Never get tired of doing little things for others. Sometimes those little things occupy the biggest part of their hearts.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Athur Hailey
Thể loại: Trinh Thám
Nguyên tác: “The Money Changers”
Dịch giả: Vũ Đình Phòng
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 58 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 266 / 9
Cập nhật: 2020-06-28 13:34:23 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11
lex không hoàn toàn lầm khi đoán rằng Roscoe đã biết sự suy sụp của tập đoàn công nghiệp SuNatCo. Roscoe chưa biết rõ nhưng có nghe loáng thoáng. Nhất là vừa rồi ông ta có tham dự cuộc họp của Hội đồng quản trị tập đoàn. Ông nhận thấy ban điều hành tập đoàn SuNatCo công bố những số liệu không đầy đủ và đáng nghi. Vì là cuộc họp đầu tiên ông tham dự nên Heyward chỉ ngồi nghe, không phát biểu gì, định chưa đưa ra những câu hỏi vội.
Nhưng sau đó vài hôm, Heyward nhận thấy giá cổ phần của SuNatCo trên thị trường chứng khoán giảm mạnh. Mới hôm qua Heyward còn tính sẽ góp ý kiến với tập đoàn là nên giảm bớt thế đứng đối với các cổ phần đó. Rủi thay là ông chưa kịp thực hiện dự định, thì sáng hôm nay quyền Tổng giám đốc Patterton đã triệu sang gặp. Tuy nhiên những phỏng đoán của Heyward về tình trạng khó khăn của tập đoàn SuNatCo, chưa thấm tháp gì so với những điều nhận định trong bản báo cáo Alex đem đến.
Lúc nghe Alex tóm tắt nội dung bản báo cáo, Heyward không cãi lại. Mặc dù những số liệu Alex đưa ra quá khủng khiếp, nhưng Heyward vẫn thấy có phần nào tin được. Nhưng ông không hoang mang mà thấy cần suy tính. Những tín hiệu báo động kia khiến ông thấy mình phải thi hành ngay một số biện pháp. Đầu tiên là nghiên cứu thật kỹ bản báo cáo của Vernon Jax để khẳng định tình hình. Về đến phòng giấy của mình, Heyward xin lỗi khách ông đang tiếp, lấy cớ có việc gấp. Sau đó ông ngồi đọc bản báo cáo. Mới đọc nửa chừng Roscoe Heyward đã thấy Alex tóm tắt chính xác. Nhưng Alex không hề nói đến chuyện George Quartermain đang chạy vạy chính quyền Washington ra quyết định cho tập đoàn SuNatCo vay một khoản tiền lớn để cứu vãn tình thế. Bản bán cáo chỉ nhắc đến việc George Quartermain vận động một số nghị sĩ, quan chức cao cấp trong Bộ Thương mại cũng như tại Nhà Trắng.
Roscoe Heyward còn đọc thấy một đoạn kể việc George Quartermam mời Phó tổng thống Byron Stonebridge đi chơi quần đảo Bahamas, tháp tùng ông ta trong máy bay riêng, cốt để vận động vị phó tổng thống này ủng hộ đề nghị Chính quyền liên bang giúp tập đoàn, bằng cách cho vay tiền. Sau đấy phó tổng thống Stonebridge đưa vấn đề ra Chính phủ, nhưng bị các thành viên của Chính phủ Hoa Kỳ phản đối.
Còn một điều nữa trong bản báo cáo phù hợp với linh cảm của Heyward. Bây giờ thì ông đã hiểu tối hôm ở Bahamas, phó tổng thống Stonebridge trao đổi với George Quartermain ngoài vườn là về vấn đề gì. Nếu bộ máy chính trị của Washington đã khôn ngoan khước từ việc cho tập đoàn SuNatCo vay tiền, thì Ngân hàng Thương mại lại quá dại dột quyết định mở tín dụng cho tập đoàn đó theo lời xúi bẩy của Heyward.
Vậy ra George Lớn là một bậc thầy trong nghề loè bịp. Bên tai Heyward còn văng vẳng câu của lão ta: “Nếu con số năm chục triệu vượt quá khả năng của các ông thì thôi, ta không nhắc đến chuyện này thêm nữa. Tôi sẽ hỏi vay của ngân hàng Chase". Heyward xưa nay tự cho là bạc tóc trong nghề ngân hàng, vậy mà dễ dàng rơi vào bẫy của bọn lừa đảo đến thế.
Tuy thế, vẫn còn một điều làm Heyward bấu víu.
Trong bản báo cáo Vernon Jax không nói một thút nào về chuyến đi Bahamas của ông. Đơn giản là tay thám tử tư kia không biết. Jax cũng không nhắc gì đến Công ty Đầu tư “Q”! Heyward thở phào hú vía.
Ông tự hỏi không biết Jerome Patterton có nhớ chuyện ông ta, đồng ý để nhà băng cho đám lừa đảo kia vay bổ sung thêm ba triệu đô la không. Chắc là vị Quyền tổng giám đốc Patterton không nhớ. Còn Alex thì chưa biết chuyện ấy, nhưng rất có thể sẽ biết, chỉ trong một thời gian ngắn sắp tới.
Heyward suy tính, điều quan trọng hơn cả là ông phải giấu kín, không được để ai biết về việc ông nhận số cổ phần của Công ty “Q” trị giá hai mươi ngàn đô la, là tiền "thưởng" sau khi ông vận động được Jerome Patterton đồng ý cho vay khoản tín dụng bổ sung kia. Heyward rất ân hận là đã không trả lại ngay số cổ phần đó cho George Quartermain như ông đã định. Bây giờ trả thì đã quá muộn. Dù sao cũng có thể lấy số cổ phần đó trong két ra hủy. Làm cách đó là ăn chắc nhất. May mà những cổ phiếu ấy chưa đề tên người cụ thể.
Lúc này Roscoe Heyward mới nghĩ đến chuyện tập đoàn SuNatCo sụp đổ, sẽ hủy hoại uy tín của ông ta trong nhà băng và trong Hội đồng quản trị.
Ông thấy không thể có ảo tưởng về vấn đề này: ông sẽ thành quân tốt bị thí. Tuy nhiên hiện giờ vẫn có thể gỡ được nếu như hành động nhanh, và biết đâu một sự may mắn nào chợt đến sẽ hỗ trợ thêm. Nếu Heyward thu hồi được số tiền cho tập đoàn SuNatCo vay, thì không những người ta quên đi cho ông tội lỗi trước mà còn biết ơn ông là đã cứu nguy cho nhà băng, và ông sẽ trở thành một anh hùng. Ngay bây giờ phải bắt liên lạc ngay với tập đoàn SuNatCo. Roscoe Heyward yêu cầu bà thư ký trưởng gọi điện xin nói chuyện với George Quartennain, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn. Vài phút sau, bà thư ký trưởng báo tin:
- Ông Quartermain đang ở nước ngoài. Các nhân viên văn phòng ông ta hoàn toàn không nắm được lịch đi về của ông ta. Họ chỉ đưa ra được những điều phỏng đoán hết sức mơ hồ.
Vậy là điềm gở rồi. Heyward trả lời bà thư ký trưởng Callaghan:
- Vậy bà gọi cho tôi ông Inchbeck.
Heyward đã nhiều lần trao đổi công việc với người được ủy nhiệm khâu cổ phần này của SuNatCo, sau khi hai người gặp nhau lần đầu tại quần đảo Bahamas.
Giọng mũi the thé của Inchbeck vói lên trong máy:
- Chào ông Heyward. Có chuyện gì đấy, ông bạn thân mến?
- Tôi đang rất cần gặp George Lớn, những hình như các người ở văn phòng ông ta...
- Ông ta đang ở Costa Rica.
- Tôi có chuyện cần bàn với ông ấy. Ông biết số điện thoại của George Lớn ở Costa Rica không?
- Không. Ông ta dặn ở nhà là cấm ai được quấy rầy ông ta tại đó.
- Nhưng chuyện này hết sức cần kíp.
- Vậy ông nói với tôi được không?
- Nếu vậy thì tốt quá rồi. Chúng tôi yêu cầu tập đoàn hoàn trả chúng tôi khoản tín dụng. Tôi sẽ làm văn bản chính thức yêu cầu và chỉ chiều nay là ông nhận được thôi.
Im lặng ở đầu dây kia. Rồi Inchbeck nói:
- Ông làm như chuyện đùa.
- Không đâu. Chuyện hoàn toàn nghiêm túc.
- Nhưng tại sao?
- Ông còn nghi ngờ chăng? Nhưng chắc ông không muốn tôi nói rõ thêm bằng điện thoại chứ?
- Các ông đúng là buồn cười. - Sau một lát, Inchbeck đáp.- Mới tuần trước George còn bảo tôi rằng ông ta sẵn sàng nhận vay thêm hai mươi lăm triệu của nhà băng các ông.
Heyward không ngờ lão táo tợn đến mức ấy, nhưng ông sực nhớ chính dùng cách táo tợn ấy mà George đã thành công trong việc đánh lừa được bao nhiêu người.
- Nếu các ông hoàn trả số nợ kia nhanh.- Heyward nói,- Chúng tôi sẽ không tiết lộ ra ngoài những thông tin chúng tôi hiện nắm được.
Heyward thầm nghĩ, nếu George Lớn, Inchbeck cùng đám cộng tác viên gần gũi với họ quả thật đang rơi vào tình thế gian nan, thì tất họ phải lo trả Ngân hàng Thương mại số Một Hoa Kỳ trước tiên, để giữ cho tin tức kia chưa lộ ra ngoài.
- Inchbeck nói:
- Năm chục triệu đô la! Hiện nay chúng tôi làm gì có khoản tiền mặt lớn như thế trong quỹ.
- Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận sự trả dần, nhưng chỉ được trong một thời gian ngắn.- Heyward nói.
Vậy là SuNatCo đang túng tiền mặt. Liệu họ kiếm đâu ra năm chục triệu trong lúc này? Nghĩ đến đây Heyward thấy toát mồ hôi. Đầu óc ông hoang mang tột độ.
Inchbeck nói:
- Tôi sẽ nói lại với George Lớn, nhưng chắc chắn yêu cầu của các ông sẽ làm ông ấy rất không hài lòng.
- Ông vui lòng nhắn với George Lớn, là tôi cần gặp ông ấy để trao đổi cả về khoản tiền chúng tôi đầu tư vào công ty “Q”.
Lúc gác máy, Heyward nghe thấy hình như có tiếng càu nhàu trong máy ở đầu dây bên kia.
Trong không gian lặng lẽ của phòng giấy, Heyward ngả người trong ghế bành bọc nệm êm ái để thư giãn. Vừa rồi sự việc đã làm ông choáng váng.
Ông cảm thấy bị bại trận, bị bỏ rơi và ông ao ước được quên đi tất cả những chuyện này, dù chỉ trong một thời gian ngắn. Nếu có thể, ông thèm được có một người bên cạnh, đó là Avril. Nhưng đã hơn một tháng nay, sau lần gặp gỡ cuối cùng đó, ông chưa gặp lại cô ta. Ngày trước, bao giờ cũng là cô ta chủ động gọi điện cho Heyward, chưa bao giờ ông gọi điện cho cô.
Không suy nghĩ gì nhiều, Heyward lấy sổ ghi các số điện thoại, nhớ rằng hồi tháng Tư vừa qua ông có ghi địa chỉ và số điện thoại nhà riêng của Arvil bằng bút chì, trong phòng khách sạn tại New York.
Ông dùng máy gọi trực tiếp ra ngoài, quay số, nghe tiếng chuông đầu dây bên kia rồi tiếng phụ nữ ỏn ẻn:
- Alô!
- Roscoe Heyward đây! - Ông nói, tim đập thình thịch.
- Ôi Roscoe! Anh thật đáng yêu đã gọi điện đến.
- Đã lâu chúng ta không gặp nhau. Anh đang tự hỏi bao giờ anh mới được biết tin tức của em.
Heyward nhận thấy đầu dây bên kia có một vẻ ngập ngừng.
- Nhưng Roscoe, anh không còn có tên trong bản danh sách nữa.
- Bản danh sách nào? Lại một khoảnh khắc ngập ngừng.
- Ôi lẽ ra em không được nói đến thứ ấy.
- Nhưng em cứ nói đi, riêng với anh thôi. Anh sẽ giữ kín.
- Đấy là bản danh sách tập đoàn SuNatCo đưa cho bọn em, kê tên những người họ thuê chúng em giải khuây.
Heyward thấy như có sợi thòng lọng thít vào cổ ông.
- Chúng em là những ai?
- Là số gái điếm chúng em. Nhưng em không biết cụ thể là những đứa nào.
Tuy rất bất bình nhưng Heyward lại tự an ủi, như thế càng hay, sẽ không ai biết được chuyện này.
Ông hỏi:
- Vậy là tôi sẽ không bao giờ còn được gặp cô nữa sao, Avril?
- Được chứ, nhưng lần này anh phải chịu toàn bộ chi phí, Roscoe.
- Bao nhiêu?- Roscoe ngạc nhiên, tại sao mình lại hỏi câu đó.
Câu trả lời của Avril bình thản:
- Tiền vé máy bay khứ hồi cho em, rồi tiền thuê khách sạn, cùng với khoản tiền công cho em nữa. Hai trăm đô la.
Lúc nãy Heyward đã định hỏi xem tập đoàn SuNatCo chi bao nhiêu tiền cho ông, nhưng bây giờ thì đã rõ: ông suy nghĩ, có nên chi tiền để Avril đến đây với ông lần nữa không? Cuộc đấu tranh tư tưởng kết thúc bằng lòng thèm khát cơ thể cô gái điếm thắng. Bởi chưa bao giờ Heyward thấy mình cô đơn và bất hạnh như thế này. Ông cần một. liều thuốc an thần.
- Bao giờ nào?
- Thứ ba tuần sau.
- Không thể sớm hơn được à?
- Ô cưng. Không được.
Heyward biết từ lúc này đến Thứ ba tuần sau, ông sẽ phải đứng xếp hàng trong một dẫy người đợi đến lượt, những người được các "ông chủ doanh nghiệp" cần câu họ. Tuy biết thế nhưng Heyward vẫn nói:
- Đồng ý, Thứ ba.
Sau đó Heyward cùng Avril thống nhất tỉ mỉ các chi tiết: Ả sẽ thuê một phòng lớn sang trọng ở tầng trên cùng khách sạn Columbia Hilton. Sau khi đến đấy, cô ả sẽ gọi điện báo cho Heyward biết:
Heyward lập tức mường tượng ra quang cảnh ân ái lúc đó để tận hưởng trước. Sau đó ông sực nhớ cần làm một việc còn quan trọng hơn: huỷ các cổ phiếu của công ty “Q”. Thang máy siêu tốc đưa ông thẳng từ tầng ba mươi sáu của Toà Tháp xuống tầng trệt. Ông ra sảnh rồi theo đường ngầm sang bên chi nhánh giao dịch trung tâm. Vài phút sau ông đã mở ngăn két cá nhân, lấy ra bốn tờ biên lai, mỗi tờ trị giá năm trăm cổ phần, đem lên phòng giấy của mình, định sẽ tự tay đưa vào máy nghiền.
Nhưng Heyward lại thay đổi ý định. Lần gần đây nhất ông xem trong bản biểu mục thì giá số cổ phiếu này trên thị trường chứng khoán là hai mươi ngàn đô la. Tại sao đã vội vã huỷ? Nếu lúc nào cần huỷ thì chỉ trong một chớp mắt là xong. Ông bèn cất mấy tờ biên lai này vào ngăn kéo chuyên để cất các tài liệu cá nhân.
Nhà Băng Nhà Băng - Athur Hailey Nhà Băng