Cách bạn sử dụng thời gian quan trọng hơn cách bạn tiêu tiền. Sai lầm về tiền bạc còn có thể chỉnh sửa được, nhưng thời gian thì không bao giờ quay lại.

David Norris

 
 
 
 
 
Tác giả: Valentin Kataep
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Dịch Theo Bản Dịch Pháp Văn Les Catacombes D'odessa Của Esfir Berstein Và Olga Wormsber — (Nhà Xuất
Biên tập: Nguyễn Hà
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 35 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2021-01-12 19:45:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần Thứ Nhất - 33
úc này, câu nói của Secnôivanenkô lại có một ý nghĩa mới, đặc biệt sâu sắc, bao quát và đáng sợ hơn trước đây một phút, dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn ngủ, trong bóng tối của căn nhà trống rỗng mà những người thuê khác đã bỏ đi. Raitxa Lvôpna hoàn toàn hiểu rõ cái ý nghĩa ấy. Bà hiểu có một thay đổi đột ngột xảy ra trong đời sống của vợ chồng bà; rằng họ đang ở ngưỡng cửa một cuộc đời hoàn toàn mới lạ, chẳng có gì liên quan đến căn nhà này, đến những đồ vật thân yêu này, cũng chẳng có gì liên quan đến những ý niệm mà người ta thường có về mình, tóm lại chẳng có tí gì liên quan với tất cả quá khứ. Bà hiểu rõ rằng, sâu sắc rằng không phải chỉ đơn giản là Gayrick Secnôivanenkô, bạn cũ của họ, mà chính là Đảng đã đến nhà họ, chính là Tổ quốc đã nói với Kôletnisuc như đã nói với hàng nghìn hàng triệu người trong những ngày đáng sợ này: «Ta cần đến anh, ta đưa anh đi ». Và không phải chỉ nói có thế, mà còn có ý nói: « Ta đưa anh đi vì anh là một người bạn cũ trung thành, vì ta tin anh, vì người ta có thể trông cậy ở anh».
— Đúng như thế ư, Jorjơ? — bà lắp bắp hỏi.
— Thì mình cũng nghe rõ đấy, — Kôletnisuc nói gọn lỏn.
Bà đứng cạnh chồng, mặt tái nhợt, ngón tay lạnh cóng vò những tua của chiếc khăn quàng rơi xuống ghế. Chao ôi, lúc này bà chẳng còn gì giống bác Raitxa Lvôpna nhanh nhẩu, mặt mũi hồng hào, tóc đen nhánh, niềm nở, rất thích nấu những món ăn Ôđetxa ngon tuyệt cho chồng và bạn bè, rất thích tiếp ăn uống, đính khuy, giặt sơ-mi, đi chợ, ngồi bên pi-a-nô chơi những bản nhạc Ukren, bấm nhưng phím đàn rún rẩy hoặc hát bài « Gió thổi » bằng cái giọng ngực rất khỏe và rất ấm, đôi khi lại nhảy cả những điệu Nga nữa, tay vẫy chiếc mùi-xoa nhỏ, đôi mắt long lanh, màu xanh đen như quả nho Izaben!
Kôletnisuc nhìn bà và thấy một Raitxa Lvôpna khác, lâu lắm rồi, cô bé Raitxa thuở thanh niên của họ, nữ sinh trường trung học tư thục Do-thái, với nét mặt gày, tai tái, với những ngón tay dài và lạnh, những ngón tay nhạc công như người ta thường nói, với cặp lông mi cụp xuống in bóng rung rinh trên đôi má.
Raitxa đứng sát bên ông, nhưng ông không còn thuộc về bà nữa rồi.
— Nhưng anh ấy là người ngoài Đảng cơ mà, — Raitxa Lvôpna thì thào một cách rụt rè.
— Đó chính là điều chúng tôi cần — Secnôivanenkô nói — một người ngoài Đảng, càng tốt. Kế toán, ngoài Đảng, dân Nga — ông đếm từng tiếng trên đầu ngón tay — không trẻ, học hết trung học trước Cách mạng tháng Mười, cựu trung úy, theo quan điểm bọn chúng thì không có một cái gì có thể gọi là khuyết điểm...
Secnôivanenkô đột nhiên ngừng lại, xúc động vì vẻ mặt của Raitxa Lvôpna. Bộ mặt của bà cứ đờ ra. Đôi mắt mở to, mặc dù đen, vẫn có vẻ trong suốt, và hình như nhìn xuyên thấu mọi vật, đến một chốn xa xôi huyền bí mênh mông nào. Một nét nhăn khô khan, chua chát, nhưng kiên quyết chạy quanh đôi môi mọng lên của hà...
— Còn tôi? — bà nói, giọng rất bình tĩnh hầu như đều đều, không thay đổi vẻ mặt im lìm — Còn tôi, anh để đâu?
— Còn chị, chị sẽ lên tàu vận tải của quân đội.
Luồng mắt nhìn thẳng, cũng như nét mặt bà không hề thay đối... Bà vẫn đứng nguyên như trước, không nhúc nhích, như hóa đá.
— Vậy ra Jorjơ sẽ ở lại đây, còn tôi thì sẽ đi bằng tàu vận tải phải không? — Bà nói giọng vẫn đều đều, đáng sợ vì cái đều đều của nó.
— Mình tự hiểu lấy thôi — Kôletnisuc lắp bắp ngượng nghịu và đỏ mặt lên.
Phải, bà đã hiểu. Bà hiểu quá rõ là ở lại với chồng trong thành phố bị bọn phát-xít chiếm đóng là điều không thể được đối với hà. Dù bà mang tên Kôletnisuc nhưng bà vẫn không kém phần Do-thái, mà cái này thì không thể giấu được. Bà gắng gượng nén nỗi tê tái rồi nhìn chằm chằm vào mắt chồng.
— Làm thế nào khác được? — Kôletnisuc vừa nói vừa cầm lấy tay bà. Làm thế nào khác được, hả Raitxa?
Bà giật mạnh tay, lùi lại một bước, rồi đột nhiên lao về phía trước, nắm lấy và tuyệt vọng ôm chặt lấy đầu chồng.
— Các anh không được phép... anh không thể... không ai được phép thế! — bà kêu lèn. — Anh ấy ở đâu, tôi ở đấy. Tôi không đi đâu. Tôi cũng chẳng nghĩ đến chuyện đi đâu. Các anh muốn làm gì tôi thì làm. Các anh cứ giết tôi đi!
Bà nói lắp bắp, lung tung, kêu lên những tiếng chẳng đầu đuôi, mạch lạc gì. Chiếc mũ cát-két quân nhu của Kôletnisuc rơi lăn lóc trên sàn. Raitxa Lvôpna hôn như mưa lên cái đầu bù và mớ tóc thưa của chồng.
Secnôivanenkô hiểu rất rõ tính nết bà nên vẫn tính đến một sự phản kháng, nhưng ông không ngờ trong người đàn bà trung thực này lại có thể có một tình cảm mãnh liệt đến thế, một sự bướng bỉnh điên cuồng đến thế. Đột nhiên ông vỡ nhẽ là trước mặt ông có một chướng ngại vật không thể vượt qua được, của tình yêu và lòng chung thủy phụ nữ. Nhưng ngay trước cả cái đó nữa, ông cũng chưa chịu thua.
— Bình tĩnh lại nào, chị Raitxa, — ông nói với vẻ nhẫn nại gần như âu yếm — Chúng ta sẽ tính cho hết nước. Ngồi xuống đi, bình tĩnh nào.
Ông kéo Raitxa ra xa Kôletnisuc và gần như ấn bà ngồi xuống.
Xét cho cùng thì bà, cũng như Kôletnisue, là bạn thân cũ của ông. Ông nhớ lại hồi bà còn là cô nữ sinh trung học, rồi học sinh tự do của những lớp cao đẳng phụ nữ. Hồi đó không phải lúc nào bà cũng như bây giờ: một người vợ trong gia đình, khiêm tốn, không có gì đáng chú ý, một người nội trợ mến khách, một người đàn bà đảm đang, không trẻ lắm, tận tụy với gia đình. Secnôivanenkô nhớ rất rõ về bà, hồi là nữ sinh viên mười bảy tuổi, một cái nơ đó trên ngực, mặc chiếc áo khoác mùa thu màu đen, ngồi xe cam-nhông phóng trên các phố Ôdetxa, giữa những chiến sĩ và thủy thủ đeo huy hiệu Rumsêrốt (1), cánh mũi phồng lên, và một màu hồng đến là tươi trẻ ánh lên trên đôi má nhỏ bụ bẫm của cô. Gió thổi phấp phới những dải băng Thánh Jorjơ trên mũ nồi lính thủy, thổi rung rinh chiếc nơ xa-tanh trên đầu cô với mái tóc xoăn cắt ngắn, và cô hát chẳng chút ngượng nghịu trên đường phố bằng cái giọng nữ trong khỏe bài « Cô gái thành Vacxôvi » và bài « Chúng ta đều từ nhân dân mà ra ». Nói cho đúng, cái nhiệt tình thiếu nữ của cô cũng mau nguội. Cô đã lấy một anh chàng Kôletnisuc khiêm tốn, chắc chắn và chẳng có gì là kiểu cách. Họ rất yêu nhau. Họ đã sống rất tốt một cuộc đời giản dị, bình thường, có lẽ hơi chán nữa. Nhưng họ không phải là những người tiểu tư sản. Họ đọc báo, mua tạp chí, lui tới nhà hát, nghe nhưng buổi hòa nhạc của Nhạc viện. Trong chuyên môn của mình Kôletoisuc là một người lao động xuất sắc, còn Raitxa Lvôpna bao giờ cũng được bầu vào nhiêu tổ chức xã hội, và Hội đồng vợ công nhân viên của quốc doanh Glapsai hoặc vào ban đại biểu các hộ trong ngôi nhà, lo việc trồng cây trong sân và tổ chức vườn trẻ. Có đủ nỗi vui buồn trong cuộc sống của họ. Secnôivanenkô quí bà cũng như qui chồng bà vậy. Ông tin cậy bà. Ông biết cụ thân sinh ra bà là thày thuốc và nhà hoạt động xã hội đã bị bọn phản gián của tên tướng Đênikin giết bằng nhục hình.
Ông biết bà đơn giản và thuần túy là « một người đàn bà xô-viết đảm đang ». Mà đối với Secnôivanenkô thì đấy là đức tính đáng quí nhất. Mặt khác, bà chẳng có con cái cũng chẳng còn cha mẹ. Trong cuộc sống bà có rất ít người thân. Thực tế, bà chỉ có một người thân
thực sự: chồng bà. Điều này cũng có một ý nghĩa lớn. Sau khi suy nghĩ một lát, Secnôivanenkô đi đến một quyết định táo bạo:
— Chị nghe đây, — ông vừa nói vừa nhăn trán một cách tư lự, — nếu chị muốn, tôi sẽ thu xếp ổn cho chị. Nhưng chúng tôi sẽ không để chị trên mặt đất, chị sẽ đến một nơi khác.
Ông lật bàn tay nhỏ nhắn của mình với dáng cương quyết, chìa ngón tay cái ra, chống nó lên như cái cò súng rồi chỉ ngón tay xuống sàn nhà.
— Dưới đó, — ông nhấn mạnh — hiểu chứ? Đồng ý chứ?
Bà không trả lời, đôi mi mắt hồng hồng có gân xanh nhắm lại và trên hàng lông mi cụp xuống người ta còn nhìn thấy những giọt nước nhỏ.
Trong những ngày khẩn trương gay go này, những ngày cuối cùng trước khi tản cư, những con người ưu tú đều tập hiểu nhau qua lời nói bóng gió, qua con mắt. Bằng trái tim hoặc bằng trí tuệ, Raitxa đã hiểu không những điều Secnôivanenkô nói mà cả điều ông không nói, điều ông không có quyền nói thẳng ra. Ông chỉ nói bóng thôi. Có lẽ bà còn hiểu hơn cả Kôletnisuc nữa. Bà hiểu rằng lúc này đời bà bước vào một bước ngoặt không cưỡng được, không thể nào lùi về quá khứ. Bây giờ, khi mọi sự đã rõ ràng và đã quyết định, tâm hồn bà vươn lên, khỏe khoắn hơn. Raitxa sẵn sàng làm bất cứ điều gì người ta đòi hỏi ở bà, dù bà chưa hiểu mình sẽ phải làm gì. Bà vui sướng và sẵn lòng bắt ý chí của mình phục tùng ý chí của Secnôivanenkô. Bà nhìn căn phòng như muốn nói lời vĩnh biệt với cuộc đời đã qua, với cái lò sưởi lát gạch men có bức phù điêu bằng cẩm thạch xanh xám, với những đồ vật cũ, với những thứ lặt vặt, với những bàn ghế, với tất cả những vật này chẳng còn ý nghĩa gì đối với bà, không còn khiến bà mảy may luyến tiếc.
Secnôivanenkô ra ga hàng hóa, ở đấy dưới sự giảm sát của Xviriđôp, người ta đang xếp đồ quân nhu lên tàu; sau đó ông đến kho quân đội, đích thân giảm sát việc giao vũ khí, chất nổ và dụng cụ công binh, ông nhận bản thông cáo tình hình của bộ tham mưu quân đoàn Duyên hải, đặt cán sự ba quân nhu Kôletnisuc và chiến sĩ hồng quân Xviatôxlap Macsenkô dưới quyền sử dụng của mình, điện lên Bí thư khu ủy báo cáo việc Raitxa Lvôpna Kôletnisuc xuống hầm đá; và còn một lô công việc ít quan trọng hơn. Khoảng năm giờ, ông về đến nhà và lên gác ba, nơi có căn phòng của ông.
(1)Ramsêrôt: Ban chấp hành Trung ương các xô-viết của mặt trận Rumani của Hạm đội Hắc-hải và quân khu Ôđetxa. Cơ quan này thành lập ở Ôđetxa tháng 5-1917 tại Đại hội thứ nhất các đại biểu mặt trận và quân khu.
Đường Hầm Ôđetxa Đường Hầm Ôđetxa - Valentin Kataep Đường Hầm Ôđetxa