Người mà cố gắng rồi thất bại vẫn tốt hơn nhiều so với người không cố gắng gì cả và thành công.

Lloyd James

 
 
 
 
 
Nguyên tác: Hương Tình Yêu 7 Dặm
Dịch giả: Mai Hương
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 67 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 16
Cập nhật: 2020-10-27 20:20:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10
ứa Trẻ Chăn Trâu
Mâu Ích Bằng
Đứa trẻ ngồi trên phiến đá đen bóng, chân trái đè lên chân phải, cằm tỳ lên đầu gối, để lộ hai ống chân khẳng khiu, hai bàn chân to tướng, đang đọc sách. Cuốn Văn nghệ thiếu niên không còn bìa. Họa sĩ lên núi vẽ, thấy đây chính là bức tranh tuyệt vời về học tập. Trên cao là vầng thái dương sáng trắng, dưới đất cỏ xanh um, xa xa núi non trùng điệp, gần đó là một phiến đá đen bóng. Phía dưới là trường trung học của làng.
Họa sĩ dùng tốc độ tối đa để vẽ bức tranh học tập ấy, và rất vừa ý khi nó hoàn thành. Trong khi ông đang kẹp bức tranh lại thì chú bé bỗng hỏi:
“Chú là họa sĩ à?”.
“Đúng, ta vẽ tranh. Cháu xem bức tranh này đẹp không?”.
Chú bé nhìn kỹ rồi nói: “Không, không đẹp”.
Họa sĩ hỏi: “Cháu đã học vẽ chưa. Bức tranh như thế này mà lại bảo là không đẹp sao? Không đẹp ở chỗ nào?”.
“Cháu không nói được, chỉ thấy không đẹp, đúng là không đẹp. Cháu ghét bức tranh này”.
Họa sĩ ngắm đi ngắm lại bức tranh, vẫn thấy đúng là một cảnh học tập tuyệt đẹp. Ông tin vào con mắt mình, tin rằng bức tranh sẽ nhận giải thưởng lớn. Ông nói: “Được, ta vẽ lại cho cháu bức khác nhé!”.
Chú bé ngước nhìn xung quanh, dường như đang chọn cảnh. Họa sĩ nói: “Thế này, cháu hãy cởi áo ra, đứng lên trên tảng đá, hát một bài ca hùng tráng, ta sẽ vẽ cho cháu bức tranh sơn ca đó, được không?”.
Chú bé nói: “Cháu có thể hát được sơn ca, nhưng cháu không hát. Cháu không thích hát sơn ca đâu”.
“Thế thì cháu chọn đi, chú sẽ vẽ tặng cháu”. Chú bé nhìn họa sĩ, mặt đỏ bừng lên: “Như thế này, chú vẽ cho cháu một bức ở cái bậc thềm lớp học dưới kia, cháu sẽ vui lắm”. Họa sĩ đồng ý.
Chú bé ngồi ở bậc thềm cửa lớp, đầu ngẩng nhìn vào tấm biển tên trường, tay vẫn cầm cuốn Văn nghệ thiếu niên rách nát, miệt mài đọc. Họa sĩ vẫn cẩn thận vẽ cho cậu bức tranh học tập, dù ông cho rằng bức này rất thường, thậm chí còn có chút dung tục. Nhưng cậu bé lại rất vừa ý và nói: “Chú vẽ đẹp thật”.
Họa sĩ nhìn chú bé: “Xem ra cháu không phải học sinh ngoan, rất hay bỏ học, đúng không?”. “Cháu không phải học sinh đâu. Cháu là trẻ chăn trâu”.
“Thế trâu của cháu đâu?”.
Chú bé mở to mắt, phủi phủi cái cào phân đã sạch bóng: “Ái chà, trâu của tôi đâu rồi”. Nói đoạn, nó cầm bức tranh họa sĩ cho, chạy biến đi tìm trâu.
Họa sĩ nhìn theo đứa bé chạy rất xa, cây bút vẽ trong tay trĩu nặng tựa ngàn cân.
Từng trận gió núi thổi tới, bức tranh mà họa sĩ cho rằng có thể đoạt giải lớn bị gió cuốn, như cánh bướm bay trên sân trường học.
Lời bình của Hải Xuân: Tên truyện là Đứa trẻ chăn trâu nhưng người được tả lại là họa sĩ. Đứa trẻ chăn trâu trong mắt họa sĩ là hình tượng gì? Chỉ là một ký hiệu nghệ thuật. Cho nên tôi cần nói rằng họa sĩ này chỉ là thợ vẽ mà thôi. Ông ta cho rằng mình đã chộp được cảnh và tình rất đẹp, thực ra cái ông ta nhìn thấy chỉ là sự vật, mà không nắm bắt được hạt nhân của nó. Hạt nhân đó chính là tâm hồn cậu bé. Cho nên tác phẩm của ông ta cũng khó tránh khỏi sự nông cạn và nhạt nhẽo.
Vì sao trong mắt người họa sĩ là đẹp mà cậu bé lại cho là không đẹp? Vì sự khác nhau giữa chủ thể và khách quan thẩm mĩ. Giả dụ vị họa sĩ này đã từng có vài năm là cậu bé chăn trâu, sau đó mới cầm bút, nhất định ông ta sẽ cung cấp cho chúng ta ngôn ngữ về phương diện hội họa sâu sắc hơn. “Nhà nghệ thuật phải thâm nhập thực tế” là một câu nói rất xưa nhưng cũng là chân lý vĩnhmhằng. Truyện tuy ngắn nhưng cũng phải thâm nhập cuộc sống, đãi vàng trong mỏ quặng mới có thể biểu hiện được cuộc sống một cách có chất lượng. Đây cũng là điều tác phẩm này nhắc nhở chúng ta.
Truyện Ngắn Trung Quốc Cực Hay Truyện Ngắn Trung Quốc Cực Hay - Dương Hiểu Mẫn – Quách Lâm Truyện Ngắn Trung Quốc Cực Hay