Bạn nhìn thấy sự việc và hỏi “Tại sao?”, nhưng tôi mơ tưởng đến sự việc và hỏi “Tại sao không?”.

George Bernard Shaw

 
 
 
 
 
Tác giả: Kiết Dữ 2
Thể loại: Lịch Sử
Số chương: 998 - chưa đầy đủ
Phí download: 25 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 689 / 6
Cập nhật: 2017-09-25 00:43:01 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Quyển 1 - Chương 37: Lời Mời Từ Tiêu Đại Công Tử
ôm nay ăn xủi cảo gói hẹ đi. Vân Nhị đợi Vân Tranh làm ruộng xong thu dọn ra về, chỉ bó hẹ liếm môi nói:
- Không có bột mì, ăn xủi cảo quỷ gì. Vân Tranh hơi bực bội, vừa rồi có phụ nhân đi qua bảo bọn họ giống đôi tiểu phu thê cõng con đi làm đồng:
Tịch Nhục mặt đỏ au nãy giờ, lí nhí hỏi: - Thiếu gia, bột gạo có được không?
- Thử đi. Vân Tranh thuận miệng đáp:
Đi qua ao nước nhà tộc trưởng, Vân Tranh khẽ "í" một tiếng dừng chân, không ngờ ở đây có cây chàm, thứ này mà dùng làm thuốc nhuộm thì tốt nhất rồi, Vân Tranh vung cuốc đào hết cây chàm dại lên, tuy lá chưa mọc tới kích cỡ lớn nhất, nhưng có thể dùng được.
- Thiếu gia, nhà ta không nhuộm vải, lấy chàm về làm gì?
- Tịch Nhục, ngươi có biết trát nhiễm không?
Trát nhiễm là một loại kỹ thuật nhuộm vải truyền thống của người Bạch Miêu, Vân Tranh trước kia từng làm giả thứ này ở xưởng nhuộm, nhưng làm giả thì chỉ mô phỏng được bề ngoài thôi, kỹ thuật trát nhiễm thực sự y không rõ lắm.
- Nô tỳ không biết, có điều trong trại ta có người biết, chỉ là nghe nói mười năm trước quan gia đã hạ lệnh không cho nông gia tự ý nhuộm vải kiểu này nữa, nói trát nhiễm phí thời gian công sức, chỉ được tiến cống cho hoàng gia.
Vân Tranh ngớ người, bằng vào cái gì không cho người dân trát nhiễm, chỉ hoàng gia được dùng: - Tịch Nhục, quy củ này có nghiêm không?
- Không nghiêm, vì bản thân trát nhiễm phiền phức lắm, riêng một miếng vải trát hoa mất năm ngày, đôi khi trát ra màu không đẹp, loang lổ, chẳng bằng nhuộm hết thành màu lam cho tiện. Người Bạch Miêu ở nước Đại Lý bên cạnh là cao thủ trát nhiễm, họ làm ít tốn công hơn chúng ta, lại đẹp hơn chúng ta.
À, chẳng trách mấy cô nương ở trại váy áo chỉ một màu không xanh thẫm thì đen, té ra nút thắt là ở triều đình, trát nhiễm đúng là kỹ thuật cao, hoàng gia nói vì tốn thời gian công sức nên cấm, vậy nếu mình kết hợp với kỹ thuật làm giả thời hiện đại với kỹ thuật cổ truyền, cải tiến cho nó đơn giản hơn thì không cần lo nữa rồi. Mà nói không chừng hoàng đế đề phòng nước Đại Lý xâm nhập kinh tế, chứ quan tâm gì tới đám tiểu dân phía dưới, Vân Tranh xưa nay không ưa nhà cầm quyền, luôn dùng suy đoán ác ý áp đặt lên họ, hoàng gia cấm, y càng muốn phá, không được đi thi, đang cáu đây.
Về tới nhà, Tịch Nhục rửa sạch là chàm cho vào vò ngâm, rồi cầm xẻng chuẩn bị đi hót phân tằm, sau đó xay bột gạo, không biết có hợp ý thiếu gia không?
Vân Tranh thì sang nhà mới, dưới yêu cầu quyết liệt của y, tộc trưởng mới không mở cửa sổ ở nóc nhà, còn thêm rất nhiều cửa sổ xung quanh, chỉ cần dán giấy lên là vào ở được rồi.
Mặt đất toàn lát gạch vuông vức, Thương Nhĩ là chuyên gia nghề này, có thể dùng gạch xếp ra đủ loại hoa văn mỹ lệ, vì gạch nung ra màu sắc không đồng đều, vừa vặn có thể tạo thành đủ loại hoa văn khắc nhau, điều này phụ thuộc hết vào kỹ thuật của thợ, không có mẫu sẵn nào hết. Vân Tranh thích nhất là con hổ ở đại sảnh, oai phong lẫm liệt mà không hung dữ, có đôi phần nhàn nhã lười biếng, chỉ cần rảnh rỗi là tới xem, khen ngợi Thương Nhĩ không biết bao lần, cái này không phải giỏi vừa đâu.
Mở cửa sổ ra, đứng bên trong ngẩng đầu lên sẽ thấy núi xanh mơ hồ, mây mù quấn đỉnh, cảnh đẹp thu hết vào tầm mắt, cuộc sống tiêu diêu thế này mà mình lại đi phiền não vì mấy chuyện bên ngoài, đúng là ngốc.
Tịch Nhục bê một chậu gạo xay về, trải ra trên mẹt từng lớp vỏ bột trắng muốt, phơi khô bên ngoài, lát sau được gió thổi vừa mềm vừa dai. Nhìn nàng lúng túng trộn nhân rau hẹ với trứng gà, Vân Tranh tới giúp, thử một ít nhân, rất hài lòng, ngăn cản nàng thêm hoa tiêu vào.
- Trước tiên thêm ít muối thôi, nếu có đường trắng cũng không tệ, thêm gia vị khác sẽ phí chậu nhân bành này.
Tịch Nhục tròn xoe mắt nhìn thiếu gia cho vào nồi rất nhiều dầu cải, nàng xót ơi là xót, từng cái vỏ bánh to như chậu được thiếu gia thêm vào rất nhiều nhân, sau đó túm bốn góc lên xoắn lại ở đầu, đợi dầu cải nóng liền cho cái bánh to tướng vào.
Cùng với lớp vỏ bánh dần chuyển sang màu vàng, mùi thơm lan tỏa bốn phương, Vân Nhị đang đuổi nhau với Vân Tam lập tức chạy tới, nhìn vào nồi hét lên: - Bánh bao nhân hẹ. Rồi mắt không dời đi nơi khác nữa.
Cái bánh đầu tiên được ba người chia nhau, bột gạo thì không thể so với bột mì được, nhưng có còn hơn không, thèm lắm rồi, thế là ăn vèo cái là hết, sau đó cấp thiết đợi cái thứ hai, Vân Tam muốn ăn lắm, nhưng lần này không một ai chịu chia cho nó, cả Vân Nhị thương nó nhất cũng không cho, nó lủi thủi đi ra ngoài cửa nhìn trời.
Có người lạ, Vân Tam không được ăn phát tiết lửa giận lên hắn, đứng dậy bày ra bộ dạng hung hăng nhất sủa điên cuồng.
Vân Tranh nghe thấy tiếng chó sủa thì ra ngoài, nếu là người trong trại thì Vân Tam không sủa.
- Vân lang quân, thiếu gia nhà tiểu nhân hẹn lang quân ba ngày nữa du xuân, bảo tiểu nhân tới thông báo cho lang quân một tiếng. Tên phó dịch áo xanh mũ nồi, mặt trắng trẻo, tay chân sạch sẽ nhìn thấy Vân Tranh hai tay dính bột, đeo tạp dề, mắt hiện lên vẻ khinh bỉ không che dấu, đứng dưới nhà trúc nghênh ngang nói mục đích của mình:
Vân Tranh lau tay vào tạp dề, cười đáp: - Tiêu huynh có hẹn, Vân mỗ nhất định sẽ tới. Nói xong móc trong túi ra đồng tiền, chẳng thèm nhìn búng xuống đất rồi đi vào trong, đang có cái bánh sắp chín đợi, còn hai thực khách tham ăn chảy nước dãi chờ đợi, ai rảnh đi chấp nhặt một tên hạ nhân:
Tên phó dịch nhìn đồng tiền rơi dưới đất, đấu tranh rất lâu mới nhặt lên cho vào lòng, mắt gườm gườm nhìn cánh cửa đóng kín, lẩm bẩm: - Ba ngày nữa xem ngươi có vênh mặt lên được không.
Gác cửa nhà thừa tướng to hơn huyện lệnh, Tiêu gia là gia tộc thế lực nhất ở nơi này, thiếu gia nhà hắn càng xưng tụng là thần đồng, thiên tài, hắn đi tới Lương gia, Điền gia cũng được mời vào nhà uống nước ăn bánh, không ngờ bị một tên nhãi nhà quê làm nhục.
Vân Tranh vào nhà là đuổi ngay Vân Nhị ngồi cạnh nồi sang một bên, trẻ con da mỏng, bỏng thì nguy.
- Đại ca, có người mời huynh đi du xuân, cho đệ theo với, đệ nghe nói du xuân phải mang gia quyến, đệ và Tịch Nhục cùng đi. Bánh vừa ra khỏi nồi còn nóng, Vân Nhị vừa hít hà thổi vừa bày tỏ ý nguyện, nó đoán du xuân thế nào cũng có nhiều mỹ nữ:
- Được thôi, có điều chúng ta được mời đi là để làm nổi bật sự cao quý tài hoa của Tiêu đại công tử, cho nên đệ phải đóng kịch, coi như xem khỉ diễn trò là được. Vừa rồi ta vừa xỉ nhục tên phó dịch kia, nói không chừng tới hôm đó cả cơm cũng không có mà ăn, nên phải chuẩn bị trước.
- Xì, ai thèm ăn thứ vứt đi nhà bọn chúng, lần trước bánh nhà họ ngấy muốn chết, không khác gì ăn thịt mỡ, đệ mang về cho Vân Tam ăn hết. Vân Nhị nghe nói đi làm nền cho người ta, liền không muốn đi nữa:
- Không muốn đi thì ở nhà với Tịch Nhục, nhớ mở cửa nhà mới cho phơi nắng vài ngày, nhà khô sớm thì chúng ta chuyển vào sớm.
Vân Nhị không ăn bánh nữa, thở phì phì nói: - Đệ không thích huynh bị người khác ức hiếp.
- Chỉ cần ta không muốn thì ai ức hiếp nổi ta, sở dĩ ta phải đi là vì ta nợ ân tình của Tiêu gia, đã nợ là phải trả, đó là nguyên tắc làm người cần tuân thủ. Lúc ấy không trêu chọc vào hắn là được, trong cái thời đại xúi quẩy này, làm việc gì cũng phải suy nghĩ, đừng làm quá tuyệt tình, nếu không chẳng phải chỉ bản thân bị hại, có khi khiến cả trại không yên.
- Thế thì đệ cũng đi. Vân Nhị nói xong ăn như rồng đói hổ vồ:
Vân Tranh dặn xong cũng xử lý bánh trong đĩa của mình, giặc tới tướng ngăn, nước lên đê chắn, món ngon thế này hưởng thụ đã, nghĩ nhiều làm gì.
Q1 chỉ là để tạo bối cảnh cho truyện thôi, phần hấp dẫn ở những quyền sau.
Trí Tuệ Đại Tống Trí Tuệ Đại Tống - Kiết Dữ 2