Cách bạn sử dụng thời gian quan trọng hơn cách bạn tiêu tiền. Sai lầm về tiền bạc còn có thể chỉnh sửa được, nhưng thời gian thì không bao giờ quay lại.

David Norris

 
 
 
 
 
Tác giả: Valentin Kataep
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Dịch Theo Bản Dịch Pháp Văn Les Catacombes D'odessa Của Esfir Berstein Và Olga Wormsber — (Nhà Xuất
Biên tập: Nguyễn Hà
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 35 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2021-01-12 19:45:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần Thứ Nhất - 31
hiếc xe đi vào sân; một cái sân rộng mông mênh, vắng ngắt, ngổn ngang những đống sắt gỉ của nhà máy, những mảnh vụn kim loại và những máy móc cũ người ta không chở đi lúc tản cư. Secnôivanenkô lên chỗ ban giám đốc nhà máy bằng cầu thang sau, rồi đi qua những căn phòng bỏ trống của ban giám đốc, của Đảng ủy, của văn phòng và kế toán.
Từ những cửa sổ của « góc đỏ », người ta có thể nhìn bao quát hầu hết khu vực nhà máy. Trên khoảng đất giữa các xưởng, những xe tăng bẹp dúm nằm chờ chữa. Người ta còn nhìn thấy một cái bục lát ván và góc một lễ đài tạm thời.
Secnôivanenkô sắp sửa lộn ra xe và tiếp lục đi thì bất thình lình từ một ngóc ngách xa nhất trên sân, sau xưởng dụng cụ, dội lên một tiếng nổ nhỏ, và một đám khói trắng phớt vàng bay lên. Từ phía sau góc xưởng, có mấy người chạy ra, trong số đó, Secnôivanenkô nhận ra cái dáng vụng về và những cánh tay dài nghêu của Xiniskin Jêleznư. Sau cái bắt tay ngắn ngủi, họ cùng ngồi lên bờ tường. Xiniskin thở khó nhọc, mặt đen bồ hóng, một cánh tay của chiếc áo ba-đờ-xuy đen cũ đã sứt chỉ, cái mũ cát-két vải láng với chiếc khuy nhỏ, bám đầy bụi gạch. Đôi mắt đó ngầu và hùm hụp của bác ánh lên lạnh lùng.
— Thật ẩu không thể tả được! — bác nói, giọng ồm ồm như thùng tô-nô. Bác ho ra đáng mệt nhọc rồi lại tiếp tục với giọng bất bình — Thiết bị thì họ đem đi, nhưng tất cả dây điện và đường ống, máy ép thì họ bỏ lại. Đã hai ngày nay chúng tôi phải đi cắt dây điện trong các xưởng và cho nổ lựu đạn phá vỡ hệ thống dẫn khí nén... Đồng chí cần hỏi tôi à?
— Vâng, hồi đêm khu ủy đã có quyết định. Nhóm chúng ta đã được dứt khoát chỉ định là đảng ủy bí mật của khu vực. Là bí thư thứ nhất của đảng ủy, tôi phải lập tức quyết định xem có thể sử dụng bác cách nào cho có lợi nhất. Tôi muốn hỏi ý kiến bác.
— Để xem! — Xiniskin nhăn mặt, có vẻ nghi ngờ — Đồng chí hãy nói rõ.
— Có hai khả năng: hoặc bác đi với chúng tôi xuống hầm ở Uxatôvô; hoặc bác ở lại đây một thời gian để đảm bảo việc liên lạc với nhân dàn và việc thông báo tin tức. Cả hai đằng đều có cái nguy hiểm của nó. Ý kiến bác thế nào?
Xiniskin lại càng nhăn nhó hơn, nhìn Secnôivanenkô bằng con mắt thăm dò và hỏi:
— Thế ý kiến đồng chí?
— Tôi sẽ nói hết sức thật thà với bác, — ông nói giọng quả quyết.
— Những người cộng sản trong tình thế hiện nay, theo tôi nghĩ, không thể nói khác được, — Xiniskin nói rất nhanh.
Secnôivanenkô thật ra cũng đã biết cái tính thẳng thắn của Xiniskin không chịu được bất kỳ lối quanh co bóng gió nào trong quan hệ giữa con người với nhau. Xiniskin cảm thầy có cái gì không được minh bạch lắm trong những lời vào đầu của Secnôivanenkô, nên bác đã giữ miếng.
— Tôi sẽ nói rất thật thà, — Secnòivanenkô nhắc lại — Bác đều cần thiết đối với cả hai nơi, nhưng có lẽ đối với hầm mộ thì cần hơn.
— Vậy sao?
— Chúng ta phải — Secnôivanenkô nói thật dè dặt, cố tỏ ra vừa khéo léo lại vừa kiên quyết,— tính đến chuyện bác không còn trẻ lắm, không còn khỏe lắm nữa.
— Nghĩa là?... — Xiniskin dằn giọng, gò má giần giật và lông mày cau lại. Nhưng Seenôivanenkô vẫn tiếp tục:
— Để tôi nói hết đã. Tôi muốn nói rằng bác là người ốm. Bác yếu phối, ở lâu ngày trong những hầm tối, ẩm có thể gây ra những hậu quả tai hại cho bác. — Tôi đã nói hết.
Xiniskin yên lặng một lúc, ho với vẻ bực bội, bộ mặt càng thêm cau có.
— Này đồng chí Secnôivanenkô thân mến, — bác vừa nói vừa quay đi, nhìn xuống đất — Thứ nhất, cảm ơn lòng thành thực của đồng chí. Thứ hai, đồng chi nói vô lý, hoàn toàn vô lý, và tôi sẽ không cho phép, — đột nhiên bác hét lên, nhưng lại cố kìm lại, — tôi không mảy may có ý định nhờ đến ban cứu tế xã hội đâu. Đồng chi biết là tôi vẫn còn làm việc và người ta bảo là tôi làm việc không tồi. Đúng, không tồi đâu! Bộ chỉ huy đã ngỏ lời cảm ơn tôi về việc sửa chữa xe tăng và việc làm cho đoàn tàu bọc sắt chạy được. Điều đồng chí nói về sức khỏe của tôi thật quá đáng. — Yếu phôi! — bác kêu lên — Thế thì có hề gì! Phôi tuy yếu nhưng gần đây nó khỏe lên rồi. Chính Măcxim Gorki cũng yếu phổi. Những người thợ già chúng tôi ở Ôđetxa đều rất nhớ Măcxim Gorki, ông ấy đến với chúng tôi và ở cảng, tại xưởng chữa tàu của công ty hàng hải và thương thuyền Nga, ông ấy đọc sách cho chúng tôi nghe, nói chuyện với chúng tôi. Hồi đó, ông ấy cũng ho, nhưng vẫn sống cho đến già. Mà sống như thế nào, làm việc như thế nào! Thật là sôi nổi! Alêcxây Măcximôvich Peskôp, thật mới đáng gọi là người! Thế mà đồng chí lại nói chuyện phổi! Không, về phần đồng chí, xin làm ơn xếp chuyện ấy lại cho!
Secnôivanenkô say sưa nhìn bác. Đứng cạnh ông, quả là một con người không ai khuất phục nổi, một con người mãnh liệt, thuộc dòng dõi Gorki. Ai có thể ngăn cản một con người như thế, có thể làm nguội nhiệt tình một con người như thế, có thể bắt buộc một con người như thế ngừng công tác và đấu tranh? Bác thợ hàn già trở nên đốc công Xtakhanôvich, đã tham gia cuộc đấu tranh cách mạng năm 1905 lúc còn rất ít tuổi. Hồi đó bác thường lại nhà người anh của Secnôivanenkô, tên là Têrenti, ở xóm Cối xay Gần. Secnôivanenkô hồi ấy là một chú bé với cái tên Gayrick, vẫn còn ghi trong ký ức cái hình ảnh của anh thợ trẻ Xiniskin, cao lớn và nghiêm nghị, mặc chiếc sơ-rni xa-tanh đen có hàng khuy thủy tinh xanh nhỏ cài bên sườn; lúc nào anh cũng ngồi lánh ra một chỗ, chăm chú nhưng lì xì, đôi mắt sáng nhìn đăm đăm. Xiniskin không nhớ Gayrick. Rất lâu sau ngày Cách mạng tháng Mười, bác có gặp Gayrick đã thành người chiến sĩ trẻ của Đảng, nhưng bác không nhận ra. Bác khẽ liếc nhìn chú và nói: « mình không nhớ ». Nhưng về sau, bác cũng nhớ ra.
Tất cả cuộc đời của Xiniskin Jêleznư gắn liền với Cách mạng. Bác đã nhiều lần vào tù, vượt ngục và từng bị đi đày. Bác đã bị bọn chúng đánh đập ở những đồn cảnh sát trên các chặng đường đi đầy. Cách mạng tháng Mười đã đổi bác thành ủy viên tòa án Cách mạng và đã thêm vào tên bác cái biệt hiệu «Jêleznư» nghĩa là «bằng sắt». Hồi bấy giờ người ta gọi bác trần bằng cái tên Jêleznư, chứ không thêm Xiniskin. Đó là thời đại của những tên cứng rắn và có ý nghĩa: « Cương quyết », « Cảnh giác », « Sắc bén ». Còn bác thì « Bằng sắt». Cái tên thật hợp với người, cả đến bề ngoài của bác cũng rất giống sắt: người thì dài ngoẵng, gày gò, bộ mặt thì thẫm y như phủ một lớp gỉ xanh xám. Màu đó bệnh lao lộ qua lớp gỉ ấy như miếng sắt móng ngựa nguội trong lò. Cả đến bộ tóc của bác, dày cứng, chải như tóc Gorki hồi trẻ — rẽ lật hai bên — cũng màu xanh xám như sắt vậy. Toàn thể con người bác đúc bẵng sắt. Nó xông ra cái mùi than đá hăng hắc của lò cao. Bên trong lúc nào cũng « nung đó ». Có lẽ ai vô ý chạm phải là bỏng tay liền. Khi bác tức giận, người ta có cảm giác từ hai bàn tay sắt nắm lại của bác nảy ra những tia lửa. Xiniskin Jêleznư là như thế. Không phải dễ mà gây chuyện với một con người như vậy!
Đột nhiên, một nụ cười nhẹ nhàng hóm hỉnh nở dưới hàng ria của bác. Bác khẽ đưa mắt nhìn Secnôivanenkô và nói:
— Mấy lại, đấy không phải là cái chủ yếu của công việc. Có thể là khí hậu dưới hầm Uxatôvô không lợi cho sức khỏe của tỏi. Nhưng thưa đồng chí bí thư rất đáng quí, đồng chi vin vào lẽ gì mà bảo rằng đời sống của tôi trên mặt đất sẽ được an toàn hơn, trong những điều
kiện « khí hậu » của bọn phát-xít chiếm đóng. Chả ai có thể biết ở đâu mình mất, ở đâu mình được. Nhưng tôi mong rằng hai chúng ta sẽ không thảo luận về cách tránh mối nguy cơ chết kiểu này hay kiểu khác; mà trái lại, chúng ta sẽ quyết định làm thế nào để quân thù phải chết nhiều nhất. Đó chính là điều Đảng yêu cầu chúng ta. Vậy đồng chí biết đấy, cho phép tôi được giải đáp câu hỏi, không phải theo quan điểm cá nhân mà theo quan điểm của Nhà nước, của toàn thể nhân dân. Đồng chí hãy nói đi: ở đâu tôi sẽ có lợi cho công tác hơn?
Secnôivanenkô cảm thấy dạt dào xúc động và âu yếm đòi với con người cao lớn, già nua, bướng bỉnh này; ông ghì lấy vai bác và nói với bác những lời gần giống như bí thư Khu ủy nói với ông lúc chia tay.
— Không phải những người như tôi có thể lên lớp cho bác đâu, bác Nikolai Vaxiliêvich ạ, bác là một người bônsêvich già, bác có rất nhiều kinh nghiệm hoạt động bí mật. Bác hãy tự quyết định lấy thôi.
— Chỉnh đồng chí sẽ quyết định — Xiniskin nói rất nghiêm trang, có vẻ hơi nghiêm khắc nữa. — Nhưng nếu đồng chí muốn có ý kiến của tôi thì tôi xin nói. Hướng dẫn cán bộ ư? Phải. Vì phần đông cán bộ tương lai của chúng ta sẽ ở ngay đây, ở Pêrexip, ở Mônđayanka, ở Cảng; tôi nghĩ rang thời kỳ đầu, tôi cần ở trên mặt đất. Ở đó, tôi sẽ có lợi cho công tác hơn. Có thể nói rằng tôi sẽ là người đại diện toàn quyền cho đồng chí. Tôi sẽ là tai mắt của đồng chí... và nếu cần sẽ là bàn tay của đồng chí nữa, — bác nói thêm với nụ cười nghiêm trang và chìa hai bàn tay ra trước mặt, làm bộ nắm lại một cách cương quyết. — Rồi sau này, sẽ tùy theo tình hình, tôi không biết thế nào mà nói trước. Tôi sẽ báo cáo cho đồng chi thật hệ thống về tình hình thành phố, nhất là tình hình Pêrexip và khu vực cảng. Được chứ?
Secnôivanenkô nghĩ một lúc và nói có tính chất quyết định:
— Đồng ý. Cứ thế!
— Đấy, đồng chí xem, — Xiniskin nhẹ nhàng kết luận — Thế mà đồng chí lại cứ nói chuyện « cái phổi».
Secnôivanenkô đứng dậy, chìa tay cho bác:
— Chập tối hôm nay, mời bác đến cạnh tường phía bắc công viên Hatji-Bây. Ở đó, ta sẽ qui định cụ thể những trạm thường trực bí mật và tôi sẽ chỉ cho bác lối vào cơ sở của tôi. Chào bác.
Secnôivanenkô trở ra xe. Đến cửa xe, ông quay người lại và nhìn cái bóng to lớn của Xiniskin đi ngược gió qua sân về phía xưởng lắp ráp mà đằng sau đó là mặt biển mỗi lúc một tối sầm. Vài người — có lẽ là những « cán bộ » của bác ta — đang làm gì đó cạnh bức tường của xưởng.
Cuộc gặp gỡ Xiniskin Jêleznư đã có một tác dụng kích thích đối với Secnôivanenkô, ông hăm hở, vui vẻ quát lên với Xviatôxlap:
— Đến nhà Kôletnisuc!
Đường Hầm Ôđetxa Đường Hầm Ôđetxa - Valentin Kataep Đường Hầm Ôđetxa