Nguyên tác: Dịch Theo Bản Dịch Pháp Văn Les Catacombes D'odessa Của Esfir Berstein Và Olga Wormsber — (Nhà Xuất
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2021-01-12 19:45:05 +0700
Phần Thứ Nhất - 34
Đ
ó lả một ngôi nhà to, mới, xây dựng cho chuyên viên trên địa điểm vườn bách thảo cũ. Trong mảnh vườn nhỏ, những đám cúc vàng trở thành bụi rậm thực sự đã tàn hết hoa, loại cây này đã tự nó sinh sôi nẩy nở bừa bãi trong chiến tranh. Ngôi nhà không bị những trận bom làm hư hại mấy. Tuy vậy ở một chỗ mái nhà đã bén lửa, những tấm tôn cong vêu và những ống máng nằm ngổn ngang trong bụi rậm, những bức tường đã rạn nứt, thạch cao vỡ từng mảng lớn, và toàn bộ ngôi nhà, trước đây quét một màu vàng nhạt sáng sủa vui mắt, hồi trước chiến tranh trông ra vẻ lịch sự, nay đâm ra hoàn toàn đổi lập với lịch sự, nhem nhuốc những vệt ngụy trang đen đỏ, không ra hồn cái nhà nữa. Trong buồng cầu thang tối, ở những bậc nghỉ, có những thùng đầy cát và trên tường quét sơn dầu giả đá hoa xanh, lủng lẳng những kẹp sắt to tướng dùng để chống bom cháy, những ống cứu hỏa và những thùng không. Phần lớn các cửa phòng đều móc khóa. Một số mở toang mặc sức cho những luồng gió lùa ngao du trong các căn phòng trống, thổi những mẫu giấy cháy dở và rác rưởi đủ loại bay qua các hành lang.
Theo thói quen, Secnôivanenkô vẫn để chìa khóa dưới tấm thảm chùi chân. Nhưng bây giờ, ổ khóa đã bị bom phá vỡ. Cánh cửa bị chẻ đôi, bám hờ vào bản lề. Chiếc thùng thư nghiêng về một bên để rơi ra mấy số báo Sự thật, tờ tạp chí Bônsêvich và một mẩu giấy ngả màu vàng, viết bằng bút chì gọt vội. Ông nhận ra ngay nét chữ to nguệch ngoạc của người cháu gái là Matriôna Têrenchiepna Pêrêpêlitxkaia, gọi tắt là Môchya (1), đã đến đây trong lúc ông đi vắng. Rõ ràng là mảnh giấy nằm đấy đã khá lâu. ông cầm lên, vừa đọc vừa bước vào phòng. Môchya viết theo kiểu quen thuộc của mình, vắn tắt nói lên vấn đề chính, còn chi tiết thì bỏ qua.
« Cháu chạy vội lại đây, định thăm chú, nhưng dĩ nhiên không được gặp chú ở nhà. Một cậu bé ở Mạc-tư- khoa tên là Pêchya Batsây, hiện đang ở nhà cháu. Mẹ con cháu đã vớt cậu ta ở dưới nước lên; hiện giờ cậu ta bị sưng phổi, nhưng mẹ con cháu chắc cậu ta sẽ mau khỏi thôi. Nếu chú nhớ lại, thì cậu ta chính là con Piôt Vaxiliêvich Batsây, bạn thân của chúng ta hồi nhỏ; bác ấy đến Ôđetxa đúng hôm trước chiến tranh, thế là mắc nghẽn luôn ở đây, nhưng hiện giờ bác ấy đã vào bộ đội. Cháu không biết rồi sẽ giải quyết cậu bé ra sao. Hiện giờ mọi thứ đều trong tay cháu cả: thuyền, lưới, nồi, chảo của ngư trang. Thuyền, bơi chèo và buồm thì đồng chỉ chỉ huy quân sự đã trưng dựng và hiện để ở bến thuyền của ngư trang do cháu chịu trách nhiệm. Trong trường hợp phải rút lui, cháu đợi mệnh lệnh phá hủy tất cả, để những vật đó khỏi rơi vào tay bọn phát-xít. Valentin và cháu đang sống những ngày nặng nề; nó gửi lời chào chú, mấy tháng gần đây, nó lớn lên khiếp quả. Nó ra vẻ cô con gái lớn rồi. Chú khó mà nhận ra nó. Cháu chẳng có tin tức gì về Akim Petrovich và mấy thằng bé; cháu mong rằng mấy bố con nó còn sống và chiến đấu thẳng lợi cho Tổ quốc, nhưng ở mặt trận nào thì cháu không biết.
Thưa chú, nếu chú thu xếp được một ngày nghỉ thì xin chú tạt qua chỗ cháu một tí, vì nào ai biết được bao giờ chú cháu ta mới lại gặp nhau. Chao ôi! thời buổi mới gay go làm sao! Chúc chú may mắn, thôi cháu phải vội đi đây.
Môchya của chú».
Ông nhét lá thư dĩ nhiên đã cũ ấy vào túi và mỉm cười buồn bã. ông không có gia đình riêng. Vợ ông đã chết từ lâu. Ông là con người chỉ có một lần yêu nên không lấy vợ kế. Gia đình Matriôna Têrenchiepnà Pêrêpôlitxkaia, con gái của anh ông là Têrenti Secnôivanenkô, vừa là cháu gái vừa là một trong những bạn thân thiết nhất của ông, quả là cái gia đình thực sự và duy nhất mà ông gắn bó hết lòng.
Akim Pêrêpêlitxki, chồng Môchya, nguyên là ngư dân vùng Lanjơrông, thời kỳ chinh quyền xô-viết thì làm chủ tịch ngư trang «Pêtren », được ông có cảm tình sâu sắc và quý mến rất mực, vì ông ta là người bônsêvich lâu năm, nhưng cũng còn vì là người vui tính, thông minh và khỏe mạnh, đã phục vụ trong quân đội một thời gian, dưới quyền chỉ huy của Grigôri Ivanovich Kôlôpxki, sau đó đã chấn chỉnh một cơ sở doanh nghiệp quan trọng và phức tạp là cái ngư trang, một trong số những ngư trang đầu tiên ở một miền duyên hải Ôđetxa. Secnôivanenkô rất yêu mấy đứa con nhà Pêrêpêlitxki: hai cậu con đáng mặt thanh niên, hiện đang cùng bố phục vụ trong Hồng quân và nhất là cô con gái, Valentin — gọi thế để nhớ tới Valia, người vợ đã khuất của ông — mà ông rất sung sướng phần nào kiêu hãnh được thấy ở nó cái dòng máu «Secnôivanenkô », thừa hưởng của cụ cố Têrenti.
Trong một lúc, ông âu yếm hình dung ra Môchya, Valentin và tất cả mấy bố con Pêrêpêlitxki, rồi lại mỉm cười buồn bã. Còn đoạn nói đến tên cậu bé ốm, Pêchya Batsây, con trai của Piôt Vaxiliêvich, bạn thân hồi nhỏ của ông, được vớt ở dưới nước lên, thì tuy ông có chú ý nhưng không làm ông mảy may kinh ngạc.
