Số lần đọc/download: 21640 / 739
Cập nhật: 2014-12-04 03:14:31 +0700
Hồi 38 - Nàng Ngu Cơ Viết Thư Khuyên Hạng Vũ
M
ùa thu, năm thứ năm nhà Ðại Hán, Hán vương đem đại binh ra khỏi Thành Cao, Hàn Tín thống lĩnh ba quân tấn phát.
Quân Hán kéo đến chân núi Cửu Lý, Hán vương sai thiết lập dinh trại, rồi khiến người đến Bành Thành dò xét địch quân.
Hàn Tín lập một cái lầu cao, treo một tấm biển trên đề một bài thơ:
Sở diệt, Lưu hưng
Ý trời đã định
Một trận tranh phong
Hạng vương mất mạng
Quân thám thính trông thấy, trở về báo với Hạng vương và có chép lại bài thơ đệ trình cho Hạng vương xem.
Hạng vương nổi giận, xé tan bài thơ, hét lớn:
- Nếu không giết được thằng luồn khố quyết không kéo quân về.
Nói xong, truyền tướng sĩ ngay chiều hôm ấy khởi binh.
Quý Bố và Chu Lan đồng can:
- Ðó là kế của Hàn Tín khiêu khích để dụ quân ta.
Nếu khởi binh tất trúng kế Hàn Tín.
Hạng vương Trói:
- Ta suốt đời dọc ngang thiên hạ, chưa chịu nhục bao giờ. Nay Hàn Tín dám nhục mạ ta như thế mà ta cứ đóng quân nơi đây, còn mặt mũi nào trông thiên hạ?
Chu Lan nói:
- Binh Hán thế rất mạnh, lại thêm có Hàn Tín rất nhiều quỉ kế, Ðại vương chớ nên khinh địch. Cứ như ngu ý Ðại vương chỉ nên đào hào, đắp lũy cố thủ. Ðợi quân địch đóng lâu ngày, lương thực mỏi mòn, quân cơ trể biếng, chừng ấy ta sẽ kéo đến đánh. Nếu Ðại vương nóng giận ắt hẳn hỏng việc lớn.
Hạng vương trầm ngâm không quyết, khoác áo trở về cung, mặt mày buồn bã.
Nàng Ngu Cơ ra đón, thấy vẻ mặt Hạng vương không vui, liền hỏi:
- Thiếp có nghe nói quân Hán kéo đến gần lắm, chẳng hay Ðại vương định chống cự bằng cách nào?
Hạng vương đem lời nói của Chu Lan thuật lại.
Ngu Cơ nói:
- Lời của Chu Lan nói rất phải. Nếu Ðại vương nghe theo mưu ấy, xã tắc sẽ bền vững, bằng không khó lòng thắng được quân Hán, mà Bành Thành cũng không giữ nổi.
Hạng vương nói:
- Thôi, để sáng mai ta sẽ cùng quần thần bàn tính lại
Ngày hôm sau, Hạng vương triệu tập quần thần đến nói:
- Chu Lan khuyên ta đừng nên giao chiến, các ngươi thấy lời ấy như thế nào?
Lý Tả Xa nói:
- Nếu Ðại vương không cử binh giao chiến tất quân Hán cho là Sở ta yếu thế, kéo binh đến đánh Bành Thành.
Bành Thành mất, Ðại vương còn biết chạy đi đâu? Cái kế ngày nay phải tìm địch mà đánh để địch khỏi tính đến đánh nơi cơ sở chính yếu của ta. Nếu thắng, Ðại vương tạo được cơ hội, bằng bại, sẽ trở về thủ Bành Thành, cũng chẳng muộn.
Chu Lan nói:
- Lời luận ấy rất nông cạn. Tôi thiết tưởng quân Sở nay đã ít mà kéo đi xa, lực lượng hao mòn, rủi bị thua, ba quân thất đởm, còn tinh thần nào giữ thành.
Tả Xa nói:
- Chính ta cố thủ, không dám xuất chinh mới là làm cho ba quân nhụt chí, và làm cho thiên hạ chê cười quân ta sợ quân Hán.
Hạng vương nói:
- Lời Tả Xa luận rất phải.
Liền truyền lệnh khởi binh, nhắm núi Cửu Lý tấn phát.
Vừa ra khỏi thành, chợt có trận gió thổi đến rất mạnh, làm gãy cây đại kỳ. Ba quân đều giật mình, kinh sợ Con ngựa Ô truy của Hạng vương, đến dưới lầu bỗng hét lên mấy tiếng.
Chu Lan, Hạng Bá thấy vậy, bàn với nhau:
- Cờ gãy, ngựa hét không phải là điềm tốt, chúng ta phải cố can vua đừng tiến tới.
Hạng vương vừa đến Tây Quan, thấy Hạng Bá, Chu Lan cùng các tướng đình binh, quỳ xuống đất.
Hạng vương hỏi:
- Việc gì thế?
Hạng Bá tâu:
- Ðại vương vừa ra khỏi thành, đại kỳ bị gãy, ngựa cỡi hét vang, đó là diều tối ky trong việc hành quân. Ðại vương nên hoãn lại, cho người dò xét địch tình, rồi sẽ lựa ngày khác xuất phát.
Hạng vương nói:
- Xưa vua Trụ mất nước vì ngày giáp tý, nhưng vua Vũ được nước cũng vì ngày giáp tý. Cờ gãy, ngựa hét chẳng qua là chuyện ngẫu nhiên, lẽ đâu đại binh kéo đi muôn dân đều biết, mà lại kéo về.
Nói xong, giục binh mã tiến đi. Vừa lúc đó có tin Hoàng hậu sai người đưa thư đến.
Hạng vương cười lớn nói:
- Ngự thê lại đưa thư nói gì đây?
Liền bóc thư ra xem, thì thấy chính những dòng chữ của Ngu Cơ đã viết như sau:
" Vua Văn vương nghe lời can của bà phi hậu làm nên bậc thánh. Vua Ðại Vũ đọc bài trâm của La Bồ Sơn mà dấy nghĩa. Nói chung các bậc vương xưa dựng nên nghiệp lớn, cũng nhờ nghe lời can ngăn của mọi người. Thiếp tuy phận đàn bà, kiến thức nông cạn, song nghe Hàn Tín mưu gian kếquỉ, Ðại vương cần phải thận trọng lắm mới được. Lời nói của Chu Lan đúng là lời trung thành, sáng suốt, Ðại vương chớ nên bỏ qua. Hơn nữa, chuyến đi này gió lớn gãy cờ, ngựa truy gầm thét, đó là điều bải thương. Vậy Ðại vương dừng binh xét sửa, tìm kế khác giao tranh, tránh được cái bất lợi ngày nay. Ðược vậy, thiếp xin đội ơn muôn thuở. "
Hạng vương xem thư xong có ý dùng dằng, Tả Xa liền bước tới nói:
- Tôi vừa có người nhà ở Bái Quận đến đây, nói rằng Hán vương dẫn một toán quân về Thành Cao, Hàn Tín cũng có ý đem quân trở về. Tôi nghĩ đó là vì quân Hán nhiều quá, lương không đủ dùng, sợ đại binh của Ðại vương kéo đến, khó bề chống chọi. Binh pháp có nói: " Binh đã, tướng lụt " huống hồ lại thiếu lương thì làm sao đóng quân lâu được. Nếu Ðại vương thừa dịp này tấn binh, thế nào cũng trọn thắng.
Hạng vương nghe lời nói của Tả Xa, quyết ý tấn binh. Các quan không ai còn dám ngăn trở nữa.
Chẳng bao lâu, quân Sở kéo đến núi Cửu Lý, cách năm mươi dặm hạ trại. Hạng vương sai người đến dinh Hán thám thính.
Quân thám thính về báo:
- Ðại binh của Hán vương đóng ở gò Thê Phương, suốt ngày đàn hát rượu chè, còn đại binh của Hàn Tín đóng nơi núi Cửu Lý, suốt ngày thao luyện, không có ý rút về. Dinh trại san sát không chỗ nào dứt.
Hạng vương ngơ ngác, cho đòi Tả Xa đến hỏi, nhưng Tả Xa chẳng thấy đâu nữa cả.
Quân tuần vào báo:
- Tả Xa đã đem bọn tùy tùng đi trốn, chạy về hướng Bắc, chúng tôi đuổi theo nhưng không kịp.
Hạng vương nổi giận hét:
- Tả Xa quả là người của Hàn Tín sai đến trá hàng để dò xét quân tình.
Liền đòi Hạng Bá đến trách:
- Nhà ngươi không rõ lai lịch của Tả Xa, cớ sao lại tiến cử vào ta. Ta không có thì giờ xét kỹ, tin lời xảo ngôn của nó, đến nỗi lầm lỡ việc lớn.
Hạng Bá nói:
- Tôi vẫn nghe danh của Tả Xa tưởng hắn đầu hàng thật, không ngờ bị mắc gian kế. Thực tội của tôi rất trọng.
Chu Lan tâu:
- Quan Tư Mã (Hạng Bá) chỉ vì lòng ngay, không rõ được gian ý của địch. Nay đại binh đã đến đây, chỉ nên bàn cái kế xuất chiến, không nên hối lại việc trước mà bê trễ quân cơ.
Hạng vương theo lời, miễn tội cho Hạng Bá và trọng thưởng cho bọn Chu Lan, rồi trở vào trướng, thăm Ngu Cơ và nói:
- Tả Xa trá hàng, lờn quân ta đến đây. Ta hối hận vì không nghe lời ngự thê!
Ngu Cơ nói:
- Lời nói của thiếp không nên nhắc đến nữa, chỉ mong Ðại vương gắng sức, xuất chinh, yêu thương tướng sĩ, khiến họ tận tâm giúp sức, xây dựng cơ đồ, sớm đem lại nước nhà thái bình thịnh trị.
Hạng vương nói:
- Lời của ngự thê quả là một kẻ hiền đức, có thể an ủi ta nơi mũi đạn đầu tên.
Ngày hôm sau Bá vương triệu các tướng vào trướng, nói:
- Các ngươi theo ta đến nay trải bao chiến trận, chưa bao giờ bị nhục. Ngày nay, quân Hán thế to, khinh bỉ ta quá lắm. Tuy nhiên phải thận trọng lắm mới được Chung Ly Muội dẫn ba vạn binh đóng ở phía tả, Quý Bố lãnh ba vạn binh đóng ở phía hữu, Hoàn Sở làm tiền bộ, Ngu Tử Kỳ làm hậu ứng. Hễ địch thua chớ đuổi xa, hễ ta thua quay vào cứu viện. Cốt đánh kéo dài thời gian, để cho quân địch thiếu lương phải chạy.
Chư tướng phục lạy nói:
- Sự thầm toán của Ðại vương, chúng tôi không thể theo kịp.
Nhắc lại Hàn Tín từ lúc kéo quân đến đóng nơi núi Cửu Lý, ngày đêm thao luyện, phân bố các nẻo, chỗ nào quan hệ đều có phục binh, mỗi tướng đều lãnh một trách nhiệm, tùy cơ ứng dụng.
Chẳng bao lâu, lại có tin Lý Tả Xa trở về.
Hàn Tín vội mời vào dinh, Tả Xa kể hết mọi việc mình đã làm, và các việc hư thực nơi dinh Sở.
Hàn Tín nói:
- Nếu không nhờ Tiên sinh đi chuyến này, Hạng vương chẳng dám đến đây. Nay Hạng vương đã đến đây rồi, phải làm thế nào gạt Hạng vương vào trận địa. Tiên sinh có kế gì chăng?
Tả Xa nói:
- Việc nay chắc Nguyên Soái đã có diệu kế rồi, chăng qua hỏi thừ tôi thế thỏi. Tôi cũng có một kế, nhưng sợ không hợp với ý Nguyên Soái chăng?
Hàn Tín nói:
- Hạng vương đã mấy lần bị tôi dùng kế, nay khó mà gạt được. Nếu lúc giao chiến, giả thua bỏ chạy, Hạng vương sẽ không bao giờ dám theo nữa.
Tả Xa nói:
~ Ðúng vậy. Song tánh nóng giận của Hạng vương văn không thay đổi. Ðó là nhược điểm của đối phương. Ngày mai thế nào Hạng vương cũng gọi Chúa thượng ra trận, Chúa thượng sẽ dùng lời khích lệ rồi bỏ chạy vào trọng địa. Nếu Hạng vương không đuổi theo, tôi sẽ xông ra cười rất lớn. Hạng vương thấy tôi nghĩ đến chuyện trá hàng vừa rồi tất không thể nhịn được.
Hàn Tín nói:
- Tiên sinh nói rất hợp ý ta. Liền cùng Tả Xa đến lại yết kiến Hán vương, kể rõ lời bàn lúc nãy.
Hán vương nói:
- Nếu muốn ta ra khích Hạng vương thì sai tả hữu bảo vệ cho kỹ càng mới được.
Hàn Tín nói:
- Thế thì nên sai Khổng Hy, Trần Hạ, hai tướng ấy theo phò Ðại vương ắt khỏi lo. Ðại vương nên dụ Hạng vương đến Cai Hạ, tôi phục binh đợi sẵn ở đó.
Vua tôi bàn định xong, Hàn Tín trở về trung quân, truyền các tướng đến lãnh quân lệnh.
Các tướng họp mặt đông đủ, Hàn Tín nói:
- Chúa thượng từ khi ở Bao Trung ra, cùng Hạng vương giao tranh đã năm năm, trải hơn bảy mươi trận chịu muôn cay nghìn đắng, nay họ Hạng lực yếu thế cô được thua chỉ ở trận này, vậy các tướng nên cố sức để tạo thành nghiệp lớn, an hưởng lộc trời, muôn đời bền vững.
Các tương đồng thanh hoan hỉ. Hàn Tín chiếu theo bát quái trận bố trí như sau:
"càn" là trời, sai Ðại tướng Vương Lăng, lãnh mười sáu viên phó tướng, quân bốn vạn, cờ xí sáu mươi bốn lá, mai phục hướng Tây. "khảm" là nước, sai Ðại tướng Lư Quán lãnh mười sáu viên phó tướng, quân bốn vạn, cờ xí sáu mươi bốn lá, mai phục hướng Tây - Bắc.
"Cấn" là nước sai Ðại tướng Tào Tham, cũng lãnh một số phó tướng và quân mã như trên, mai phục hướng Tây - Nam
"Chấn" là sấm, sai Ðại tướng Anh Bố, cũng lãnh một số phó tướng và binh mã như trên, mai phục ở phương Ðông
"Tốn" là da, sai Ðại tướng Bành Việt, cũng lãnh một số phó tướng và binh mã như trên, mai phục hướng Ðông - Nam.
"ly" là lửa, sai Ðại tướng Chu Bột, quản lãnh số quân tướng như trên, mai phục hướng Ðông - Bắc. "khôn" là đất, sai Trương Nlũ, lãnh một số quân, tưóng như trên, mai phục phía chính Nam.
"Ðoài" là đầm sai Trang Tà, lãnh một số quân tướng như trên, mai phục hướng lãnh Bắc.
Trước bày bát quái xong, sau lại bày ngũ hành, tả phù, hữu bật đều án theo phương hướng.
Hạ Hầu Anh, lãnh binh mười vạn, theo Hán vương làm quân cứu ứng.
Trương Lương, lãnh bình mười vạn, ở phía tả làm quân phòng vệ.
Trần Bình, lãnh quân mười vạn, ở phía hữu làm quân cứu ứng.
Khổng Ly. Trần Hạ lãnh mười vạn binh, làm tả chi hữu dực của Hán vương.
Lã Mã Thông, La Huống lãnh hai vạn binh, điều khiến mười hai viên tướng mạnh, làm mười hai phương. Sài Võ lãnh hai vạn binh, phân thành hai mươi tám vì sao, án theo nhị thập bát tú.
Nhâm Ngao lãnh hai vạn binh coi giữ đại trại của Hán vương.
Lưu Trạch dẫn ba nghìn binh, đóng nơi núi Kê Minh, trương cờ xí, giả làm thanh thế.
Lưu Giao lãnh năm ngàn quân đi tuần tiễu ở hậu quân.
Bạc Chiêu, Tôn Nhã Hoài, Cao Khởi, Trương Thương, Thích Tư, mỗi người đều lãnh hai nghìn quân do con đường nhỏ đến phía tả Từ Châu, đợi quân Sở bỏ thành kéo ra, thì đoạt thành, bắt gia quyến của Hạng vương.
Các tướng đều tuân lệnh, bày thành trận thế.
Bỗng có một người bước ra nói lớn:
- Nguyên Soái khinh tôi là kẻ vô dụng sao?
Hàn Tín nghe tiếng biết là Phàn Khoái, liền nói:
- Không phải tôi quên tướng quân đâu! Tôi chưa phân công cho tướng quân là muốn giao cho tướng quân một việc lớn. Song tôi lại sợ, nếu tướng quân không thận trọng thì trăm vạn hùng binh phải tan rã hết.
Phàn Khoái nói:
- Nguyên Soái có việc gì sai bảo xin cứ an tâm, tôi chẳng bao giờ dám thất trách.
Hàn Tín nói:
- Trận thế bố trí đã xong chỉ còn việc điều khiển. Vậy tướng quân lãnh ba vạn quân, lên núi Cửu Lý, đóng quân nơi chỗ cao dùng lá đại kỳ làm hiệu cho các tướng trông theo. Hễ thấy Hạng vương chạy về hướng nào thì phất cờ chạy về phía ấy để vận chuyển ba quân.
Phàn Khoái nói:
- Ban ngày sáng thì trông hiệu kỳ được, còn ban đêm phải làm thế nào?
Hàn Tín đáp:
- Ðêm thì dùng đèn lồng lớn, dựng ở đỉnh núi, xây theo bốn mặt.
Phàn Khoái tuân lệnh, âm thầm kéo quân tấn phát.
Bấy giờ nơi dinh Sở, Hạng vương cũng đòi bọn Quý Bố, Chung Ly Muội, Chu Lan vào phân phối binh mã.
Hạng vương nói:
- Tại sao người dò thám quân Hán, quả quyết thế quân Hán lớn lắm, còn ta chỉ có năm chục vạn quân. Vậy ta lãnh hai chục vạn đi trung quân, còn ba chục vạn giao các tướng chia làm sáu đạo quản lãnh. Chung Ly Muội và Chu Lan phải theo ta hộ vệ.
Phân phối xong, Hạng vương lên ngựa, kéo quân ra trước trận.