Tôi chưa từng biết ai phải khổ sở vì làm việc nhiều quá. Chỉ có rất nhiều người khổ sở vì có tham vọng nhiều quá mà lại không có đủ hành động.

Dr. James Mantague

 
 
 
 
 
Tác giả: Alexandre Dumas
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Vingt Ans Après
Dịch giả: Anh Vũ
Biên tập: Lê Nhật Minh
Upload bìa: Lê Nhật Minh
Số chương: 129 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2361 / 29
Cập nhật: 2016-07-21 22:06:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 23: Tu Viện Trưởng Scarron
Ở phố Tournelles có một ngôi nhà mà tất cả những phu khiêng kiệu và tất cả những thằng hầu ở Paris đều biết, tuy nhiên đó chẳng phải nhà của một vị đại thần hay một nhà tài chính. Người la không ăn, không chơi và không nhảy múa ở đấy bao giờ. Ngôi nhà đó là của ông Scarron nhỏ bé. - Ở nhà ông tu viện trưởng sắc sảo hóm hỉnh ấy, người ta vui cười thoả thích; người ta tuôn ra bao nhiêu tin tức; những tin ấy nhanh chóng được bình luận, xé vụn ra và chế biến hoặc thành truyện, hoặc thành những bài thơ trào phúng, đến nỗi ai cũng muốn đến chơi một lát với ông Scarron nhỏ bé, nghe ông nói và rồi đi kể lại những điều ông đã nói. Có nhiều người nóng lòng đến đấy để nói lời của mình và nếu nó có kỳ cục, thì họ vẫn là những kẻ được hoan nghênh. Ông tu viện trưởng bé nhỏ Scarron được coi là tu viện trưởng chăng qua vì ông sở hữu tu viện, chứ hoàn toàn không phải ông thuộc giới chức nhà thờ; xưa kia ông là một trong những kẻ hưởng lộc thánh đỏng đảnh nhất của thành phố Meung nơi ông ở. Nhân một hôm hội giả trang, ông định mua vui một cách cực điểm cho cái thành phố tử tế này mà ông là linh hồn. Ông bèn sai tên hầu bôi mật ong vào khắp người ông, rồi trải một cái nệm lông ra, ông lăn mình vào trong đô thành thử ông biến thành một loài chim kỳ cục nhất chưa từng thấy. Ông bắt đầu đến viếng thăm các bạn trai và bạn gái trong bộ quần áo lạ đời ấy. Lúc đầu, người ta theo dõi với vẻ kinh ngạc, rồi với những tiếng la ó, rồi những kẻ thô lỗ chửi rủa ông, trẻ con ném đá vào ông, cuối cùng ông phải bỏ chạy để tránh những quả đạn. Ông chạy trốn rồi mà mọi người vẫn đuổi theo: săn, dồn, ép mọi bề. Scarron chẳng còn cách nào thoát là nhảy xuống sông. Ông bơi như một con cá, nhưng nước giá như băng. Scarron đang nhễ nhại mồ hôi, bị nhiễm lạnh đột ngột, khi sang đến bờ bên kia thì bại liệt. Người ta thử tìm mọi cách đã biết để khôi phục hoạt động chân tay cho ông; chữa chạy khiến ông đau đớn quá đến nỗi ông tống khứ tất cả các thày thuốc và tuyên bố rằng ông thích bệnh tật hơn. Rồi ông trở về Paris nơi danh tiếng con người trí tuệ của ông đã được thiết lập ông cho làm một cái ghế đi động theo sáng kiến của mình. Một hôm ông ngồi trong chiếc ghế ấy và đến thăm hoàng hậu Anne d'Autriche, bà hoàng cảm phục trí tuệ của ông đã hỏi ông có mong muốn một tước vị gì không. - Thưa Hoàng hậu, - Scarron đáp - có một tước vị mà tôi rất tham vọng. - Tước vị gì? - Hoàng hậu hỏi. - Thưa, tước vị bệnh nhân của người, - tu viện trưởng đáp. Và Scarron đã được phong là Bệnh nhân của Hoàng hậu với một khoản trợ cấp một nghìn năm trăm livres. Tuy nhiên, một hôm phái viên của giáo chủ đã nói cho biết rằng ông đã sai lầm vì tiếp đãi ông chủ giáo. - Tại sao vậy? - Scarron hỏi, - đó chẳng phải là một người dòng dõi hay sao? - Có chứ. - Đáng mến không? - Không chối cãi được. - Thông tuệ không? - Khốn thay, ông ấy quá thừa. - Vậy thì cớ sao ông lại muốn tôi thôi không gặp gỡ một người như vậy? - Scarron hỏi. - Bởi vì ông ta nghĩ xấu. - Thật ư? Nghĩ xấu về ai? - Về ông giáo chủ… - Sao lại thế nhỉ? - Scarron nói. - Ông Gilles Despréaux nghĩ xấu về tôi tôi vẫn tiếp tục gặp gỡ ông ta, thế mà ông lại bắt tôi không được gặp ông chủ giáo chỉ vì ông ta nỡ. Hãy xem ông de Rotrou đấy Tuy nhiên, - Arthos nói tiếp với cái giọng khi người ta ban một lời khuyên bổ ích, - tôi cho rằng không làm thơ thì hơn. - Thế ông Scarron có phải là thi sĩ không? - Raoul hỏi. - Phải, tử tước được báo trước rồi đấy: đến nhà ông ấy là phải chú ý rất cẩn thận, chỉ nói năng bằng cử chỉ, hoặc tốt hơn hết là lắng nghe thôi. - Thưa vâng, - Raoul đáp. - Anh sẽ thấy tôi chuyện trò nhiều với một vị quý tộc trong số bạn tôi: đó là tu viện trưởng De Herblay mà anh vẫn thường nghe tôi nói đến. - Tôi có nhớ, thưa ông. - Thỉnh thoảng anh đến gần chúng tôi như muốn nói chuyện, nhưng chớ nói, và cũng chớ có nghe. Làm thế cốt để những kẻ quấy rầy khỏi làm phiền chúng tôi thôi. - Được ạ, tôi sẽ tuân theo ông từng điểm một. Arthos đi thăm hai nơi ở Paris. Rồi đến bảy giờ hai người đi về phía phố Tournelles. Đường phố tắc nghẽn những phu trạm, ngựa và bọn đầy tớ đi bộ, Arthos đi lách qua để vào và chàng trẻ tuổi theo sau. Người đầu tiên đập vào mắt Arthos khi vào là một người ngồi trong một chiếc ghế lớn lắp bánh xe lăn có ccó lẽ họ tưởng, mà chính từ người đồng hương xinh đẹp và trí xảo của họ, cô Paulet. Cô Paulet đi thẳng đến chỗ Scarron, giữa những tiếng rì rầm nổi lên từ tứ phía lúc cô vào. - Thế nào, ông tu viện trưởng thân mến? - Cô nói giọng bình thản, - Vậy, ông nghèo túng phải không? Chúng tôi vừa mới biết chuyện đó chiều nay ở nhà bà de Rambouillet, ông de Grasser nói với chúng tôi. - Vâng, nhưng Nhà nước bây giờ lại giàu lên, - Scarron đáp: - Ta cũng phải biết hy sinh cho đất nước mình chứ! Chợt một người phái Fronda mà Arthos nhận ra là nhà quý tộc anh đã gặp ở phố Saint Honoré nói: - Ngài giáo chủ sắp mua thêm cho mình một nghìn năm trăm livres, phấn sáp và nước hoa một năm đấy. - Nhưng còn Nàng Thơ nàng sẽ nói gì? - Aramis nói bằng giọng ngọt xớt của mình, - Nàng Thơ cần đến sự xuềnh xoàng mạ vàng chăng? Bởi vì cuối cùng: Si Virgilio puer aut tolerabile desit. Hospitium caderent omnes a crinibus hydri(2). - Hay! - Scarron vừa giơ tay ra cho cô Paulet vừa nói, - nhưng nếu tôi không còn con giao long của tôi nữa thì ít ra tôi cũng còn con sư tư cái của tôi. Tối hôm ấy, mọi lời nóvĩ đại ấy à? - Mà ông ta soạn chung với cô em gái lúc này đang nói chuyện với cái cô xinh đẹp ngồi gần ông Scarron ở kia kìa. Raoul quay đầu lại và quả nhiên nom thấy hai khuôn mặt mới vừa vào: Một thật kiều diễm, thật mảnh mai, thật ủ dột, đóng khung trong mái tóc đen lánh với cặp mắt nhung giống như những cánh hoa pensée tím ngắt phía dưới lóng lánh một đài hoa vàng óng; khuôn mặt kia là một bà có vẻ đỡ đầu cô gái, vẻ lạnh lùng, khô héo và úa vàng, một khuôn mặt thực thụ của một bà già khó tính hoặc sùng tin, Raoul tự hẹn với mình sẽ không ra khỏi phòng khách khi chưa nói chuyện với cô thiếu nữ mắt nhung; do một ý nghĩ trớ trêu cô ta vừa mới gợi nhớ đến Louise, mặc dầu cô chẳng giống chút nào cô bé Louise tội nghiệp mà anh bỏ mặc đau đớn ở lâu đài La Vallière, và ở giữa cả cái thế giới thượng lưu này anh đã lãng quên trong chốc lát. Trong lúc ấy Aramis xích đến gần vị chủ giáo, ông ta với vẻ cười cợt khi nói vào tai anh ta mấy tiếng. Mặc dầu có sự kiềm chế, Aramis cũng không ngăn nổi một động tác nhẹ. - Cười đi! - Ông de Retz bảo anh, - người ta nhó đến gần. - Còn những tư tưởng triết lý? Chính đó là những cái thiếu ở ông Voiture đáng thương kia, tôi thì tôi tán thành ý kiến của ông chủ giáo: thi sĩ thuần tuý. - Phải đấy. - Ông Ménage nói, - về thi ca, chắc chắn ông ta kỳ tài rồi, song sau này, hậu thế khi khâm phục ông thì cũng trách ông một điều, ấy là đã đưa vào cấu tạo của thơ một sự tự do phóng túng quá đáng; ông ta giết chết thi ca mà không biết. - Giết chết, từ ấy đúng đấy. - Scudéry nói. - Nhưng văn chương của ông ta thật là kiệt tác! - Bà de Chevreuse nói. - Ồ! Về phương diện ấy, - cô Scudéry nói, - đó là một người lẫy lừng thật sự. - Đúng - Cô Paulet đối đáp, - nhưng chừng nào ông ta còn bông phèng, bởi vì trong thể văn thư tín nghiêm túc thì ông ta thật thảm hại, và nếu ông ta không nói các điều ra một cách sống sượng, thì các bạn cũng phải thừa nhận rằng ông ta nói rất dở. - Nhưng it ra cô phải đồng ý rằng cách bông đùa của ông ta không thể bắt chước được. Ông Scudéry vân về ria mép mà nói: - Hẳn như thế; duy tôi thấy là cái khôi hài của ông ta miễn cưỡng và sự bông đùa c�g kẻ hy sinh vì nàng mà không hề sợ hãi". - Ô! về cái nét sau cùng này, - bà de Chevreuse nói, - tôi không biết nó có nằm trong các quy tắc của thi ca không, nhưng tôi xin miễn thứ cho nó vì đó là sự thật, và bà de Hautefort, bà de Sennecey nếu cần sẽ đồng ý với tôi, chưa kể ông de Beaufort. - Này, này, - Scarron nói, - điều ấy chẳng còn can hệ gì đến tôi nữa đâu; kể từ sáng hôm nay tôi chẳng còn là bệnh nhân của hoàng hậu nữa. - Thể còn khúc cuối - Cô Scudéry bảo, - còn khúc cuối nữa. Nào! - Có đây - Aramis nói - khúc này có ưu thế là nói rõ cả tên riêng, thành thử không còn lầm vào đâu được nữa. "Chúng tôi đây - những nhà thi sĩ, Mang trong đầu những ý nghĩ cuồng điên Tâm trạng nàng đang hớn hở hồn nhiên Hay ủ dột, suy tư trầm lắng, Nàng sẽ làm gì nếu chốn này vắng lặng Thấy hiện lên de Buckingham, Và ai sẽ là người thất sủng Ngài quận công hay ông cố Vincent(6)". Đến đoạn cuối cùng này chỉ có một tiếng kêu thốt lên về sự xấc xược của Voiture. Nhưng mà - cô thiếu nữ mắt nhung thì thào, - khổ một nỗi là riêng tôi, tôi thấy những câu thơ ấy tuyệt diệu. Đó cũng là ý kiến của Raoul, anh ta sán đến gần Scarron và đỏ mặt nói - Thưa ông Scarron, xin ông làm ơn bảo cho tôi biết người phụ nữ trẻ tuổi kia là ai mà một mình một ý kiến chống lại tất cả cuộc hội họp trứ danh này. - A! A! - Chàng tử tước trẻ tuổi của tôi ơi, - Scarron nói. - Tôi chắc rằng anh mong muốn đề nghị với cô một tên minh tiên công và phòng ngự phải không? Raoul lại đỏ mặt đáp: - Xin thú thật là tôi thấy những vần thơ ấy rất hay. - Mà hay thực đấy chứ, - Scarron nói, - nhưng sụyt! Giữa những nhà thơ với nhau, họ chẳng nói như thế đâu: - Nhưng tôi. - Raoul nói, - tôi chẳng có vinh dự là thi sĩ, và tôi xin hỏi ông - Đúng đấy: người phụ nữ trẻ ấy là ai chứ gì? Đó là cô Ấn Độ xinh đẹp. - Thưa ông, xin ông thứ lỗi, - Raoul đỏ mặt nói, - Ông nói thế tôi cũng chẳng rõ gì hơn trước. Than ôi, tôi là dân tỉnh lẻ. - Có nghĩa là anh chưa biết gì về cái thứ văn chương kiểu cách ở đây nó ròng ròng ở cửa miệng mọi người. Càng hay! Chàng tuổi trẻ ạ, càng hay! Đừng tìm hiểu làm gì, mất thì giờ thôi; và khi nào anh hiểu on người quý tộc trung hậu! Biết đâu họ chẳng làm thế nào để trả lại trợ cấp cho ta?…, Họ thì họ có thể vung cánh tay lên, thế là quá nhiều; còn ta, than ôi! Ta chỉ có cái lưỡi, nhưng ta sẽ cố gắng chứng minh rằng đó là một cái gì đáng kể. - Ơ này? Champenois, mười một giờ điểm rồi đấy. Đến đẩy ta về giường nào. Quả tình cái cô tiểu thư d'Aubigné ấy thật là kiều diễm Nói rồi, kẻ bại liệt tội nghiệp ấy biến vào trong buồng ngủ, cánh cửa khép lại sau lưng ông ta, và những ngọn đèn sáng lần lượt tắt dần trong căn phòng khách ở phố Tournelles. Chú thích: (1) chỉ một người đàn bà phong lưu đài các. (2) Nếu thằng bé không dành cho Viếcgin một nơi ở tử tế, thì mọi người sẽ rơi từ cái bờm của con giao ong (tiếng La-tinh) (3) Một học giả Pháp (thế kỷ XVII), soạn những sách về ngôn ngữ và làm thơ. (4) Thày tu giúp việc trợ giáo. (5) Từ giã thế gian. (Tiếng la-tinh). (6) cha Vincent là linh mục nghe xưng tội của hoàng hậu (7) Hồi thế kỷ XVI, Christope Colone khám phá ra châu Mỹ tưởng là đã đi tới Ấn Độ, nên người ta quen gọi dân bản xứ là người Ấn Độ. Martinique là một hòn đào ở Trung Mỹ.
Hai Mươi Năm Sau Hai Mươi Năm Sau - Alexandre Dumas Hai Mươi Năm Sau