Nguyên tác: “The Money Changers”
Số lần đọc/download: 266 / 9
Cập nhật: 2020-06-28 13:34:23 +0700
Chương 13
L
á thư là do thư ký riêng của Heyward đánh máy lại lời nhắn bằng điện thọai của cô Deveraux, báo tin cô vừa bay đến thành phố này, và đề nghị Roscoe gọi điện lại cho cô theo số máy, và ông ta nhận ra được ngay là ở đâu. Đó là số máy của khách sạn Columbia Hilton. Cô Deveraux chính là Avril.
Từ sau chuyến đi Bahamas, tức là trong vòng sáu tuần qua, họ đã gặp lại nhau hai lần, đều ở khách sạn Columbia Hilton. Trong cả hai lần gặp gỡ đó, giống như cái đêm Roscoe ấn vào nút số bẩy để mời cô gái vào phòng ông, Avril - cũng tức là cô Deveraux - đã đưa Roscoe lên đến tột đỉnh khoái cảm tình dục, thứ mà trước đây Roscoe không ngờ là lại có trên đời. Để tạo khoái cảm cho đàn ông, Avril sử dụng những thủ pháp tài tình đến mức khó thể tin nổi.
Đêm đầu tiên, những thủ pháp đó thoạt đầu làm Roscoe thấy chối, nhưng sau đấy ông thích thú. Phút đầu tiên ngượng ngùng trôi qua, ông thấy cô gái tóc hung kiều diễm, có thân hình tuyệt mỹ kia khơi động lên ở ông những cảm giác đê mê đến mức ông phải kêu lên sung sướng, và thốt lên những lời mà ông không ngờ mình lại sử đụng. Thêm vào đó, Avril tỏ ra trìu mến, mơn trớn, nhẫn nại và say đắm nữa. Roscoe ngạc nhiên hiểu ra rằng với vợ ông Beatrice, ông chưa bao giờ có được khái niệm dù là nhỏ nhất, về niềm khoái cảm con người có thể đạt tới. Hai bên khám phá nhau, cùng đẩy nhau lên, chia xẻ những cảm giác kỳ diệu. Ban phát và thu nhận. Sự phát hiện này đã quá muộn để có thể áp dụng với Beatrice, nhưng chưa quá muộn để áp dụng với Avril.
Roscoe Heyward liếc nhìn đồng hồ rồi mỉm cười, nụ cười Alex Vandervoort đã nhìn thấy. Tất nhiên Roscoe sẽ đến gặp Avril càng sớm càng tốt. Và như vậy ông phải điều chỉnh lại kế họach phân bổ thời gian chiều và tối nay. Điều đó không có gì khó.
Kể từ giây phút này, chỉ cần nghĩ đến cuộc gặp gỡ sắp tới người Heyward đã bừng bừng và ông thấy cơ thể mình lúc này y hệt hồi còn trai trẻ. Ngay từ khi bắt đầu mối quan hệ với Avril, lương tâm ông đã thỉnh thoảng dằn vặt. Tuy nhiên Roscoe đã nghiện Avril. Cô ta thành một thứ ma tuý khiến ông không thể nhịn.
Trên đường về phòng giấy riêng cũng cùng một tầng với phòng hội nghị, trong lòng Roscoe phơi phới.
Cuộc tình tự sắp tới với Avril đẩy thêm niềm phấn khỏi trước thành công hôm nay: đề án của ông về việc làm ăn với tập đoàn SuNatCo đã được hội đồng thông qua với tỷ lệ phiếu áp đảo. Tất nhiên buổi họp chiều có làm ông kém vui đôi chút. Đặc biệt là sự phản bội của Austin làm ông rất căm tức. Nhưng Roscoe hiểu được những động cơ gì khiến Austin xử sự như thế.
Dù sao thì thành công vớt vát của Alex Vandervoort cũng không làm Roscoe băn khoăn. Đề án của Alex không thể tạo được uy tín gì lớn cho ông ta. Cuối năm nay, khi tổng kết, mọi người sẽ thấy vụ làm ăn với tập đoàn SuNatCo đem lại nhiều lãi hơn gấp bội, so với số lãi do các tài khoản tiết kiệm và các chi nhánh mới mở đem lại.
Nghĩ đến đây, Roscoe chợt nhớ còn phải quyết định cho xong khoản vay "thêm" một triệu rưởi đô mà George Lớn yêu cầu để dành cho Công ty đầu tư "Q”. Roscoe hơi cau mày. Ông hơi ngờ một sự "đi đêm” nào đó trong vụ cho vay thêm này. Nhưng xét vụ làm ăn cỡ lớn với tập đoàn SuNatCo thì khoản cho vay này quá nhỏ, không đáng kể. Vả lại làm ăn là phải có đi có lại. Khoản cho vay này, Heyward đã đệ trình lên Tổng giám đốc Jerome Patterton bằng một văn bản "mật" cách đây đã một tháng.
o O o
"George Quartermain, Tổng giám đốc tập đoàn Supranational, hôm qua đã hai lần gọi điện từ New York đến cho tôi, nói về công ty riêng của cá nhân ông ta: "Công ty đầu tư "Q". Đấy là một công ty do ông ta đích thân lập riêng, không nằm trong SuNatCo, chỉ một số bạn bè thân thiết nhất tham gia, trong đó có một người bạn của cả hai chúng ta: Huân tước Harold Austin. Lãnh đạo cao nhất trong công ty chính là George Quartermain. Công ty “Q” này đã mua khá nhiều cổ phần của tập đoàn SuNatCo với những điều kiện ưu tiên đặc biệt, và đang sắp mua một loạt cổ phần của các doanh nghiệp đang đi lên nữa. George Quartermain đề nghị chúng ta cho công ty đó vay một triệu rưởi đô la, cũng với lãi suất như với tập đoàn SuNatCo, nhưng không có khoản sai ngạch đền bù. Ta phải thấy khoản sai ngạch đền bù của tín dụng cho tập đoàn SuNatCo đã khá lớn, đủ để ta có thể cho công ty đầu tư “Q” vay mà không cần đòi khoản sai ngạch đền bù. Xin nói thêm rằng Huân tước Austin cũng đã gọi điện cho tôi giục sớm quyết định về khoản cho vay này”.
Trên thực tế, Huân tước Austin đã gọi điện, nói thẳng ra với Roscoe Heyward là sẽ ủng hộ việc đưa Heyward lên ghế Tổng giám đốc ngân hàng Thương mại số Một, khi Jerome Patterton nghỉ hưu, sau đây tám tháng. Jerome Patterton mới là "Quyền" tổng giám đốc nhưng Roscoe Heyward sẽ là Tổng giám đốc chính thức, kế tục vị trí của cố Tổng giám đốc Ben Rosselli.
o O o
Bản thông báo của Roscoe Heyward kết thúc như sau:
“Quả thật lãi suất của khoản vay này quá thấp và lại không có sai ngạch đền bù, như thế có nghĩa đây là một nhân nhượng lớn của chúng ta. Tuy nhiên, xét đến vụ làm ăn George Quartermain dành cho chúng ta, tôi nghĩ nhà băng chúng ta nên chấp thuận. Tôi đề nghị như vậy, ông có đồng ý cho họ vay không?"
Patterton đã ghi trả lại bản thông báo đó với một chữ "đồng ý" ghi trên góc. Biết tính vị quyền Tổng giám đốc, Roscoe ngờ ông ta coi bản thông báo trên chỉ như một lá thư đơn giản, và ông ta ký một cách lơ đãng, không suy tính gì nhiều. Roscoe thấy tốt nhất không nên để Alex Vandervoort biết chuyện này. Khoản vay chưa lớn đến mức phải đưa ra thông qua ở uỷ ban Phương hướng. Vài ngày sau Roscoe Heyward đặt bút ký đồng ý cho vay khoản đó.
Tuy nhiên còn một thoả thuận nằm giữa Roscoe Heyward và George Quartermain cũng không hợp pháp và Roscoe cũng không lộ ra với ai. Chẳng là trong cuộc đàm thoại trên máy lần thứ hai về vụ Công ty đầu tư "Q", George Quartermain đã nói:
- Tôi vừa trao đổi về ông với Austin. Cả hai chúng tôi đều cho rằng ông phải tham gia hội chúng tôi, ông có thích như thế không? Nếu ông đồng ý, tôi sẽ biếu ông hai ngàn cổ phiếu của công ty “Q”, coi như ông đã nộp tiền rồi. Đó là những cổ phần có tên nhưng chưa đề tên ai cụ thể. Như thế kín đáo hơn. Tôi sẽ gửi ông những cổ phiếu đó bằng bưu điện..
- Cảm ơn ông George. Nhưng tôi e, tôi không thể nhận.
- Tại sao?
- Như thế là vô đạo đức.
George Lớn đã cười chế giễu:
Thôi đi, Roscoe thân mến! Tôi với ông đều là người lớn và chúng ta đang sống trên thế gian chứ không phải trong mộng mị. Những kiểu chuyển nhượng cổ phần như thế diễn ra hàng ngày giữa các chủ nhà băng với khách hàng của họ. Ông thừa biết, không kém gì tôi.
Đúng thế, Heyward cũng biết. Nhưng đâu phải diễn ra “hàng ngày" như George Lớn nói. Vả lại xưa nay chưa bao giờ Roscoe dính vào những chuyện “mờ ám" như thế này. Không đợi đối phương kịp trả lời, George Lớn tấn công tiếp ngay:
- Nghe tôi nói đây, anh bạn. Anh đừng dở cái trò ngu ngốc thế. Còn nếu anh vẫn áy náy, thì tôi đề nghị anh hãy nghĩ các cổ phần đó, chỉ là để trả ơn anh đã góp nhiều ý kiến quý báu cho việc đầu tư của chúng tôi.
Roscoe thừa biết ông có đóng góp ý kiến gì vào việc đầu tư của Công ty “Q” đâu. Mặc dù Heyward không trả lời đồng ý, hai ngày sau, các cổ phiếu đứng tên kia vẫn cứ được gửi tới, đựng trong một phong bì, bên ngoài ghi: "Thư riêng, tuyệt đối người khác không mở và xin trao tận tay cho người nhận".
Thậm chí trưởng tốp thư ký riêng của Roscoe, bà Dora Callaghan, cũng không mở.
Tối hôm đó về nhà, Roscoe Heyward đã nghiên cứu rất kỹ bản tổng kết kinh doanh của Công ty đầu tư “Q” do George Quartermain gửi cho ông. Theo bản tổng kết đó thì trị giá số hai ngàn cổ phần này là hai mươi ngàn đô la. Nếu Công ty đầu tư "Q" phát triển, làm ăn tốt thì các cổ phần này sẽ tăng giá nhanh trên thị trường chứng khoán.
Cho đến lúc này, Roscoe Heyward vẫn còn giữ ý định sẽ gửi trả lại các cổ phiếu kia, nhưng rồi nghĩ đến tình hình tài chính eo hẹp của gia đình hiện giờ, ông ta lại thôi mà đem cất vào ngăn két trong phòng giấy của ông tại Toà Tháp, tại sở Ngân hàng Thương mại số Một. Heyward tự biện hộ, số tiền này, tức là số cổ phiếu này lẽ ra thuộc về nhà băng thương mại.
Dù sao việc này cũng vẫn làm Roscoe đôi chút áy náy, nhất là sau đấy một tuần, George Lớn gọi điện từ Amsterdam cho Roscoe, hỏi vay thêm một triệu rưỡi đô la dành riêng cho Công ty đầu tư "Q".
Lão nói:
- Vậy đấy anh bạn thân mến. Nhóm "Q" chúng tôi vừa vớ được cả một tập cổ phiếu ở một quốc gia sử dựng đồng Florins. Số cổ phiếu này đang lên giá và lên rất nhanh. Trên điện thoại tôi không muốn nói cụ thể. Cho nên ông cứ tin ở tôi, Roscoe!
- Ông thì tôi rất tin. Nhưng nhà băng yêu cầu phải có giải trình chi tiết của khoản xin vay này.
- Mai ông sẽ nhận được bằng đường bưu điện, George nói toạc thêm: - Ông nên nhớ bây giờ ông đã là người trong hội này rồi đấy, Roscoe!
Trong một thoáng, Roscoe đã thầm tự hỏi, không biết có phải George Lớn quan tâm đến Công ty "Q" này hơn tập đoàn SuNatCo không? Nhưng ngay hôm sau, lúc đọc tờ báo Wall Street Journal và một loạt báo chí khác, Roscoe đã yên tâm. Các báo chí đều nói đến một doanh nghiệp ở châu Âu do tập đoàn SuNatCo đỡ đầu đang nổi bật lên. Đấy đúng là một "hiện tượng" trong ngành kinh doanh. Giá cổ phiếu của tập đoàn SuNatCo tăng vọt trên thị trường chứng khoán New York và London. Bây giờ thì Roscoe thấy khoản tín dụng cho tập đoàn SuNatCo vay thêm triệu rưỡi đô la là hoàn toàn bảo đảm. Lúc Roscoe bước vào phòng giấy riêng, bà trưởng thư ký Dora Callaghan nhìn ông, nhoẻn nụ cười của người mẹ nhìn đứa con yêu quý, rồi nói như thường lệ:
- Chào ông Roscoe. Thư từ đã đặt trên bàn giấy của ông rồi.
Roscoe Heyward gật đầu đáp lại rồi đi vào gian trong, nơi làm việc của ông. Ông xem tập hồ sơ xin vay năm trăm ngàn đô la của công ty đầu tư "Q" mà ông chưa ký chấp thuận. Ông tạm gác tập hồ sơ sang một bên và nhấc máy, yêu cầu tổng đài nối trực tiếp với hệ thống điện thoại bên ngoài. Sau đấy ông quay số để gọi đến thiên đường của ông.
- Ôi, Roscoe, thiên thần của em? - Avril vừa thì thào âu yếm vừa đưa lưỡi ngoáy vào lỗ tai ông. - Ôi, sao cưng vội vã thế, từ từ đã nào! Ngồi im! Ngoan nào, cưng của em! Cố kìm lại đã.
Cô vuốt ve vai rồi mềm mại đưa các ngón tay xuống thấp dần trên lưng ông. Heyward để mặc cô gái ve vuốt. Ông khẽ rên rỉ sung sướng. Ông cố kiềm chế cơn thèm khát đang bốc lên ngùn ngụt.
- Em hứa là anh sẽ được đền bù đầy đủ. - Avril vẫn âu yếm thì thào.
Đúng thế. Lần nào cũng vậy, sự tự kiềm chế của Roscoe đều được đền bù rộng rãi. Vừa tận hưởng khoái lạc Roscoe vừa thầm nghĩ, sao một cô gái kiều diễm và non trẻ thế kia lại thành thạo đến như vậy trong việc chiều chuộng đàn ông, lại hiểu biết về chuyện này đến như thế, lại tự do, thoải mái, không hề thấy một sự cấm kỵ nào hết?
- Khoan đã, Roscoe yêu quý! Khoan đã nào, cưng của em! Đúng rồi. Hãy như thế thôi. Anh chịu khó kiên nhẫn một chút.
Những ngón tay điêu luyện vẫn tiếp tục mơn trớn mỗi lúc một táo bạo hơn. Roscoe thả cho tâm hồn bồng bềnh trên biển khoái cảm. Ông đã có kinh nghiệm là hoàn toàn phó mặc cho Avril làm và tuyệt đối tuân theo mọi dẫn dắt của cô:
- Ôi, thế là tốt! Ngon quá! Cái của anh quả là dữ dội.
- Đúng thế. - Roscoe rên rỉ.
Ngay bây giờ thôi. Chỉ một chút xíu nữa thôi...sắp đến lúc rồi. Làn tóc hung của cô ta xoã trên hai chiếc gối. Bây giờ cô ta ngấu nghiến hôn lên khắp người Roscoe. Mùi nước hoa cô dùng làm ông ngây ngất.
Một tiếng nói văng vẳng bên tai ông, từ đâu đến: "Không có gì sung sướng hơn thế này, hơn lúc này! Trên khắp thế gian và cả trên thiên đường nữa".
Đồng thời Roscoe thấy một sự tiếc rẻ cay đắng là ông đã để uổng phí mấy chục năm trời sống trong tăm tối.
Bây giờ cặp môi Avri! đã quay lên lướt trên cặp môi Roscoe và cô vừa lướt vừa thì thào:
- Được rồi? Roscoe yêu quý! Bây giờ thì được rồi... Anh làm đi... Được rồi đấy!
Như Heyward nhận thấy ngay lúc bước vào phòng: căn phòng sạch sẽ, đầy đủ mọi tiện nghi, nhưng hoàn toàn không mang một cá tính nào. Đó là loại phòng nghỉ ở tất cả các khách sạn Hilton.
Ngoài là phòng khách; trong là phòng ngủ. Giống như mọi lần trước, lần này Avril cũng thuê một phòng trang bị đầy đủ như một căn hộ. Roscoe ở lại đây với cô ta đến tối. Sau cuộc làm tình, họ thiếp đi ngủ một lát rồi dậy, lại làm tình, nhưng không dữ dội được như lần trước. Rồi họ ngủ khoảng một tiếng đồng hồ. Lúc họ thức dậy, Roscoe nhìn đồng hồ thấy tám giờ. Ông mệt rã rời, chỉ muốn một điều là về nhà để ngủ...một mình. Ông tự hỏi không biết phải đợi đến lúc nào hãy cáo từ mà vẫn giữ được lịch sự.
Avril ra phòng ngoài gọi điện thoại rồi quay vào:
- Em đã gọi khách sạn đem bữa ăn tối lên đây. Chỉ lát nữa sẽ có.
- Tuyệt vời, em yêu quý!
Avril đã mặc bộ đồ ngủ trong suốt và xi líp. Cô đang chải làn tóc rối bù sau những cuộc tình dữ dội ban nãy. Ngồi trên thành giường, Roscoe ngắm cô gái, không bỏ sót một cử chỉ mềm mại, duyên dáng và đầy khêu gợi nào của cô. So với Beatrice mà ông hàng ngày thấy mặt, thì Avril tràn trề sức trẻ. Đột nhiên Roscoe thấy mình đã quá già. Họ ra ngồi phòng khách và Avril nói ngay:
- Cưng mở sâm banh đi.
Nước đá trong xô đã tan gần hết, nhưng chai rượu ngâm trong đó vẫn còn rất lạnh. Heyward vụng về gỡ sợi dây kim loại ở nút chai, rồi mở nút.
- Đừng làm thế! - Cô nói. - Phải nghiêng chai bốn mươi lăm độ, giữ chặt nút chai rồi xoay cái chai một vòng.
Roscoe làm theo. Thì ra đúng như thế. Sao cô ta giỏi đến như vậy? Cái gì cô ta cũng biết.
Avril đỡ chai rượu trong tay Roscoe, rót ra hai cốc đầy. Roscoe lắc đầu:
- Em yêu quý, em thừa biết là anh không uống.
- Anh uống đi sẽ thấy người trẻ ra. - Cô nói, đưa cốc cho ông.
Roscoe đỡ lấy, trong bụng ngạc nhiên, hay cô ấy đoán được ý nghĩ thầm kín trong lòng mình? Dù sao thì Avril cũng nói đúng: Uống đến cốc thứ ba, quả thật Roscoe thấy mình trẻ lại.
Hầu bàn mang bữa ăn tối vào, đặt trên một cái bàn có bánh xe. Heyward rút ví định trả tiền, những Avril đã đỡ biên lai, ký tên vào rồi cho hầu bàn ra.
- Lẽ ra để anh trả, em yêu ạ?
- Tại sao?
- Bởi không có lý gì em lại phải chi. Anh còn phải hoàn lại tiền thuê khách sạn và tiền vé máy bay đi về từ New York tới đây và từ đây về New York ấy chứ.
Biết Avril ở khu phố Greenwich Village. - "Làng Greenwich" - Ông nói thêm: - Vì số tiền chi quá lớn đối với em.
Avril ngạc nhiên nhìn ông. Đột nhiên cô ta phá lên cười, tiếng cười trong như pha lê:
- Ôi, anh tưởng em tự bỏ tiền túi ra à? - Rồi cô khoát tay trỏ căn phòng. - Roscoe yêu quý, anh không mất trí đấy chứ?
- Vậy ai trả?
- Tất nhiên là tập đoàn SuNatCo rồi! Ôi, anh mới ngốc nghếch làm sao! Em ký vào tất cả các biên lai. Tiền vé máy bay, tiền chi tiêu dọc đường, tiền thuê phòng khách sạn, tiền công của em nữa. Em đều lấy ở SuNatCo.
Avril đứng lên, đi vòng sang bên cạnh Roscoe, áp cặp môi mềm và mọng lên môi ông:
- Anh không phải băn khoăn gì hết, cưng.
Roscoe ngồi bẹp xuống ghế, không nói gì. Chất rượu sâm banh vẫn chảy trong huyết quản ông và làm trí óc ông tỉnh táo hẳn lên. Điều ông vừa được biết khiến ông choáng váng. Mấy chữ "tiền công” của em như một đòn giáng xuống đầu làm ông đau đớn.
Cho đến nay mỗi khi Avril gọi điện đến, dâng hiến cho ông một cuộc gặp gỡ, Heyward đinh ninh là tại cô yêu ông, cô vẫn giữ lại ấn tượng mãnh liệt và say đắm của cái đêm ở đảo Bahamas, ấn tượng mà bản thân ông cũng không thể nào quên. Ôi, sao mình ngu ngốc đến thế? Rõ ràng chuyện này là do George Quartermain bố trí và tiền là của tập đoàn SuNatCo. Giá như Heyward tinh ý hơn một chút thôi, là ông đã thấy ngay từ đầu. Quả thật ông cũng có hơi nghi, nhưng ông đã cố tình nhắm mắt trước sự thật và không hỏi gì hết.
Nhưng có điều còn tồi tệ hơn nữa. Avril đã nhận cả tiền công người ta thuê cô. Vậy cô ta là ai? Gái điếm chăng? Vậy thì trường hợp này Roscoe là cái gì? Ông nhắm mắt lại tự nhủ: "Ôi, lạy Chúa nhân từ con là kẻ có tội!" Đạo đức buộc ông phải hỏi xem toàn bộ chi phí từ hôm đó đến nay là bao nhiêu và lập tức gửi ngân phiếu đến SuNatCo để trả. Roscoe nhẩm tính: vé máy bay khứ hồi, tiền khách sạn, bữa ăn còn ước lượng được con số. Nhưng còn "tiền công" của Avril?
Cô ta tính bao nhiêu tiền một buổi, một ngày?
Chuyện này thì ông hoàn toàn không biết giá cả.
Chuông điện thoại reo trong phòng khách. Avril nhấc máy nói vài câu, rồi quay sang Roscoe:
Điện thoại của anh, Roscoe!
- Của tôi? - Ông đỡ ống nghe.
Vừa đặt lên tai, ông nghe thấy:
- Chào Roscoe thân mến.
- Ông George đấy à? Ông đang ở đâu thế?
- Washington, nhưng đấy đâu phải chuyện quan trọng Tôi vừa nhận được những tin đáng phấn khởi về SuNatCo. Bản tổng kết kinh doanh của quý này sẽ được công bố trên báo ra ngày mai. Ông đọc và cho tôi biết cảm tưởng nhé.
- Ông gọi điện cho tôi chỉ vì chuyện đó à?- Roscoe bực dọc hỏi.
- Ôi tôi cắt ngang cuộc vui của ông hay sao?
- Không đâu.
George Lớn cười láu lỉnh:
- Một cú điện thoại bè bạn thôi mà! Tôi cần kiểm tra xem mọi thứ có trôi chảy không.
Roscoe cảm thấy nếu ông định tỏ thái độ phản đối thì đây là đúng lúc. Nhưng phản đối cái gì? Về sự chiều chuộng hết lòng của Arvil hay sao? Về nỗi áy náy của ông. Đang chưa biết nên nói với George ra sao, thì ông ta đã nói oang oang trong máy:
- Vụ vay tiền cho công ty đầu tư "Q" đã được chấp thuận chính thức chưa?
- Chưa hoàn toàn.
- Sao ông không nắm lấy vấn đề đó.
- Vì còn phải tiến hành thủ tục.
- Vậy thì làm nhanh lên, nếu không tôi sẽ gọi một nhà băng khác và có thể tôi sẽ rút một phần vay tín dụng nhà băng của ông sang cho đám khác.
Lời đe doạ ấy không làm Heyward ngạc nhiên.
Gây sức ép và nhượng bộ là chuyện thường tình giữa các nhà băng và khách hàng.
- Tôi sẽ cố hết sức tôi, George.
George Quartermain càu nhàu rồi hỏi:
- Arvil vẫn ở đấy chứ?
- Vẫn ở đây.
- Cho tôi nói chuyện với cô ấy.
Roscoe đưa máy cho Arvil.
- Được em sẽ làm. - Cô ta cười nói vào máy rồi gác máy. Ngay lúc đó cô sang phòng ngủ. Roscoe Heyward nghe thấy tiếng mở khoá va li. Lát sau, Arvil bước ra, tay cầm một phong bì dầy bằng giấy bao bì.
- George bảo em đưa anh cái này.
Roscoe Heyward nhận thấy phong bì giống hệt phong bì đựng các cổ phiếu của công ty đầu tư "Q" gửi cho ông hôm trước. Arvil nói tiếp:
- George bảo tặng anh một số kỷ niệm ghi lại mấy ngày chơi vui ở Bahamas.
Lại cổ phiếu nữa chăng? Heyward tự hỏi. Ông định từ chối không nhận, nhưng thói tò mò khiến ông cầm lấy, mở ra.
Nhưng Arvil đã ngăn lại:
- Đừng xem bây giờ. Lúc nào ngồi một mình anh hãy xem.
Nhân có cớ ấy, Roscoe bèn nhìn đồng hồ, nói:
- Anh phải đi thôi, cô em ạ.
- Em cũng thế. Em phải ra sân bay để về New York ngay đêm nay.
Roscoe Heyward gọi tắc xi chở ông đến Toà Tháp cao ốc, đại bản doanh của Ngân hàng Thương mại số Một. Vào đến gian tiền sảnh, ông ra lệnh bố trí xe và tài xế chờ ông ở dưới nhà sau đây mười lăm phút. Rồi thang máy cao tốc đưa Heyward lên thẳng tầng ba mươi sáu. Ông đi dọc theo những hành lang tĩnh mịch, hai bên là những cửa phòng đóng kín.
Ông vào phòng giấy của mình. Tại đây ông mới mở phòng bì Avril đưa. Giữa hai tờ bìa cứng là một tập khoảng hơn một chục tấm ảnh phóng to, đặt cách nhau bằng những tờ giấy mỏng.
Buổi tối thứ hai ở Bahamas, lúc các cô gái và vài người đàn ông khoả thân tắm dưới bể bơi trong dinh cơ của George Quartermain. Thợ ảnh chắc ngồi ở chỗ bí mật. Nhưng sao ông không thấy anh ta? Hay anh ta dùng ống kính chụp xa? Cũng có thể anh ta nấp sau những bụi cây xung quanh bể bơi. Dù sao cũng phải thấy anh ta đã dùng loại phim độ nhạy cực cao, bởi ảnh rõ như chụp ban ngày mà không phải dùng đèn nháy. Nhưng chuyện đó đâu có quan trọng? Điều quan trọng là nội dung những bức ảnh chụp.
Một tấm chụp bốn cô gái Krista, Rhetta, Ánh Trăng và Arvil cùng Huân tước Harold Austin đang cởi quần áo. Rồi một tấm hình chụp lúc họ đã trần như nhộng. Roscoe thấy hình mình đứng giữa đám các cô gái xinh như mộng, khoả thân và mặt ông ngây ra như bị thôi miên. Rồi một tấm chụp lúc ông đang cởi xu chiêng cho Arvil. Một tấm khác chụp lúc Arvil hôn ông và ông đang nắn cặp vú cô ta.
Do tình cờ hay cố ý mà vị phó tổng thống Hoa Kỳ Stonebridge đứng quay lưng, không thấy mặt?
Rồi George Lớn cũng không có trong một tấm ảnh nào hết.
Chắc chắn người chụp phải là thợ ảnh chuyên nghiệp, bởi các bức ảnh đều rất có nghệ thuật và rất có kỹ thuật. Heyward không lấy gì làm lạ. George Quartermain không bao giờ tiếc tiền khi cần đạt được hiệu quả nào đó.
Nguyên sự hiện diện của những bức ảnh này đã đủ đánh gục Roscoe Heyward. George Lớn đưa ông những tấm ảnh này nhằm mục đích gì? Một cách đe doạ chăng? Hay một kiểu đùa dai? Có còn những bản khác không? Ai giữ phim? Bây giờ Roscoe Heyward mới hiểu George Quartermain là người phức tạp, tính nết oái oăm và có lẽ nguy hiểm nữa.
Bất giác, Heywarđ liếm môi, ngắm nhìn các tấm ảnh. Thoạt đầu ông định huỷ nhưng ông biết không đủ gan làm chuyện đó.
Roscoe ngạc nhiên thấy ông đã ở trong phòng này nửa giờ rồi. Ông không thể mang những tấm ảnh này về nhà. Làm thế nào bây giờ? Roscoe cẩn thận xếp các tấm ảnh vào phong bì, rồi cất vào ngăn kéo, chỗ ông chuyên cất những tài liệu cá nhân của ông.
Bàn tay đờ dẫn, ông mở ngăn kéo trong đó bà thư ký Dora Callaghan trước khi ra về đã xếp vào những tài liệu giấy tờ bà thấy trên bàn. Trên cùng là tập hồ sơ xin vay tiền của công ty đầu tư "Q". Roscoe ngẫm nghĩ. Trì hoãn làm gì nữa. Liệu có cần thông qua Jerome Patterton lần nữa không?
Không có gì bắt buộc Roscoe phải làm như thế. Chức vị của ông trong nhà băng cho phép ông được chịu trách nhiệm về những khoản tín dụng với số lượng này. Vụ này không có khả năng rủi ro. Cả George Quartermain lẫn tập đoàn SuNatCo đều vững chãi. Roscoe Heyward viết hai chữ "chấp thuận” rồi ký tắt xuống dưới. Vài phút sau, ông xuống nhà. Tài xế đang đợi sẵn và xe đậu ngoài cổng.