Thất bại đến với ta không phải làm ta buồn mà giúp ta thêm tỉnh táo, không làm ta hối tiếc mà khiến ta trở nên sáng suốt.

Henry Ward Beecher

 
 
 
 
 
Tác giả: Jeff Edwards
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Quang11
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Saigon Vĩnh cửu
Số chương: 60 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1178 / 7
Cập nhật: 2017-04-18 08:47:09 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 35 - Quán U Street Café Thủ Đô Washington Chủ Nhật, 30 Tháng 11, 18:30 Giờ Địa Phương
regory Brenthoven tìm một cái bàn tận bên trong của quán cà-phê. Hắn chọn một chiếc ghế đưa lưng ra cửa quán để có thể thỏa thích ngắm bức tranh màu sắc rực rỡ làm cả vách tường sáng rực do họa sĩ Joel Bergner vẽ.
Brenthoven mở nắp ly cappucino và đổ hai gói đường vào lớp sữa hấp bên trên cà-phê. Những viên đường nâu thô nhanh chóng chìm vào lớp bọt sữa, để lại một lỗ thủng thẳng đến chất cà-phê đen bên dưới. Hắn khoắng vài vòng thật nhanh bằng một cây que gỗ rồi đóng nắp ly cà phê lại.
Hương thơm bốc lên từ ly cà phê thật tuyệt vời. Trong thủ đô có biết bao quán cà-phê sang trọng hơn, nhưng qua suốt sự nghiệp lâu dài của hắn ở Washington, hắn chưa từng phát hiện ra chỗ nào làm ra tách cappucino ngon như ở đây.
Hắn cũng có mua một ổ bánh mì tròn mềm, kẹp thịt gà nướng và trái bơ, nhưng hắn để yên nó trên bàn trong khi mắt thì ngắm nghía bức tranh.
Bức họa bất thường của Bergner vẽ cảnh đường U Street lịch sử được treo giữa, bên trái là chân dung của huyền thoại nhạc jazz Billie Holiday và Duke Ellington, còn bên phải là đám đông người liên hoan trên đường phố trong đêm bầu cử năm 2008, khi mà cuối cùng bức rào màu da của Tổng Thống Hoa Kỳ bị đột phá. Bên trong bức tranh là một đoạn đường cong cong, có một chiếc xe mui trần của những năm 1920 đang chạy ngang qua rạp Roosevelt Theater khi xưa.
Bức tranh dùng màu sắc thiên về màu cam và vàng, làm nó trông có vẻ cổ xưa, gương mặt của những nhân vật thì lại trộn lẫn vẻ cam chịu và lạc quan kỳ quái.
Brenthoven mở nắp ly và nhấp một ngụm cappucino. Vẫn còn nóng quá, nhưng mà ngon làm sao ấy.
Đôi mắt hắn di chuyển từ bên này sang bên kia bức tranh, mà không chăm chú vào nơi nào cả. Hắn đã ngắm bức tranh này hằng mấy trăm lần rồi từ ngày mà Bergner hoàn thành năm 2009, nhưng hắn vẫn không rõ vì sao nó lại làm hắn xúc động sâu xa như vậy. Trong ấy có một thứ gì đó, bên dưới lớp sơn, như một bản tin đã được mã hóa một kín đáo, chứa đầy tuyệt vọng và hi vọng. Một sự nhận thức rằng thế giới có thể là một nơi tốt lành hơn là thế này… đáng lý là một nơi tốt lành hơn… nhưng ngay cả trong hoàn cảnh bất công và bị áp bức, người ta vẫn có lý do để trông mong vào một ngày mai tươi đẹp hơn.
Brenthoven lại nhấp một ngụm cappucino và bắt đầu nghĩ đến việc bóc lớp giấy gói ổ bánh mì ra.
Dĩ nhiên, hắn có thể hiểu sai hoàn toàn ý tưởng trong bức họa mà họa sĩ định bày tỏ. Hắn chưa bao giờ gặp qua Joel Bergner và hắn cũng chưa từng thử tìm hiểu về biểu tượng mà họa sĩ định bày tỏ. Nhưng mà đó là điều mà bức họa nói lên với Brenthoven và đối với hắn, cái đó chính là biểu tượng duy nhất mà hắn quan tâm.
“Xin chào buổi tối, ông Brenthoven.” Một thanh âm vang lên sau lưng hắn.
Brenthoven ngoái đầu nhìn lại. Hắn bất ngờ khi đối phương gọi hắn bằng tên, mà còn bất ngờ hơn khi hắn nhận ra người đã lên tiếng. Đó là Gita Shankar, bà Đại Sứ Ấn Độ.
Bà ta nâng một cái ly giấy mang nhãn hiệu của quán cà-phê. “Cho phép tôi ngồi chung bàn với ông nhé?”
Vẫn còn hơi chưng hửng vì cuộc chạm trán bất ngờ, Brenthoven phải mất vài giây mới đáp. “Dĩ nhiên. Vâng, mời bà.”
Bà đại sứ chọn ghế đối diện hắn và mở nắp ly giấy của mình.
Brenthoven gật đầu hướng ly giấy của bà ta. “Cà-phê à?”
“Đúng ra là trà.” Bà đại sứ đáp. “Với sữa. Có vẻ như đây là cái thứ gần giống với trà ‘chai’ nhất mà tiệm này có thể pha được. Trừ phi tôi muốn thử cái thứ gọi là smoothie (sinh tố).”
“Nếu bà không quen uống smoothie, thì an toàn nhất là bà cứ uống trà đi.” Brenthoven nói.
Hắn hơi ngả ly về phía bà đại sứ ra dấu mời, rồi nhấp một ngụm. Khi đặt ly xuống, hắn nhìn vào mắt người đàn bà Ấn. “Tôi có cảm giác là bà không phải là khách hàng quen thuộc của tiệm này.”
Bà đại sứ Shankar nghịch với cái nắp ly giấy, nói. “Ông dĩ nhiên đoán đúng rồi. Tôi chưa bao giờ đến đây cả.”
Brenthoven gật đầu. “Vậy, cho tôi hỏi chuyện gì đưa bà đến nơi này?”
“Chắc hẳn ông đã biết câu trả lời rồi mà.” Bà đại sứ đáp. “Tôi ở nơi này là vì ông đang ở nơi này.”
Brenthoven lại gật đầu. “Bà cho người theo dõi tôi à?”
Bà đại sứ nhăn mặt. “Với mọi thiện ý, tôi xin cam đoan với ông.”
Brenthoven đáp lại cái nhăn mặt của bà ta bằng một cái nhíu mày. Rõ ràng là hắn đã trở nên thiếu thận trọng rồi. Hắn chưa từng cần đến sự bảo vệ của Mật Vụ, nhưng mà nếu mọi cử động của hắn lại dễ bị theo dõi như vậy thì có lẽ đã đến lúc phải suy nghĩ đến an toàn cá nhân nhiều hơn rồi.
Hắn nhìn vị khách không mời. “Bà đã tìm được tôi rồi, và tôi có thể hứa sẽ hoàn toàn chú tâm nghe bà nói, thưa bà Đại Sứ.”
“Tôi xin ông.” Bà ta nói. “Hãy gọi tôi là Gita đi.”
“Vậy bà gọi tôi là Gregory đi.” Hắn nói. “Nhưng mà tôi vẫn muốn biết tại sao bà lại phải cho người theo dõi tôi đến đây. Tôi đoán là bà muốn bàn chuyện gì đó ngoài con đường ngoại giao thông thường. Như tôi đã nói, tôi lắng nghe đây.”
Viên đại sứ Ấn Độ nâng ly lên, rồi lại hạ tay xuống mà không uống một hớp. “Ông nói đúng, dĩ nhiên. Tôi muốn nói chuyện với ông một cách không chính thức và ngoài đường lối thông thường.”
Brenthoven lại nhấp một ngụm cappucino. “Về chuyện gì?”
“Về địa điểm thủy điện mà chúng ta đã bàn qua. Và về ý định mà nước tôi có thể có đối với địa điểm ấy, trong một tương lai gần.”
“Tôi hiểu rồi.” Brenthoven nói. Bà đại sứ rõ ràng không muốn nhắc đến cái tên Đập Nước Tam Hiệp ở nơi công cộng này và mọi thảo luận về kế hoạch hủy hoại nó của nước Ấn Độ cũng sẽ được nhắc đến một cách gián tiếp thôi. Như vậy cũng được. Brenthoven cũng biết cách nói quanh co như bất cứ nhân viên chính phủ nào khác.
“Bà có điều gì rõ rệt muốn cho tôi biết về dự định của quý quốc đối với địa phương thủy điện ấy không?”
“Có.” Viên đại sứ đáp. “Nói một cách không chính thức, tôi được phép cho ông rõ là hành động của chúng tôi sẽ xảy ra vào hai ngày nữa.”
Bà nhìn đồng hồ trên tay. “Khoảng 48 giờ kể từ bây giờ.”
Brenthoven ngồi thẳng dậy. “48 giờ? Bà nghiêm túc chứ?”
“Tôi thật nghiêm túc.” Bà Đại Sứ Shankar nói. “Ngày giờ này được cho chia xẻ với ông hoàn toàn trong sự tín cẩn. Chúng tôi trông mong ông bảo vệ tin tức này như bảo vệ bí mật quân sự của một đồng minh thân cận vậy. Nếu nó được tiết lộ cho những người không nên biết, mọi sự tín nhiệm giữa chính phủ tôi và chính phủ ông sẽ bị phá hỏng không thể bào chữa.”
“Tôi hiểu được.” Brenthoven nói. “Nhưng mà tôi không hiểu vì sao quý vị lại chia sẻ điều này với chúng tôi. Nếu tin tức này quan trọng đến vậy, mà tôi đồng ý là nó quan trọng thật, tại sao lại không giữ kín nó trong nội bộ của quý vị chứ?”
“Tại vì vẫn còn thời gian để quý chính phủ thuyết phục các lãnh đạo của chúng tôi bỏ qua kế hoạch ấy.” Bà đại sứ đáp.
Brenthoven nhìn bà trừng trừng. “Làm sao được? Chúng tôi phải làm gì để thuyết phục quý chính phủ bỏ qua kế hoạch này?”
Đại sứ Shankar mỉm cười. “Chúng ta đã bàn qua chuyện này rồi mà. Quý vị có thể tham gia cuộc chiến bên phía chúng tôi và giúp chúng tôi ép nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngừng hành vi xâm lược của họ, mà không cần phải dùng đến những chọn lựa chiến lược không tưởng.”
“Chúng tôi không thể làm vậy được.” Brenthoven nói. “Nước CHNDTH không làm gì để khiêu khích Hoa Kỳ cả. Chúng tôi không có lý do gì để trực tiếp tham gia quân sự.”
Bà đại sứ có vẻ ngạc nhiên. “Bắn hạ máy bay quân sự của quý vị còn chưa đủ khiêu khích sao?”
Brenthoven cảm thấy trong ngực thắt lại. “Thưa bà đại sứ, bà đang nói gì đó?”
“Ồ!” Bà đại sứ nói. “Tôi tưởng đâu ông đã biết…”
Gút thắt trong lồng ngực Brenthoven lại chặt thêm. “Biết cái gì?”
“Cuộc không chiến diễn ra trước đây khoảng một giờ.” Bà ta nói. “Hai chiếc F-18 từ tàu sân bay của quý vị bị hai phi đội tiêm kích Trung quốc tấn công. Tôi không rõ thiệt hại bên phía Trung quốc ra sao, nhưng tôi biết một chiếc máy bay của quý vị bị tiêu diệt. Tôi nghĩ là chiếc kia bị thiệt hại, nhưng tôi chưa được thuyết trình chi tiết.”
Brenthoven lắc đầu. “Không thể nào đâu, thưa bà đại sứ… Gita. Nếu có, tôi đã được thông báo rồi.”
Hắn mò mẩm tìm chiếc điện thoại di động và móc nó ra từ túi quần. Nó bị tắt. Pin đã cạn hay phần mềm đã kích hoạt lại, hay cái gì đó. Chuyện gì xảy ra cho nó không quan trọng. Cái quan trọng là cái vật khốn kiếp này đã tự tắt đi rồi.
Nó đã tắt đi bao lâu rồi nhỉ? Hắn đã mất liên lạc bao lâu rồi? Có lẽ hiện giờ đang có một nhóm nhân viên tại căn nhà của hắn và chắc họ đã thử điện thoại cho hắn cả năm chục lần rồi. Cả ở nhà lẫn máy di động của hắn nữa. Thế nhưng, nó lại nằm im rơ trong túi hắn như một khối sắt vô dụng.
Hắn nhấn mạnh vào nút bật máy và chiếc di động bắt đầu quá trình kích hoạt. Không chờ nó hoàn tất quá trình, hắn cũng đã biết mình sẽ thấy gì rồi. Ít nhất là hai chục bản thư thoại và cũng chừng ấy tin nhắn.
Mẹ nó! Mẹ nó!
Hắn đứng bật dậy. “Cho tôi xin lỗi, Gita. Tôi phải đi đây.”
Bà đại sứ cũng đứng dậy theo. “Đương nhiên rồi, Gregory. Anh bận việc mà.”
Giọng bà đanh lại. “Nhưng đừng quên lời tôi vừa nói. Bốn mươi tám giờ.”
Lưỡi Kiếm Của Thần Shiva Lưỡi Kiếm Của Thần Shiva - Jeff Edwards Lưỡi Kiếm Của Thần Shiva