Nghị lực và sự kiên nhẫn cần có cho bất kỳ ai, ở bất kỳ vị trí nào.

Theodore F. Merseles

 
 
 
 
 
Thể loại: Kiếm Hiệp
Upload bìa: Toàn Nguyễn
Số chương: 99 - chưa đầy đủ
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1577 / 11
Cập nhật: 2017-12-27 12:29:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 70: Dương Trung Lòng Thành, Cô Cháu Bàn Luận, Kế Tổ Trọn Thảo, Mẹ Con Gặp Nhau.
hi đọc truyện này tới lúc Tấn Bảo cung tội, thời ai cũng lấy làm lạ, không rõ phong thư mà quan huyện lượm được đó nói những gì và Bích Thiềm sao lại có tình với Tấn Lộc nữa!
Nguyên Tấn Bảo được tin của Tấn Lộc đưa sang, rằng mình phải ở trong khám một đêm nữa để hầu Viên ngoại thế cho Chiêu Tài, thời e lỗi hẹn với Bích Thiềm, nên lén lén viết thư cậy Tấn Lộc trao lại cho Bích Thiềm. Ai dè bấy lâu nay Tấn Lộc thấy Bích Thiềm có nhan sắc lại hay cười cợt lang chạ thời cũng muốn chọc ghẹo, mượn cơ hội ấy để thỏa chí. Nhưng ai dè bị giết cả đôi.
Quan huyện Kim Tất Chánh xét rõ án ấy, liền giam Tấn Bảo lại để xử thế mạng cho Thể Phụng, còn Tần Xương thời tha. Duy có kẻ giết đôi trai gái kia thời không rõ là ai, nên phải đình án ấy chờ dò xét đã.
Nói về Tần Xương được trở về nhà, cảm tạ ơn Đỗ Ung đã hết lòng coi sóc việc nhà ình, nên cả hai thành ra bạn thân thiết như anh em ruột không e ngại điều gì. Nhân tưởng lời tiên tri của Tịnh Tu, nên Tần Xương rủ Đỗ Ung cùng qua Bàn Cổ Tự tạ ơn. Hai người tới nơi, Tịnh Tu và Bắc Hiệp rất lấy làm lạ. Tần Xương là người ngay ngắn không chịu giấu chuyện gì để nghi hoặc hai người, nên thuật đầu đuôi chuyện đã qua cho hai người nghe. Bấy giờ hòa thượng mới hết nghi nữa, và biết Tấn Bảo là gian dối.
Bốn người chơi bời lân la mấy ngày, Tần Xương cùng Đỗ Ung kiếu từ về Tần Gia trang, Bắc Hiệp cũng từ giã đi qua Khánh Châu.
Bắc Hiệp đi dọc đường nghe người ta nói: "May lắm, Thái thú Khánh Châu đổi người khác, thời oan uổng chúng ta mới vỡ ra được".
Nguyên mùa xuân năm ấy có mở hội thi, Bao Công làm chủ khảo. Khi xong ba trường, Thiên tử thấy trong các tên trúng thí không có tên cháu của Bao Công là Bao Thế Vinh bèn hỏi rằng: "Sao Bao Thế Vinh lại không đậu?". Bao Công tâu: "Nguyên vì hạ thần vâng mạng làm chủ khảo, nên không cho cháu vào thi, e mất sự công bình". Thiên tử nghe qua liền phán: "Nhà nước ra lệnh khảo thí là tuyển chọn nhân tài, nếu làm như vậy e Bao Thế Vinh buồn lòng chăng? Vậy cho triệu nó vào điện thí!". Thế Vinh vâng chỉ vào điện hầu thi, khi truyền lô được chấm đậu phong chức Hàn Lâm. Chú cháu Bao Công tạ ơn Thiên tử và xin cho Thế Vinh về nhà ba tháng thăm nhà, cưới vợ rồi sẽ tựu chức. Chuyện ấy không quan trọng lắm nên chẳng cần nói rõ, nay chỉ thuật tiếp về phủ Khánh Châu có khuyết viên Thái Thú, Thiên tử liền phái người mới thi đỗ Bảng nhãn khoa mùa xuân năm ấy là Nghê Kế Tổ bổ vào. Nghê Kế Tổ vâng chỉ đi với lão bộc là Nghê Trung ra Khánh Châu nhận chức.
Nghê Kế Tổ là con ai, lịch sử thế nào? Trong ấy có nhiều điều lạ lùng, tưởng cũng nên thuật lại một lượt.
Vốn tại phủ Dương Châu, huyện Cam Tuyền, có một người học giỏi tên là Nghê Nhân, từ nhỏ kết duyên với con gái Lý Thái Công, dùng một vật rất quý báu là Bạch Ngọc liên hoa làm của sính lễ. Vật ấy xưa nay không ai có, nên Nghê Nhân quý trọng lắm giao cho vợ cất một nhành, tự mình giữ một nhành. Một ngày kia nhân có việc phải lên Thái Châu thăm bà con, nên mướn một chiếc thuyền đưa đi. Chủ thuyền là Đào Tôn và Hạ Báo lại có một người bạn chèo là Dương Phương, hai tên chủ thuyền ấy vốn là quân ăn cướp sông. Rủi cho vợ chồng Nghê Nhân nên mới mướn đúng vào chúng nó.
Hạ Báo thấy Lý Thị (vợ Nghê Nhân) nhan sắc mặn mà, thời sinh lòng tà dục, nên bàn với Đào Tôn định giết Nghê Nhân, đoạt cả tiền bạc hành lý cho Đào Tôn, còn mình thời chiếm Lý Thị làm vợ.
Hai đứa bàn bạc với nhau xong, lại lén lén cho Dương Phương hay. Dương Phương là người ở mướn nào dám cản ngăn, song trong lòng bất bình lắm. Khi thuyền đi tới một nơi vắng vẻ, hai tên bất lương ấy trói Nghê Nhân quăng xuống sông, rồi Hạ Báo ép Lý Thị những điều hoa nguyệt. Lý Thị khóc nói rằng: "Thiếp có thai gần ngày, làm sao tính việc gối chăn cho được, xin nán đợi khi sinh nở rồi sẽ thành thân". Dương Phương thấy tình cảnh như vậy tội nghiệp, nên khuyên Hạ Báo nới tay cho Lý Thị, rồi bày tiệc rượu ép hai tên bất lương nọ uống say mèm, ngủ mê như chết. Dương Phương thấy chúng nó ngủ rồi bèn bảo Lý Thị rằng: "Tôi có một người cô tu tại am Bạch Y gần cụm rừng mé đông kia, vậy thím nên lén lên bờ, tới đó ẩn thân, kẻo ở đây chẳng khỏi đồ heo chó vô lễ". Lý Thị nghe lời nhân đức cảm tạ vô cùng, lật đật chạy lên bờ nhắm phương đông mà đi. Đi vừa tới cụm rừng trong bụng phát lên đau dữ dội lắm, Lý Thị biết là đến lúc khai hoa, bèn ngồi xuống gốc cây, ôm bụng rên rỉ, một chập quả sinh được một đứa con trai, thấy mặt nó giống cha nó bao nhiêu, sầu thảm càng thêm bấy nhiêu, nhưng không dám lưu luyến nơi đó, sợ kẻ dữ hay được theo bắt thời khốn to, nên vội vã lấy Bạch Ngọc liên hoa gói trên bụng con, dùng áo quần đắp bọc kín đáo, để vào bên cội cây, rồi dáng đứng dậy đi vào am Bạch Y.
Lúc Lý Thị đi rồi, Dương Phương sợ hai tên bất lương thức dậy thấy Lý Thị trốn chắc thế nào cũng hại mình, nên nghĩ một kế rằng: "Vậy thời ta cũng trốn theo, chừng chúng nó tỉnh dậy thấy mất cả hai, thời nghi là ta đã đoạt người đàn bà ấy mà cao chạy xa bay rồi, chắc chúng nó không kiếm tìm nữa". Nghĩ đoạn bèn bỏ thuyền, lên bờ đi riết tới am Bạch Y, ra mắt bà vãi rồi hỏi rằng: "Có người đàn bà tới đây hay không?". Bà vãi hỏi: "Sao cháu lại biết như vậy?". Dương Phương bèn thuật rõ đầu đuôi lại cho bà vãi nghe, rồi than rằng: "Ở đời lại có những kẻ vì dâm dục mà quên nhân đạo, nay cháu cứu một mạng hơn là cất bảy mươi lăm cảnh chùa, nhưng tội nghiệp cho người đàn bà ấy, chỉ còn có một chút huyết mạch của chồng, để sau này thờ cúng ông bà, thế mà vì cơn vất vả, nàng đã bỏ trong cụm rừng kia rồi, nếu rủi đứa nhỏ ấy có điều gì, e tuyệt dòng mất giống nhà chồng của người đàn bà ấy chăng?". Bà vãi nói: "Vậy cháu mau mau vào đó tìm kiếm coi, có gặp thì đem nuôi dưỡng làm phước". Dương Phương hỏi: "Đứa nhỏ ấy có dấu tích gì không?". Bà vãi nói: "Cứ như lời người đàn bà nói thời có để nhành Bạch Ngọc liên hoa làm dấu". Dương Phương nghe xong vội vã ra đi, vào rừng tìm kiếm hoài không gặp.
Dương Phương hết sức kiếm tìm và dò la tin tức đến ba ngày, mới hay rằng: Cách am Bạch Y ba dặm có nhà của Nghê Thái Công. Nhân canh năm đêm ấy Thái Công cưỡi lừa đi qua cụm rừng, nghe có tiếng con nít khóc, bèn xuống lừa đi tìm, gặp một đứa nhỏ nằm dưới gốc cây, trên mình có nhành Bạch Ngọc liên hoa (hoa sen bằng ngọc trắng) thì mừng lắm, vì mình không con, bèn ẵm đứa nhỏ về nhà, thuật dịp may cho vợ nghe. Lương Thị cũng mừng rỡ, vợ chồng mới đặt tên đứa nhỏ là Nghê Kế Tổ.
Dương Phương được tin ấy, bàn với bà vãi rằng: "Nay đã biết chỗ đứa nhỏ rồi, vậy tôi phải tới đó săn sóc nó". Bà vãi khen phải. Dương Phương liền tới nhà Nghê Thái Công xin ở mướn. Nghê Thái Công liền cải tên họ Dương Phương thành Nghê Trung. Nghê Trung lanh lợi giỏi giang nên nghê Thái Công thương, giao cho coi sóc các việc trong nhà.
Mấy phen thỏ lặn ác tà, sen tàn cúc nở, lá đỏ chồi xanh mà Nghê Kế Tổ đã được bảy tuổi đầu.
Ngày nọ Nghê Trung thưa với Thái Công rằng: "Tiểu chủ đã được bảy tuổi, xin gia gia kiếm thầy cho học". Thái Công nhận lời, cho Nghê Kế Tổ tới học với một ông nhiêu ở trong làng. Nghê Trung mỗi ngày đều đưa Kế Tổ đi học, lúc rảnh thường chạy tới am Bạch Y thăm cô và Lý Thị.
Kế Tổ học được ba năm, Thái Công lại rước một vị tiên sinh học rộng tài cao về nhà dạy Kế Tổ. Thời gian qua mau, Kế Tổ đã mười sáu tuổi thi đậu sinh viên.
Tới ngày Kế Tổ xin phép Thái Công đi dạo chơi với Nghê Trung. Khi đi ngang am Bạch Y, Nghê Trung nói rằng: "Am này là chỗ của cô tôi trụ trì, xin mời tiểu chủ ghé bước vào trong dùng trà giải khát". Khi thầy trò Nghê Trung vào tới hậu viện, Lý Thị thấy mặt mày và cử chỉ của Kế Tổ giống hệt Nghê Nhân thời nhớ tới chồng, tưởng lại con, đôi dòng nước mắt nhỏ ròng ròng. Kế Tổ thấy vậy bất giác cảm động cũng khóc ngay. Bà vãi thấy hai mẹ con không biết nhau, mà khóc lóc như vậy thời vỗ tay cười rằng: "Lành thay! Tốt thay! Thật là trời định!". Nghê Kế Tổ lấy làm lạ hỏi: "Bà nói câu ấy là ý làm sao?". Nghê Trung liền quỳ xuống thưa rằng: "Xin tiểu chủ tha tội gian giấu cho lão nô thời lão nô mới dám tỏ thật". Lý Thị đáp: "Ân nhân chớ làm như vậy, hãy đứng dậy đi!" Nghê Kế Tổ cũng lật đật đỡ Nghê Trung dậy, rồi năn nỉ Nghê Trung tỏ thật câu nói ấy ình nghe. Nghê Trung liền kể đầu đuôi lại, hai mẹ con Lý Thị nghe nhắc chuyện cũ cảm kích quá, khóc rống lên. Bà vãi và Nghê Trung khuyên giải giây lâu mới nguôi cơn thảm.
Lý Thị bảo Nghê Kế Tổ đưa của tin ình coi. Kế Tổ liền lấy trong túi áo nhành Bạch Ngọc liên hoa đưa ẹ rồi hai mẹ con lại khóc một hồi nữa rất thảm thiết, ai nghe cũng động lòng.
Thất Hiệp Ngũ Nghĩa Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Phạm Văn Điểu Thất Hiệp Ngũ Nghĩa