Số lần đọc/download: 34747 / 370
Cập nhật: 2015-11-23 16:30:36 +0700
Hồi 110 - Yến Thanh Qua Rừng Thu Bắn Nhạn
Đ
ang nói chuyện Tống Giang hỏi các tướng có cách nào để đánh lấy hai thành Đông Xuyên, An Đức. Hồ Tuấn nói:
- Tướng trấn thủ thành Đông Xuyên Hồ Hiển chính là em ruột Hồ Tuấn tôi. Tiểu tướng đội ơn Lý tướng quân tha mạng, nguyện xin vào thành gọi Hồ Hiển đến quy làng. Còn một thành An Đức trơ trọi, không cần đánh, quân giặc ở đó tất cũng phải dâng nộp.
Tống Giang cả mừng sai Lý Tuấn cùng đi. Một mặt Tống Giang điều khiển các tướng chia quân đi gọi hàng những huyện chưa thu phục được. Một mặt sai Đái Tôn đưa biểu văn về triều đình xin thánh chỉ định đoạt, đưa thư trình ĩ ~n an phủ và Túc thái úy biết. Tống Giang sai tướng sĩ vào cung điện của Vương Khánh thu đoạt báu vật vàng bạc, ngọc ngà gấm vóc, rồi cho phóng hỏa đốt hết các nơi cung cấm, gác phượng lầu rồng, hiên son mải trả cùng là các thứ đồ dùng quần áo của ngụy triều. Lại sai người đến thành Vân An truyền lệnh cho bọn Trương Hoành cũng thu đoạt các báu vật rồi thiêu hủy hành cung của Vương Khánh.
Nói tiếp, chuyện Đái Tôn đem văn thư của Tống Giang về Kinh Nam, vào trình Trần an phủ. Trần an phủ viết ngay biểu văn nhờ Đái Tôn đelỉ về kinh.
Đái Tỗl về Đông Kinh đem thư và lễ vật trình lên Túc thái úy Túc thái úy dâng biểu vào hoàng cung. Huy Tông hoàng đế cả mừng, truyền chỉ đến Hoài Tây, sai áp giải phản tặc Vương Khánh về kinh chờ lệnh trảm quyết. Còn bọn ngụy phi, ngụy quan và những tên giặc khác đã bắt được thì đem ra chợ chém đầu thị chúng. Dân chúng Hoài Tây từng bị Vương Khánh bạo ngược thì cho phép trích một ít quân lương để chia cấp cho các hộ dân nghèo. Các tướng sĩ trận vong, các hàng tướng có công, đều được ấm phong trọng hậu. Các châu huyện ở Hoài Tây hiện còn thiếu quan viên chánh phó, đều cấp tốc sai bộ lại tìm người để kịp đi nhậm chức. Ngụy quân ở các châu phần nhiều là những người bị giặc bức theo, sau đã cải tà quy chính, đều giao cho Trần Quán tùy liệu phân biệt, cho được tự ý xử lý. Các chánh phó tướng có công đánh dẹp thì đợi ngày về kinh đô sẽ xét công thăng thưởng. Sắc mệnh của hoàng đế chưa kịp truyền xuống thì Đái Tôn đã về trước báo tin.
Bấy giờ Trần an phủ đã từ Kinh Nam dời súy phủ đến thành Nam Phong. Hồ Tuấn thuyết phục được Hồ Hiển đầu hàng, đem sổ sách, hộ khẩu của quân dân Đông Xuyên cùng sổ ghi lương tiền các khoản đến nộp trước dinh súy phủ xin chịu tội. Quân giặc ở châu An Đức biết tình thế nguy khốn cũng xin quy hàng. Dân chúng ở ba châu Vân An, Đông Xuyên, An Đức kẻ làm nông không phải rời ruộng vườn, kẻ đi buôn không phải bỏ hàng quán, đều là do công của Lý Tuấn. Tất cả tám mươi sáu châu huyện thuộc tám quận bị Vương Khánh chiếm đoạt đều đã thu lại được hết.
Sau khi Đái Tôn về đến Nam Phong hơn mười ngày, sứ giả mang chiếu thư từ Đông Kinh cũng vừa tới. Trần an phủ và các tướng tiếp thánh chỉ nhất nhất vâng chiếu thi hành. Ngày hôm sau sứ giả lên đường về kinh. Trần an phủ ra lệnh cho quân đao phủ vào nhà giam bắt Đoàn thị, Lý Trợ và bọn tùy tùng đem ra chợ Nam Phong chém đầu thị chúng. Đoàn Tam Nương từ bé không nghe lời cha mẹ dạy dỗ, về sau tự mình kén chồng, gây những tội ác tầy trời, đến nay không những đầu lìa khỏi cổ mà còn làm liên lụy bao nhiêu thân quyến, cha là Đoàn thái công thì trước đó đã chết ở trại Phòng Sơn.
