Biển lặng không làm nên những thủy thủ tài giỏi.

Tục ngữ châu Phi

 
 
 
 
 
Tác giả: Khuyết Danh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: nguyen trieu
Upload bìa: hieu ngoc
Số chương: 99 - chưa đầy đủ
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1197 / 51
Cập nhật: 2020-08-24 14:06:11 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Công Tử Trọng Nhĩ Lưu Vong
hi tuổi về già, Tấn Hiến Công chiều chuộng ái phi Ly Cơ, muốn lập con nàng là Khê Tề làm Thái tử, liền bức chết nguyên Thái tử Thân sinh. Hai người con riêng của Tấn Hiến Công là Di Ngô và Trọng Nhĩ thấy Thái tử bị bức hại liền bỏ trốn sang nước khác lánh nạn.
Trọng Nhĩ là người rất có danh vọng tại nước Tấn, khi chàng đi lánh nạn đã có các văn võ tinh anh như Hồ Mao, Hồ Yển, Triệu Suy, Tiên Chẩn, Giới Tử v v đi theo. Trọng Nhĩ sống nhờ ở nước Cảnh được 12 năm, sau vì bị Tấn Huệ Công cử người sang ám sát, chàng lại phải trốn sang nước Tề. Khi chàng đi ngang qua nước Vệ, Vệ Văn Công cho rằng chàng là một công tử vận đen nên không tiếp đãi, khiến chàng phải vừa đi vừa ăn xin suốt dọc đường. Khi đoàn người đến một nơi gọi là Ngũ Lộc, thì thấy một đám nông phu đang ăn cơm trên bờ ruộng, thì cảm giác đói lại càng thêm cồn cào khó chịu, mới đến xin ăn với họ. Có một nông phu giễu cợt liền bốc một nắm bùn đưa cho họ. Trọng Nhĩ rất tức giận, định bảo người đem roi quất nông phu kia, thì đại thần Hồ Yểm vội vàng ngăn lại, nhận lấy nắm bùn và nói rằng: "Có đất là có nước, đất là tượng trưng cho quốc gia, đây há chẳng phải thượng thiên ban điềm lành cho Công tử ư?". Trong Nhĩ nghe vậy đành phải làm thinh, cười khóc không được tiếp tục lên đường.
Khi đến nước Tề, Tề Hằng Công thiết tiệc khoản đãi Trọng Nhĩ và đem con gái công tộc là nàng Tề Khương gả cho chàng. Trọng Nhĩ ở lại nước Tề được 7 năm và không còn muốn đi đâu nữa, nhưng các đại thần đi theo chàng lại mong muốn trở về nước Tấn, để giúp chàng làm nên sự nghiệp. Một hôm, họ họp mặt trong vườn dâu để bàn cách đưa chàng về nước, thì bị một thị nữ đang hái dâu trên cây nghe được, rồi đến mách với Tề Khương. Nàng mới hỏi Trọng Nhĩ rằng: "Nghe nói, chàng nay mai sắp trở về nước Tấn?". Trọng Nhĩ chối đây đẩy: "Nàng nghe ai nói vậy? Làm gì có việc đó?". Tề Khương liền khuyên rằng: "Tôi không phản đối chàng về nước, chàng cứ yên phận sống ở đây cũng chẳng được tích sự gì, chi bằng sớm trở về làm nên sợ nghiệp có phải tốt hơn không?". Nhưng Trọng Nhĩ nào có chịu nghe theo. Không còn cách nào khác, nàng Khương Tề bèn chuốc rượu cho chàng uống say rồi vực lên xe. Đợi đến khi Trọng Nhĩ tỉnh rượu thì đoàn người đã rời xa nước Tề, chàng lại phải tiếp tục lưu vong.
Trọng Nhĩ cùng đoàn người đi sang nước Tào, Tào Cộng Công và Vệ Văn Công đều rất khinh thường Trọng Nhĩ liền đuổi chàng ra khỏi biên giới. Đoàn người lại phải chạy sang nước Tống. Nước Tống lúc bấy giờ đã bị thiệt hại quá nặng bởi cuộc chiến tranh với nước Sở, không đủ sức lực để giúp đỡ Trọng Nhĩ, chàng lại phải rời nước tống sang nước chạy sang nước Trịnh,Trịnh Văn Công vì vừa kết bang với nước Sở, nên cũng không muốn tiếp đãi, nên chàng lại đành phải rời nước Trịnh chạy sang nước Sở.
Khi tới nước Sở, Trọng Nhĩ được Sở Thành Vương dùng nghi lễ nhà vua đón tiếp. Một hôm, trong khi dự tiệc, Sở Thành Vương nửa đùa nửa thật hỏi Trọng Nhĩ rằng: "Nếu tôi đưa được công tử về nước, thì sẽ lấy gì đền đáp tôi?" Trọng Nhĩ cười đáp rằng: "Ân đức của đại vương không thể lấy kim ngân tài vật để báo đáp. Nhờ hồng phúc đại vương mà tôi được trở về nước Tấn chấp chính, thì tôi sẽ khiến hai nước chung sống hòa mục. Nếu một khi hai nước xảy ra tranh chấp vì lợi ích của mình, thì tôi sẽ rút quân lui về 90 dặm để báo đền ân đức của đại vương". Sở Thành Vương nghe xong chỉ cười nhạt, thì đại tướng Thành Đắc Thần đang ngồi bên đã tức đến nghiến răng nghiến lợi. Đến khi tiệc tan, Thành Đắc Thần mới nói với Sở Thành Vương rằng: "Trọng Nhĩ nay đã ngông như thế, thì rõ là phường vong ơn bội nghĩa, chi bằng giết quách hắn đi để tránh hậu hoạn". Nhưng cũng may là Sở Thành Vương không đồng ý làm như vậy. Ít lâu sau, Tần Mục Công sai người sang đón Trọng Nhĩ, Sở Thành Vương bèn tiện thể tiễn Trọng Nhĩ cùng đoàn người sang nước Tần.
Tần Mục Công năm xưa từng giúp công tử Di Ngô về nước lên làm vua, nhưng không ngờ Di Ngô lấy ân làm oán trở mặt với nước Tần, giữa hai nước từng xảy ra chiến tranh. Sau khi Tấn Huệ Công mất, còn là Hoài Công kế vị vẫn tiếp tục đương đầu với nước Tần. Do đó, Tần Mục Công mới quyết định giúp công tử Trọng Nhĩ về nước lên làm vua, và gả con gái của mình là Văn Doanh cho Trọng Nhĩ, trở thành "Tần Tấn chi hảo".
Năm 636 trước công nguyên, Tần Mục Công cử quân hộ tống Trọng Nhĩ về nước, chẳng bao lâu thì phá vỡ đô thành nước Tấn, Tấn hoàn Công bị đâm chết, dân nước Tấn cùng lập Trọng Nhĩ lên làm vua, tức Tấn Văn Công.
Trọng Nhĩ sống lưu vong tại nước ngoài 19 năm trời,lần lượt đi khắp 8 nước chư hầu, mãi đến năm 62 tuổi mới lên làm vua. Ông chỉnh đốn chính trị, phát triển sản xuất, khiến nước Tấn nhanh chóng trở nên giàu mạnh. Về sau, trải qua cuộc chiến mang tính quyết định ở Thành Bồ, Tấn Văn Công Trọng Nhĩ cuối cùng đã trở thành bá chủ Trung Nguyên.
Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc - Khuyết Danh Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc