Khi học trò đã sẵn sàng, thầy giáo sẽ xuất hiện.

Ngạn ngữ cổ Trung Hoa

 
 
 
 
 
Tác giả: Kiết Dữ 2
Thể loại: Lịch Sử
Số chương: 998 - chưa đầy đủ
Phí download: 25 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 689 / 6
Cập nhật: 2017-09-25 00:43:01 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Quyển 1 - Chương 43: Muốn Học Thì Không Được Có Rận
a người rong chơi hết sức vui vẻ tới xế chiều mới về trại, trước khi về còn ghé qua Đậu Sa quan mua vài thứ đồ lặt vặt cùng ít đậu phụ nướng, cả Vân Nhị và Tịch Nhục đều mê mẩn món này làm Vân Tranh rất tổn thương, y làm bao nhiêu món ngon, vậy mà lại đi thèm thứ mất vệ sinh ngoài chợ.
Về tới nhà rồi rồi cô nương chăm chỉ Tịch Nhục bận bịu ngay tức thì, thoáng cái lợn đã được cho ăn no, Vân Nhị đã được tắm rửa sạch sẽ, còn đống củi trước nhà chất rõ cao, sân phơi còn có mấy bó rau dại, cái đó thì được hương thân tặng, điều này thể hiện rõ sự thay đổi địa vị của Vân Tranh ở trong thôn.
Vân Tranh gọi toàn bộ đám trẻ con trong thôn lại, bắc củi đun mấy nồi nước to, y đã mua rất nhiều thuốc sát trùng, hôm nay không tin không tận diệt được chấy rận trên người chúng.
Đầu cạo trọc rồi mà vẫn còn chấy bò qua bò lại, có trời biết trong người bọn chúng còn có cái gì nữa, một là nghĩ cho bản thân, hai là vì sức khỏe của bọn nhóc, tránh vì chút bệnh nhỏ mà truyền nhiễm khắp nơi.
Người lớn trong trại đều chạy ra xem náo nhiệt, không biết y định làm gì, ở cái nơi thiếu thốn phương tiện giải trí này, cứ có gì khác lạ một chút là người ta đổ xô tới, thấy một đám trẻ con bị Vân Tranh cưỡng ép nhảy vào thùng nước nóng tắm rửa thì hơi đỏ mặt, lén về nhà đem chăn của con mình dùng ra giặt bằng nước sôi.
Vân Tranh cầm gậy trúc trúc chỉ đám trẻ con trần truồng, nghiêm nghị nói: - Con đường học vấn gian hiểm khó lường, cho dù có chịu khó bỏ công bỏ sức cũng chưa chắc đã có kết quả tốt, cho nên trước khi các con theo đuổi học vấn, ta sẽ dạy các con lập nghiệp, có một nghề rồi, dựa vào nó để hoàn thành học tập.
- Muốn học nghề này, trên người không được có chấy rận, một con cũng không được có, ngày mai ta sẽ kiểm tra, trên người ai còn có chấy rận sẽ không được học môn kỹ nghệ này, sau này cũng không được học chữ, giải tán.
Đám trẻ con đứa nào đứa nấy chạy về nhà, khi bọn chúng mặt như đưa đám nói tin này với người lớn, ngay cả tộc trưởng cũng ngây người.
Người trong trại tôn kính Vân Tranh nhất không phải vì học vấn, học vấn với họ vẫn là thứ xa xôi lắm, mà vì y nhanh chóng làm giàu, một thiếu niên rách rưới không xu dính túi, dẫn theo đứa bé ở tuổi nếu trong trại mới cai sữa chưa lâu, vậy mà trong vòng nửa năm ngắn ngủi đã xây lên được căn nhà gạch đầu tiên trong trại, trong mắt hương thân, không khác nào kỳ tích.
Ai cũng muốn biết Vân Tranh làm giàu bằng cách nào, nhưng không ai chủ động đi hỏi, đó là điều vô cùng kỵ húy, học lỏm tuyệt kỹ của người khác, còn nghiêm trọng hơn cả giết cha mẹ. Chỉ có một loại người truyền cho kỹ nghệ mưu sinh này cho người khác, họ có một cách xưng hô đặc thù, sư phụ.
Vừa là sư, vừa là phụ, có thể thấy người xưa coi ân tình thụ nghiệp lớn cỡ nào.
- Vân Đại, cháu định dạy bọn nhóc bí kỹ mưu sinh sao? Tộc trưởng được các hương thân thấp thỏm tiến cử đi hỏi Vân Tranh thật giả, chuyện quan hệ trọng đại, không thể qua loa được:
- Tất nhiên ạ, nếu không dạy bọn chúng thủ đoạn mưu sinh, cháu dám nói học vấn chúng học ở chỗ cháu vài năm là chữ thầy trả thầy hết, cho nên cháu nhận lời gia gia dạy chữ cho bọn chúng mà tới giờ vẫn chưa bắt đầu vì thế. Trẻ con trong núi phải đi chặt củi, phải ra đồng nhỏ cỏ, tưới nước, mười một tuổi chính là lúc học vấn tiến bộ nhanh, nếu như phải đi mưu sinh kiếm sống thì không cách nào học tập nữa, khổ tâm của gia gia cũng uổng phí. Vân Tranh năm xưa vì kiếm tiền học đại học mà cũng thiếu chút nữa phải bỏ học nửa chừng nữa là:
Tộc trưởng có được câu trả lời xác thực của Vân Tranh, cũng không hỏi là y định dạy cái gì, gật đầu rồi đi, trước khi đi còn chắp tay với y một cái, đó là chuyện chưa bao giờ có.
Vân Tranh cả tối tập trung làm diều rết, có đôi bàn tay khéo léo của Tịch Nhục trợ giúp, công việc của y thuận lợi hơn nhiều, chỉ còn sơn màu nữa là xong.
Diều rết thực ra chỉ là một chuỗi những cái diều nối vào với nhau, chế tác thứ này rất cầu kỳ, trước kia Vân Tranh chỉ dẫn học sinh của mình làm diều rết đi thi đấu lấy được giải nhất toàn quận, thế nên bán bảo bối này cho Tiêu Vô Căn lấy 5 quan không phải là đắt.
Dạy nghề cho đám trẻ con thì phải tốn nguyên vật liệu, ví dụ như làm trát nhiễm, hay nhuộm vải bằng nến, tuyệt đối không thể thiếu vải mộc, còn cả sáp ong, vôi, thuốc nhuộm, có thứ nào không cần tiền.
Từ hôm đào được lam điện là Vân Tranh đã có ý định làm trát nhiễm, thời gian qua Vân Tranh đã đi hỏi khắp trại cả cách làm trát nhiễm lẫn cách nhuộm vải thông thường trong trại, điều này không tính là học lỏm nghề, vì ở Đậu Sa huyện này nuôi tằm dệt vải nhuộm vải cũng như làm ruộng, thành thứ phổ thông ai cũng biết rồi. Còn đi hỏi cả Hà chưởng quầy kinh doanh vải nhuộm, đúng là quan gia vì chê trát nhiễm quá phí công tốn sức, không cho dân gian làm, trát nhiễm là bí kỹ bất truyền của người Bạch Miêu, Hán gia làm tốn công mà không đẹp, nên thương nhân Đậu Sa quan phải mạo hiểm tới nước Đại Lý cung phụng quan gia.
Vân Tranh tự tin mình có thể cải tiến vài công đoạn để làm trát nhiễm đơn giản hơn, ngoài ra còn một nguyên nhân khiến làm trát nhiễm phức tạp là vì thời đó nhà nào làm biết nhà đó, chưa đạt tới mức sản xuất dây chuyền, mà chỉ chế tác thủ công đơn nhất, nếu mình phân chia công đoạn tổ chức cả trại làm trát nhiễm thì sẽ có lợi thế lớn so với nơi khác, đoán chừng kết quả này quan trên cũng muốn thấy thôi, dù sao không phải đi ra nước ngoài nhập hàng về thì chỉ có lợi không có hại.
