Love, like a mountain-wind upon an oak, falling upon me, shakes me leaf and bough.

Sappho

 
 
 
 
 
Tác giả: Khuyết Danh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: nguyen trieu
Upload bìa: hieu ngoc
Số chương: 99 - chưa đầy đủ
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1197 / 51
Cập nhật: 2020-08-24 14:06:11 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Quản Bào Chi Giao
au khi Chu Bình Vương dời đô về Lạc Ấp rồi dựng nên triều Đông Chu. Trong lịch sử được chia làm hai thời kỳ "Xuân Thu" và "Chiến Quốc".
Thời Xuân Thu, vương triều nhà Chu suy thoái, tuy triều đình còn có Thiên Tử chí cao vô thượng, nhưng đó chẳng qua là trên danh nghĩa mà thôi, các chư hầu tương đối lớn mạnh đã mượn danh nghĩa bảo hộ Chu Thiên tử, không ngừng xảy ra các cuộc hỗn chiến và thôn tính lẫn nhau,để mở rộng phạm vi thế lực của mình, đạt tới mục đích xưng bá. Tề là nước xưng bá đầu tiên trong thời gian này, nước Tề nằm trên bán đảo Sơn Đông hiện nay, địa phận tương đối rộng lớn, vật sản phong phú và sản xuất tương đối phát triển. Ngoài các điều kiện do trời phú ra, còn có một nhân tố hết sức quan trọng đã khiến Tề Hằng Công được làm bá chủ, đó là nhờ sự trợ giúp của hiền tướng Quản Trọng, do Bào Thúc Nha tiến cử cho Tề Hằng Công.
Quản Trọng đã từng nói rằng: "Người sinh ra tôi là cha mẹ, còn người hiểu biết về tôi là Bào Thúc Nha". Quản Trọng và Bào Thúc Nha là đôi bạn tri kỷ, ban đầu họ cùng nhau làm ăn buôn bán, khi chia tiền lãi thì bao giờ Quản Trọng cũng được nhiều hơn, nhưng Bào Thúc Nha không cho rằng Quản Trọng tham của, vì ông biết rất rõ gia đình Quản Trọng tương đối khó khăn. Một hôm, nhà Bào Thúc Nha gặp việc khó xử, liền mời Quản Trọng đến giải quyết hộ, Quản Trọng đã vạch ra mấy cách giải quyết, nhưng Bào Thúc Nha làm theo đều bị thất bại, Bào Thúc Nha không cho rằng mấy cách làm này không đúng, mà là do mình vận dụng thời cơ chưa đúng mà thôi. Quản Trọng đã từng dẫn quân đi đánh giặc, nhưng khi đến nửa đường thì lại trốn về nhà, nhưng Bào Thúc Nha không cho Quản Trọng là người ham sống sợ chết, mà cho rằng đây là Quản Trọng tự biết bảo vệ mình để phụng dưỡng cha mẹ. Bào Thúc Nha luôn luôn che chở cho Quản Trọng, bởi lẽ ông biết rất rõ Quản Trọng là một nhân tài trị nước rất hiếm có.
Năm 686 công nguyên, nước Tề xảy ra nội loạn, Tề Tương Công u mê vô đạo bị đại thần Công Tôn Vô Chi giết chết, hai người anh em của Tề Tương Công, một là công tử Củ học trò của Quản Trọng, bấy giờ đang sống ở nước Lỗ, còn một là công tử Bạch học trò của Bào Thúc Nha đang ở nước Cự, hai người được tin Tề Tương Công bị giết, đều vội vàng về nước để chiếm đoạt ngôi vua.
Lỗ Trang Công vua nước Lỗ quyết định đích thân hộ tống công tử Củ về nước, Quản Trọng mới hiến kế cho Lỗ Trang Công rằng: "Nước Cự rất gần với nước Tề, nếu để công tử Bạch về nước trước thì rắc rối to, không bằng đợi tôi đi đón đường giết chết hắn đi". Sự việc quả đúng như dự đoán, Quản Trọng dẫn quân chặn ngang đoàn người đang dẫn công tử Bạch về nước, rồi dương cung đặt tên bắn sang, chỉ nghe công tử Bạch rú lên một tiếng, miệng phun ra máu rồi gục chết trong xe.
Quản Trọng thấy vậy vội sai người về báo với Lỗ Trang Công. Lỗ Trang Công được tin bèn thong thả hộ tống công tử Củ tiến về Tề đô Lâm Truy, đoàn người sáu ngày sau mới đến nơi, nhưng nào ngờ công tử Bạch đã về nước trước và lên làm vua, tức Tề Hằng Công.
Thực ra thì công tử Bạch chưa chết, mũi tên chỉ bắn trúng tà áo, nhưng công tử sợ Quản Trọng lại bắn tiếp, nên vội cắn lưỡi cho chảy máu ra, rú lên một tiếng rồi ngã vật xuống giả vờ chết, sau đó mới cùng Bào Thúc Nha đi đường tắt về Lâm Truy lên làm vua.
Lỗ Trang Công thấy vậy vô cùng tức giận, liền khởi binh tiến đánh nước Tề, nhưng bị quân Tề đánh cho đại bại, đuổi đến gần biên giới Tề Lỗ, dưới sức ép to lớn của nước Tề, Lỗ Trang Công buộc phải đáp ứng điều kiện, giết chết công tử Củ, bắt giam Quản Trọng rồi đem giải về nước Tề. Bào Thúc Nha đón Quản Trọng về nhà mình rồi lập tức vào cung nói với Tề Hằng Công rằng: "Quản Trọng là một nhân tài trụ cột, dù là việc trị nước an bang, hay dùng binh bố trận, tôi thực kém xa ông ta bội phần, nếu chúa công trọng dụng ông ta, thì việc bá nghiệp của chúa công tất thành công". Tề Hằng Công nghe xong bèn lạnh lùng nói: "Mũi tên của Quản Trọng xuýt nữa cướp mất mạng ta, ta làm sao lại có thể trọng dụng hắn được?". Bào Thúc Nha lại nói: "Hai bên đối trận, mỗi bên đều lo vì chủ mình. Lúc bấy giờ Quản Trọng là sư phụ của công tử Củ, ông ta bắn chúa công chính là ông ta trung thành với công tử Củ. Nay nếu chúa công tha thứ, để ông ta làm thần tử của chúa công, thì ông ta cũng sẽ trung thành với chúa công như vậy".
Tề Hằng Công nghe theo, liền thân hành đi đón Quản Trọng, khiêm tốn thỉnh giáo sách lược trị quốc an bang, xưng bá chư hầu. Tề Hằng Công phong Quản Trọng làm khanh, coi quản việc quốc chính.
Nhờ sự trợ giúp của Quản Trọng, Tề Hằng Công đã tiến hành chỉnh đốn nội chính và cải cách, khiến nước Tề ngày một lớn mạnh, đặt nền tảng vững chắc cho nhà vua xưng bá.
Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc - Khuyết Danh Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc