó. Tony hết nhìn trái lại nhìn phải, nhưng chẳng thể nói một lời, vì không biết tiếng Pháp. Grimaud, theo lệnh Arthos dẫn đầu đoàn người tay cầm đuốc, tay mang súng, đi tới trước khách sạn ông de Winter ở, lấy tay đấm cửa và khi thấy có người ra mở cửa rồi, thì chào Milord mà chẳng nói câu nào. Lượt trở về cũng vậy: Cặp mắt sắc của Grimaud không nhìn thấy gì khả nghi ngoài một bóng đen nấp ở góc phố Guénégaud và đường kế. Cái kẻ rình mò đêm ấy khiến bác chú ý. Bác thúc ngựa về phía nó thì cái bóng đã biến mất trong một ngõ hẻm mà bác nghĩ chẳng dại gì dấn mình vào đó. Người ta báo cáo với Arthos về việc hoàn thành chuyến đi; và do lúc ấy đã mười giờ đêm, ai nấy trở về phòng mình. Sáng hôm sau khi mở mắt ra thì chính bá tước đến lượt mình trông thấy Raoul ở chân giường. Chàng thanh niên đã ăn mặc chỉnh tề và đang đọc một cuốn sách mới của Chapelain. - Dậy rồi à, Raoul? - bá tước hỏi. - Vâng, thưa ông, - chàng thanh niên hơi ngập ngừng đáp, - Đêm qua tôi khó ngủ. - Raoul! Anh mà khỏ ngủ ư? - Arthos hỏi. - Có điều gì khiến anh bận tâm chăng? - Thưa ông, ông sắp sửa nói rằng tôi vừa mới về chưa được bao lâu mà đã vội vã từ biệt ông, nhưng… - Anh chỉ được nghỉ có hai ngày mà thôi à? - Trái lại, thưa ông, tôi được nghỉ những mười ngày, song không phải là tôi muốn trở lại trại ngay đâu. Arthos mỉm cười: - Vậy thì tử tước đi đâu, trừ phi đó là một điều bí mật! Anh hầu như đã thành người lớn rồi đó, bởi vì anh đã tham gia những trận chinh chiến đầu tiên, và anh có quyền muốn đi đâu thì đi, mà không cần phải hỏi tôi. - Thưa ông, - Raoul đáp - Chừng nào mà tôi còn có diễm phúc có ông làm người che chở, tôi sẽ không bao giờ cho rằng mình có quyền tự giải thoát khỏi một sự bảo hộ thật là thân thiết đối với tôi. Tôi chỉ muốn về qua Blois một hôm thôi. Ông nhìn tôi và sắp cười. - Không, trái lại - Arthos vừa nói vừa nén một tiếng thở dài. - Tôi không cười đâu, tử tước ạ? - Vậy ông cho phép chứ ạ? - Raoul vui mừng reo lên. - Chắc chắn là như thế, Raoul. - Trong thâm tâm ông không buồn phiền chứ? - Không chút nào cả. Tại sao tôi buồn phiền về cái điều nó làm cho anh thích cơ chứ? - A! Ông tốt bụng quá? - Chàng thanh niên thốt lên và làm một động tác như muốn nhảy lên bả lấy cổ Arthos, nhưng sự cung kính ngăn anh ta lại. Arthos giang tay ra với anh. - Như vậy tôi có thể đi ngay chứ? Raoul đi mấy bước chợt nói: - Thưa ông, tôi nghĩ đến một điều, ấy là bà công tước de Chevreuse rất tốt đối với tôi, chính nhờ bà mà tôi được giới thiệu với Hoàng thân. - Và anh đến cảm ơn bà chứ gì? - Nhưng thưa ông, việc ấy cũng do ông quyết định. - Raoul, anh hãy ghé qua Luynes và hỏi xem bà công tước có tiếp anh được không. Tôi rất vui lòng thấy anh không quên giữ lễ tiết. Anh hãy kêu Grimaud và Olivain đi theo. - Cả hai ư, thưa ông? - Raoul ngạc nhiên hỏi. Rồi anh chào và đi ra. Nhìn Raoul đóng cửa lại và nghe anh gọi Grimaud và Olivain với cái giọng vui mừng và ngân vang, Arthos thở dài. - Từ giã ta nhanh quá, - Arthos vừa nghĩ vừa lắc đầu, nhưng nó tuân theo quy luật chung. Bản chất đã sinh ra như vậy, nó nhìn về phía trước. Dứt khoát là nó yêu con bé ấy, nhưng có phải vì yêu người khác mà nó yêu ta kém đi không? Arthos tự thú nhận rằng mình không ngờ đến sự ra đi vội vã ấy; nhưng Raoul thật là vui sướng, đến nỗi mọi thứ trong tâm trí Arthos bị xoá nhoà đi trước cái duyên cớ ấy. Đến mười giờ mọi thứ đã sẵn sàng cho việc ra đi. Khi Arthos nhìn Raoul lên ngựa thì thấy một tên hầu do bà de Chevreuse phái đến chào anh. Hắn được sai đến nói với bá tước de La Fère rằng bà công tước đã biết tin cậu thanh niên được bà che chở đã trở về và biết cả tinh thần thái độ của cậu trong chiến trận ra sao, bà rất vui lòng gửi đến cậu những lời chúc mừng. - Hãy thưa với bà công tước, - Arthos đáp, - rằng tử tước đang lên ngựa để đi đến dinh Luynes. Rồi sau khi lại dặn dò Grimaud rất cẩn thận, Arthos giơ tay ra hiệu cho Raoul có thể đi. Vả chẳng suy nghĩ đi suy nghĩ lại, Arthos thấy rằng để cho Raoul xa Paris lúc này có lẽ cũng chẳng gì tai hại. Chú thích: (1) Người giống hệt mình (nhân vật trong kịch của Plôtơ và Môlie)
Hai Mươi Năm Sau Hai Mươi Năm Sau - Alexandre Dumas Hai Mươi Năm Sau