Ngày hôm sau Vân Tranh đứng trước nhà gạch của mình, kiểm tra từng đứa trẻ con một.
Đầu tóc, cổ áo, lưng, kiểm tra lần lượt từng đứa một, đám học sinh này bị cha mẹ dùng nước thuốc ngâm cả tối rồi, khả năng còn chấy rận không cao, quần áo rách rưới một chút không sao, nhưng nhất định phải sạch sẽ, đó là yêu cầu duy nhất của Vân Tranh.
Vốn định vào quan rao hàng, nhưng nghĩ một lúc thì thôi, y không muốn có chút liên quan nào tới mối quan hệ phức tạp của Tiêu Vô Căn và Lam Lam, thế là đem diều con rết cho đứa nhiều tuổi nhất là Thương Ngưu, cũng chính là Đại Ngưu, đứa dạy y chặt củi khi mới tới đây, sai nó dẫn vài đứa lớn lớn một chút đánh xe trâu nhà mình tới Đậu Sa quan giao Tiêu thiếu gia, nhận 5 quan tiền, dặt đi dặn lại, nhất định là 5 quan, thiếu một đồng cũng đi cáo trạng với Tiêu thiếu gia, không cần nể mặt bất kỳ một tên hạ nhân nào.
Lấy được tiền rồi thì tới Hà gia mua 11 xếp vải mộc, tới xưởng nhuộm mua lam điện, thùng gỗ, nồi sắt, tới hiệu thuốc mua sáp ong, còn về phần vôi và muối ăn mua được bao nhiêu thì phải xem bản lĩnh mặc cả của bọn chúng ra sao, trẻ con trong trại đều được y dạy đếm rồi, không lo bị người khác lừa.
Hôm nay cả trại không ai đi làm, mọi người tụ tập trước nhà Vân Tranh, xem y chỉ huy đám trẻ con làm việc, tuy không hiểu vì sao cái diều trị giá 5 quan, cũng không biết vì sao giao nhiều tiền như thế cho mấy đứa bé, xuất phát từ sự tin tưởng với đồng sinh tướng công, bọn họ rất mong đám trẻ con theo lời Vân Tranh mang những thứ kia về.
Gần tới trưa thì bọn trẻ con trở về, mang theo rất nhiều thứ, chất đầy cả xe, làm không đứa nào dám ngồi xe, phải chạy theo. Vân Tranh không hỏi đám nhóc phải trải qua gian khổ ra sao mới đạt được mục đích, chỉ lệnh bọn chúng rỡ đồ xuống là bắt đầu làm việc, ít nhất phải cần tới 11 cái bếp lửa...
Gần như toàn bộ trại đã tập trung tới trước cửa nhà Vân Tranh, nhưng y lại như tăng nhập định, ngồi đó không nhúc nhích.
Y chỉ được phép thành công không được được thất bại, năm quan tiền lừa của Tiêu Vô Căn ném hết vào đây rồi.
Chuyện này không chỉ liên quan tới sinh kế và chuyện dạy học cho đám trẻ con, còn liên quan tới tiền đồ của bản thân, đã làm rõ rồi, Thành Đô không chỉ có thư viện Cẩm Giang mà còn có thư viện Long Sơn, cái đầu do quan phủ mở, cái sau của tư nhân, theo đuổi học vấn vào thời đó là chuyện xa xỉ, Vân Tranh cần chuẩn bị tiền cho khoảng ba bốn năm học.
- Bắt đầu thôi. Hít sâu một hơi Vân Tranh đứng lên, y không phải là người thiếu quyết đoán.
Trí Tuệ Đại Tống Trí Tuệ Đại Tống - Kiết Dữ 2