Làm tốt thì tốt hơn là nói giỏi.

Benlamin Franklin

 
 
 
 
 
Tác giả: Alexandre Dumas
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Vingt Ans Après
Dịch giả: Anh Vũ
Biên tập: Lê Nhật Minh
Upload bìa: Lê Nhật Minh
Số chương: 129 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2361 / 29
Cập nhật: 2016-07-21 22:06:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 33: Vị Mục Sư
ai người nằm sóng sượt: một người bất động, mặt úp xuống đất bị ba vết đạn xuyên, Nằm chết trong vũng máu của chính mình. Người kia được hai người đầy tớ đỡ cho tựa lưng vào gốc cây, mắt ngước lên trời, hai tay chắp lại đang ra sức cầu kinh… bác ta bị một vết đạn bắn gãy xương đùi Hai chàng thanh niên thoạt tiên đến chỗ người chết và nhìn thật kinh ngạc. - Đây là một linh mục đã thế phát. - Bragelonne nói. - Ôi! Bọn khốn kiếp! Chúng dám đụng đến các vị sứ giả của Chúa! Urbain, một cựu binh đã từng đi tất cả các chiến trận với quận công - giáo chủ, nói: - Lại đây, ông ơi. Đối với người kia thì chẳng làm gì được nữa rồi, còn người này có thể còn cứu được. Kẻ bị thương mỉm cười buồn bã nói: - Cứu tôi ư! Thôi, hãy giúp cho tôi chết. - Ông có phải linh mục không? - Raoul hỏi. - Không, thưa ông. - Tại vì người đồng hành tội nghiệp của ông có vẻ là một linh mục, Raoul nói. - Đó là vị linh mục xứ Béthune đấy, ông ạ; ông ta mang các kinh thánh và kho báu của tăng hội đến gửi ở nơi chắc chắn; bởi vì Hoàng thân rời bỏ thị trấn hôm qua và có thể ngày mai quân Tây Ban Nha tới. Do người ta biết rằng các toán quân địch chạy khắp nơi và nhiệm vụ thì nguy hiểm, chẳng ai dám đi cùng, thế là tôi tình nguyện. - Và thế là bọn khốn nạn tấn công các ông; bọn khốn nạn đã bắn vào một vị linh mục. Kẻ bị thương nhìn quanh mình và nói: - Các ông ơi, tôi đau lắm, tuy nhiên tôi vẫn muốn được mang đến một nhà nào đó. - Để ông được cấp cứu à? - De Guise hỏi. - Không để tôi được xưng tội. - Nhưng có lẽ, - Raoul nói, - Vết thương của ông không đến nỗi nguy hiểm như ông tưởng đâu. - Ông ơi, - kẻ bị nạn nói, - Hãy tin tôi, đừng để mất thì giờ, viên đạn đã bắn vỡ cổ xương đùi và chui lên tận ruột. - Ông là thầy thuốc à? - De Guise hỏi. - Không, - kẻ sắp chết nói, - nhưng tôi biết chút ít về các vết thương, mà vết thương của tôi thì chết người đấy. Hãy cố mang tôi đến chỗ nào đó có thể kiếm một linh mục; hoặc phiền các ông đón một, linh mục đến đây và Chúa sẽ thương cho hành động vị thánh ấy; chính là phải cứu vớt linh hồn tôi, chứ thể xác tôi thì đã mất rồi. - Không thể chết vì làm một việc thiện! Và Chúa sẽ cứu giúp ông. Kẻ bị nạn gom tất cả sức mình lại như muốn đúng dậy và nói: - Các ông ơi, nhân danh Chúa Trời? Xin đừng mất thì giờ vào những lời lẽ vô ích; hoặc giúp tôi đi tới làng nào gần nhất, hoặc hãy thề trước sự cứu rỗi linh hồn mình rằng các ông sẽ gửi đến tôi vị mục sư hay một vị linh mục, vị giáo sĩ đầu tiên nào mà các ông sẽ gặp. - Rồi với giọng tuyệt vọng, bác ta nói thêm - Nhưng có lẽ chẳng ai dám tới đâu vì người ta biết rằng quân Tây Ban Nha nhan nhản ở đây, và tôi sẽ chết mà không được xá tội. Lạy Chúa tôi Lạy Chúa tôi! - Kẻ bị thương rên la với cái giọng thảm thiết khiến các chàng thanh niên phải rùng mình - Người không cho phép điều ấy hay sao? Thế thì thật là khủng khiếp? - Này ông, hãy bình tâm. - De Guise nói. - Tôi xin thề là ông sẽ có được niềm an ủi mà ông yêu cầu. Chỉ cần ông bảo cho tôi biết ở đâu có một ngôi nhà để đến xin cấp cứu và một làng xóm để đến tìm một linh mục. - Xin cảm ơn, cầu Chúa ban ơn cho ông! Cứ đi theo đường này độ nữa dặm có một tửu quán và đi thêm non một dặm nữa sẽ thấy làng Greney. Ông hãy tìm đến vị linh mục; nếu vị linh mục vắng nhà ông hãy vào tu viện các giáo sĩ Augustins tức là cái nhà cuối cùng của xóm ở bên tay phải và dẫn đến cho tôi một thày cả cũng được! Mục sư hay linh mục đều được cả, miễn là họ đã nhận được ở nhà thờ hiển linh của chúng ta quyền xá tội khi lâm chung. - Ông Arminges ơi, - de Guise bảo, - Ông hãy ở lại bên kẻ khốn khổ này và trông nom sao cho ông ta được mang đi thật êm ái. Hãy sai làm một cái cáng bằng cành cây, xếp tất cả áo choàng của chúng ta lên đấy; hai đầy tớ sẽ khiêng cáng, đứa thứ ba sẽ thay thế người nào, mệt. Còn tử tước và tôi sẽ đi tìm linh mục. - Bá tước cứ đi, - viên quản lý nói, - nhưng lạy Chúa! Xin ông đừng có mạo hiểm. - Cứ yên tâm. Vả lại hôm nay chúng tôi đã tai qua nạn khỏi rồi, ông đã biết cái định lý: Non bis in idem(1). - Hãy cố gắng lên, ông ạ! - Raoul bảo kẻ bị thương, chúng tôi đi thực hiện ý nguyện của ông đây. - Cầu Chúa phù hộ cho các ông! - Kẻ sắp chết đáp lại với giọng biết ơn khó tả. Và hai thanh niên phóng nước đại theo hướng đã chỉ, còn viên quản lý trông nom việc làm cáng. Sau mười phút, hai thanh niên trông thấy quán rượu. Không xuống ngựa, Raoul gọi chủ quán báo trước sẽ có người bị thương đến và bảo bác ta sửa soạn mọi thử cần thiết để cứu chữa tức là một cái giường, vải, băng và ngoài ta nếu biết ở vùng lân cận có thầy thuốc, nhà giải phẫu hoặc nhà thủ thuật nào thì cho mời đến, và anh sẽ chịu mọi phí tổn. Chủ quán trông thấy hai nhà quý tộc trẻ ăn vận sang trọng, nên họ yêu cầu gì là gã hứa nhận hết, và hai kỵ sĩ sau khi trông thấy gã bắt đầu chuẩn bị việc đón tiếp, lại ra đi và vội vã phóng về phía Greney. Đi được hơn một dặm họ nom thấy xóm làng với mấy ngôi nhà đầu tiên lợp ngói đỏ nổi bật mạnh mẽ trên những bụi cây xanh. Chợt họ bắt gặp đi về phía họ một mục sư tồi tàn cưỡi ngựa, trông cái mũ rộng vành với cái áo dài bằng len màu xám, họ đoán đó là một thày dòng Augustins. Lần này sự tình cờ dường như gửi đến cho họ cái mà họ đang tìm kiếm. Họ đến gần mục sư. Đó là một người đàn ông trạc hai mươi hai, hai mươi ba tuổi, nhưng những việc kiêng khem tiết dục đã làm cho ông ta trông già đi. Nước da tái, nhưng không phải tái săn thì đã đẹp, mà lại vàng bủng, tóc ngắn chỉ dài hơn cái vành mũ quanh trán một tí