Lúc ấy trời đã sắp tối, ông cần phải khẩn trương, ông vào phòng, mở ngăn kéo bàn viết, lục những giầy má cần hủy đi. ông xẻ giấy, ném lên giường để mang vào đốt trong lò nhà bếp. ông làm nhanh, gần như máy, thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn căn phòng: cái giường mạ kền phủ một tấm chăn may chần bụi bám đầy, với tấm khăn trải giường ghim chung quanh, cái tủ sách kiểu Thụy-điển với một mô hình thuyền cổ đặt trên cái giá — tặng phẩm của học sinh trường hàng hải là nơi ông đã làm bí thư đảng ủy trong một thời gian — hai ghế dựa và một ghế bành, một bàn giấy với một cuốn lịch, một đi-văng có lưng dựa cao, thẳng, và chỗ tì tay xê địch được, một cửa sổ lớn mở về phía tây, một bếp điện mạ kền đặt trên thành cửa số, một cái đĩa đựng miếng bánh mì trắng khô và trên bức tường sơn màu xám nhạt, có tấm bản đồ lớn vùng Ôđetxa, với những đầm nước mặn màu xanh. Tấm bản đồ mang nhiều nét ghi chú màu đỏ, đó là kết quả của nhiều chuyến đi của ông trong vùng. Trên bàn đêm, gần cái đồng hồ báo thức, trong chiếc khung đẹp to bản, có một tấm ảnh nhỏ (thường gọi là kiểu ảnh chụp nhanh) chụp một cô gái rất trẻ, gần như một thiếu nữ với chiếc áo da vắt vai, chiếc mũ vải Kubăng trắng đính ngôi sao; một sắc thái tươi mát và ngây thơ trong đôi mắt vui vẻ, đầy ánh sáng: đó là người vợ quả cố của Secnôivanenkô, một bức ảnh của thời kỳ gặp nhau lần đầu.
Secnôivanenkô vơ nhanh đống giấy má cần hủy rồi mang cả vào bếp, chất vào lò và châm lửa. Trong lúc nó cháy, Secnôivanenkô trở về buồng, bọc vào một tấm khăn những đồ vật ông không muốn hủy và đã định chôn trong căn phòng có thùng đun nước: mấy cuốn sách, những quyển tự vị, những tài liệu tham khảo và một tập bản thảo khá đồ sộ, chưa hoàn thành mà ông đã dày công làm trong mấy năm gần đây: « Đóng góp vào lịch sử cuộc can thiệp Anh — Pháp năm 1919 — 1920 vào miền Nam ».
Còn lại một gói nhỏ sách và giấy má, bức ảnh Lê-nin. Những cái này, ông quyết định mang theo xuống hầm đá. Trong số sách có cuốn Tarax Bunba của Gôgôn, cuốn điều lệ Đảng, tài liệu Đại hội Đảng lần thứ 18 và một quyên vở đặc biệt ghi những đoạn trích tác phẩm Lênin về tổ chức hoạt động bí mật của đảng Bônsêvich: cuốn này, Secnôivanenkô đã bắt đầu làm ngay sau ngày ba tháng Bảy để nghiên cứu khả năng rút vào hoạt động bí mật.
Ông nhét bức ảnh, sách và quyển vở vào túi trong, lột tấm bản đồ khu vực ra khỏi tường rồi nhét vào cái túi mặt nạ phòng độc. Đoạn ông gỡ chiếc ảnh vợ ra khỏi khung và đọc dòng chữ ghi mặt sau: « Tặng anh Gayrick Seenôivanenkô thân mến. Mãi mãi của anh. Valia ». ông hôn tấm ảnh và để vào ví.
Ông còn đứng ngắm trước cửa sổ mở rộng một lúc lâu nữa. Phía xa, sau những vườn cây trụi lá, dưới những đám mây đen sũng nước, hiện ra cái quầng màu đỏ bẩn của mặt trời lặn, trên đó nổi lên bóng đen thẫm của nhà thờ Bôtanich với một đàn quạ bay lên, bay xuống như một tấm lưới trên cái mái tròn nhà thờ. Không còn nghe thấy tiếng đại bác nữa. Một cảnh yên lặng lạ lùng bao trùm thành phố. Nhưng trong lúc ấy, từ hỏa tuyến thỉnh thoảng vẫn vọng về những loạt súng trường khá rền và tiếng súng máy.
Secnôivanenkô xuống cầu thang thật nhanh, vào phòng đốt lò bỏ hoang; dưới ánh đèn bấm, ông giấu những cuốn sách và giấy tờ bọc trong tấm khăn vào cạnh tường, rồi đổ than xỉ lên; ông ngồi vào xe và ra lệnh đi thật nhanh đến biệt thự.
(1) Cháu ruột của Secnôivanenkô, gọi Secnôivanenkô bằng chú. Xem Cánh buồm trắng.