Books support us in our solitude and keep us from being a burden to ourselves.

Jeremy Collier

 
 
 
 
 
Tác giả: Khuyết Danh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: nguyen trieu
Upload bìa: hieu ngoc
Số chương: 99 - chưa đầy đủ
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1197 / 51
Cập nhật: 2020-08-24 14:06:11 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Vương An Thạch Hiến Pháp
ương An Thạch là nhà chính trị và nhà văn triều Bắc Tống, từ nhỏ chăm chỉ học hành, trước năm 20 tuổi theo cha ngao du các nơi, đi khắp mọi miền đất nước, đã tận mắt chứng kiến lũ quan liêu, cường hào và địa chủ áp bức nông dân, khiến nhiều gia đình mất hết ruộng đất, cuộc sống vô cùng cực khổ, thêm vào đó vương triều Bắc Tống áp dụng chính sách đối ngoại thỏa hiệp, nên mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt, quốc phòng và tài chính đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng, tình hình này đã khiến Vương An Thạch nuôi chí cải cách chính trị, đặt cơ sở tư tưởng cho việc thi hành hiến pháp sau này.
Năm Khánh Lịch thứ 2, Vương An Thạch thi đỗ tiến sĩ, trước sau đảm nhiệm các chức vụ Phán Quan Hoài Nam, Tri Huyện Huyện Ngân, Tri Châu Thường Châu v v, làm quan địa phương tại vùng Giang Chiết hơn 16 năm trời, ông bước đầu thúc đẩy thi hành cải cách tại khu vực thuộc quyền cai quản của mình, qua đó đã bộc lộ tài năng chính trị rất xuất sắc.
Sau khi về kinh nhậm chức ít lâu, Vương An Thạch đã trình lên Tống Nhân Tông một bức thư vạn ngôn, trong đó bàn về tình hình chính trị, tường thuật kế hoạch nước giàu binh mạnh, nhưng đáng tiếc là không được triều đình chấp thuận.
Sau khi Tống Thần Tông lên ngôi, nhà vua rất tán thưởng chủ trương hiến pháp của Vương An Thạch, đến năm Hy Ninh thứ 2 đã bổ nhiệm ông làm phó Tể Tướng, năm sau lại phong làm Tể Tướng, chủ trì thành lập cơ cấu biến pháp. Vương An Thạch đã bắt đầu từ việc "Lý Tài" và "Chỉnh Quân", ban bố một loạt luật pháp mới. Việc thúc đẩy luật mới trên một mức độ nào đó đã hạn chế được cường hào tập trung thế lực, làm dịu được nguy cơ quân sự và tài chính nhà nước.
Cuộc biến pháp của Vương An Thạch đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của tập đoàn địa chủ quan liêu. Tuy ông gắng sức loại trừ dị nghị, một lòng một dạ thúc đẩy luật mới, nhưng cuối cùng vì thân cô thế cô, dưới sự thao túng và phỉ báng của phe chống đối, đến năm Hy Ninh thứ 7 ông buộc phải từ chức. Năm sau, ông lại nhậm chức tể tướng, nhưng vì vua Tống Thần Tông lúc này đã mất hứng thú đối với việc tiếp tục cuộc cải cách, trong nội bộ phe biến pháp xảy ra lục đục, con trai ông lại lâm bệnh, nên năm sau ông lại từ chức trở về Giang Ninh và sống ở đó gần 10 năm trời. Năm Nguyên Phong thứ 8, Tống Thần Tông bị bệnh qua đời, phái thủ cựu lên chấp chính, nên luật mới đã hoàn toàn bị phế bỏ. Vương An Thạch vô cùng buồn chán, đến năm đầu đời vua Tống Triết Tông thì qua đời.
Vương An Thạch rất coi trọng vai trò xã hội của văn học, ông chủ trương văn chương phải "Vụ vi hữu bổ vu thế, dĩ thức dụng vi bản", ông đồng thời cũng rất coi trọng chức năng của nghệ thuật. Ông có sự phân tích mạnh bạo đối với luận văn chính trị, với thái độ rõ ràng, nghị luận sâu sắc, bút pháp khỏe khoắn, đã hình thành một phong cách nghệ thuật hết sức nhạy bén và dẻo dai. Thí dụ trong bài "Đáp Tư Mã Gián nghị thư", đã biểu hiện được thái độ chính trị không thỏa hiệp trước phái thủ cựu và tấm lòng cao cả không đắn đo trước sự được mất cá nhân của ông. Tuy bài viết ngắn gọn chỉ có mấy trăm chữ, nhưng ý nghĩa mạch lạc, ngôn ngữ giản dị và trong sáng, đây chính là sức mạnh để bác lại đối phương.
Trong bài tạp ký "Du Bao Thiền Sơn ký", Vương An Thạch đã kết hợp chặt chẽ giữa du ký với lý lẽ một cách rất tự nhiên, ông gửi gắm triết lý sâu sắc vào hiện tượng cuộc sống đời thường, càng khiến người đời phải suy nghĩ. Tác phẩm thơ ca của Vương An Thạch chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Đỗ Phủ và Hàn Dũ, nội dung phần lớn đều phản ánh về nỗi cơ cực của nhân dân và các vấn đề xã hội khác, thủ pháp biểu hiện phần lớn đều là tản văn, dễ nghị luận, ngôn ngữ mộc mạc mà sung sức. Phong cách những bài thơ của ông sáng tác khi tuổi về già cũng có sự thay đổi, ông đã dung hòa nhuần nhuyễn giữa tình với cảnh, rất hàm súc và tế nhị, nhưng lại ít nhắc tới mâu thuẫn hiện thực. Ông cũng có một số bài từ có phong cách rất cao nhã.
Vương An Thạch viết khá nhiều tác phẩm hay, thí dụ như "Tự Thuyết", "Chung Sơn nhật lục" v v, nhưng phần lớn đều đã thất lạc. Hiện còn giữ lại được có "Lâm Xuyên tập", "Lâm Xuyên tập thập di", "Chu quan tân nghĩa" trong "Tam kinh tân nghĩa", "Lão Tử chú" v v. Các bài viết và thơ của ông đã phanh phui sự ngang trái của thời đại, phong cách khoáng đạt và khỏe khoắn, ông là một trong 8 đại gia hai triều Đường Tống.
Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc - Khuyết Danh Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc