Nếu bạn cứ chằm chằm nhìn vào mặt xấu của một ai đó sẽ làm anh ta càng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu khuyến khích anh ta vươn tới những điều hay mà anh ta có thể, chắc chắn anh ta sẽ làm được.

Johann Goethe

 
 
 
 
 
Tác giả: Khuyết Danh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: nguyen trieu
Upload bìa: hieu ngoc
Số chương: 99 - chưa đầy đủ
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1197 / 51
Cập nhật: 2020-08-24 14:06:11 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hạ Kiệt Và Thương Thang
hởi đã phế bỏ chế độ nhường ngôi và thiết lập nên vương triều nhà Hạ. Đến hơn 400 năm trước công nguyên, Kiệt lên làm vua đã là triều vua đời thứ 16, lúc này trong cung đình bắt đầu dấy lên lối sống dâm ô trụy lạc. Hạ Kiệt là một tên bạo chúa khét tiếng trong lịch sử. Câu thành ngữ "Kiệt khuyển phệ Nghiêu" đã đủ chứng minh cho sự tàn bạo này. Hạ Kiệt và một số quý tộc chủ nô bóc lột nhân dân, tầng lớp nô lệ lại càng bị áp bức thậm tệ. Hạ Kiệt còn hao phí nhiều tiền của vào việc xây dựng cung đình, rồi cùng với ái phi Muội Hỷ sống cuộc đời dâm ô trụy lạc.
Hạ Kiệt còn là người rất kiểu cách trong việc ăn uống, rượu tất phải là rượu thuần khiết, không có chút pha tạp. Còn rau, cá, thịt, cùng các đồ gia vị thì đặt một khu sản xuất riêng, có tới hàng nghìn người vất vả vì việc này, mà nhỡ ai có sai sót gì là giết. Hạ Kiệt còn có một thói xấu là sau khi uống rượu say, hắn bắt người làm ngựa cho mình cưỡi, có những đại thần mệt không thể bò được nữa phải xin hắn tha thứ, thì đều bị giết chết.
Trong triều có một vị đại thần tính tình cương trực tên là Quan Long Phùng, khi thấy Hạ Kiệt làm việc càn bậy và coi mạng người như cỏ rác, mới vào cung khuyên rằng: "Từ xưa đến nay, vua nhân hiền thì phải thương yêu dân, chăm lo việc triều chính, phải quan tâm cấp dưới và sống cần kiệm chất phác, như vậy thiện hạ mới được yên ổn. Còn như bệ hạ sống xa hoa dâm đãng, tùy ý giết người như vậy thì thiên hạ tất sinh loạn, bệ hạ làm mất lòng dân, thì giang sơn Đại Hạ tất không được dài lâu". Hạ Kiệt không những không nghe, mà nổi cơn lôi đình mắng nhiếc, rồi thét bảo vệ sĩ lôi Quan Long Phùng ra chém chết.
Từ đó về sau, những người chính trực không ai dám khuyên can gì nữa, bên tai Hạ Kiệt chỉ còn nghe thấy tiếng nịnh hót bợ đỡ của các đại thần nhỏ nhen, Hại Kiệt còn cho mình là đấng siêu phàm, tự ví mình là mặt trời, dân chúng vô cùng căm giận liền chỉ lên mặt trời nguyền rủa rằng: "Đến bao giờ ngươi bị diệt vong, chúng tôi nguyện cùng ngươi bị diệt vong". Ách thống trị của triều đình nhà Hạ đang lung lay trong cơn mưa bão.
Bấy giờ, vùng hạ du sông Hoàng Hà có một bộ lạc họ Tử dần dần trở nên lớn mạnh. Nghe nói họ là con cháu của Khế. Trong thời đại Nghiêu Thuấn, Khế từng cùng Vũ đi trị thủy, vì ông có công nên Vũ phong đất cho ông ở Thương, về sau Khế dựng nên nước Thương. Do ngành chăn nuôi và thương mại v v phát triển tương đối nhanh, đến cuối thời nhà Hạ thì nước Thương đã trở thành một bộ lạc lớn mạnh.
Thương Thang thấy Hạ Kiệt quá tàn bạo, vương triều nhà Hạ ngày một suy thoái, nhân dân khổ cực đều sôi sục căm thù, bèn quyết định lật đổ triều nhà Hạ, bề ngoài ông tỏ ra rất cung kính đối với Hạ Kiệt, nhưng bên trong thì ngấm ngầm lôi kéo các lực lượng, không ngừng mở rộng thế lực của mình.
Song song với việc làm khiến dân giàu nước mạnh, Thương Thang còn để ý từng cử chỉ và lời nói của mình để lung lạc lòng dân, tạo dựng sự hiền minh nhân nghĩa của mình. Câu thành ngữ "Võng khai nhất diện" đã thuật lại một truyện kể về Thương Thang như sau: Một hôm, khi Thương Thang đi tuần du ở ngoại ô, thấy một người đang giăng lưới bẫy chim. Chim từ các nơi bay về đều bị mắc lưới, Thương Thang thấy vậy mới nói với người kia rằng: "Anh làm như vậy chẳng phải là đuổi tận giết tiệt sao? Thực là tàn nhẫn quá. Anh chỉ nên bủa lưới ba mặt thôi, để trống một mặt mới phải". Người kia tỏ ra khó hiểu bèn hỏi lại: "Để trống một mặt thì làm sao bắt được chim?". Thương Thang cảm khái nói: "Chim tự do bay lượn, muốn bay sang phải thì sang phải, muốn bay sang trái thì sang trái, chỉ có những con chim chán đời rồi mới đâm đầu vào lưới mà thôi ".
Những lời nói này của Thương Thang đã nhanh chóng lưu truyền trong dân chúng, họ đều kháo nhau rằng: "Thương Thang đối với loài chim thú còn nhân từ như vậy, quả là một người lương thiện, bậc nhân nghĩa, chúng ta nên hết lòng ủng hộ ông ta". Bấy giờ có 40 nước nhỏ thường bị Hạ Kiệt ức hiếp, khi thấy Thương Thang là người nhân nghĩa, đều tới tấp theo ông.
Thương Thang thấy thời cơ đã chín muồi, liền mượn ý chỉ của trời để động viên các tướng sĩ, rồi mở một trận quyết chiến với Hạ Kiệt ở Minh Điều. Do Hạ Kiệt đã gây ra nhiều tội ác, các tướng sĩ không chịu ra sức, nên Hạ Kiệt bị thua to. Quân của Thương Thang nhanh chóng đánh chiếm được đô thành triều nhà Hạ, Hạ Kiệt phải chạy trốn sang Nam Sào, ít lâu sau thì ốm chết. Vương triều nhà Thương thay thế cho triều nhà Hạ, sau khi lên làm vua, Thương Thang đối xử khoan dung với nhân dân, khuyến khích họ phát triển sản xuất, giảm sưu thuế, do đó triều nhà Thương trong thời kỳ đầu là một nhà nước rất phồn vinh cường thịnh.
Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc - Khuyết Danh Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc