They say love is blind…and marriage is an institution. Well, I’m not ready for an institution for the blind just yet.

Mae West

 
 
 
 
 
Tác giả: Charles Dickens
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Lê Đình Chi
Biên tập: Yen Nguyen
Upload bìa: Yen Nguyen
Số chương: 59 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 9
Cập nhật: 2023-06-21 21:12:42 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 34
hi đã dần trở nên quen thuộc với những triển vọng của mình, tôi bắt
đầu nhận ra một cách thật vô tình tác động của chúng lên bản thân tôi cũng
như những người xung quanh. Ảnh hưởng của chúng lên tính cách của chính
mình thì tôi cố che đậy để mình không nhận thức được, nhưng tôi thừa biết
nó không hoàn toàn tích cực. Tôi sống trong trạng thái bất an thường trực mỗi
khi nghĩ về cách mình cư xử với Joe. Lương tâm tôi cũng chẳng hề thoải mái
khi nghĩ tới Biddy. Những lúc choàng tỉnh ban đêm - giống như Camilla - tôi
thường nghĩ, với tâm trạng chán chường, rằng chắc tôi đã hạnh phúc và tử tế
hơn nhiều nếu không bao giờ gặp mặt cô Havisham, đã trưởng thành và hài
lòng làm đồng nghiệp của Joe trong cái lò rèn cũ kỹ lương thiện. Đã bao lần
vào những buổi tối, khi tôi ngồi một mình nhìn ngọn lửa, tôi thầm nghĩ nói
cho cùng chẳng có ngọn lửa nào giống như ngọn lửa lò rèn và ánh lửa trong
bếp ở nhà.
Dẫu vậy Estella vẫn gắn chặt với tất cả bồn chồn bất an trong tâm hồn
tôi, đến độ tôi thực sự bối rối về giới hạn vai trò của chính mình trong chuyện
hình thành nên chúng. Có nghĩa là, giả dụ tôi chẳng có triển vọng hưởng gia
tài nào hết, nhưng vẫn có Estella để nghĩ tới, tôi cũng không thể lấy làm hài
lòng rằng khi đó mình sẽ tốt hơn nhiều. Giờ thì, nghĩ tới ảnh hưởng của vị trí
tôi đang có tới người khác, tôi không hề gặp phải khó khăn như thế, nên tôi
nhận thức được ngay - cho dù có lẽ khá mơ hồ - rằng nó chẳng có ích lợi gì
cho bất cứ ai, và trên hết, nó không hề giúp ích gì cho Herbert. Những thói
quen hoang phí của tôi đã lôi kéo tính tình dễ dãi của cậu vào những khoản
chi tiêu cậu không thể đáp ứng nổi, hủy hoại cuộc sống giản dị của cậu, phá
hỏng sự bình an cậu có bằng lo âu và hối tiếc. Tôi không hề thấy ân hận chút
nào về chuyện đã vô tình lôi những thành viên khác của gia tộc Pocket vào
những trò tồi tệ họ đã làm; vì những tính toán nhỏ nhen như thế là thiên
hướng tự nhiên của họ, và có thể bị bất cứ ai khác đánh thức dậy, ngay cả nếu
tôi có để chúng ngủ yên. Nhưng Herbert lại là chuyện khác hẳn, và tôi thường
thấy nhói đau khi nghĩ mình đã báo đáp cậu thật tệ khi chất đầy mấy căn
phòng bài trí đơn sơ của cậu với những món đồ bọc vải cầu kỳ không phù
hợp, và mang Kẻ Báo thù có bộ dạng bảnh chọe của một con chim hoàng yến
đến cho cậu sai phái.
Vậy là hiện tại, như một hậu quả không bao giờ sai hẹn với những kẻ
vung tay quá trán, tôi bắt đầu có kha khá nợ nần. Và hầu như tôi chẳng bắt
đầu cái gì mà Herbert cũng không lập tức bắt đầu, vậy là chẳng mấy chốc cậu
cũng lâm vào con đường tương tự. Theo gợi ý của Startop, chúng tôi đăng ký
tham gia vào một câu lạc bộ có tên là Những Con Sẻ Rừng: tôi chưa bao giờ
luận ra được mục đích của tổ chức này, nếu không phải là các thành viên sẽ
ăn tối thật xa xỉ hai tuần một lần, cãi vã lẫn nhau nhiều nhất có thể sau bữa
tối, và chuốc cho sáu gã hầu bàn say khướt ngay trên cầu thang. Tôi biết rằng
những mục đích xã giao vui vẻ này luôn được hoàn tất bất di bất dịch, và
Herbert cũng như tôi chẳng hiểu gì khác ngoài chuyện được nhắc tới trong
lần đứng lên nâng cốc đầu tiên của câu lạc bộ: lời chúc này như sau, “Các
quý ông, chúc cho sự thúc đẩy những cảm xúc tốt đẹp hiện tại luôn ngự trị
giữa Những Con sẻ Rừng.”
Bầy sẻ rừng tiêu tiền một cách thật rồ dại (Khách sạn nơi chúng tôi
dùng bữa tọa lạc ở Covent Garden), và chú sẻ đầu tiên tôi thấy qua khi tôi có
vinh hạnh được gia nhập Khu Rừng là Bentley Drummle, hồi ấy luôn vật vờ
trong thành phố trong chiếc xe độc mã hai bánh riêng và gây ra vô số tổn thất
cho những cây cột ở các góc phố. Thỉnh thoảng, anh ta lao cắm đầu ra khỏi
xe phía trên tấm chắn bùn đằng trước; và có một lần tôi nhìn thấy anh ta xuất
hiện trước cửa câu lạc bộ theo cách thức không hề chủ ý này - như những cục
than. Nhưng ở đây tôi đang đi trước thời gian đôi chút, vì tôi vẫn chưa phải là
một chú Chim sẻ, và cũng không thể là, theo những điều luật thiêng liêng của
câu lạc bộ, cho tới khi tôi đến tuổi trưởng thành.
Trong sự tự tin vào nguồn tài chính của mình, chắc hẳn tôi sẽ sẵn sàng
gánh lấy phần chi phí của Herbert; nhưng Herbert rất kiêu hãnh nên tôi không
thể đưa ra một đề nghị như thế với cậu. Vậy là cậu lâm vào khó khăn về mọi
mặt, và tiếp tục phải xoay xở nhìn trước ngó sau. Khi chúng tôi dần dà rơi
vào thói quen chơi bời và tiếp khách muộn, tôi nhận thấy cậu luôn nhìn
quanh với ánh mắt chán nản vào giờ ăn sáng; rồi cậu bắt đầu nhìn quanh có
vẻ nhiều hy vọng hơn vào lúc giữa trưa; rồi cậu trở nên ủ rũ khi đến bữa tối;
và dường như phát hiện thấy Vốn ngoài xa, có vẻ khá rõ ràng, sau bữa tối; rồi
cậu gần như biến Vốn thành hiện thực lúc gần nửa đêm; và rồi đến chừng hai
giờ sáng, cậu lại trở nên chán nản tới mức nói đến chuyện mua một khẩu
súng trường và đi châu Mỹ với mục đích chung chung khuất phục những con
trâu rừng để gây dựng gia tài.
Tôi thường ở Hammersmith trong nửa tuần, và khi sống tại
Hammersmith tôi thường xuyên lui tới Richmond, vốn cũng chẳng cách xa
mấy. Herbert cũng hay tới Hammersmith khi tôi ở đó, và tôi nghĩ những lúc
ấy, bố cậu thỉnh thoảng lại có cảm nhận thoáng qua rằng cơ hội cậu tìm kiếm
vẫn chưa xuất hiện. Nhưng trong cảnh xuống dốc chung của gia đình, việc
cậu vấp ngã trong cuộc sống vào thời điểm nào đó là một chuyện tự nó kiểu
gì rồi cũng xảy ra. Trong lúc ấy mái tóc ông Pocket bạc nhiều hơn, và ông
phải thường xuyên hơn thử túm tóc nhấc mình lên khỏi những cơn lúng túng.
Trong khi bà Pocket làm gia đình vấp té bằng cái ghế kê chân của bà, đọc
cuốn sách về các tước vị của bà, làm rơi khăn tay, kể lể với chúng tôi về ông
nội bà, và dạy cho đứa bé cách lớn lên bằng cách sút* thẳng nó lên giường
ngủ bất cứ khi nào nó thu hút sự chú ý của bà.
Chơi chữ “shoot”, vừa có nghĩa là lớn lên, vừa có nghĩa là sút, đá, bắn v.v.
Vì lúc này đây tôi đang khái quát lại một quãng đời nhằm làm rõ về
con đường mở ra phía trước mình, tôi có lẽ không thể có cách nào làm điều
đó tốt hơn việc lập tức hoàn tất phần mô tả lại cách sống và thói quen thông
thường của chúng tôi tại nhà trọ Barnard.
Chúng tôi tiêu nhiều tiền tối đa có thể, và để đổi lại nhận được tối thiểu
những gì người khác có thể quyết định đưa cho chúng tôi. Lúc nào chúng tôi
cũng ít nhiều khổ sở, và phần lớn những người chúng tôi đánh bạn cũng ở
trong cùng tĩnh cảnh. Giữa chúng tôi luôn có một màn hoang tưởng khôi hài
là chúng tôi không lúc nào không khoan khoái hưởng thụ, và một sự thật ảm
đạm là chẳng bao giờ có chuyện đó. Theo những gì tôi có thể tin chắc, trường
hợp của chúng tôi, xét theo khía cạnh cuối cùng, là chuyện khá thường gặp.
Mỗi buổi sáng, với bộ dạng luôn mới mẻ, Herbert đi tới khu City để
tìm hiểu thăm dò. Tôi thường ghé thăm cậu tại căn phòng phía sau tối tăm nơi
cậu làm bạn với một lọ mực, một cái móc treo mũ, một thùng than, một thùng
dây, một cuốn niên giám, một bộ bàn ghế và một cái thước kẻ; và tôi không
nhớ từng thấy cậu làm gì khác hơn là thăm dò. Nếu tất cả chúng ta đều làm
những gì chúng ta có trách nhiệm làm một cách trung thành như Herbert, hẳn
chúng ta đang sống tại một nước Cộng hòa của Phẩm hạnh. Cậu chẳng có gì
khác để làm, anh bạn tội nghiệp, ngoại trừ vào một giờ nhất định trong buổi
chiều “đi tới Lloyd’s”* - để tuân thủ nghi lễ ngắm nhìn ông chủ của mình, tôi
nghĩ vậy. Tôi chẳng thể tìm ra thêm điều gì cậu làm có liên quan tới Lloyd’s,
ngoại trừ việc lại quay trở lại. Khi cậu cảm thấy trường hợp của mình nghiêm
trọng khác thường, và cậu chắc chắn phải tìm ra một cơ hội, Herbert sẽ tìm
tới sàn giao dịch vào lúc sôi động, đi ra đi vào, với bộ dạng của một vũ công
nhà quê ủ rũ giữa các nhà tư bản giàu có đang tụ tập. “Vì,” Herbert nói với
tôi khi cậu về nhà ăn tối vào một trong những dịp đặc biệt đó, “Handel này,
tớ đã tìm ra sự thật là một cơ hội sẽ không tìm đến với ta, mà ta phải đi tìm
nó - vậy nên tớ đã làm thế.”
Thị trường bảo hiểm nổi tiếng thế giới của London.
Nếu chúng tôi ít gắn bó với nhau hơn, tôi nghĩ hẳn hai chung tôi phải
thường xuyên căm ghét nhau mỗi buổi sáng. Tôi căm ghét mấy căn phòng
đến mức không tìm nổi lời để diễn tả vào quãng thời gian của ăn năn hối hận
này, và không chịu nổi bóng dáng bộ chế phục của Kẻ Báo thù; bộ trang phục
đó có vẻ tốn kém và ít ích lợi hơn bất cứ lúc nào khác trong hai mươi bốn giờ
của một ngày. Khi chúng tôi ngày càng chìm sâu hơn vào nợ nần, bữa ăn
sáng trở nên mỗi lúc một qua loa hơn, và một lần, bị đe dọa thưa kiện vào
thời điểm bữa sáng (qua thư) vì chuyện, như tờ báo địa phương ở thị trấn quê
tôi có thể sẽ viết, “không hoàn toàn không có liên hệ với đồ trang sức,” tôi đi
xa tới mức túm lấy cái cổ áo đứng màu xanh của Kẻ Báo thù và nhấc bổng cả
anh ta lên - khiến anh ta thực sự lơ lửng trong không khí như một vị Thần
tình yêu đi ủng - vì mạo muội suy đoán rằng chúng tôi muốn một khoanh
bánh mì.
Vào những lúc nhất định - có nghĩa là vào những thời điểm không nhất
định, vì chúng phụ thuộc vào tâm trạng chúng tôi - tôi lại nói với Herbert,
như thể đó là một khám phá đáng chú ý:
“Herbert thân mến, bọn mình đang trở nên tệ hơn đấy.”
“Handel thân mến,” Herbert sẽ nói với tôi, hoàn toàn chân thành, “nếu
cậu tin tớ, tớ cũng vừa định nói ra điều đó, thật là một trùng hợp lạ lùng.”
“Nếu vậy, Herbert,” khi đó tôi sẽ nói, “chúng ta hãy cùng xem xét tình
hình của mình nào.”
Chúng tôi luôn cảm thấy vô cùng hài lòng từ việc ấn định một cuộc hẹn
nhằm mục đích kể trên. Tôi luôn nghĩ đây là công việc, đây là cách để đối
diện thực tế, đây là cách để giải quyết tận gốc tình hình. Và tôi biết Herbert
cũng nghĩ thế.
Chúng tôi gọi thứ gì đó khá đặc biệt cho bữa tối, với một chai đồ uống
cũng khác hẳn thường ngày nhằm củng cố thêm đầu óc cho dịp trọng đại đó,
để chúng tôi có thể đạt tới mục đích. Bữa ăn kết thúc, chúng tôi lấy ra cả nắm
bút, ê hề mực, cùng thừa mứa giấy viết và giấy thấm. Vì có trong tay thừa
thãi đồ văn phòng phẩm luôn làm người ta cảm thấy thoải mái.
Sau đó, tôi sẽ lấy một tờ giấy, viết ngang trên đầu tờ giấy với nét chữ
nắn nót dòng đầu đề, “Bản ghi nhớ các món nợ của Pip”; với địa điểm là nhà
trọ Barnard cùng ngày tháng được cẩn thận thêm vào. Herbert cũng lấy một
tờ giấy, viết lên đó cũng với vẻ nghiêm túc tương tự, “Bản ghi nhớ các món
nợ của Herbert.”
Sau đó mỗi chúng tôi sẽ tham khảo một đống giấy tờ lộn xộn ở bên
cạnh mình, trước đó vốn đã bị ném vào ngăn kéo, vò nhàu trong túi áo, cháy
dở vì bị dùng châm nến, nằm kẹt hàng tuần trong cái gương, hay bị tổn hại vì
những lý do khác. Tiếng ngòi bút đưa trên giấy làm chúng tôi rất phấn khích,
đến mức đôi lúc tôi cảm thấy khó phân biệt được giữa quá trình đầy tính giáo
dục này và chuyện thực sự trang trải các món nợ. Nếu nhìn về tính chất đáng
khen ngợi, cả hai chuyện này dường như tương đương.
Khi chúng tôi đã viết được một lát, tôi sẽ hỏi Herbert xem cậu tiến triển
ra sao? Có lẽ là Herbert đang gãi đầu đầy rầu rĩ trước cảnh những con số của
cậu cứ mỗi lúc một tăng lên.
“Chúng đang tăng lên, Handel,” Herbert sẽ nói, “có tính mạng mình
làm chứng, chúng đang tăng lên.”
“Hãy cứng rắn, Herbert,” tôi sẽ vặn lại, siêng năng đưa ngòi bút của
mình lướt đi trên giấy. “Hãy nhìn thẳng vào thực tế. Hãy nhìn vào tình hình
của cậu. Hãy bình tĩnh mở to mắt nhìn vào chúng.”
“Thì mình đã làm thế, Handel, chỉ có điều chúng đang trừng mắt nhìn
mình làm mình không bình tĩnh nổi nữa.”
Tuy thế, thái độ kiên quyết của tôi rồi thế nào cũng có hiệu quả, và
Herbert sẽ quay lại với phần việc của cậu. Sau một lúc, cậu sẽ lại bỏ cuộc
thêm lần nữa, với lời biện hộ là cậu chưa có hóa đơn của Cobbs, hay Lobbs,
hay Nobbs, tùy từng trường hợp.
