Love is the hardest habit to break, and the most difficult to satisfy.

Drew Marrymore

 
 
 
 
 
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: Trần Hùng
Số chương: 41 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 5
Cập nhật: 2024-09-01 17:39:54 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Tần II
. SỞ MẮC MƯU TRƯƠNG NGHI
(Tề trợ Sở công Tần)
Tề giúp Sở đánh Tần, chiếm Khúc Ốc. Sau Tần muốn đánh Tề (để phục thù) nhưng Tề, Sở thân thiện với nhau, nên (Tần) Huệ Vương khó nghĩ, hỏi Trương Nghi:
- Ta muốn đánh Tề mà Tề, Sở hoà hảovới nhau, ta lấy làm khó nghĩ, làm sao bây giờ?
Trương Nghi đáp:
- Xin đại vương cho sửa soạn xe cùngtiền bạc, thần xin đi thử xem.
Trương Nghi xuống phương nam, yết kiến vua Sở (Hoài Vương), tâu:
- Người mà vua tệ ấp chúng tôi quí nhất, không ai hơn đại vương, người mà Trương Nghi tôi rất mong được thờ nhất cũng không ai hơn đại vương. Người mà vua tệ ấp chúng tôi ghét nhất không ai hơn vua Tề (Mẫn Vương), người mà Trương Nghi tôi ghét nhất cũng không ai hơn vua Tề. Nay tội vua Tề đối với vua tệ ấp chúng tôi rất lớn, chúng tôi muốn đánh Tề mà đại quốc thân thiện với Tề, thành thử vua tệ ấp chúng tôi không phụng sự đại vương được mà Trương Nghi tôi không làm bề tôi đại vương được. Nếu đại vương có thể đóng cửa ải, tuyệt giao với Tề thì tôi xin tâu với vua Tần dâng đại vương đất Thương Ô vuông sáu trăm dặm, như vậy Tề (không được Sở làm hậu viện) tất yếu, yếu thì tất bị đại vương sai khiến. Thế là phía bắc làm cho Tề yếu, phía tây được ân huệ của Tần, mà lại được cái lợi làm chủ đất Thương Ô, một việc mà được ba cái lợi.
Vua Sở rất mừng, tuyên bố ở triều đình:
- Quả nhân được đất Thương Ô vuôngsáu trăm dặm.
Quần thần có mặt đều mừng vua Sở. Duy có Trần Chẩn vô yết kiến sau là không mừng. Vua Sở bảo:
- Quả nhân không làm nhọc một tên lính, không làm hại một người dân mà được đất Thương Ô vuông sáu trăm dặm, quả nhân tự cho là khôn, các quan sĩ đại phu đều mừng quả nhân, duy có ông là không mừng, tại sao vậy?
Trần Chẩn đáp:
- Thần cho rằng đã không thể làm chủđược đất Thương Ô mà còn thêm tai vạ nữa, cho nên không dám mừng càn.
Sở Vương hỏi:
- Sao vậy?
Đáp:
- Tần sở dĩ kính nể đại vương vì đạivương thân với Tề. Nay đất Thương Ô chưa có thể làm chủ được mà Tề đã tuyệt giao với mình trước rồi, thì Sở hoá cô lập, Tần còn kính nể gì một nước cô lập? Vả lại mình đòi được đất trước rồi mới tuyệt giao với Tề thì Tần tất không chịu; mình tuyệt giao với Tề trước rồi mới đòi đất thì tất bị Trương Nghi gạt; bị Trương Nghi gạt, đại vương tất hối hận, như vậy là phía tây thêm lo vì Tần, phía bắc tuyệt giao với Tề, hai nước đó tất đem quân đánh mình.
Vua Sở không nghe, bảo:
- Việc ta làm là phải rồi! Ông đừngnói nữa, đợi rồi sẽ biết.
Vua Sở sai người đi sứ tuyệt giao với Tề. Sứ giả chưa về, lại sai một người nữa đi. Trương Nghi trở về Tần, sai người đi qua Tề ngầm kết giao với Tề. Sở sai một vị tướng lại nhận đất Thương Ô của Tần. Trương Nghi về tới Tần rồi, cáo bệnh không vô triều. Vua Sở bảo:
- Ông Trương cho rằng quả nhân khôngtuyệt giao với Tề ư?
Rồi sai dũng sĩ qua cự nự vua Tề. Trương Nghi biết rằng Sở đã tuyệt giao với Tề rồi, mới ra tiếp sứ giả, bảo:
- Xin ông nhận đất từ đó tới đó, bề ngang rộng sáu dặm.
Sứ giả đáp:
- Tôi nghe nói sáu trăm dặm, chứ không nghe nói sáu dặm.
Nghi bảo:
- Nghi tôi vốn nghèo, làm sao có đượcsáu trăm dặm?
Sứ giả về tâu với vua Sở. Vua Sở rất căm, muốn đem quân đánh Tần. Trần Chẩn hỏi:
- Thần được phép nói chăng?
Vua Sở đáp:
- Được, ông nói đi.
Chẩn tâu:
- Đánh Tần, kế ấy hỏng, đại vương nhân việc này mà hối lộ cho Tần một đô ấp lớn, để Tần giúp mình đánh Tề; thế là mình mất cho Tần mà được đất của Tề để bù lại mà nước Sở mới bảo toàn được. Nay đại vương đã tuyệt giao với Tề, mà lại trách Tần là gạt đại vương, thế là làm cho Tề và Tần liên hợp với nhau, Sở tất nguy to.
Vua Sở không nghe, đem quân đánh Tần, Tần liên hợp với Tề, Hàn cũng theo giúp (Tần và Tề), quân Sở đại bại ở Đỗ Lăng. Đất đai, dân chúng nước Sở đâu phải là yếu đuối, suy nhược, mà xuýt nguy vong vì không nghe lời Trần Chẩn mà quá nghe lời Trương Nghi.
2. TRẦN CHẨN THUYẾT VUA TẦN
(Sở tuyệt Tề)
Sở tuyệt giao với Tề, Tề đem quân đánh Sở, Trần Chẩn bảo vua Sở:
- Đại vương nên cắt đất để phía đônggiảng hoà với Tề, phía tây giảng hoà với Tần.
Vua Sở sai Trần Chẩn qua Tần, vua Tần bảo:
- Ông là người Tần, quả nhân với ông có tình cố cựu. Quả nhân bất tài, không thể tự coi việc nước được, cho nên ông bỏ quả nhân mà qua thờ vua Sở. Nay Tề, Sở đánh nhau, có người bàn nên cứu, có người bàn không nên cứu. Ông có thể nào lấy lòng trung mưu tính cho chúa công của ông rồi, còn dư tài thì tính giúp quả nhân được không?
Trần Chẩn đáp:
- Đại vương có nghe câu chuyện ngườinước Ngô qua chơi nước Sở không? Vua Sở rất mến người đó, người đó đau, nên sai người lại thăm.
Vua Sở hỏi: “Ông ta có thực đau không? Hay là nhớ cố quốc đấy?”. Kẻ tả hữu đáp: “Thần không rõ ông ta có nhớ cố quốc không. Nếu nhớ thì tất hát những bài ca nước Ngô”.
Nay Chẩn tôi vì đại vương mà hát bài ca nước Ngô. Đại vương có nghe câu chuyện Quản Dữ không? Có hai con hổ tranh nhau một người mà vồ nhau. Quản Tranh Tử muốn đâm hai con hổ đó. Quản Dữ can:
- Hổ là loài thú dữ, thích thịt người,cho thịt người là ngon.
Nay hai hổ tranh nhau một người mà vồ nhau, con nhỏ tất chết, con lớn tất bị thương. Ông đợi lúc đó đâm con bị thương thì một lần mà được cả hai con, không mệt sức phải chiến đấu với một con (còn mạnh) mà được tiếng là đâm cả hai con.
Nay Tề, Sở đánh nhau, thì Tề tất thua, lúc đó đại vương đem quân cứu Tề, được cái lợi là cứu Tề mà không có cái hại đánh Sở. Tôi bày mưu như vậy với đại vương, còn nghe hay không, biết trước sau hay không là tuỳ đại vương. Mưu tính là gốc của việc làm, nghe lời phải hay không là then chốt của sự tồn vong. Mưu tính sai mà nghe theo thì khó giữ được nước lắm. Cho nên có câu: “Mưu kế nào mà người ta đã cân nhắc kỹ lưỡng thì khó có thể lầm; nghe mà hiểu được đầu đuôi thì không mê loạn”.
5. BIỂN THƯỚC MẮNG VUA TẦN – C15,5-1
(Y Biển Thước kiến Tần Vương)
Y sư Biển Thước yết kiến Tần Vũ Vương. Vũ Vương kể bệnh, Biển Thước xin trị. Kẻ tả hữu can:
- Đại Vương đau ở phía trước tai, phíadưới mắt. Trị thì chưa chắc đã hết mà tai lại hoá điếc, mắt lại hoá mờ mất.
Vũ Vương đem lời đó nói với Biển Thước, Biển Thước giận, liệng cục đá xuống, bảo:
- Đại vương vấn kế bực trí giả mà lạinghe lời kẻ ngu để hỏng việc. Điều đó cho tôi thấy chính trị của nước Tần; chỉ vì một hành động của đại vương mà mất nước.
6. CAM MẬU SỢ TẦN VŨ VƯƠNG NGHE LỜI GIÈM PHA – C15,6-62
(Tần Vũ Vương vị Cam Mậu)
Tần Vũ Vương bảo Cam Mậu:
- Quả nhân muốn đem chiến xa vào đất Tam Xuyên để cướp ngôi nhà Chu, như vậy quả nhân chết rồi danh sẽ bất hủ.
Cam Mậu đáp:
- Thần xin qua Ngụy dụ Ngụy đánh Hàn.
Vũ Vương sai Hướng Thọ đi theo để phụ tá. Cam Mậu tới Ngụy, bảo Hướng Thọ: “Ông về cáo với vua Tần: “Vua Ngụy nghe mưu kế của tôi, nhưng xin đại vương đừng đánh Hàn vội”. Như vậy việc mà thành thì công thuộc cả về ông”.
Hướng Thọ trở về, báo với vua Tần. Vua Tần thân đi đón Cam Mậu ở Tức Nhưỡng. Khi Cam Mậu tới, vua Tần hỏi nguyên do tại sao không đánh Hàn, Cam Mậu đáp:
- Nghi Dương là một huyện lớn; Thượng Đảng, Nam Dương là những nơi của cải súc tích đã lâu đời, tuy gọi là huyện mà thực ra là quận. Nay đại vương vượt nhiều nơi hiểm trở, xông pha cả ngàn dặm để đánh, thần e khó được.
Thần nghe nói Trương Nghi phía tây thôn tính đất Ba Thục, phía bắc chiếm miền ở ngoài Tây Hà, phía nam lấy được Thượng Dung; thiên hạ không khen Trương Nghi mà ca tụng tiên vương là hiền. Ngụy Văn Hầu sai tướng là Nhạc Dương đánh Trung Sơn ba năm mà chiếm được, Nhạc Dương về kể công, Văn Hầu đưa cho ông ta coi một tráp đầy những thư nói xấu ông ta. Nhạc Dương cuối đầu sát đất, lại hai lạy, tâu: “Đó không phải là công của thần mà là nhờ uy lực của bệ hạ”. Nay thần là kẻ bề tôi ở xa; khi Xư Lý Tật, Công Tôn Diễn giúp Hàn mà thuyết phục đại vương, đại vương tất nghe hai ông ấy. Như vậy là đại vương gạt nước Ngụy mà thần bị Công Trọng Xỉ oán.
Xưa kia, Tăng Tử ở đất Bí. Đất Bí có một kẻ sát nhân trùng tên, họ với Tăng Tử. Người ta báo tin cho bà mẹ Tăng Tử: “Tăng Sâm đã giết người!”. Bà mẹ Tăng Tử bảo: “Con tôi không khi nào giết người!”, rồi lại thản nhiên ngồi dệt. Được một lát, có người lại nói: “Tăng Sâm đã giết người!”. Bà mẹ Tăng Tử vẫn thản nhiên ngồi dệt. Được một lát, lại có người nói: “Tăng Sâm giết người!”. Lần này, bà mẹ Tăng Tử sợ, liệng thoi, leo tường mà trốn. Tăng Sâm hiền như vậy, bà mẹ ông ta tin ông ta như vậy mà có ba người nghi thì bà mẹ hiền đó cũng không tin con được nữa. Nay thần không có đức bằng Tăng Sâm, mà đại vương tin thần lại không bằng bà mẹ Tăng Tử tin con. Thần e rằng số người nghi thần không phải chỉ có ba, vậy đại vương phải vì thần mà liệng thoi mất.
Vua Tần bảo:
- Quả nhân không nghe họ đâu, xin thềvới ông.
Và hai bên thề với nhau ở Tức Nhưỡng. Rồi mạnh mẽ tấn công Nghi
Dương, năm tháng mà không hạ được. Xư Lý Tật, Công Tôn Diễn đều can vua, vua muốn nghe, vời Cam Mậu vào cho hay. Cam Mậu đáp:
- Tức Nhưỡng còn đó.
Vua Tần bảo:
- Phải.
Rồi dùng hết binh lực, lại sai Cam Mậu tấn công nữa và hạ được Nghi Dương.
7. PHÙNG CHƯƠNG GẠT VUA SỞ
(Nghi Dương chi dịch)
Trong trận Nghi Dương, Phùng Chương bảo vua Tần:
- Không hạ được Nghi Dương thì Hàn,Sở thừa lúc ta suy nhược mà đánh, nước ta sẽ nguy. Vậy nên hứa cho Sở đất Hán Trung để Sở đẹp lòng. Sở đẹp lòng mà không tiến quân thì Hàn tất lẻ loi, không làm gì được Tần.
Vua Tần đáp:
- Phải.
Rồi sai Phùng Chương đem Hán Trung hứa với Sở. Hạ được Nghi Dương. Vua Sở nhắc lời hứa đòi Phùng Chương phải nộp đất Hán Trung.
Phùng Chương tâu với vua Tần:
- Đại vương đuổi thần đi.
Rồi, vua Tần đáp vua Sở:
- Quả nhân có hứa gì đâu?
8. CAM MẬU ĐÁNH NGHI DƯƠNG I – C15,8-64
(Cam Mậu công Nghi Dương)
Cam Mậu đánh Nghi Dương, ba lần thúc trống mà quân không tiến tới được. Hửu tướng của Tần có một viên uý thưa với Cam Mậu:
- Ông không lượng sức, tất nguy to.
Cam Mậu bảo:
- Ta là người xa lạ mà được làm tểtướng ở Tần là nhờ đem việc Nghi Dương ra dẫn dụ vua. Nay đánh Nghi Dương mà không chiếm được, ở trong thì bị Công Tôn Diễn, Xư Lý Tật lật, ở ngoài thì bị Công Trọng (Xỉ) đem việc nước Hàn làm khốn, thế là không có ngày lập công được nữa. Ngày mai thúc trống lần nữa mà không hạ được thì đất Nghi Dương này là nơi chôn ta!
Rồi xuất tiền riêng ra để tăng tiền thưởng cho quân lính, hạ được Nghi Dương.
9. CAM MẬU ĐÁNH NGHI DƯƠNG II
(Nghi Dương vị đắc)
Nghi Dương chưa chiếm được mà quân Tần bị thương đã nhiều, Cam Mậu muốn ngưng binh. Tả Thành bảo Cam Mậu:
- Ông ở trong thì bị Xư Lý Tật, Công Tôn Diễn công kích, ở ngoài thì bị Hàn Xỉ oán, nay ông dụng binh mà không lập được công thì ông tất nguy. Ông nên tiến đánh Nghi Dương, hạ được Nghi Dương thì công ông lớn lắm. Xư Lý Tật, Công Tôn Diễn không có cớ công kích ông nữa, mà quân Tần chết nhiều, sẽ thâm oán hai ông đó (là những người đã bày mưu đánh Nghi Dương).
10. HÀN, SỞ ĐỀ PHÒNG NHAU
(Nghi Dương chi dịch)
Trong trận Nghi Dương, Sở phản Tần mà liên hợp với Hàn. Vua Tần lo. Cam Mậu tâu:
- Sở tuy liên hợp với Hàn nhưng không vì Hàn mà khai chiến với Tần đâu. Hàn cũng sợ nếu đánh nhau với Tần thì Sở sẽ gây rối ở phía sau, vậy Hàn, Sở tất phải đề phòng nhau. Sở nói rằng thân thiết với Hàn mà không nhắc lại oán cũ với Tần, vì vậy mà thần biết rằng Sở phải đề phòng Hàn.
11. CAM MẬU KHUYÊN VUA TẦN
(Tần Vương vị Cam Mậu)
Vua Tần bảo Cam Mậu:
- Người Sở đi sứ qua nước mình, cónhiều người giỏi, tranh biện với quả nhân, nhiều lần quả nhân đuối lý. Làm sao bây giờ?
Cam Mậu đáp:
- Xin đại vương đừng lo. Người giỏimà đi sứ thì đại vương đừng nghe họ biện thuyết, người dở mà đi sứ thì đại vương hãy nghe. Như vậy thì (vua Sở) sẽ dùng kẻ dở mà không dùng kẻ giỏi, mà đại vương áp đảo được.
12. TÔ ĐẠI GIÚP CAM MẬU
(Cam Mậu vong Tần)
Cam Mậu bỏ Tần, định trốn qua Tề, ra khỏi cửa ải (Hàm Cốc), gặp Tô Tử hỏi:
- Ông có nghe câu chuyện người congái chưa chồng trên bờ sông không?
Tô Tử đáp:
- Chưa.
Cam Mậu kể:
- Trên bờ sông nọ, có một người congái chưa chồng, nhà nghèo, không có đèn đóm. Các người con gái chưa chồng ở chung quanh bàn với nhau muốn đuổi nàng đi. Người con gái nhà nghèo không có đèn đóm đó, khi sắp đi, bảo các người con gái chưa chồng kia: “Tôi vì nhà không có đèm đóm, nên thường tới quét nhà, trải chiếu cho các chị. Các chị tiếc chi chút ánh sáng thừa thiếu vào bốn bức vách? Xin các chị gia ân cho tôi, tôi có làm hại gì các chị đâu. Tôi tự cho là giúp ích được cho các chị, sao lại đuổi tôi đi?”. Các người con gái chưa chồng kia cho rằng lời đó đúng, nên giữ lại.
Nay tôi là kẻ bất tiếu, vua Tần đuổi mà ra khỏi cửa ải, xin quét nhà và trải chiếu cho túc hạ, túc hạ đừng đuổi tôi đi.
Tô Tử bảo:
- Được. Tôi xin giúp cho ông được trọng dụng ở Tề.
Rồi qua phía tây thuyết vua Tần (Chiêu Tương Vương):
- Cam Mậu là người hiền, không phảilà kẻ sĩ tầm thường, ở Tần đã được trọng dụng mấy đời. Từ Hào Tái, Khê Cốc địa thế chỗ nào hiểm trở đều biết rõ. Nếu để ông ta giúp Tề kết thân với Hàn, Ngụy và mưu tính chống Tần thì không lợi cho Tần.
Vua Tần hỏi:
- Vậy thì phải làm sao?
Tô Đại đáp:
- Nên đem nhiều đồ lễ và bỗng lộc màđón ông ấy về; ông ấy về thì an trí ông ấy ở Hoè Cốc, suốt đời không cho ra khỏi nơi đó, như vậy thiên hạ làm sao mà mưu tính hại Tần được.
Vua Tần bảo:
- Phải.
Rồi phong cho chức thượng khanh, giao cho tướng ấn, đón Cam Mậu ở Tề, Cam Mậu không tới. Tô Đại dối trá bảo Tề Mẫn Vương:
- Cam Mậu là người hiền. Nay Tần đem chức thượng khanh và tướng ấn để đón. Mậu mang ơn đại vương nên không đi, chỉ xin được làm bề tôi đại vương. Đại vương tính lấy lễ gì đãi ông ta? Nếu đại vương không giữ ông ta lại, thì ông ta tất không mang ơn đại vương. Họ được Cam Mậu là bậc hiền tài giúp sức mà chuyên dùng dân của cường Tần, thì ta khó mà thắng được.
Vua Tề bảo:
- Phải.
Rồi phong cho Cam Mậu chức thượng khanh và hậu đãi ông ta.
13. VUA TẦN ĐUỔI CÔNG TÔN DIỄN
(Cam Mậu tướng Tần)
Cam Mậu làm tể tướng nước Tần. Vua Tần (Vũ Vương) yêu Công Tôn Diễn, hứa có cơ hội sẽ phong chức cao cho, vì vậy bảo Công Tôn Diễn:
- Quả nhân sắp phong ông làm tể tướng.
Một kẻ lại của Cam Mậu giữa đường vô tình nghe được, cho Cam Mậu hay. Cam Mậu bèn vào yết kiến vua:
- Đại vương lựa chọn tể tướng giỏi,xin lạy mừng đại vương.
Vua hỏi:
- Quả nhân giao việc nước cho ông,sao lại còn được tể tướng nào giỏi nữa?
Đáp:
- Đại vương sắp phong tê thủ làm tể tướng mà.
Vua hỏi:
- Ông nghe ai nói vậy?
Đáp:
- Tê thủ cho thần hay.
Vua Tần giận tê thủ bép xép, đuổi tê thủ đi.
16. TUYÊN THÁI HẬU BẮT NGỤY XÚ PHU
CHẾT THEO MÌNH – C16,6-125
(Tần Tuyên thái hậu ái Ngụy Xú Phu)
Tuyên thái hậu nước Tần yêu Ngụy Xú Phu. Thái hậu đau nặng gần chết, ra lệnh: “Chôn ta thì phải chôn sống Ngụy Tử theo ta”. Ngụy Tử lo.
Dung Nhuế hỏi thái hậu:
- Thái hậu cho rằng chết rồi còn biếtkhông?
Thái hậu đáp:
- Không.
Bảo:
- Thần linh như thái hậu, biết rõ rằngchết rồi thì không còn biết nữa. Vậy sao bắt người mà hồi sống mình yêu phải chết theo rồi chôn ở bên cạnh xác chết vô tri của mình, như vậy ích gì đâu? Còn như bảo rằng chết rồi còn biết thì tiên vương uất hận đã lâu, thái hậu lo cứu lỗi của mình còn không xong, đâu có rảnh mà tư tình với Ngụy Xú Phu nữa?
Thái hậu đáp:
- Phải.
Rồi bỏ việc đó.
Chiến Quốc Sách Chiến Quốc Sách - Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê Chiến Quốc Sách