In order to heal others, we first need to heal ourselves. And to heal ourselves, we need to know how to deal with ourselves.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Nguyên tác: Hương Tình Yêu 7 Dặm
Dịch giả: Mai Hương
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 67 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 16
Cập nhật: 2020-10-27 20:20:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 39
nh Trăng Linh Diệu
Lục Dĩnh Mặc
Hòa thượng Văn Giác mấy năm liền chu du thiên hạ, qua không ít sông dài núi đẹp, tỏ ngàn vạn chuyện lớn nhỏ, biết rất nhiều, vừa biện Thiền, luận kinh, vừa muốn cho pháp công của mình nâng cao. Không biết vì nguyên do gì, hòa thượng luôn thấy mình không được như ý. Có một dạo, tính tình hòa thượng không còn điềm tĩnh được như lúc xuất hành.
Một ngày cuối xuân, hòa thượng đi đến Vu Sơn, để từ đây chọn đường du Thiên Mục Sơn. Đi mãi, đi mãi, trời tối dần, bụng cũng bắt đầu đói, nhìn ra xung quanh, hòa thượng nhận ra mình vẫn đang trong rừng, chả thấy làng xóm đâu mà chỉ thấy cây với lá. Đi thêm thôi dài nữa, cuối cùng hòa thượng cũng thấy chút ánh sáng le lói. Đó là một gian lều cỏ. Gõ cửa, hòa thượng thấy chủ nhân là đôi vợ chồng già, thoạt nhìn đã nghĩ họ phải trên dưới bảy mươi. Trong lều, ngoài những vật dụng sinh hoạt cần thiết, chẳng còn gì khác. Hai ông bà rất nhiệt tình. Bà lão đặt nửa bát cháo đại mạch đang ăn xuống, nấu cơm cho khách. Văn Giác đâu chịu, bảo nhập gia tùy tục, có gì ăn nấy. Ông lão cười, lộ ra cái miệng không răng. “Chính là đang nhập gia tùy tục đấy, phong tục ở đâu cũng không có chuyện cho khách ăn cháo đại mạch”. Ông nói hết câu thì bà đã rửa xong cái bát trắng tinh trong chiếc chậu sành, còn ông ra vườn cắt rau để làm bánh rau phỉ cho Văn Giác.
Qua trò chuyện, hòa thượng biết ông lão vốn là nhân viên bảo vệ rừng, quá nửa đời làm bạn với rừng xanh núi đỏ. Khi về hưu, lão ra ngoài núi ở một thời gian với con trai con dâu thì xảy ra vài chuyện không vui vẻ, sinh hận, lại trở về với gian lều cỏ của ông bà trước kia. Văn Giác nghe xong, không nén được tiếng thở dài. Khi chia tay, sống mũi hòa thượng cay cay, không biết bao giờ gặp lại. Thấy hai người già cả, chẳng khác gì ngọn nến trước gió, vạn nhất nếu một cụ mất trước, cụ kia biết sống ra sao?
Cuối cùng, hòa thượng nghĩ ra một cách, tạm coi là trả ơn: “Tôi muốn dạy cho các cụ một phép để các cụ tu sức dưỡng già”.
Hòa thượng chọn công pháp đơn giản: Ngồi chắp tay, không nghĩ ngợi gì, tụng A di đà Phật. Hai ông bà cùng dễ hiểu quá, làm được. Văn Giác lại nghĩ chưa chắc, có một số việc xem ra đơn giản nhưng đòi hỏi sự kiên trì và làm liên tục nên hóa ra lại khó vô cùng. Song ông chỉ nói lời từ biệt rồi tất tả lên đường.
Chớp mắt đã ba năm.
Ba năm sau, Văn Giác vẫn tiếp tục vân du. Loanh quanh thế nào hòa thượng lại đến dãy Vu Sơn. Đi trên con đường ba năm trước đã đặt chân đến, hòa thượng bỗng bồn chồn khác lạ khi nghĩ đến đôi vợ chồng già. Mái tóc bạc của họ cứ hiện lên trước mắt hòa thượng. Không biết họ còn có mặt ở trên đời này, dù chỉ là một người? Việc hòa thượng để lại cho họ một phép dưỡng thân cũng đồng nghĩa với việc không đủ lòng tin. Đệ tử hòa thượng thu nạp đâu ít, cũng chả mấy người tu luyện thành kết quả. Hơn nữa, dù là hòa thượng... Hay là, ông chợt nghĩ, không tìm gặp lại họ là hơn, để giữ lại ký ức tốt đẹp, cuộc sống vui vẻ của hai ông bà.
Hòa thượng rẽ sang con đường khác, nhưng đi mãi, đi mãi, đột nhiên thấy nóng ruột lạ. Với công phu tu luyện nhiều năm, hòa thượng biết nội trong vài dặm quanh đây đang có một nhân vật công phu thâm hậu, và kinh ngạc khi thấy ánh lửa hắt ra từ căn lều cỏ mấy năm trước.
Đẩy cửa, hòa thượng ngây người ra, bởi trong lều vẫn là đôi vợ chồng ông lão ngày nào. Họ đang ngồi bất động niệm A di đà Phật. Điều khiến hòa thượng mừng rỡ là khí sắc của cả hai tốt hơn ba năm trước nhiều. Hỏi thì họ đáp: “Khi không có việc gì thì không nghĩ gì cả, chỉ niệm A di đà Phật”. Văn Giác không ngờ hai cụ đã rất kiên trì và trời phật không phụ họ.
Nhưng hòa thượng vẫn thấy có điều vướng mắc, thí dụ, do khẩu âm địa phương khiến hai cụ niệm “Phật” thành “Phát”. Ngay đến Văn Giác đứng bên cũng không nghe ra, nói chi đến Phật ở tòa sen.
Theo ông, hai cụ giá như niệm chuẩn xác hơn thì công pháp sẽ càng hiệu quả hơn. Hòa thượng bèn sửa ngay, hai cụ chăm chú sửa theo nhưng do dùng thổ âm quê nhà đã quen nên mãi vẫn không như ý, Văn Giác đành cáo từ lên đường.
Qua nửa tháng, rồi nửa tháng nữa, lòng dạ Văn Giác vẫn thấy nặng nề. Đi mãi, đi mãi cuối cùng hòa thượng lại quay về căn lều cỏ ấy.
Lần này ông kinh ngạc còn hơn lần trước khi không thấy ánh lửa trong lều. Lẽ nào đã xảy ra chuyện? Song đẩy cửa, ông vẫn thấy hai cụ ngồi niệm Phật, có điều, thật dễ nhận ra công lực của họ đã trở về như hồi mới học.
Quái lạ!
Hỏi xem xảy ra chuyện gì? Họ đáp không. Lắng nghe, hòa thượng thấy họ niệm Phật đã trở nên rất chuẩn.
Hai cái miệng không còn răng cùng đáp: “Dĩ nhiên là phải chuẩn rồi. Không nghĩ gì cả, chỉ nghĩ phải niệm cho chuẩn. Vẫn chưa chuẩn ư?”.
Toàn thân Văn Giác run lên. Hỏi lại hai cụ còn nhớ cách niệm Phật ban đầu không. Họ niệm mấy lần vẫn không đạt tới cái “không chuẩn” đó.
Văn Giác bồi hồi mãi, cuói cùng đành phải nói:
“Hai cụ không nhất thiết phải niệm theo cách sửa của tôi, vốn niệm thế nào thì cứ thế mà niệm”. Khi nói câu này, hòa thượng quyết định trở về tu viện mà mấy năm nay đã rời xa.
Hải Xuân bình: Đệ tử nhà Phật đọc truyện này sẽ ngộ một cách triệt để sự huyền cơ của Thiền. Từ đó vào cảnh giới của linh không, tu luyện thành đại sư chăng?
Truyện Ngắn Trung Quốc Cực Hay Truyện Ngắn Trung Quốc Cực Hay - Dương Hiểu Mẫn – Quách Lâm Truyện Ngắn Trung Quốc Cực Hay