“Vậy hãy ước lượng, Herbert; ước lượng thành số tròn, rồi ghi xuống.”
“Cậu quả là một anh chàng sáng ý!” Bạn tôi sẽ đáp lại đầy ngưỡng mộ.
“Năng lực làm việc của cậu thực sự rất đáng chú ý.”
Tôi cũng nghĩ thế. Vào những dịp như vậy, tôi đã tạo lập cho mình
danh tiếng là một người làm việc hạng nhất - khẩn trương, quả quyết, năng
động, rõ ràng, bình tĩnh. Khi đã ghi hết những món có trách nhiệm trang trải
của mình vào danh sách, tôi so sánh từng món với hóa đơn, rồi đánh dấu lại.
Cảm giác tán thưởng dành cho bản thân khi tôi đánh dấu vào một mục quả là
một cảm giác thật xa xỉ. Khi không còn chỗ nào để đánh dấu nữa, tôi sắp xếp
tất cả hóa đơn của mình lại ngay ngắn, đánh dấu vào sau lưng từng tờ, rồi
buộc tất cả thành một bó cân đối. Sau đó, tôi cũng làm tương tự cho Herbert
(cậu khiêm tốn nói mình không có được tài năng hành chính như của tôi), và
cảm thấy tôi giúp cậu sắp xếp tình hình lại gọn ghẽ hơn.
Thói quen làm việc của tôi còn có một khía cạnh chói sáng nữa mà tôi
gọi là “để lại một khoản Dự trữ”. Ví dụ như sau: giả sử số nợ của Herbert là
164 bảng 4 shilling và 2 penny, tôi sẽ nói, “Hãy để lại một khoản dự trữ và
ghi lại ở mức 200.” Hay, giả sử như số nợ của chính tôi nhiều hơn thế bốn
lần, tôi sẽ để lại một khoản dự trữ và ghi lại là 700. Tôi đánh giá rất cao sự
khôn ngoan của chính khoản Dự trữ này, nhưng không khỏi phải thừa nhận
rằng khi nhìn lại, tôi cho rằng nó là một thứ công cụ thật đắt đỏ. Vì chúng tôi
luôn ngập vào nợ mới ngay lập tức cho đến khi đã vượt hết khoản Dự trữ, và
đôi lúc, do cảm giác tự do và có thể trang trải nó tạo ra, đi rất xa vào một
khoản dự trữ nữa.
Nhưng sau mỗi lần kiểm nợ này luôn có sự bình yên, sự phẳng lặng,
một sự im lặng đầy phẩm hạnh làm cho tôi, vào lúc đó, có cảm nhận đầy
ngưỡng mộ về chính mình. Được an ủi bởi những cố gắng, phương pháp của
mình cũng như những lời tán dương từ Herbert, tôi sẽ ngồi xuống với bó hóa
đơn nợ buộc ngay ngắn của cậu và cả bó của tôi trên bàn trước mặt tôi giữa
đống văn phòng phẩm, và có cảm giác như mình là một kiểu ngân hàng thay
vì chỉ là một cá nhân.
Chúng tôi đóng cửa ngoài lại vào những dịp trang trọng đó để không bị
làm phiền. Một tối nọ, tôi đã đắm mình trong trạng thái bình an thì chúng tôi
nghe thấy một lá thư được nhét vào qua khe cánh cửa ngoài vừa nói đến và
rơi xuống sàn. “Là thư cho cậu, Handel,” Herbert nói sau khi đi ra và trở vào
cầm theo lá thư, “và tớ hy vọng không có vấn đề gì.” Mấy lời cuối cùng này
ám chỉ dấu niêm nặng trịch và đường viền đều màu đen của lá thư.
Lá thư được ký Trabb và Cộng sự, còn nội dung của nó rất đơn giản,
nói rằng tôi là một quý ông được trân họng, và họ kinh mong được thông báo
cho tôi hay bà J. Gargery đã từ giã cõi đời này lúc 6 giờ 20 phút tối thứ Hai
vừa rồi, và tôi được yêu cầu có mặt tại lễ an táng vào thứ Hai tới lúc ba giờ
chiều.
Great Expectations (Tiếng Việt) Great Expectations (Tiếng Việt) - Charles Dickens Great Expectations (Tiếng Việt)