Lại nói đến Trần an phủ và Tống tiên phong ghi công đầu, công thứ cho bọn Lý Tuấn, Hồ Tuấn, Quỳnh Anh, Tôn An, sai treo bảng chiêu an ở các châu huyện, vỗ yên trăm họ. Dân chúng ở tám mươi sáu châu huyện được trở lại làm lương dân như lại thấy mặt trời. Những kẻ đã theo làm giặc nhưng không giết hại dân chúng thì được trả lại sản nghiệp để làm ăn sinh sống. Tướng trấn thủ Tây Kinh là Kiều Đạo Thanh và Mã linh giao lại nhiệm sở cho quan mới cũng đã về đến Nam Phong. Quân chánh phó các châu huyện mới được bổ nhiệm cũng đã lục tục về đến lỵ sở. BọTL Lý Tuấn, anh em họ Trương, anh em họ Nguyễn, anh em họ Đồng đã giao lại việc châu cho quan mới, cũng đã về yết kiến Tống tiên phong. Trần an phủ và các quan tùy tòng cùng anh em Tống Giang một trăm linh tám đầu lĩnh và các hàng tướng Hà Bắc mở tiệc lớn trong thành Nam Phong chúc nền thái bình, mừng công các quan văn võ, khao thưởng ba quân. Tống Giang giao cho Công Tôn Thắng và Kiều Đạo Thanh chủ trì lập đàn chay bẩy ngày bẩy đêm cầu siêu cho các tướng sĩ trận vong và các oan hồn ở Hoài Tây bị bức tử. Xong việc, bỗng có tin báo Tôn An bi bệnh cấp phát đã chết ở doanh. Tống Giang buồn thương vô hạn, bèn sai khâm liệm, làm lễ mai táng bên chân núi Long Môn.
Kiều Đạo Thanh xót thương đau đớn nói với Tống Giang:
- Tôn An với bần đạo là người cùng một quê, đối xử với bần đạo rất tốt, vì báo thù cha mà phạm tội rồi rơi vào tay giặc tiêu, đội ơn tiên phong thu dụng, mong ngày sau làm nên sự nghiệp, không may giữa đường đứt gánh. Bần đạo đội ơn tiên phong thu dùng cũng là nhờ Tôn An chỉ đường khai sáng cho.
Nay Tôn An đã mất, bần đạo không còn bụng dạ nào mà theo việc quân nữa. Bần đạo vân khắc cốt ghi lòng ơn lớn của hai vị tiên phong nhưng chưa chút báo đền. Nay xin hai vị cho bần đạo trở về quê quán kéo dài chút hơi tàn.
Mã Linh biết Kiều Đạo Thanh xin về cũng đến vái tạ Tống Giang mà nói:
- Xin tiên phong cho phép Mã Linh tôi được cùng đi với Kiều pháp sư.
Tống Giang lấy làm buồn không muộn xa cách, nhưng vì hai người quyết ý xin đi, khuyên nài mãi mà không được, đành phải ưng thuận, sai bày tiệc rượu tiễn biệt hai người.
Công Tôn Thắng ngồi bên im lặng không nói. Kiều Đạo Thanh, Mã Linh vái chào từ tạ Tống Giang và Công Tôn Thắng, sau đó đến chào Trần an phủ, rồi nhẹ nhàng ra đi. Về sau Kiều Đạo Thanh và Mã Linh cùng đến chỗ La chân nhân theo thầy học đạo, trọn đời sống tu hành.
Trần an phủ vỗ về chẩn cấp quân dân các châu quận Hoài Tây đã xong. Nguyên miền này ở về phía tây sông Hoài, người đời Tống vẫn gọi Uyển Châu, Nam Phong v.v... là đất Hoài Tây. Trần an phủ xuống lệnh cho tiên phong và các đầu mục sửa soạn đem quân về kinh. Quân lệnh truyền xuống, Tống Giang một mặt cho quân mã của đội trung quân đi trước hộ tống Trần an phủ, Hầu tham mưu, La vũ dụ lên đường. Một mặt truyền cho các đầu lĩnh thủy quân đưa chiến thuyền đi trước về kinh. Tống Giang sai Tiêu Nhượng soạn bài ký, Kim Đại Kiên khắc đá làm bia ghi chiến công dựng ở chân núi Long Môn phía đông thành Nam Phong, đến nay bia ấy vẫn còn. Hàng tướng Hồ Tuấn, Hồ Hiển bày tiệc rượu tiễn biệt Tống Giang. Sau đó Tống Giang về triều tâu lên thiên tử biết việc chiêu hàng và hai tướng Hồ Tuấn. Hồ Hiển đã cải tà quy thính. Thiên tử đặc ân phong cho Hồ Tuấn, Hồ Hiển chức đoàn luyện thủy quân ở Đông Xuyên, nhưng đó là chuyện vê sau.
Tống Giang chia quân mã làm năm đoàn, trước sau lần lượt lên đường. Các quân sĩ, ngoài một số ở lại đóng giữ các châu huyện cũng có một số ít xin về quê quán, số hiện còn tất cả hơn mười vạn người lục tục rời Nam Phong lên đường về Đông Kinh. Quân lính giữ nghiêm kỷ luật, những nơi đi qua không tơ hào xâm phạm của dân. Trăm họ bưng bàn bày hương hoa đèn nến đặt bên vệ đường để chào mừng đại quân.
Sau mấy ngày đi đường, đại quân đi qua bến đò có tên là bến Thu Lâm. Bến đò này nằm ở phía nam núi Thu Lâm ở huyện Hương thuộc Uyển Châu. Trên núi nhiều nơi suối đẹp đá lạ.
Tống Giang ngồi trên ngựa ngắm nhìn phong cảnh từ xa. Ngước nhìn bầu trời, Tống Giang thấy giữa tầng không một đàn chim nhạn con cao con thấp, không bay thành hàng, có ý như kinh sợ Tống Giang thấy vậy lấy làm ngờ lạ, lại nghe trong đoàn quân phía trước có tiếng cười reo khen giỏi, bèn sai người thúc ngựa lên hỏi nguyên do. Hóa ra là Lãng tử Yến Thanh luyện tập bắn cung, nhằm đàn nhạn trên không, bắn phát nào trúng phát ấy, chỉ một lát Yến Thanh hắn rơi hơn chục con, các tướng ngạc nhiên khen ngợi mãi. Tống Giang bèn cho gọi Yến Thanh. Một lúc sau Yến Thanh khoác cung tên phi ngựa đến sau lưng đeo mấy con nhạn vừa bắn được. Yến Thanh xuống ngựa, tháo yên, đến chào Tống Giang. Tống Công Minh hỏi:
- Ban nãy hiền đệ bắn nhạn phải không?
Yến Thanh đáp:
- Tiểu đệ bắn cung còn kém, ngẫu nhiên thấy đàn nhạn bay qua bèn bắn chơi, không ngờ phát nào cũng trúng.
Tống Giang nói:
- Tập bắn cung cho giỏi là công việc của bọn ta. Vừa rồi hiền đệ bắn thê là khá lắm. Nhưng nghĩ rằng người ta thường ví chim hồng, chim nhạn như khách, vì tránh rét mới phải rời núi Thái sơn qua quan ải bay vào địa phận nước ta để đến miền Giang Nam ấm áp tìm thức ăn, đến mùa xuân loài chim ấy lại bay về đất cũ. Loại hồng, nhạn ấy đáng gọi là loài chim nhân nghĩa, hợp đoàn từ mười đến ba bốn chục con, kính nhường lẫn nhau, những con được tôn quý bay đầu, những con khác tiếp sau giữ đúng thứ tự mà bay, không con nào vượt lấn bầy bạn, đêm tối dừng lại nghỉ cũng có hiệu báo cho cả đàn cùng biết. Lại cũng loài chim ấy, nếu con trống mà mất con mái, hoặc con mái mà mất con trống thì trọn đời không sánh đôi cùng con khác. Loài chim như thế đáng gọi là có đủ ngũ thường:
- Nhân, nghĩa, lễ, trì, tín. Thấy đồng loại bị giết, cả đàn đều tỏ ý đau buồn, những con mất bạn bay lẻ không con nào tranh đến, ấy là nhân. Một con trống hoặc con mái chết, con còn sống không sánh đôi với con khác, ấy là nghĩa. Theo tôn ti thứ bậc mà bay, không lấn vượt kẻ sau người trước, ấy là lễ. Biết báo tin cho nhau khi bị diều hâu đại bàng săn đuổi, ngậm cỏ tranh bay qua ải đem về làm tổ ở phương nam, ấy là trí. Mùa thu bay về phương nam, xuân đến lại bay về phương bắc, không tùy tiện thay đổi, ấy là tín.
Loài chim có đủ ngũ thường như thế, sao hiền đệ nỡ lòng giết hại chúng? Một đoàn hồng nhạn kêu gọi nhau mà bay trên trời, chẳng khác gì bọn anh em ta sống chết có nhau. Hiền đệ bắn rơi mấy con, cũng ví như trong anh em ta chẳng may bị mất mấy người, những người còn lại đau xót đến thế nào?
Hiền đệ nên nghe lời ta, từ nay không giết hại loài chim có lễ nghĩa ấy nữa.
Yến Thanh hối lỗi đứng lặng không đáp. Tống Giang trong lòng xúc động ngồi trên lưng ngựa khẩu chiếm một bài thơ:
Sơn lĩnh kỳ khu, thủy diễn mang,
Hoành không nhạn trận lưỡng tam hàng.
Hốt nhiên thất khước song phi bạn,
Nguyệt lãnh phong thanh dã đoạn tràng.
Đèo núi gồ ghề, nuộc mênh mang,.
phải xử trị theo quân pháp, làm hư hỏng thanh danh của cả bọn ta. Như thế triều đình không cho phép anh em ta vào thành hóa ra lại là điều may vậy. Bọn các ngươi nếu tị hiềm vì bị bó buộc mà có dị tâm thì trước hết hãy chém đầu Tống Giang này, rồi sau đó muốn làm gì tùy ý:
- Nếu trái lại thì Tống Giang cũng không còn mặt mũi nào mà sống ở đời, tất phải tự mình treo cổ chết cho xong. Mọi việc bây giờ tùy vào các ngươi định đoạt cả.
Các anh em đầu lĩnh nghe nói đều rơi lệ, cùng nhau thề không trái ý huynh trưởng, rồi ra về. Có thơ làm chứng như sau:
- Thùy tướng Tây Chu hoài hảo âm,.
Công Minh trung nghĩa bất di tâm.
Đương thời hữu sát Tần trưởng cước,.
Thân tại Nam triều, tâm tại Kim (câm).
Ai ngóng Tây Chu mong chủ mới, Công Minh trung nghĩa chẳng thay lòng.
Vung dao hỏi tội Tần trưởng lại.
Chung một triều vua lòng chẳng đồng.
Từ đó, Tống Giang và các tướng khi không có việc gì không vào thành. Bấy giờ sắp đến rằm tháng giêng, tục lệ Ở Đông Kinh hàng năm đều mở hội treo đèn kết hoa mừng đêm nguyên tiêu Các ngả đường đèn đuốc sáng trưng, các nơi công sở dinh thự phần nhiều có đốt pháo bông. Ở trong trại quân của Tống Giang, Lãng Tử Yến Thanh bàn với Nhạc Hòa:
- Ngày mai ở Đông Kinh có hội đèn hoa chúc năm mới được mùa, thiên tử cùng dân chúng đều vui chơi. Bọn ta thay quần áo khác lén vào thành chơi một chuyến xem sao?
Vừa lúc ấy có ai nói to:
- Các ngươi đi xem hội đèn phải cho ta cùng đi với!
Yến Thình nhìn lên mới biết là Hắc toàn phong Lý Quỳ.
Lý Qùy nói:
- Các ngươi đừng có giấu ta, các ngươi rủ nhau đi xem hội đèn ta đã nghe rõ cả!
Yến Thanh đáp:
- Đại ca muốn cùng đi cũng được, nhưng chỉ sợ đại ca nóng nẩy lại gây ra sự rắc rối, trúng phải mưu bọn ác độc ở sảnh viện.
Lý Qùy đáp:
- Lần này ta không gây sự nữa, các ngươi bảo sao ta nghe vậy!
Yến Thanh nói:
- Vậy thì ngày mai đại ca thay khăn áo, ăn mặc như người thường, rồi theo anh em tiểu đệ vào thành.
Lý Qùy cả mừng, ngày hôm sau cải trang như người khách hàng đi chơi, chờ bọn Yến Thanh đến rủ. Không ngờ Nhạc Hòa vì sợ Lý Qùy gây rắc rối, nên đã cùng Thời Thiên lén đi trước rồi. Yến Thanh không làm sao được đành phải cùng đi với Lý Quỳ. Hai người không dám qua trạm Trần Kiều, mà đi đường vòng rồi vào lối cửa Phong Khâu. Lý Qùy và Yến Thanh dắt tay nhau đi về phía nhà rạp dựng bên đường. Đến trước cửa, nghe tiếng phèng la trong rạp vọng ra, Lý Qùy muốn vào xem, Yến Thanh đành phải theo. Lý Qùy chen lấn đám đông mà vào. Lúc ấy trên nhà rạp diễn trò kể tích Tam quốc chí, đang đến đoạn Quan Vân Trường mổ xương chữa bệnh. Bấy giờ Vân Trường bị trúng tên ở cánh tay trái, thuốc độc ngấm vào xương, thầy thuốc Hoa Đà bảo:
- "Muốn giải được chất độc ngày phải dựng một cây cột đồng, bên trên gắn một chiếc vòng sắt, đút cánh tay vào trói lại, rồi lấy dao mổ rạch thịt cắt ba phần ống xương để loại bỏ chỗ bị nhiễm độc. Sau đó khâu lại, ngoài bôi thuốc điều trị, trong uống thuốc bồi trợ, khoảng nửa tháng thì lành. Việc chữa trị vì vậy rất khó khăn". Quan công cả cười nói:
- "Đại trượng phu chết cũng không sợ huống hồ chỉ một cánh tay? Ta không cần phải cột đồng, vòng sắt gì hết, cứ giơ tay mà mổ, ngại gì?". Nói đoạn liền gọi đem bàn cờ ra cùng người khác ngồi đánh,.đồng thời giơ tay trái cho Hoa Đà tiên sinh mổ xương khử độc, sắc mặt vẫn thản nhiên, ung dung cười nói như thường. Người thuyết thoại kể đến đây thì Lý Qùy chen vào nói to:
- Thế mới đáng là bậc mày râu nam tử!
Mọi người giật mình quay lại nhìn Lý Quỳ. Yến Thanh phải vội vàng nói chặn:
- Này Lý đại ca, sao mà quê mùa thế? Vào rạp nghe tích, xem hát lại kêu toáng lên làm cho mọi người khiếp sợ.
Lý Qùy nói:
- Kể đến chỗ này thì phải cho người ta khen hay chức Yến Thanh vội kéo Lý Qùy đi ra. Hai người rời khỏi khu nhà rạp, qua ngã tư thấy một gã to lớn đang cầm gạch đá ném vào một nhà dân gần đó. Người trong nhà kêu ầm lên:
- Thời buổi thanh bình, giữa ban ngày ban mặt thế này, đã quệt tiền hai lần không trả, lại còn giở mặt ném đá phá nhà người ta!
Hắc toàn phong giữa đường thấy chuyện bất bằng, nổi nóng muốn xông vào đánh. Yến Thanh cố sức ôm chặt Lý Qùy nhưng Lý Qùy vẫn trừng mắt như muốn đánh nhau. Gã to lớn nói với Lý Quỳ:
- Ta vay tiền của nhà kia thì can hệ gì đến ngươi? Hôm nay ta sắp theo Trương chiêu thảo xuống Giang Nam đánh giặc, ngươi đừng có sinh sự với ta? Xuống đánh chác ở đó thì cầm bằng cái chết, ngươi muốn đánh thì ta đánh với ngươi, có chết cũng được, ở đâu cũng đến cho vào quan tài là xong!
Lý Qùy hỏi:
- Ngươi bảo cái gì xuống Giang Nam? Lão gia chẳng nghe ai nói quân tướng nào đi đánh dưới đó cả.
Yến Thanh ra sức can ngăn để hai người khỏi cãi nhau, rồi kéo tay Lý Qùy ra khỏi ngõ hẻm. Sang bên kia đường, thấy một quán trà, hai người vào kéo ghế gọi trà uống. Ngồi đối diện lcả một người có tuổi, bọn Yến Thanh róc nước mời, rồi bàn chuyện phiếm. Yến Thanh nói:
- Thưa lão trượng, vừa rồi bọn tiểu nhân gặp một gã to lớn ở đầu ngõ kia, hắn ta bảo sắp theo Trương chiêu thảo xuống Giang Nam đánh giặc. Lão trượng có biết giặc nào không?
Cụ già đáp:
- Thì ra hai vị chưa biết chuyện, nay có bọn giặc cỏ Phương Lạp ở Giang Nam đã nổi lên chiếm đoạt tám châu hai mươi lăm huyện, từ Mục Châu đến Nhuận Châu, tự xưng là một nước, sớm muộn sẽ đánh đến Dương Châu. Vì thế triều đình sai Trương chiêu thảo và Lưu đô đốc đi đánh đẹp.
Yến Thanh và Lý Qùy nghe xong câu chuyện của cụ già vội trả tiền rồi rời quán trà trở về. Vừa đến doanh trại hai người gặp ngay quân sư Ngô Dụng, liền báo cho Ngô Dụng biết tin ấy. Ngô Dụng cả mừng báo ngay việc này với Tống Giang. Tống Giang nói:
- Binh mã của anh em các tướng bọn ta lâu ngày đóng trại ở đây cũng có điều bất tiện, chi bằng ta nên nói với Túc thái úy để thái úy tâu lên thiên tử xin cho bọn ta được đem quân đi đánh dẹp.
Nói đoạn Tống Giang truyền họp các tướng để bàn bạc, ai nấy đều vui lòng thuận nguyện. Ngày hôm sau Tống Giang đổi trang phục đưa theo Yến Thanh vào thành:
- Hai người đến thẳng phủ đệ Túc thái úy mới xuống ngựa. Lúc ấy Túc thái úy đang ở phủ, Tống Giang nhờ quân hầu báo tin. Túc thái úy vội cho mời Tống Giang vào. Tống Giang vào trước sảnh đường lạy chào xong, Túc thái úy hỏi:
- Tướng quân có việc gì mà phải đổi quần áo để vào đây?
Tống Giang đáp:
- Gần đây vì các quan ở sảnh viện có treo bảng truyền cho các quan quân chuyên đi đánh trận, nếu không có lệnh gọi thì không được tự ý vào thành. Hôm nay tiểu tướng đi riêng vào đây là có công chuyện muốn trình lên ân tướng. Anh em Tống Giang tôi nghe nói Phương Lạp nổi loạn ở Giang Nam, chiếm cứ các châu quận, thay đổi niên hiệu, hiện đã xâm phạm Nhuận Châu, sớm muộn sẽ vượt sông lớn, đánh Dương Châu. Người ngựa của bọn Tống Giang tôi lâu nay nhàn rỗi đóng yên một nơi, thật cũng không tiện lắm. Vì thế anh em Tống Giang tôi tình nguyện xin đem quân mã đi đánh dẹp để tận trung báo quốc, cúi mong ân tướng tâu lên, xin thiên tử chuẩn cho lời thỉnh cầu ấy.
Túc thái úy nghe xong cả mừng nói:
- Lời của tướng quân chính hợp ý hạ quan. Hạ quan xin hết sức tâu với thiên tử. Tướng quân cứ về nghỉ ngơi, buổi chầu sáng mai hạ quan tâu lên, thiên tử tất sẽ vui lòng trọng dụng.
Tống Giang cáo từ Túc thái úy, lên ngựa về doanh trại báo cho các đầu lĩnh biết.
Lại nói Túc thái úy sáng hôm sau vào triều, gặp lúc thiên tử bàn việc với các quan văn võ ở điện Phi Hương, đang nói đến việc Phương Lạp nổi loạn, gây thiệt hại cho dân chúng, chiếm giữ tám châu hai mươi lăm huyện của triều đình, tiếm xưng niên hiệu, tự xưng bá xưng tôn, chẳng bao lâu nữa sẽ xâm phạm đến Dương Châu. Thiên tử nói:
- Trẫm đã truyền chỉ sai Trương chiêu thảo và Lưu đô đốc đi đánh, nhưng chưa thấy hai viên ấy cho quân xuất phát.
Túc thái úy bước ra khỏi hàng tâu:
- Theo ngu ý của thần thì bọn giặc cỏ ấy nay đã thành mối lo lớn cho triều đình. Xin bệ hạ một mặt sai Trương tổng binh và Lưu đô đốc đem quân đi đánh, nhưng cũng nên sai thêm quân mã của Tống tiên phong vừa mới dẹp tan giặc Vương Khánh ở Hoài Tây trở về nữa. Hai đội quân mã ấy làm tiền bộ tiên phong, chắc hẳn sẽ lập công lớn, tiễu trừ được giặc Phương Lạp ở Giang Nam.
Thiên tử nghe tâu cả mừng, hến sai trung sứ truyền cho quan sảnh viện vào nhận thánh chỉ. Trương chiêu thảo và Lưu đô đốc lúc ấy có mặt tại triều cũng tâu xin thiên tử điều quân mã của Tống Giang làm quân tiên phong tiền bộ. Quan sảnh viện vào trước điện vâng nhận thánh chỉ rồi lập tức sai người đi tuyên triệu Tống tiên phong và Lư tiên phong đến điện Phú Hương triều kiến thiên từ. Tống Giang và Lư Tuấn Nghĩa đến dưới điện lạy chào xong, thiên tử ban sắc phong cho Tống Giang làm Bình nam đô tổng quản chánh tiên phong, phong Lư Tuấn Nghĩa làm Binh mã phó tổng quản Bình nam phó tiên phong. Mỗi người đều được ban đai vàng, cẩm bạc mỗi thứ một chiếc, áo giáp vàng một bộ, tuấn mã một con, lụa màu hai mươi lăm tấm. Các chánh phó tướng khác đều được ban bạc, lụa, đợi khi xét công chiếu theo danh sách mà ban thưởng, và gia phong quan tước. Các viên đầu mục trong ba quân cũng được thưởng bạc, tự đến phủ nội vụ để lĩnh.
Các việc ban thưởng đã xong, lại định rõ ngày tháng đưa quân lên đường.
Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa vâng mệnh vào tạ Ơn thiên tử Thiên tử nói:
- Trong số các khanh có người là Kim Đại Kiên giỏi nghề chạm ngọc khắc đá, lại có Hoàng Phủ Đoan có tài xem tướng ngựa, trẫm muốn giữ hai người đó ở kinh đô để tiện sai phái.
Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa cúi đầu lĩnh mệnh, lại sụp lạy tạ Ơn rồi rời khỏi đại nội lên ngựa trở về.
Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa vui vẻ sánh ngựa ra khỏi thành.
Trên đường đi, khi qua phố chợ thấy một người tay ôm một vật hai bên đeo hai thanh gỗ đã mọt, ở giữa có lỗ xâu dây, người ấy cầm sợi dây mà kéo, cái vật bưng trong tay liền phát ra tiếng kêu. Tống Giang không biết đó là vật gì bèn hỏi:
- Cái này gọi là vật gì?
Người kia đáp:
- Đây là cái đàn của người Hổ, dùng tay kéo dây tự nhiên sẽ có tiếng. Tống Giang cảm hứng làm một bài th.ơ:
- Nhất thanh đê liễu nhất thanh cao,.
Liêu lượng thanh âm thấu bích tiêu.
Không hữu hứa đa hùng khí lực,.
VÔ nhân đề khế mạn đồ lao.
Tiếng trầm vừa dứt lại lên cao.
Rít gió âm thanh nhịp dạt dào.
Rỗng ruột tiếng vang nghe náo nức,.
Không người nâng kéo nghĩ buồn sao.
Tống Giang ngồi trên ngựa nói với Lư Tuấn Nghĩa:
- Cái đàn Hổ ấy khá giống ta và hiền đệ:
- Trong lòng hàm chứa bản lĩnh cao cường nhưng không có ai nâng kéo thì âm thanh không vang lên được?
Lư Tuấn Nghĩa hỏi:
- Sao huynh trưởng lại nghĩ như vậy? Xét về học thức thì anh em ta cũng không thua kém các bậc danh tướng xưa nay.
Nếu bản thân mình tài năng võ nghệ thấp kém thì dẫu có người nâng kéo cũng không dùng được việc gì.
Tống Giang nói:
- Hiền đệ nghĩ nhầm rồi, anh em ta nếu không có Túc thái úy hết lòng đề cử thì làm sao được thiên tử trọng dụng? Uống nước phải nhớ nguồn!
Lư Tuấn Nghĩa biết lỡ lời nên lặng im không đáp.
Hai người về đến doanh trại, vào trong trướng cùng ngồi, sau đó cho gọi các tướng đến hội. Trừ nữ tướng Quỳnh Anh đang lúc có mang mà bị Ốm nặng phải nghỉ ở kinh và vợ chồng Diệp Thanh ở lại thuốc phang hầu hạ, còn các tướng khác đều sửa sang áo giáp, yên ngựa sẵn sàng đem quân đi dẹp giặc Phương Lạp. Sau đó Quỳnh Anh khỏi ốm, đủ ngày trọn tháng sinh được một đứa con trai mặt vuông tai lớn, đặt tên là Trương Tiết. Về sau nghe tin chồng bị tướng giặc là Lệ Thiên Nhuận giết ở ải Độc Tùng, Quỳnh Anh đau xót chết ngất, rồi cùng với vợ chồng Diệp Thanh tìm đến ải Độc Tùng đưa linh cữu Trương Thanh về an táng ở quê nhà tại phủ Chương Đức.
Sau đó Diệp Thanh cũng bị Ốm chết, Quỳnh Anh cùng với bà già họ An nuôi dưỡng Trương Tiết. Đến khi khôn lớn Trương Tiết theo Ngô Giới đánh bại quân Kim ở cao nguyên Hòa thượng, khiến vua Kim là Ngột Truật phải quắp râu chạy trốn. Trương Tiết dược phong quan tước, trở về quê phụng dưỡng mẹ già và nghỉ ngơi cho đến hết đời còn thân mẫu thì được ban tặng tôn hiệu Trinh tiết. Đấy là gương hiếu nghĩa, trinh tiết của Quỳnh Anh và những người trong gia quyến.
Khỏi kể rườm rà; sau ngày nhận chiếu của thiên tử sai đi đánh Phương Lạp, Tống Giang đến kho nội phủ lĩnh các khoản đồ thưởng bạc lụa chia phát cho các tướng, các đầu mục. Lại cho Kim Đại Kiên và Hoàng Phủ Đoan vào hoàng cung chờ thiên tử sai phái. Sau đó Tống Giang lệnh cho các đầu lĩnh thủy quân sửa sang sào chèo, buồm lái, rồi truyền lệnh cho đoàn chiến thuyền xuất phát trước. Một mặt truyền lệnh cho các đầu lĩnh quân mã chỉnh đốn đai giáp, giáo gươm, cung nỏ, sẵn sàng xuất phát tiếp theo, thủy lục cùng tiến.
Quân chưa lên đường thì có sai nhân của thái sư sai đến gọi lấy Thánh thủ thư sinh Tiêu Nhượng để giữ việc sao chép giấy tờ Ngày hôm sau lại có Vương đô úy đến hỏi Tống Giang muốn xin Thiết khiếu tử Nhạc Hòa về phủ để trông nom công việc ca xướng. Tống Giang đành phải chia tay với Tiêu Nhượng và Nhạc Hòa. Cũng kể từ đây các anh em đầu linh thiếu mất năm người, Tống Giang cảm thấy lòng buồn vô hạn. Mọi việc đã xong xuôi, Tống Giang bàn bạc với Lư Tuấn Nghĩa, rồi truyền lệnh cho ba quân chuẩn bị lên đường.
Lại nói ở đất Giang Nam, Phương Lạp làm phản đã lâu, tích tiểu thành đại, đã dựng được cơ nghiệp khá lớn. Phưỡvìg Lạp nguyên chỉ là một gã tiều phu ở vùng núi Hấp Châu, một hôm đi đại tiện bên bờ khe thấy dòng nước phản chiếu bóng mình đội mũ bình thiên, mặc áo long cổn, nhân đó thường nói với dân làng là nhà mình có phúc phát vương. Khi Chu Miễn đưa dân phu đến đất Ngô Trun~l) đào đá hoa cương, dân chúng oán giận, muốn dấy loạn. Phương Lạp nhân cơ hội ấy nổi lên làm phản, rồi xây dựng lâu dài, cung điện, nội uyển ở trong 1 Ngô Trung:
- Chỉ Ngô huyện (và phụ cận) tỉnh Giang Tô.
vùng động Bang Nguyên thuộc huyện Thanh Khê. Ở Mục Châu, Hấp Châu cũng đều có hành cung của Phương IJạP Triều đình của Phương IJạP cũng có đủ tướng văn tướng võ, các đại thần đứng đầu đài sảnh. Mục Châu thì đương thời là châu Kiến Đức, nhà Tống đổi là Nguyên Châu. Hấp Châu đương thời là châu Vụ Nguyên, nhà Tống đổi là Huy Châu. Phương IJạP từ vùng này chiếm đoạt đất đai đến tận Nhuận Châu, đương thời gọi là châu Trấn Giang. Tính tất cả thuộc đất của Phương IJạP là tám châu hai mươi lăm huyện. Tám châu ấy là:
- Hấp Châu, Mục Châu, Hàng Châu, TÔ Châu, Thường Châu, Hồ Châu, Tuyên Châu, Nhuận Châu. Bấy giờ các nơi như Gia Hưng, Tùng Giang, Sùng Đức, Hải Ninh đều là huyện lỵ Phương IJạP tự xưng là quốc vương, độc chiếm một miền không phải nhỏ. Phương IJạP tự cho mình có số ứng với sách trời, thường vẫn nói rằng trong sách có câu:
- "Thập thiên gia nhất điểm, đông tận thủy xưng tôn. Tung hoành quá Chiết Thủy, hiển tích tại Ngô Hưng". Thập thiên (mười nghìn) là vạn, trên đầu thêm dấu chấm là chữ Phương. Đông tận tức là IJạP (tháng mười hai). Còn "xưng tôn" có nghĩa là làm vua. Cả mấy câu ấy chính ứng vào hai chữ Phương IJạP Phương IJạP chiếm giữ tám quận miền Giang Nam, ngăn cách với miền bắc bởi con hào thiên nhiên là sông Trường Giang, lại có phần rộng lớn hơn miền Hoài Tây nữa.
IJạI nói Tống Giang tuyển chọn tướng tá điều khiển quân sĩ đã xong, bèn vào thành cáo từ các quan sảnh viện. Túc thái úy và Triệu khu mật đích thân đến doanh trại khao thưởng ba quân, tiễn đưa anh em Tống Giang đem quân lên đường.
Bấy giờ các đầu lĩnh thủy quân đã đưa đoàn chiến thuyền từ sông Tứ vào sông Hoài, dọc theo bờ đê ở quận Hoài An tiến đến Dương Châu. Tống Giang, IJƯ Tuấn Nghĩa từ tạ Túc thái úy và Triệu khu mật, dẫn quân mã chia làm năm đoàn, theo đường bộ tiến về Dương Châu. Chuyện trên đường đi không có gì đáng nói. Chẳng bao lâu tiền quân đã đến hạ trại ở huyện Hoài An. Các quan bản châu ra ngoài thành đón tiếp, mời Tống tiên phong vào thành, mở tiệc lớn đón mừng. Quan châu doãn nói:
- Giặc Phương IJạP thế lực rất mạnh không thể xem thường.
Trước mặt thành đây là sông cái Dương Tử Giang, là nơi hiểm yếu bậc nhất ở miền Giang Nam. Bên kia sông là Nhuận Châu, hiện do thủ hạ của Phương IJạC là bọn khu mật IJữ sư Nang và mười hai viên thống chế đóng giữ vùng ven sông. Nếu không lấy được Nhuận Châu thì khó lòng đương đầu nổi bọn chúng.
Tống Giang nghe xong liền mời quân sư Ngô Dụng đến bàn định kế sách để dùng chiến thuyền vượt sông sang bờ nam.
Ngô Dụng nói:
- Bờ nam sông Dương Tử có hai hòn núi gọi là núi Kim và núi Tiêu chắn sát sau chân thành Nhuận Châu. Ta nên cho vài anh em sang đó thăm dò tin tức, rồi mới biết nên dùng loại thuyền nào để vượt sông.
Tống Giang cho gọi các đầu lĩnh thủy quân đến hỏi:
- Trong các anh em, ai có thể giúp đi dò xét tin tức bên bờ nam?
Cùng lúc đứng dưới trướng có bốn viên chiến tướng đều tự nguyện xin đi. Không biết bốn người này đi dò đường như thế nào. Chỉ biết rằng:
- Thây chất như núi cao Bắc Cổ,.
Máu chảy ngầu sông đỏ Trường Giang.
Đúng là:
Trận Rồng đen đại binh vượt bên,.
Bờ Nhạn trắng chiến hạm đầu quân.
Chưa biết quân mã của Tống Giang tiến đánh Phương Lạp ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.