Love appears in moments, how long can I hold a moment, as my moment fades, I yearn to catch sight or sound of you, to feel the surging of my heart erupt into joyous sounds of laughter.

Chris Watson

 
 
 
 
 
Tác giả: Khuyết Danh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: nguyen trieu
Upload bìa: hieu ngoc
Số chương: 99 - chưa đầy đủ
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1197 / 51
Cập nhật: 2020-08-24 14:06:11 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hoàng Đế Chiến Suy Vưu
rong thời đại viễn cổ vào hơn 5000 năm trước, có khá nhiều thị tộc và bộ lạc cư trú tại TQ, giữa họ có sự ảnh hưởng và đấu tranh với nhau trong một thời gian dài, sau có một số đi đến hòa hợp với nhau và dần dần phát triển lên. Trong đó có một bộ lạc đứng đầu là Viêm Đế, cư trú tại vùng lân cận Khương Thủy miền tây bắc TQ, do đó mới đặt là họ Khương ( jiang), họ là một chi của dân tộc Khương (qiang)Tây Nhung, đã trước tiên từ phương tây du mục vào miền trung. Nghe nói họ có quan hệ họ hàng với bộ lạc Hoàng Đế sau đó cũng di nhập vào miền trung. Bộ lạc của Hoàng Đế ban đầu cư trú tại vùng lân cận Cơ Thủy, nên mới đặt là họ Cơ, Hoàng Đế đặt hiệu Hiên Viên Thị, còn gọi là Hùng Thị. sau đó mới di dời đến Trác Lộc của tỉnh Hà Bắc ngày nay, họ sống bằng nghề chăn nuôi và làm ruộng, rồi dần dần trở nên lớn mạnh.
Bấy giờ tại khu vực miền nam TQ có dân tộc Cửu Lê cũng rất lớn mạnh, dân tộc này do 9 bộ lạc liên hợp lại với nhau, mỗi bộ lạc lại có 9 thị tộc anh em, tổng cộng là 81 thị tộc, do Suy Vưu là thủ lĩnh. Trong truyền thuyết có nói Suy Vưu vai hổ lưng gấu, các thành viên trong thị tộc đều có thân hình như dã thú, hàng ngày chỉ ăn sỏi đá, đầu đồng trán sắt, tai mọc lông sắc như kiếm, bộ tộc Cửu Lê dũng mãnh thiện chiến, vẫn thường cướp bóc các bộ tộc khác, những người bị áp bức không đủ sức chống cự, nên cuộc sống rất khổ cực.
Suy Vưu thường thường dẫn đầu dân tộc Cửu Lê xâm lấn bộ lạc của Viêm Đế, Viêm Đế bị thua phải chạy sang Trác Lộc cầu cứu với bộ lạc Hoàng Đế. Hoàng Đế vì suy xét tới lợi ích của mình, bèn cùng Viêm Đế liên kết với nhiều thị tộc khác, rồi mở một trận kịch chiến với bộ tộc Suy Vưu ở đồng nội Trác Lộc.
Về cuộc chiến tranh này đã có khá nhiều truyền thuyết. Hoàng Đế cùng Viêm Đế không những liên hợp các bộ lạc cùng chiến đấu, mà còn thả 6 loài mãnh thú được thuần dưỡng như gấu, hổ, báo v v vào trận đánh, binh sĩ của Suy Vưu tuy dũng mãnh, nhưng vẫn không sao chống đỡ nổi, phải bỏ chạy tán loạn.
Trên đường chạy trốn, Suy Vưu đành phải mời "Phong bá vũ sư" đến trợ giúp. Trời đất bỗng chốc tối tăm, mây mù che phủ, cát sỏi bay mù mịt, mưa dồn chớp giật. Hoàng Đế cũng không chịu thua kém, một mặt dùng xe chỉ nam do bộ lạc phát minh ra, hướng dẫn quân sĩ đuổi giết tàn quân của Suy Vưu trong mù mưa, một mặt mời thiên nữ "Bạt" xuống trần gian xua tan mưa gió, tức thì trời quang mây tạnh, bộ tộc Cửu Lê bị đánh bại, Suy Vưu bị bắt rồi bị giết chết. Truyện thần thoại tuy hoang đường, nhưng qua đó đã phần nào phản ánh được sự tàn khốc của cuộc chiến tranh này.
Bộ tộc Cửu Lê bị thất bại, những người còn lại một số chạy xuống phía nam, một số khác thì bị bắt làm tù binh lưu lại ở miền bắc trở thành "Lê Dân". Còn Hoàng Đế được nhiều bộ lạc ở khu vực miền trung ủng hộ, uy tín ngày càng cao. Ít lâu sau, giữa Hoàng Đế và Viêm Đế xảy ra xung đột, rồi qua ba lần kịch chiến ở Bản Tuyền, bộ tộc Viêm Đế bị thất bại, Hoàng Đế trở thành thủ lĩnh thống trị Trung Nguyên.
Trong truyền thuyết có kể về thời đại Hoàng Đế có khá nhiều phát minh. Luy Tổ người vợ cả của Hoàng Đế rất giỏi về nghề nuôi tằm, xe tơ, dệt vải. Xương Quyết sáng tạo ra văn tự. Đại Nhiễu sáng tạo ra can chi. Lang Luân chế ra nhạc cụ, cũng như dân chúng biết dùng ngọc làm binh khí, biết dựng cung điện, đóng thuyền, đóng xe, nhuộm trang phục v v. Những truyền thuyết này chứng tỏ sức sản xuất của thời đại Hoàng Đế đã có sự phát triển nhất định.
Trong các cuốn sách của hậu thế ghi chép về thế hệ đế vương cổ như "Sơn Hải Kinh", "Đại Đới Lễ Ký" v v cũng đều bắt nguồn từ Hoàng Đế, ngay đến các học giả cổ đại cũng đều phải thừa nhận Hoàng Đế là thủy tổ của dân tộc Hoa Hạ. Do Hoàng Đế và Viêm Đế có quan hệ cận thân, sau lại dung hòa với nhau, nên người Hoa và Hoa Kiều nước ngoài đều tôn sùng hai vua Viêm, Hoàng là thủy tổ của dân tộc Trung Hoa, và tự xưng là "Con cháu Viêm Hoàng".
Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc - Khuyết Danh Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc