Hầu hết những thành quả quan trọng trên đời đều được tạo ra bởi những người dù chẳng còn chút hy vọng nào nhưng vẫn kiên trì theo đuổi điều mình mong ước.

Dale Carnegie

 
 
 
 
 
Nguyên tác: Hương Tình Yêu 7 Dặm
Dịch giả: Mai Hương
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 67 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 16
Cập nhật: 2020-10-27 20:20:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 29
ình Yêu Cá
Trần Dục
Trang Tử mưa mù trời vẫn ra sông bắt cá, rét cắt da thịt cũng không ngoại lệ, và luôn có cá mang về, khi ít khi nhiều. Cá của Trang Tử gia đình rất ít ăn. Cũng không phải do rộng rãi biếu đông biếu tây gì mà là ướp muối, lấy dây xâu lại rồi treo lên nóc nhà. Vợ Trang Tử nói, đến khổ vì cái mùi này.
Vào hôm thứ hai chuyển đến đoàn kịch, tôi nghe có tiếng gõ cửa. Do không cài nền cửa bị đẩy hé ra, trước tiên tôi thấy giỏ cá rồi nhìn thấy một khuôn mặt gày gò ôn hòa. Bộ mặt ấy nói: “Trang Tử biếu ông mấy con cá này”. Tôi đã ăn cá của Trang Tử tặng, và cũng đã quen Mai Tử, vợ Trang Tử. Cô ấy rất xinh. Tôi cảm ơn Trang Tử, khen Mai Tử đẹp, và nói thêm đúng là phúc dày mới có được cô vợ đẹp vậy. Trang Tử cười hề hề, mặt không lộ tình cảm gì, dù là thờ ơ hay tự ái.
Đoàn kịch chả có việc gì làm. Tôi là tác giả kịch bản thì suốt ngày xem sách, viết tiểu thuyết. Trang Tử múa đẹp thì ngày ngày vác đồ lề ra sông đánh cá và vẫn xâu cá treo lên nóc nhà trong sự phàn nàn của vợ. Những con cá phơi khô ấy cứ theo gió đung đưa như cành phan, như lá cờ, như tôtem vĩnh biệt cuộc đời, khiến cho mèo cứ đêm đến là đánh nhau, làm không khí trong đêm của đoàn kịch náo nhiệt khác thường.
Một hôm tôi đến thư viện tìm tài liệu trong đống giấy đầy bụi, phát hiện ra tập ảnh chụp cảnh diễn, trong đó có một bức Mai Tử mặc trang phục cổ đang trên sàn múa, so với bây giờ gầy hơn và yểu điệu hơn. Tôi phủi bụi trên tấm ảnh ấy và cho vào túi.
Bữa ăn trưa tôi hỏi đạo diễn Lão Từ có phải Mai Tử trước đây diễn kịch? Lão Từ bảo đó là Diệu Nhi. Tôi hỏi Diệu Nhi là ai? Thì Diệu Nhi là Diệu Nhi. Lão Tử đáp, gắp cái bánh màn thầu bỏ vào miệng, húp thêm chút canh, lờ tôi đi. Tôi cũng im lặng, cứ nhìn vào miệng ông ta. Lão Từ thấy tôi nhìn thì không được tự nhiên, cuối cùng nói: “Bạn gái trước đây của Trang Tử, diễn viên chính của đoàn kịch”. Ông ta còn nói tôi biết Diệu Nhi là người Hàng Thành, và nghiện cá. Trang Tử thích Diệu Nhi, ngày nào cũng bắt cá nấu cho ăn. Cái thành nhỏ nghèo nàn ở phương Bắc chỉ có con sông màu mỡ này là bãi cỏ mà Trang Tử thích.
Trong bát canh cá mà Diệu Nhi thích có niềm hạnh phúc của Trang Tử. Mọi người đều trêu Trang Tử là cái bóng của Diệu Nhi. Trang Tử bảo Diệu Nhi là mặt trời của anh ta.
Song, Diệu Nhi là một con chim xinh đẹp. Người xưa nói phượng hoàn chọn cây mà đậu. Diệu Nhi bay đến cành cao hơn. Không có mặt trời, bầu trời của Trang Tử trở nên u ám. Trong im lặng âm thầm, Trang Tử mua các đồ lề đắt giá và bắt cá thành nghề thành nghiệp của anh ta.
Sau nhiều năm đoàn kịch về quê diễn, Trang Tử phát hiện một khuôn mặt sáng đẹp như ngọn đèn trong tăm tối, làm rực rỡ cõi lòng u ám của anh ta. Trang Tử mang cô gái ấy vào thành phố.
Mọi người trong đoàn đều than thở lại một Diệu Nhi. Tôi nhìn thấy Mai Tử và cảm giác khuôn mặt xinh đẹp này có chút huyền ảo, phảng phất như một bức ảnh nào đó chụp lại. Tôi biết đó là lòng tôi đang tác quái.
Ngược lại, Trang Tử vẫn bình thản ngồi bắt cá bên sông. Có khi biếu tặng người khác, có khi ướp muối, lấy dây xâu vào, phơi khô trên nóc nhà. Những con cá khiến lũ mèo đêm đêm đánh nhau, làm không khí tĩnh lặng trong đêm của đoàn kịch náo nhiệt khác thường.
Đột nhiên tôi nhớ lại đã từng xem một bài thơ của Trang Tử trong đêm bị lũ mèo khơi dậy đầy đủ mùi tanh tưởi của cá. Sau đó anh nói: “Tôi nuôi sống chuyện tình yêu cá đẹp đẽ này suốt cuộc đời”.
Lời bàn của Khấu Tử: Văn học là nghệ thuật ngôn ngữ, nắm vững biệt tài dùng từ đẹp đẽ là một tố chất cơ bản và cũng là tất yếu nhất của nhà văn. Súc tích, sinh động, truyền thần là yếu tố của ngôn ngữ tiểu thuyết. “Những con cá phơi khô ấy cứ theo gió đung đưa như cành phan, như lá cờ, như tôtem vĩnh biệt cuộc đời”. Ngôn ngữ như vậy gợi cho độc giả những liên tưởng phong phú.
Tôi cho rằng ngôn ngữ văn học ngoài để kể chuyện còn phải có chức năng cảm giác. Về cấu tứ, tình tiết, tình yêu cá đã tuân theo nguyên tắc quan trọng của tiểu thuyết là Vì người mà đặt chuyện chứ không Vì chuyện mà đặt người.
Truyện Ngắn Trung Quốc Cực Hay Truyện Ngắn Trung Quốc Cực Hay - Dương Hiểu Mẫn – Quách Lâm Truyện Ngắn Trung Quốc Cực Hay