Books are the glass of council to dress ourselves by.

Bulstrode Whitlock

 
 
 
 
 
Tác giả: Alexandre Dumas
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Vingt Ans Après
Dịch giả: Anh Vũ
Biên tập: Lê Nhật Minh
Upload bìa: Lê Nhật Minh
Số chương: 129 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2361 / 29
Cập nhật: 2016-07-21 22:06:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 30: Quảng Trường Hoàng Gia
ọ lặng lẽ đi tới trung tâm quảng trường; nhưng do lúc ấy mặt trăng vừa ra khỏi đám mây, họ nghĩ rằng ở chỗ bãi trống trải này họ sẽ dễ bị người ta trông thấy, họ bèn đến chỗ mấy cây bồ đề bóng tối dày dặc hơn. Có các ghế dài kê rải rác; bốn kẻ du ngoạn dừng lại trước một cái ghế. Arthos ra hiệu, d'Artagnan và Porthos ngồi xuống. Arthos và Aramis đứng yên trước mặt họ. Sau một lát im lặng, mỗi người đang cảm thấy lúng túng không biết bắt đầu giải thích thế nào đây, thì Arthos lên tiếng: - Các anh ơi, một chứng cớ về sức mạnh của tình bằng hữu cũ của chúng ta là sự có mặt của chúng ta ở nơi hò hẹn này. Không một ai vắng mặt, không một ai có gì để trách móc cả. - Thưa bá tước, - D'Artagnan nói - xin hãy nghe đây, thay cho những lời tán tụng mà có lẽ chẳng có ai trong chúng ta đây xứng đáng, chúng ta hãy phát biểu như những người chân thành. - Tôi không mong gì hơn, - Arthos đáp. - Tôi là người thẳng thắn, các anh hãy nói thẳng thắn. Các anh có điều gì cần trách tôi hoặc tu viện trưởng D'Herblay không? Có đấy - D'Artagnan nói, - khi tôi có vinh dự được gặp anh ở lâu đài Bragelonne, tôi đã đưa ra với anh những đề nghị mà anh đã hiểu rõ. Đáng lẽ trả lời tôi như với một người bạn, thì anh đã chơi tôi như một đứa trẻ, và cái tình bằng hữu mà anh tán dương ấy tan vỡ không phải do cuộc chạm kiếm tối hôm qua mà do sự nguỵ trang của anh ở trong lâu đài mình. - D'Artagnan! - Arthos nói với một giọng trách móc nhẹ nhàng. - Anh cần ở tôi sự thẳng thắn, thì đấy! - D'Artagnan nói - Anh hỏi tôi nghĩ gì thì tôi đã nói rồi. Và bây giờ, ông tu viện trưởng D'Herblay, tôi cũng sẵn sàng hầu tiếp ông. Tôi cũng đã hành động với ông như vậy và ông cũng đã lạm dụng tôi. - Ông lạ lùng thực đấy, ông ạ, - Aramis nói - Ông đến tìm tôi để đưa ra những đề nghị, nhưng ông đã nói với tôi chưa nào? Không, ông thăm dò tôi, có thế thôi. Này, tôi đã nói với ông thế nào nhỉ? Rằng Mazarin là một tên đê tiện và tôi chẳng phụng sự nó đâu. Tất cả chỉ có thế. Tôi có nói với ông rằng tôi không phụng sự một người khác đâu? Trái lại, tôi đã nói để ông hiểu rằng, tôi đứng về phía các hoàng thân. Nếu tôi không lầm thì chúng ta còn nói đùa rất thoải mái về trường hợp rất có khả năng là ông nhận nhiệm vụ của giáo chủ giao là bắt giữ tôi. Vậy thì tại sao chúng tôi không thể là người có đảng phái? Ông có bí mật của ông, cũng như chúng tôi có bí mật của chúng tôi; chúng ta đã không trao đổi bí mật với nhau, càng hay điều đó chứng tỏ là chúng ta biết giữ bí mật. - Tôi có trách gì ông đâu, - D'Artagnan nói, - chẳng qua vì bá tước de La Fère nói về tình bạn bè, cho nên tôi mới xem xét cách đối đãi của ông thôi. - Và ông thấy gì ở đó? - Aramis kiêu ngạo hỏi. Máu dồn lên mặt, d'Artagnan đứng phắt dậy và đáp: - Tôi thấy đúng là một cách đổi đãi của một môn đệ những thầy dòng Jésuites. Thấy d'Artagnan đứng lên, Porthos cũng đứng dậy. Thế là cá bốn người đều đứng sừng sững hằm hè trước mặt nhau. Nghe câu trả lời của d'Artagnan, Aramis giơ tay như muốn sờ vào đốc kiếm. Arthos ngăn anh lại. - D'Artagnan này, - anh nói, - tối nay anh đến đây vẫn còn tức giận sục sôi về cái việc tình cờ tối hôm qua của chúng ta. D'Artagnan, tôi tin rằng lòng anh khá quảng đại để cho một tình bằng hữu hai mươi năm ròng rả có thể chống lại ở anh một sự thất bại của lòng tự ái trong khoảnh khắc. Nào, hãy nói điều đó với tôi đi. Anh thấy có điều gì khiển trách tôi không? Nếu tôi có lỗi, tôi sẽ nhận lỗi. Cái giọng nghiêm nghị và du dương ấy của Arthos bao giờ cũng có ảnh hưởng đến d'Artagnan như xưa, trong khi giọng của Aramis trở nên chua cay và kêu gào trong những lúc bực mình càng chọc tức anh. Cho nên anh đáp lại Arthos: - Ông bá tước ơi, tôi tưởng rằng ông có điều tâm sự nói với tôi ở lâu đài Bragelonne, và còn ông, - anh nói tiếp và trỏ sang Aramis, - Ông cũng có điều tâm sự với tôi ở tu viện, hẳn là tôi đã chẳng lao vào một cuộc phiêu lưu mà các ông chắc sẽ cản đường tôi. Tuy nhiên vì rằng tôi kín đáo, chớ có vội cho tôi là một đứa ngu ngốc. Nếu như tôi muốn đi sâu để phân biệt những người, mà ông D'Herblay đón tiếp bằng cái thang dây với những người mà ông đón tiếp bằng chiểc thang gỗ, thì ắt là tôi đã bắt ông ta phải nói với tôi rồi. Trong bụng ngờ rằng d'Artagnan đã rình rập mình và trông thấy mình đi cùng bà de Longueville, Aramis giận tím mặt và la lên: - Sao ông đi dây vào việc người khác? - Tôi chỉ dây vào việc gì can hệ đến tôi, và tôi biết giả bộ không trông thấy những cái gì không can hệ đến tôi. Nhưng tôi ghét những kẻ đạo đức giả, và trong cái loại đó tôi xếp những ngự lâm quân đi làm tu viện trưởng và những tu viện trưởng đi làm ngự lâm quân. Rồi quay sang phía Porthos, anh nói tiếp: - Ông đây cũng đồng ý với tôi. Porthos từ nãy chưa nói gì, chi đáp lại bằng một tiếng nói và một cử chỉ. Anh nói "Phải" và cầm kiếm ra tay. Aramis nhảy lùi lại một bước và tuốt kiếm ra. D'Artagnan khom lưng lại, sẵn sàng công kích hoặc tự vệ Arthos bèn giơ bàn tay ra với cái dáng bộ chỉ huy tối thượng chỉ ở anh mới có, anh thong thả rút cả thanh kiếm và vỏ cùng một lúc, tì kiếm lên đầu gối và bẻ gẫy lưỡi kiếm ngay trong bao, rồi vứt hai mẩu sắt sang phía bên phải. Rồi quay về phía Aramis, anh bảo: - Aramis, bẻ gẫy kiếm anh đi. Aramis lưỡng lự. - Cần phải làm như vậy, - Arthos bảo. Rồi với một giọng nhỏ hơn và dịu dàng hơn, anh nói - Tôi muốn như vậy. Aramis, mặt càng tái hơn, nhưng bị khuất phục bởi cử chỉ ấy, bị đánh bại bởi tiếng nói ấy, anh cũng dùng tay bẻ gẫy cái lưỡi thép dẻo, rồi khoanh tay lại đợi, người run lên vì tức giận. Động tác ấy khiến d'Artagnan và Porthos phải lùi lại; d'Artagnan chưa rút kiếm, Porthos tra kiếm vào bao. Arthos từ từ giơ bàn tay phải lên trời mà nói: - Chúng ta đang đứng trước Chúa, Chúa đang nhìn chúng ta và nghe chúng ta trong cảnh trang nghiêm của đêm nay, tôi xin thề là không bao giờ thanh kiếm của tôi chạm vào kiếm của các anh, không bao giờ con mắt tôi nhìn các anh bằng cái nhìn giận dữ; không bao giờ trái tim tôi có một nhịp đập thù ghét các anh. Chúng ta đã cùng sống với nhau, cùng ghét và cùng yêu. Chúng ta đã đổ ra và cùng hoà máu của chúng ta, và có lẽ, anh nói thêm, - giữa chúng ta có một mối dây liên hệ còn mạnh mẽ hơn cả tình bạn, có lẽ có cái hiệp ước của tội ác; bởi vì cả bốn chúng ta, chúng ta đã buộc tội, xét xử và giết một con người mà cớ lẽ chúng ta không có quyền trừ bỏ khỏi thế gian này, dù rằng dường như nó là người của địa ngục, chứ không phải người của trần gian(1). d'Artagnan, bao giờ tôi cũng yêu mển anh như con trai tôi. Porthos, chúng ta đã từng ngủ bên cạnh nhau mười năm; Aramis là anh em của các anh cũng như là anh em của tôi, bởi vì Aramis đã yêu mến các anh như tôi vẫn yêu mến các anh, như tôi sẽ yêu mến các anh mãi mãi. Lão Mazarin có thể là cái cóc khô gì đối với chúng ta, những người đã từng chống lại cả bàn tay và trái tim của một con người như Richelieu? Hoàng thân này hay hoàng thân nọ cũng là cái gì đối với chúng ta, những người đã từng giữ vững vương miện trên đầu một bà hoàng hậu? d'Artagnan, tôi xin lỗi anh vì đã chạm kiếm với anh hôm qua; Aramis cũng làm như vậy với Porthos. Và bây giờ nếu có thể, các anh hãy cứ thù ghét tôi đi, còn tôi, tôi xin thề rằng dù các anh có thù ghét tôi, tôi vẫn chỉ mang lòng quý trọng và tình bằng hữu đối với các anh mà thôi. Bây giờ, Aramis, hãy nhắc lại lời tôi, và nếu như các anh đây muốn, và anh cũng muốn, thì chúng ta sẽ từ giã các bạn cũ của chúng ta mãi mãi. Một lát lặng yên trang trọng. Rồi Aramis cất tiếng. Vầng trán anh bình thản và cái nhìn trung hậu, nhưng giọng nói vẫn còn vang lên một chút run run xúc động, cuối cùng, anh nói: - Tôi xin thề là tôi không còn thù ghét gì những người đã từng là bạn tôi, tôi rất tiếc là đã chạm kiếm với anh đấy, Porthos ạ. Cuối cùng tôi xin thề là không những thanh gươm của tôi sẽ không chĩa vào ngực các anh nữa, mà từ trong đáy lòng thầm kin nhất của tôi sau này cũng sẽ không bao giờ còn bóng dáng của những thù địch đối với các anh nữa. Lại đây, Arthos. Arthos toan rút lui. Nhưng d'Artagnan bị cuốn hút vào một cơn phấn khích không cưỡng nổi, nó tiết lộ bầu nhiệt huyết và tâm hồn thẳng thắn bẩm sinh của anh, anh vội kêu lên: - Ô không, không! Các anh đừng đi! Các anh đừng đi, bởi vì tôi, tôi cũng phải thề. Tôi thề rằng tôi sẽ hy sinh đến giọt máu cuối cùng, đến mảnh da thịt cuối cùng để giữ tấm lòng quý trọng đối với một con người như anh, Arthos và tình bằng hữu đối với một con người như anh, Aramis. Rồi anh nhào vào trong vòng tay của Arthos. - Con trai của tôi! - Arthos vừa nói vừa siết bạn vào ngực mình. - Còn tôi, - Porthos nói - tôi khỏng thề thốt gì hết, nhưng tôi đang nghẹn ngào đây, mẹ kiếp! Nếu như phải đánh nhau với các anh thà tôi để mình bị đâm xuyên suốt người còn hơn, vì rằng ở trên đời này tôi chỉ có yêu mến các anh mà thôi. Và chàng Porthos ruột ngựa vừa nhào vào vòng tay Aramis vừa khóc lên rưng rức. - Các bạn ơi, - Arthos nói, - đó là điều tôi hy vọng, đó là điều tôi chờ đợi ở hai tấm lòng như các anh. Phải, tôi đã nói và tôi xin nhắc lại số phận của chúng ta ràng buộc với nhau một cách không thể nào thay đổi, dù rằng chúng ta có đi theo một con đường khác. Tôi tôn trọng quan niệm của anh, d'Artagnan; tôi tôn trọng niềm tin của anh, Porthos; nhưng dù chúng ta có chiến dấu cho những mục đích trái ngược nhau chúng ta vẫn coi nhau là bạn, các tể tướng, các hoàng thân, các vua chúa sẽ qua đi như một con thác, cuộc nội chiến như một ngọn lửa, nhưng chúng ta, chúng ta có sẽ tồn tại không? Tôi dự cảm là có đấy. - Đúng rồi, - D'Artagnan nói, - chúng ta hãy mãi mãi là ngự lâm quân, và hãy giữ làm một lá cờ duy nhất, cái tấm khăn trứ danh ở đồn Saint-Gervais mà vị giáo chủ vĩ đại đã cho thêu lên ba bông hoa huệ. - Phải rồi, - Aramis nói, - là người phe giáo chủ hay Fronde, chăng can hệ gì đến ta? Chúng ta lại tìm những người trợ lực cho các cuộc quyết đấu, những bạn bè tận tụy cho những công việc nghiêm, trọng, những bạn vui vầy cho những thú vui. - Và mỗi khi mà chúng ta gặp nhau trong một cuộc hỗn chiến, - Arthos nói, - chi cần nói một tiếng: "Quảng trường Hoàng gia" là chúng ta đưa kiếm sang tay trái và giơ tay phải ra nắm tay nhau; dù ở giữa một cuộc chém giết điên loạn cũng vậy? - Anh nói thật mê hồn? - Porthos bảo. - Anh là con người vĩ đại nhất, - D'Artagnan nói, - và riêng anh, anh vượt chúng tôi hàng chục cái đầu. Arthos mỉm cười với nỗi vui mừng khôn tả. - Như thế là thoả thuận rồi nhé, - anh nói. - Nào, các anh giơ tay ra. Các anh có còn là tín đồ chút nào không? - Đúng thế! - D'Artagnan nói. - Chúng ta sẽ là tín đồ trong dịp này, để trung thành với lời thề của chúng ta, - Aramis nói. - A! - Porthos nói, - tôi sẵn sàng viện bất cứ ai mà các anh muốn đưa ra để thề, cả thánh Mahomet(2) cũng được. Quỷ bắt tôi đi, nếu tôi nói sai rằng chưa bao giờ tôi sung sướng như lúc này. Và chàng Porthos tốt bụng chùi đôi mắt vẫn còn ướt: - Các anh có ai mang một cây thánh giá nào không? - Arthos hỏi. Porthos và d'Artagnan nhìn nhau lắc đầu như những người bị bất ngờ. - Aramis mỉm cười và móc ở ngực ra một chiếc thập tự kim cương đeo vào cổ bằng một chuỗi ngọc trai. - Có đây, anh nói. - Vậy, Arthos lại nói, - chúng ta hãy thề trước cây thánh giá này, dù nó có bằng chất gì thì vẫn là một cây thánh giá. Chúng ta xin thề là dù thế nào đi chăng nữa chúng ta sẽ đoàn kết mãi mãi và lời thề ấy không những ràng buộc bản thân chúng ta mà còn ràng buộc cả con cháu chúng ta nữa! Lời thề ấy có hợp ý các anh không? - Có! - Mọi người cũng nói. - A! Đồ xỏ lá! - D'Artagnan ghé sát tai Aramis mà nói thầm. - Cậu cho chúng tớ thề trên cây thánh giá của một nữ Fronde. Chú thích: (1) chỉ Milady (2) Thánh của Đạo.
Hai Mươi Năm Sau Hai Mươi Năm Sau - Alexandre Dumas Hai Mươi Năm Sau