Những lần thất bại chính là hạt giống gieo mầm cho thành công sau này. Bạn có thể buồn nhưng đừng tuyệt vọng.

Khuyết danh

 
 
 
 
 
Tác giả: Khuyết Danh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: nguyen trieu
Upload bìa: hieu ngoc
Số chương: 99 - chưa đầy đủ
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1197 / 51
Cập nhật: 2020-08-24 14:06:11 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Tống Tương Công Ngu Xuẩn
hi tuổi về già, Tề Hằng Công bắt đầu sủng tín ba tên gian nịnh Dị Nha, Thụ Điêu và Khai Phương, nhất là sau khi Quản Trọng qua đời, ba tên này lại càng ngông cuồng, chẳng coi luật pháp và nhà vua vào đâu. Đến khi Tề Hằng Công băng hà, chúng bèn chỉ định công tử Vô Khuy lên nối ngôi, còn công tử Chiêu người được Tề Hằng Công lúc sinh thời lập làm Thái Tử đành phải chạy trốn sang nước Tống, mong được Tống Tương Công cứu giúp.
Tống Tương Công thấy nước Tề xảy ra lục đục, đã có ý nhân dịp này đoạt ngôi bá chủ, nay lại thấy Thái Tử Chiêu đến cầu cứu, thì quả cơ hội ngàn năm có một, bèn nhanh chóng đáp lời ngay. Sau đó, Tống Tương Công thông báo cho các nước chư hầu, điều binh đến cùng hộ tống Thái Tử Chiêu về nước lên nối ngôi vua. Nhưng vì Tống Tương Công chẳng có mấy uy tín, nên chỉ có ba nước Vệ, Tào, Châu dẫn quân đến giúp. Tống Tương Công chỉ huy liên quân bốn nước tấn công vào nước Tề. Do nước Tề đang trong nội loạn, không đủ sức chống đỡ, các đại thần nước Tề đành sát hại công tử Vô Khuy, ra đầu hàng liên quân, cùng lập Thái Tử Chiêu lên ngôi vua, tức Tề Hiếu Công.
Tống Tương Công muốn mượn thế lực nước lớn để bức các nước nhỏ thuần phục mình, thì đại thần công tử Mục Di cho rằng: "Làm như vậy thật không ổn, Tống là một nước nhỏ, được làm bang chủ đối với nước Tống mà nói thật chẳng có ích lợi gì". Tống Tương Công vẫn một mực không chịu nghe theo. Năm 639 trước công nguyên, Tống Tương Công cho mời Tề Hiếu Công đến để cùng nước Sở bàn định lập hội đồng minh, để hai nước này ủng hộ mình làm bá chủ. Tề Hiếu Công tuyệt đối đồng ý, còn Sở Thành Vương bề ngoài bày tỏ nhận lời, và hẹn đến mùa thu năm đó tổ chức hội đồng minh các nước chư hầu tại Mạnh Địa nước Tống.
Đến hôm đó, Tống Tương Công và Sở Thành Vương tranh cãi nhau về việc ai làm chủ đồng minh, do nước Sở thế lực lớn mạnh, nên nhiều nước chư hầu đều vào hùa với nước Sở, Tống Tương Công không chịu toan tranh cãi nữa, thì bị các quan chức nước Sở liền xúm vào bắt trói lại, rồi lập Sở Thành Vương làm chủ đồng minh. Sau nhờ được các nước khuyên giải, nên Tống Tương Công mới được tha ra.
Tống Tương Công vô cùng phẫn uất, liền trút mối căm giận lên đầu nước Trịnh lệ thuộc nước Sở. Năm 638 trước công nguyên. Tống liên hợp với các nước Vệ, Hứa v v cùng tiến đánh nước Trịnh, Trịnh đương nhiên phải cầu cứu với nước Sở. Sở Thành Vương lập tức điều quân đánh thẳng vào nước Tống, khiến Tống Tương Công hoảng hốt phải dẫn quân về giải cứu, khi quân Tống về đến Hồng Thủy thì chạm trán với quân sở.
Đại tư mã Công Tôn Cố khuyên Tống Tương Công rằng: "Quân ta yếu, quân Sở mạnh, ta thật khó mà đánh thắng được, chi bằng ta cùng nước Sở giảng hòa thì hơn". Tống Tương Công vẻ tự đắc nói: "Ta là đạo quân nhân nghĩa, bất nghĩa thì làm sao thắng được chính nghĩa". Nhưng quân Sở binh hùng tướng mạnh cơ bản chẳng coi quân Tống vào đâu, họ vượt qua sông giữa ban ngày tiến đánh quân Tống. Công Tôn Cố thấy quân Sở đang mải miết qua sông, biết đây là thời cơ tấn công tốt nhất, mới khuyên Tống Tương Công nên nhân khi quân Sở qua sông được một nửa thì ùa vào chém giết quân Sở, thì tất giành được toàn thắng. Nhưng nào ngờ Tống Tương Công lại nói rằng: "Người ta còn chưa qua sông, mà đã đánh người ta thì thực là vô đạo đức, quân ta còn gì là đạo quân nhân nghĩa nữa?". Do đó, quân Sở nhanh chóng qua sông dàn thành thế trận, rồi tràn sang như nước vỡ bờ, quân Tống nhỏ yếu làm sao có thể chống đỡ nổi, Tống Tương Công vội chạy trốn thì bị một mũi tên bắn vào đùi, may được các tướng lĩnh thí mạng cứu hộ, mới bảo toàn được tính mệnh.
Tống Tương Công bỏ chạy thục mạng về đến Tống đô Tuy Dương, ai nấy đều bàn tán oán trách Tề Tướng Công tuyên chiến với nước Sở là một sai lầm, mà trận đánh cũng thật là hèn nhát. Công tử Mục Di mới đem ý kiến của mọi người nói lại với Tống Tương Công, nhưng mãi đến lúc này Tống Tương Công vẫn còn ôm ấp lý luận nhân nghĩa của mình và nói: "Đoàn quân nhân nghĩa thì phải lấy đức phục người, không được lợi dụng lúc người ta nguy khốn. Thấy kẻ bị thương thì không thể lại làm bị thương người ta. Thấy người râu tóc bạc phơ không được bắt. Đó mới gọi là: Quân tử bất trọng thương, bất cầm nhị mao". Công tử Mục Di nghe xong khóc dở mếu dở, liền bực tức nói: "Đánh trận là nhằm chiến thắng kẻ thù, nếu lo làm bị thương kẻ thù thì còn đánh trận làm gì, gặp người già không được bắt thì bản thân mình đi làm tù binh cho xong ".
Tống Tương Công vì quá uất ức nên chưa đầy một năm thì qua đời, trước khi nhắm mắt mới dặn lại Thái tử rằng: "Công tử Trọng Nhĩ nước Tấn là một nhân vật ghê gớm, tương lai nhất định làm bá chủ. Sau này báo thù cho ta, chiến thắng nước Sở, đều là nhờ ở người này.
Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc - Khuyết Danh Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc