Nguyên tác: Dịch Theo Bản Dịch Pháp Văn Les Catacombes D'odessa Của Esfir Berstein Và Olga Wormsber — (Nhà Xuất
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2021-01-12 19:45:05 +0700
Phần Thứ Nhất - 32
N
gôi nhà gia đình Kôletnisuc ở còn nguyên vẹn, nhưng có một quả bom nổ gần đấy nên những miếng kính và cánh cửa sổ nhiều chỗ phải thay vội bằng gỗ dán hay bìa cứng. Những đường gờ kiểu mới, với những đầu quái vật mà tóc là rắn và lá sen tròn, bị hơi nổ đánh bật ra khỏi mặt trước ngôi nhà màu xanh nước đục, đã phủ đầy lên mặt đường những mảnh thạch cao sặc sỡ. Những vết chân trắng lốp kéo từ ngoài phố đến cầu thang ở cửa chính, chỗ này có một luồng gió hun hút rít lên làm những đống bụi khô bay lên cuồn cuộn. Cửa ra vào nhà Kôletnisuc mở toang: rõ ràng là không thê đóng cái cửa ấy lại được nữa vì nó đã bị phá tung và đánh bật ra khỏi bản lề trên. Mấy dấu chân trắng và lộn xộn kéo từ đầu cầu thang trang trí kiêu Pông- pêi lên đến phòng ở. Nơi này hầu như bỏ hoang. Đó là một căn phòng lớn kiểu nông thôn nằm trong một ngôi nhà to, cổ, từ thời trước cách mạng, loại nhà hồi cuối thế kỷ mười chín ta thường gọi là « nhà sinh lợi», xây dựng cho những người thuê nhà giàu có, trang trí có đôi chút lòe loẹt.
Mấy cái cửa đóng bằng khóa lớn khóa nhỏ châu vào một phòng đợi rộng vắng tanh với giấy dán tường kẻ sọc cũ kỹ, sờn rách đến ngang tầm vai người. Mắc áo trống không. Rõ ràng những người thuê nhà đã bỏ di. Một luồng gió lùa thổi tung rác rưởi, giấy lộn, vỏ đậu trên sàn nhà ván không ai lau quét, nhem nhuốc vết chân. Bước chân đi vang lên giữa những bức tường cao trống rỗng.
— Có ai đấy không? — Secnôivanenkô cất cao tiếng hỏi. Không ai đáp. Ông nện ủng cồm cộp, tiến sâu vào một hành lang tối om, vắng ngắt, có một chiếc xe đạp cũ dựa vào tường, ở lối ngoặt cạnh buồng tắm và nhà bếp là chỗ có hai buồng kề nhau của gia đình Kôletnisuc. Không có khóa móc ngoài cửa. Secnôivanenkô mở toang cửa với cử chỉ như mình là chú nhà. Nhìn chung, những động tác của ông có một vẻ tự tin cao độ và ' đàng hoàng của một ông chú nhà.
Người ông trông thấy đầu tiên, dưới ánh đèn ngủ, trong bóng tối căn buồng bừa bộn ngồn ngang, với những cửa sổ dán giấy đen, chinh là Kôletnisuc. ông ta mặc áo choàng, đội cảt-két, ngồi trước cái bàn không trải khăn, ăn vội vàng món xúp đựng trong cà-mèn.
Trên chiếc ghế gồ sồi chạm trổ với lưng dựa cao bện mây, vắt lủng lẳng một chiếc mặt nạ phòng độc, một khẩu súng lục và một túi dết. Kôletnisuc ngồi ăn lặng lễ, nét mặt đăm chiêu và căng thẳng vì phải mặc áo choàng mà ăn. Nhìn thấy căn phòng quen thuộc, bao giờ cũng rất ngăn nắp, đầy đủ tiện nghi, mà nay thảm hại, lộn xộn, trong đó đồ đạc và vật trang trí, tài sản của Raitxa Lvôpna, bị quẳng lung tung, hư hỏng, gẫy vỡ, bàn ăn chẳng trải khăn, đầu mầu thuốc lá và giấy lộn ngập ngụa, chiếc đèn ngủ leo lét với ngọn lửa nhỏ khói um, và mỗi khi có tiếng nổ hơi mạnh một chút vôi trên trần lại lả tả rơi xuống, trải tim của Secnôivanenkô thắt lại ngay từ lúc thoạt thấy cái cảnh tượng này, với một cảm giác tai họa sâu sắc.
— Chào Jôra! — Secnôivanenkô nói nhanh, không chìa tay cho Kôletnisuc mà chỉ vỗ vào vai để ông khỏi phải đứng dậy.
— Chào anh, — Kôletnisuc vừa nói vừa nhìn bạn với một vẻ lãnh đạm không được tự nhiên lắm — Ngồi chơi,
Secnôivanenkô gạt cái gói trên ghế xuống, rồi ngồi xuống, để mũ lên bàn, trước mặt mình.
— Ăn xúp nhé? — Kooletnisuc nói giọng đều đều.
Secnôivanenkô ngạc nhiên nhìn ông:
— Ô hay, anh bạn, xúp xiếc gi! Tôi đến đây để bàn bạc với anh cho dứt khoát. Anh chưa thay đổi ý kiến chứ? Việc đề cử anh đã được lãnh đạo chuẩn y. Chị ấy đi rồi chứ?
— Khẽ chứ! — Kôletnisuc thì thào, đôi mắt hoảng hốt, rồi hất đầu về phía cửa phòng bên — Cái gay là ở đấy Raitxa vẫn chưa đi.
— Xảy ra chuyện gì thế? — Secnôivanenkô hạ giọng hỏi.
— Chẳng xảy ra chuyện gì cả. Anh không biết tính nết đàn bà sao? — Kôletnisuc không lên giọng, chỉ mấp máy đôi môi — Không có tôi, bà ấy không chịu đi, chỉ riêng cái khoản...
— Phải thuyết phục chị ấy chứ? — Seenôivanenkô cáu kỉnh nói, ông cảm thấy công việc có chiều hỏng bét.
— Anh đi mà thuyết phục.
— Thật không thể tưởng tượng được.
— Khẽ chứ.
— Jorjơ, mình nói chuyện với ai thế? — tiếng Raitxa Lvôpna cất lên ở phòng bên rồi sau đó, đích thân bà xuất hiện ở cửa ra vào.
Đầu bà quấn chiếc khăn quàng dày. Chỉ nhìn thấy một bên mặt bà nhợt nhạt, rầu rĩ với một con mắt đen. Một tay bà đỡ lấy thái duơng, một tay bà ôm ngực. Trông thấy Secnôivanenkô, bà vội chạy bổ lại, giơ lòng bàn tay lên trần nhà với vẻ thất vọng rồi khóc:
— Anh trông thấy chưa, Gayrin Xêmiônôvich? — bà chẳng chào hỏi gỉ cả, vừa nói vừa nhăn nhó lấy hơi.
— Ba hôm nay, tôi cho phá hủv những kho hàng, — Kôleinisuc vẫn nói đều đều như đang nói nốt câu chuyện — Sáng nay mới xong. Chẳng còn lại tí gì. Sạch sành sanh. Đêm nay chúng tôi sẽ xếp tất cả mọi thứ lên tàu.
— Ờ... — Secnôivanenkô lơ đẵng nói.
— Xin lỗi anh, tôi quên cả chào anh, — Raitxa Lvôpna vừa nói vừa tiếp tục nhìn Secnôivanenkô bằng con mắt đăm chiêu rầu rĩ — Anh có thấu cho không? anh có thấu cho không?
— Tôi biết chứ, — Secnôivanenkô cúi đầu dịu dàng trả lời.
Người ta có thể biết tất cả, ngay khi chẳng nói nửa lời. Ông biết rằng đây là bữa ăn cuối cùng của gia đình Kôletnisuc trong nhà họ. ông hiểu tâm trạng họ. Ông hiểu nỗi đau khổ lớn lao, nỗi buồn phiền day dứt mà họ cảm thấy khi phải tuân theo sự cần thiết cực chẳng đã là bỏ mặc cho số phận tất cả những cái thân thiết đối với họ, khi phải từ giã một thành phố chôn nhau cắt rốn, noi họ đã yêu thương, nơi có mồ mả cha mẹ con cái. Ông rất hiểu cái tình cảm rất người ấy, kể ra thì nhỏ nhặt, nhưng thật mãnh liệt và chính đáng, ông hiểu cái vết thương mà họ cảm thấy, nhất là Raitxa Lvôpna, vì cap thiết phải từ bỏ những tài sản thu thập được do sức lao động lương thiện trong cuộc sống chung lâu dài của hai người.
— Tôi cứ tưởng chị đã đi lâu rồi cơ đấy, — Secnôivanenkô nói sau một lúc im lặng nặng nề.
Raitxa Lvôpna đến bên Kôletnisuc, gục đầu lên vai ông rồi đột nhiên lo ngại nhìn chằm chằm Secnôivanenkô với con mắt ngờ vực.
Secnôivanenkô biết là sự thể thêm rắc rối đây.
— Chị Raitxa thân mến, — ông cố nói thật ngọt ngào đồng thời thật kiên quyết — chị ra khỏi phòng một lát nhé. Chúng tói có một chuyện quan trọng.
Trước bộ mặt nghiêm trang của chồng và nét mặt cương quyết của Secnôivanenkô, đột nhiên Raitxa Lvôpna cảm thấy bằng tất cả tâm hồn mình là một tai họa mới, to lớn, đang giáng xuống, tuy chưa hiếu nó ra sao nhưng bà biết chắc tai họa ấy đang đe dọa cả Jorjơ của bà, cả bản thân bà và cả những gì thuộc về đời sống của hai người.
— Không đời nào, — bà nói nhanh. Bà đã hiểu rõ Secnôivanenkô từ lâu. Bà không thể không hiểu rằng sự xuất hiện đột ngột của ông ở nhà mình trong lúc quyết định này chỉ cớ thể nói lên một cái gì cực kỳ nghiêm trọng, cực kỳ đe dọa. — Không — bà nói, mắt nhìn thẳng vào mắt Secnôivanenkô như thách thức. — Tôi không bằng lòng các anh bí mật với tôi. Anh cứ việc nói trước mặt tôi, tôi là vợ anh ấy.
Bà càng đứng sát vào Kôletnisuc và ôm lấy vai chồng. Secnôivanenkô biết lúc này định thuyết phục bà thì thật uổng công. Việc đó đòi hỏi quá nhiều thì giờ, mà lúc này mỗi phút lại vô cùng quí giá. Nhưng tính ông lại không dễ thỏa hiệp. Ông đi đi lại lại trong phòng, đứng sững trước mặt Raitxa Lvôpna và nói cương quyết:
— Được thôi! Chị là vợ anh ấy, chị có quyền chia bùi sẻ ngọt với anh ấy cho đến cùng. Chị đòi hỏi như thế, còn tôi, nếu chị muốn biết thì tôi rất quý chị về điểm đó và rất mến chị. Nhưng chị Raitxa ạ, có những hoàn cảnh...
— Khoan đã, — bà vội vã ngắt lời, — anh đừng nói gì nữa. Tôi đòi hỏi, đúng, tôi đòi hỏi! Đó là quyền của tôi. Và không đời nào tôi ra khỏi đây đâu. Anh quyết định đi. Hay có lẽ anh không tin tôi? — bà hỏi, mắt vẫn nhìn thẳng vào mặt Secnôivanenkô.
Bảo rằng không tin thì có khác gì sỉ nhục bà. Và sỉ nhục tàn tệ, nhất là bà lại không đáng thế. Secnôivanenkô quen bà từ lâu, biết cả cuộc đời bà, biết bà là một người tốt và chân thật, không có lý do gì để không tin bà.
— Không, tôi tin chị, — ông nói chậm rãi như cân nhắc từng chữ một — Tôi tin chị. Tôi mong chị hiểu tôi nói như thế nghĩa là gì.
Raitxa nhìn ông và một linh cảm khiến bà gai người lên.
— Tói hiểu, — bà dịu dàng nói — Anh đòi hỏi chúng tôi những gì nào? Anh định bắt nhà tôi làm gì nào?
— Anh ấy phải ở lại thành phố, — Secnôivanenkô nói một cách kiên quyết.
Secnôivanenkô lại bên cửa sổ, giật tấm rèm giấy đen ngụy trang đã cũ rách mắc vào hai cái đinh. Tấm rèm bật ra, rơi từ cửa sổ xuống sàn nhà, để lộ ra những miếng kính vỡ và những mãnh gỗ nứt. Gió lùa vào phòng, thổi tắt ngọn đèn ngủ.
Dưới ánh sảng trắng ban ngày, căn phòng này với chiếc đàn pi-a-nô cũ kê xa tường, cái xích-đông trống rỗng, những bình nhỏ, tượng nhỏ và sách vở vứt bừa bãi, ngổn ngang trên sàn nhà bẩn, bày ra một cảnh tượng đáng chán, hơn nữa có thể nói là não lòng. Giữa cảnh bừa bãi và yên lặng lạ lùng này, tiếng đại bác nổ buồn bã vang lên thật rùng rợn, và đâu đó trên bầu trời, những máy bay khu trục rền rĩ nhiều giọng khác nhau từ những giọng cao nhất, rít nhất không chịu nồi, đến những giọng thấp nhất, những giọng trầm đáng ghét nhất, nghe phát rùng mình ghê tởm, y như có người suốt ngày cứ vẽ trên một tấm kính ướt chữ O hoa lớn một cách ngu xuẩn.