màu hoè hoe và cặp mắt mâu xanh nhạt như thẫn thờ. - Thưa ông, - Raoul nói với lễ phép thông thường, - Ông có phải giáo chức không? - Sao ông lại hỏi tôi điều đó - Kẻ lạ mặt nói với một vẻ thản nhiên gần như bất lịch sự. - Hỏi để biết, - bá tước de Guise kênh kiệu nói. Kẻ lạ mặt lấy gót chân thúc con la và tiếp tục đi. De Guise nhảy một cái đến trước mắt y và cản đường. Anh nói: - Ông hãy trả lời đi. Người ta đã hỏi ông một cách lịch sự và mọi câu hỏi đều đáng được trả lời. - Tôi cho rằng tôi được tự do nói hoặc không nói tôi là ai với hai người đầu tiên đến và có ngẫu hứng tra hỏi tôi. De Guise cố ghìm cơn giận dữ khiến anh muốn nện gẫy xương viên mục sư. Anh nói: - Trước hết, chúng tôi không phải là những kẻ đến đầu tiên; bạn tôi đây là tử tước de Bragelonne, còn tôi là bá tước de Guise. Sau nữa, chẳng phải vì ngẫu hứng mà chúng tôi hỏi ông như vậy. Vì rằng ở đằng kia có một kẻ bị thương và sắp chết đang đòi hỏi sự cứu giúp của nhà thờ. Nếu ông là giáo sĩ, thì nhân danh lòng nhân đạo, tôi yêu cầu ông đi theo tôi và đến cứu giúp người ấy nếu ông không phải là giáo sỹ thì lại là chuyện khác. Tôi xin báo trước để ông biết rằng, nhân danh phép xã giao mà dường như ông hoàn toàn không biết đến, tôi sẽ trừng trị ông về thái độ hỗn xược của ông. Nước da tai tái của viên mục sư trở nên nhợt nhạt, và hắn mỉm cười một cách đến lạ lùng khiến Raoul từ nãy vẫn không rời mắt khỏi hắn cảm thay nụ cười ấy siết chặt trái tim anh như một sự lăng nhục. - Chắc là một tên gián điệp Tây Ban Nha hoặc Flamand gì đây? - Anh vừa nói vừa đặt tay lên báng súng. Một cái nhìn hăm doạ giống như một tia chớp đáp lại Raoul. - Thế nào? Ông trả lời chứ? - De Guise bảo. - Tôi là linh mục, các ông ạ, - người trẻ tuổi đáp. Và mặt hắn ta trở lại vẻ thản nhiên như cũ. Raoul bỏ súng vào bao, và tạo cho lời lẽ của mình một giọng cung kính không phải thốt ra từ đáy lòng, anh nói: - Vậy thì thưa cha, nếu là linh mục, cha sắp có dịp để hành nghề như bạn tôi đã nói. Một kẻ bị thương khốn khổ sắp đến và sẽ dừng ở cái quán gần đây; ông ta cầu xin sự cứu giúp của một thiên sứ; người của chúng tôi đi theo ông ta. - Tôi sẽ đến đấy, - mục sư nói. Và hắn thúc con la cái đi. - Nếu ông không đến đấy, - De Guise bảo, - thì hãy nhớ rằng chúng tôi có những con ngựa có thể đuổi kịp con la cái của ông, một sức mạnh có thể tóm bắt ông ở bắt cứ chỗ nào; và khi ấy tôi xin thề là bản án của ông sẽ được thi hành ngay; ở đâu chẳng tìm được một cái cây và một sợi dây thừng. Mắt viên mục sư lại chớp lửa lên lần nữa, nhưng rồi thôi hẳn; hắn nhắc lại câu: "Tôi sẽ đến đó", rồi lên đường. - Ta đi theo hắn, - de Guise nói, - như thế chắc chắn hơn. - Tôi cũng định nói với anh như vậy, - Bragelonne đáp. Và hai chàng thanh niên lên đường, lựa bước theo sau gã mục sư cách độ một tầm súng ngắn. Chừng năm phút sau, gã mục sư quay đầu lại để xem có bị theo dõi không. - Anh thấy không, - Raoul nói, - chúng ta làm thế này là rất đúng! - Cái mặt thằng cha mục sư ấy mới kinh tởm làm sao! - Bá tước de Guise tiếp lời. - Kinh tởm, - Raoul đáp, - và nhất là sự biểu hiện mới ghê chứ. Tóc thì vàng, mắt thì mờ đục, môi thì cứ hé ra nói là biến đi đâu mất… De Guise ít bị những chi tiết ấy đập mạnh hơn Raoul, vì Raoul thì chú ý quan sát, còn de Guise thì nói nhiều hơn. Anh đáp: - Phải, phải, khuôn mặt hắn thật lạ lùng, những bọn mục sư ấy tuân theo những cách tu hành làm hư hại con người; nhịn đói đến xanh xao, lấy roi vọt tự hành xác đến trở thành đạo đức giả, và vì, ra sức khóc than những phúc lợi của cuộc đời mà họ đã để mất đi và chúng ta thì được hưởng, nên mắt họ trở thành mờ xỉn. - Cuối cùng, - Raoul nói, - con người tội nghiệp kia sắp có mục sư đến rồi. Nhưng có Chúa chứng giám! Kẻ sám hối hình như có một bụng dạ tử tế hơn là kẻ đi nghe xưng tội. Còn về tôi xin thú nhận là tôi quen nhìn các vi linh mục theo một dung mạo khác hẳn cơ. - A! Anh có hiểu không? - De Guise nói. - Lão này là một trong những thày dòng lang thang chuyên đi ăn xin trên những đường cái lớn cho đến ngày nào đó một lộc thánh từ trên trời rơi xuống với họ. Đó phần lớn là người nước ngoài: người Ecossais, người Irlandais, người Danois. Thỉnh thoảng người ta có chỉ cho tôi xem bọn ấy. - Cũng xấu xí như thế ư? - Không, gớm ghiếc phải chăng thôi. - Cực thay cho kẻ bị thương tội nghiệp ấy phải chết trong tay một gã thày tu như vậy. - Ô hay? - de Guise nói, - việc xá tội không phải do kẻ nói ban cho mà do từ Chúa. Tuy nhiên anh có muốn tôi nói với anh điều này không? Tôi thích thà chết không sám hối, còn hơn là dây với một kẻ nghe xưng tội như thế. Anh đồng ý với tôi phải không, tử tước? Mà tôi thấy anh vuốt ve cái báng súng như có ý định đập vỡ đầu hắn ra. - Phải, bá tước ạ, thật là một điều kỳ lạ và nó đến bắt chợt, anh ạ nhìn con người ấy tôi cảm thấy một nỗi ghê sợ khó tả. Đã có lần nào anh thấy một con rắn ngóc mình lên trên đường anh đi chưa? - Chưa bao giờ, - de Guise đáp. - Thế mà tôi, tôi đã gặp ở trong cánh rừng Blaisois của nhà tôi. - Tôi còn nhớ lần đầu tiên một con rắn cuộn khúc nó nhìn tôi bằng cặp mắt mờ xỉn, đung đưa cái đầu và thè lè cái lưỡi, tôi đứng ngây ra, tái mặt và như bị mê đi cho đến lúc bá tước de La Fère… - Ông bố anh à? - De Guise hỏi. - Không, vị đỡ đầu của tôi, - Raoul đỏ mặt đáp. - Hay lắm. - Cho đến lúc bá tước de La Fère bảo tôi "Bragelonne, tuốt kiếm ra". Chỉ đến lúc ấy tôi mới chạy tới con rắn đúng lúc nó dựng đứng mình trên cái đuôi, miệng rít phì phì, để lao vào người tôi, tôi vội chém nó đứt đôi mình ra. Lạ thật anh ạ. Tôi xin thề là có cảm giác giống hệt như thế khi trông con người kia lúc hắn hỏi: "Tại sao các ông lại hỏi tôi điều đó?" và hắn nhìn vào tôi. - Thế thì anh phải tự trách mình đã không chém cho nó đứt đôi người ra như con rắn. - Phải, Pomme-de- Pintình cũng gần như vậy, - Raoul đáp. Lúc ấy họ đi đến cái quán nhỏ và trông thấy ở đầu đường đằng kia toán người cáng kẻ bị thương do ông Arminges dẫn đầu cũng đang đi tới. Hai người khiêng kẻ sắp chết, người thứ ba dắt ngựa. Hai chàng thanh niên thúc ngựa phóng lên. De Guise đi sát bên người thày dòng Augustins và bảo: - Đây là người bị thương; xin ngài mục sư làm ơn nhanh lên một chút. Còn Raoul tránh gã thầy dòng ra hết mép đường bên kia và quay mặt đi với vẻ ghê tởm. Như vậy là hai chàng thanh niên đi trước người nghe xưng tội chứ không phải đi sau nữa. Họ đi đến đón người bị thương và bảo cho biết cái tin hay ấy. Kẻ bị nạn nhổm người lên để nhìn theo hướng trỏ và trông thấy mục sư đang thúc con la gấp bước đi tới, rồi bác ta lại rơi mình xuống tấm nệm, mặt sáng lên một tia mừng rỡ. - Bây giờ đây, - Hai chàng thanh niên nói - chúng tôi đã làm cho ông tất cả những gì chúng tôi có thể làm, và do chúng tôi vội đến đội quân của Ngài Hoàng thân, chúng tôi, phải tiếp tục lên đường, Vậy ông thứ lỗi cho chúng tôi nhé. Người ta đồn sắp có đánh nhau rồi, chúng tôi chẳng muốn ngày mai mới có mặt. - Hãy đi đi, các vị lãnh chúa trẻ tuổi của tôi, - kẻ bị thương nói, và cầu cho cả hai ông được ban phước lành vì có lòng thương người. Pomme-de- Pinthật là như các ông nói, các ông đã làm tất cả những gì có thể làm cho tôi; tôi chỉ có thể nói với các ông một lần nữa: Chúa phù hộ cho các ông và những người thân thiết của các ông. De Guise bảo viên quản lý: - Chúng tôi đi phía trước, ông sẽ đuổi theo chúng tôi trên đường Cambrin. Chủ quán đứng ở của và đã chuẩn bị mọi thứ, giường, băng, vải xé, và một tên coi ngựa đã đi tìm thày thuốc ở Lens là thị trấn gần nhất. - Được rồi, - chủ quán nói, - mọi thứ sẽ được làm như ông mong muốn. Nhưng ông ơi, - gã nói tiếp với Bragelonne - Ông không dừng lại chốc lát để băng bó vết thương của ông hay sao? - Ồ, vết thương của tôi chẳng sao đâu, - Tử tước đáp - Đến chặng nghỉ sau băng bó cũng được. Chỉ có điều yêu cầu ông là nếu ông có thấy một kỵ sĩ qua đây và hỏi thăm ông tin tức về một thanh niên cưỡi con ngựa hồng có một đầy tớ đi theo, thì ông làm ơn bảo rằng đã gặp tôi hẳn hoi, nhưng tôi đã tiếp tục lên đường và tính sẽ ăn trưa ở Mazingarbe và ngủ ở Cambrin. - Để cho chắc chắn, tôi sẽ hỏi tên người ấy và nói rõ tên ông, như thế có hơn không - Chủ quán nói. - Phải đấy, cẩn tắc vô áy náy, - Raoul đáp, - tôi là tử tước Bragelonne, còn bác ta là Grimaud. Lúc ấy kẻ bị thương đến từ phía này và mục sư đến từ phía kia. Hai chàng thanh niên lùi lại để cho cáng đi qua. Mục sư cũng nhảy xuống đất và sai dẫn con la cái ra chuông ngựa mà không tháo yên cương. - Ông mục sư ơi, - De Guise nói, - Ông hãy giúp cho con người tử tế ấy xưng tội cẩn thận, và đừng lo gì về những khoản chi phí của ông và của con la mọi thứ đều thanh toán rồi. - Xin cảm ơn ông! - Gã mục sư đáp với cũng nụ cười khiến Bragelonne rùng mình. Linh tính cảm thấy như không thể chịu nổi sự có mặt của gã thày dòng Augustins, Raoul bảo: - Ta đi thôi, bá tước; ở đây tôi cảm thấy khó chịu. - Lần nữa xin cảm ơn các vị lãnh chúa trẻ trung tuấn tú, - kẻ bị thương nói - và xin đừng quên tôi trong những lời cầu nguyện? - Cứ yên tâm! - De Guise vừa nói vừa thúc ngựa đuổi theo Bragelonne đã đi trước hai chục bước. Lúc ấy hai người đầy tớ đã khiêng cáng vào trong nhà. Chủ quán và vợ đã chạy đến, đang đứng trên bậc cầu thang. Kẻ bị thương như đang lên những cơn đau dữ dội; song bác ta chỉ bận tâm xem ông mục sư có theo vào không. Vừa trông thấy cái người mặt tái nhợt và máu me đầm đìa ấy, người đàn bà nắm chặt lấy cánh tay chồng. - Kìa! Mình làm sao thế? - Chủ quán hỏi. - Phải chăng tình cờ mình thấy khó ở? - Không, nhưng trông kìa? - Người vợ nói và chỉ kẻ bị thương cho chồng. - Chết chửa, ông ta có vẻ đau dữ. - Không phải tôi định nói như vậy, - người vợ vẫn run bắn lên nói tiếp, - tôi hỏi ông có nhận ra người này không? - Người này ư, khoan đã… - A! Hình như ông đã nhận ra, - người vợ nói, - vì ông cũng đang tái mặt đi kìa. - Thật vậy! - Chủ quán kêu lên. - Tai hại cho nhà ta! Đó là tên đao phủ cũ xứ Béthune. - Đao phủ cũ xứ Béthune! - Gã mục sư trẻ lẩm bẩm và đột nhiên dừng lại, để lộ trên gương mặt một cảm giác ghê tởm đối với kẻ sám hối. - Ông Arminges đang đứng ở cửa, nhận thấy vẻ lưỡng lự ấy bèn nói: - Ông mục sư ơi, dù làm đao phủ hoặc đã từng làm đao phủ, kẻ khốn khổ kia vẫn cứ là một con người. Vậy ông hãy giúp cho hắn cái việc cuối cùng mà hắn yêu cầu ở ông, và việc làm của ông chỉ càng thêm xứng đảng mà thôi. Gã mục sư không đáp lại gì cả, mà tiếp tục lặng lẽ đi về phía căn buồng thấp nơi hai người đầy tớ đã đặt kẻ sắp chết lên giường. Trông thấy người của Chúa đến gần giường kẻ bị nạn, hai đầy tớ đi ra và đóng cửa lại. Arminges và Olivain đang đợi họ. Cả bốn người lên ngựa, đi nước kiệu theo con đường màRaoul và dờ Guise đã đi và mất hút ở đằng xa. Khi viên quản lý và đoàn tuỳ tùng đã đi khuất, thì một lữ khách mới dừng lại trước cửa quán. - Thưa ông cần gì ạ? - Chủ quán nói mà vẫn còn run và tái người đi vì điều vừa mới phát hiện. Lữ khách ra hiệu muốn uống, rồi đặt chân xuống đất, và chỉ vào con ngựa ra hiệu kỳ cọ. - Quỷ nợ ở đâu ấy? - Chủ quán lẩm bầm, - hình như lão này câm. - Thế ông muốn uống ở đâu. - Gã hỏi. - Ở đây - lữ khách nói và chỉ vào một cái bàn. - Ta lầm rồi, - chủ quán tự nhủ - hắn không hoàn toàn câm. Và gã cúi mình rồi đi lấy một chai rượu vang và bánh quy đem đặt trước mặt vị thực khách ít lời này. - Ông có cần gì khác nữa không? - Gã hỏi. - Có chứ. - Thế ông cần gì? - Cần biết xem ông có trông thấy một vị quý tộc trẻ tuổi cưỡi con ngựa hồng và có tên đầy tớ theo hầu đi qua đây không? - Tử tước Bragelonne phải không? - Chủ quán hỏi. - Đúng thế! - Thế ra ông là Grimaud? Lữ khách gật đầu. A, thế thì vị chủ trẻ tuổi của ông mới ở đây cách mười lăm phút, ông ấy sẽ ăn trưa ở Mazingarbe và sẽ ngủ ở Cambrin. - Đây đến Cambrin bao xa? - Hai dặm rưỡi. - Cảm ơn. Yên trí sẽ gặp chủ trước khi trời tối, Grimaud có vẻ bình thản hơn lau mồ hôi trán, rót rượu ra cốc và uống lặng lẽ. Bác vừa mới đặt cốc xuống bàn và toan rót cốc thứ hai, thì một tiếng kêu khủng khiếp phát ra từ căn buồng có gã mục sư và kẻ sắp chết. Grimaud đứng bật dậy. - Cái gì vậy? - Bác hỏi - Tiếng kêu ở đâu ra? - Từ buồng kẻ bị thương, - chủ quán đáp. - Kẻ bị thương nào? - Grimaud hỏi. - Người đao phủ cũ xứ Béthune, vừa mới bị bọn du kích Tây Ban Nha ám sát. Hắn được mang đến đây và đang xưng tội với một thầy dòng Augustins. Chắc là hắn đau dữ lắm. - Đao phủ cũ ở Béthune à? - Grimaud lẩm bẩm, nhớ lại những kỷ niệm xưa… - Một người độ năm sáu mươi tuổi, cao lớn, lực lưỡng, da ngăm ngăm, râu tóc đen phải không? - Phải đấy, trừ râu đã hoa râm và tóc đã bạc. Ông biết hắn à? - Chủ quán hỏi. - Tôi có trông thầy một lần, - Grimaud đáp; nhớ lại cái cảnh cũ trán bác sa sầm lại. Vợ chủ quán chạy ra run như cầy sấy, hỏi chồng: - Ông có nghe thấy không? - Có, - Chủ quán đáp và lo ngại nhìn về phía cửa. Vừa lúc ấy vang lên một tiếng kêu không to bằng tiếng kêu đầu tiên, nhưng kèm theo một tiếng rên rỉ kéo dài. - Phải xem đó là cái gì, - Grimaud nói. - Nghe như tiếng một người bị chọc tiết, - chủ quán nói. - Giêsu! - Người đàn bà vừa nói vừa làm dấu thánh. Ta biết rằng Grimaud nói ít mà làm nhiều. Bác băng mình về phía cửa buồng, lắc thật mạnh, nhưng nó được chốt ở phía trong. - Mở ra? - Chủ quán la lên, - mở ra ông mục sư ơi, mở ra ngay! Chẳng có ai trả lời. - Mở ra, nếu không ta phá cửa? - Grimaud nói. Vẫn im lặng. Grimaud đưa mắt nhìn quanh và trông thấy một cái kẹp sắt tình cờ vứt ở một xó nhà. Bác vồ lấy và trước khi chủ quán kịp phản đối, thì bác đã nạy cánh cửa bật vào trong. Căn buồng ngập máu chảy qua tấm nệm; kẻ bị thương không nói được nữa và rên rỉ, gã mục sư đã biến đâu mất. - Mục sư - Chủ quán kêu - Mục sư đâu rồi? Grimaud xông ra phía cửa sổ nhìn ra sân. - Nó đã trốn ra lối này. - Ông cho là như vậy à? - Chủ quán hốt hoảng nói. - Thằng nhỏ đâu, hãy ra chuồng ngựa xem có con la của mục sư không? - Không thấy con la đâu nữa ạ! Grimaud đến gần kẻ bị thương, nhìn những nét thô kệch và hằn rõ kia nó gợi nhớ lại một kỷ niệm thật là khủng khiếp. Sau một giây lát suy ngẫm ảm đạm và âm thầm, cuối cùng bác nói: - Không còn hồ nghi gì nửa. Chính là hắn ta. - Hắn còn sống không? - Chủ quán hỏi. Không trả lời, Grimaud mở cái áo chẽn của người bị nạn để sờ tim xem, còn chủ quán thì bước lại gần. Nhưng đột nhiên hai người lùi lại, chủ quán hét lên một tiếng kinh hãi, còn Grimaud thì tái mặt đi. Một lưỡi dao găm cắm phập đến tận gốc vào phía ngực bên trái của gã đao phủ. - Chạy đi gọi cấp cứu ngay, - Grimaud bảo, - tôi sẽ ngồi canh ở đây. Chủ quán ra khỏi buồng, ngơ ngác như kẻ mất hồn; còn người vợ thì nghe tiếng chồng kêu đã chạy bạt vía. Chú thích: (1) Tiếng La-tinh: một việc không lặp lại hai lần.
Hai Mươi Năm Sau Hai Mươi Năm Sau - Alexandre Dumas Hai Mươi Năm Sau