Start where you are. Use what you have. Do what you can.

Arthur Ashe

 
 
 
 
 
Tác giả: Valentin Kataep
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Dịch Theo Bản Dịch Pháp Văn Les Catacombes D'odessa Của Esfir Berstein Và Olga Wormsber — (Nhà Xuất
Biên tập: Nguyễn Hà
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 35 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2021-01-12 19:45:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần Thứ Nhất - 28
ulyakôp ra trước. Secnôivanenkô còn nấn ná ở cửa một lát để sửa lại cái mặt nạ phòng độc. Đồng chí bí thư Đảng ủy nắm lấy cánh tay ông, chỗ gần khuỷu tay và kéo lại. Đối với người cán bộ này, đồng chí thấy quý mến quá, thương yêu quá đến nỗi không thể dằn lòng được, và đã hôn một cái thật mạnh lên thái dương ông. Đồng chí bí thư là một chiến sĩ lớp mới, vừa đến khu này trước khi xảy ra chiến tranh ít lâu. Nói chung, đồng chí cũng không hiểu biết Secnôivanenkô hơn những khu ủy viên khác. Nhưng đồng chí đã có dịp hiểu rõ ông trong những tháng gần đây, thời gian hai người phải gặp nhau luôn để chuẩn bị cho bộ phận rút vào bí mật. Đến lúc này, lúc quyết định, đối với đồng chí, Secnôivanenkô trở nên thân thiết và gần gũi lạ lùng, như một người cha hay một người anh cả. Bí thư khu ủy nhìn thật sát bộ mặt bơ phờ mệt mỏi của ông sau một đêm không ngủ nhưng vẫn giữ cái nét quen thuộc đầy kiên nghị, nhìn thật sát đôi mắt viễn thị của ông với những nếp nhăn khô nhỏ viền quanh, như muốn ngả xuống tâm hồn ông một lần cuối, thăm dò chiều sâu của nó, đọc những ý nghĩ thầm kín nhất của nó. Rồi đồng chi nói:
— Đồng chí Gayrin Xêmiônôvich, không phải những người như tôi có thể lên lớp cho đồng chí, một chiến sĩ bônsêvich lão thành từ thời bí mật. Đồng chí hãy nhớ rằng Đảng và nhân dân yêu cầu tất cả mọi người trung thực một điều... — Đồng chi bí thư suy nghĩ, tìm danh từ cho sát... — Hãy chiến đấu! Hãy chiến đấu cho đến khi quân thù bị tiêu diệt, sạch sành sanh, không còn tăm hơi trên mặt trái đất này!
Đồng chí bí thư co bàn tay to, đẹp của mình lại, rồi siết mạnh cái nắm tay khớp trắng ra vì lên gân vào lòng bàn tay to lớn kia đang mở rộng. Bộ mặt trắng trẻo sáng sủa của đồng chí với một nốt ruồi duyên dáng trên má ửng đó. Mớ tóc vàng xõa xuống mắt. Đồng chí hất nó ra phía sau. Secnôivanenkô ôm lấy vai đồng chí bí thư, nhấp nháy đôi mắt rồi lại nhìn thẳng vào mặt nói:
— Những chỉ thị của Đảng: tạo ra cho kẻ thù và bè lũ tay sai một cuộc sống không thể chịu đựng nổi, bám riết chúng, tiêu diệt chúng trên mỗi bước đi, làm thất bại tất cả mọi mưu đồ của chúng, những chỉ thị ấy, tôi sẽ tuân theo không sợ hy sinh. — Rồi ông bước ra khỏi cơ quan không hề ngoái nhìn lại.
Trong phòng khách, ngoài những chiến sĩ bảo vệ và anh em cán bộ của khu ủy đang đóng đanh và vần những cái hòm lớn, còn có những người do đồng chí bí thư triệu tập đến. Họ chiếm tất cả những ghế và đi-văng để ngổn ngang, kê dồn về một phía trong căn phòng, Những người chưa có chỗ, đi đi lại lại, giữa các hòm hoặc ngồi lên thành cửa sổ. Những cửa sổ bị vít vội bằng ván càng làm tăng thêm cảm giác bề bộn khó chịu. Một tia nắng mai yếu ớt chập chờn lọt vào căn phòng, qua những khe cửa sổ và những tấm kính còn nguyên vẹn, nom xám xịt và khó chịu. Một ngọn đèn xanh nhỏ, ở một chỗ nào đó của dẫy hành lang sâu rộng, xuyên qua một loạt cửa lớn mở toang, phản chiếu vào một tấm gương đã giạn nứt treo trên tường, nặng nề gợi lại những đêm bị vây hãm phải thức suốt, và tô lên mỗi đồ vật, mỗi khuôn mặt người, một ánh sáng nhân tạo, thứ ánh sáng của phòng bào chế. Người nào cũng hút thuốc liên miên. Bật lửa bật soành soạch nhưng lại tắt ngấm tức thì vì luồng gió lạnh tháng mười lùa qua khe cửa sổ.
Gió thổi rung cả những mớ lúa mì mẫu loại mới Lixenkô và những bắp ngô kép, kết quả của thụ phấn bổ sung, xếp đống trong một góc nhà, dập nát và đầy bụi bặm. Gần dó, trên mặt sàn, chồng chất những mẫu vũ khí sản xuất ở các nhà máy địa phương trong những tháng cuối cùng của thời kỳ bị vây hãm: súng cối, lựu đạn, pháo sáng, kíp nổ... Không thể bỏ qua không nhìn những đồ hộp nhãn hiệu sặc sỡ, những hộp một cân, hai lạng, đủ các cỡ. Nhưng không phải là thức ăn đóng hộp. Đó là những quả mìn chống xe tăng và chống bộ binh. Anh em công binh đà thu lượm các vỏ hộp ở khắp các nhà máy và tọng đầy thuốc nổ vào. Lại có cả một tấm thép nặng trịch dựa vào tường — loại thép thường phủ lên nóc nhưng toa Punman và những đầu máy tàu bọc sắt, xuất phát thẳng từ nhà máy ra mặt trận. Theo lời thiên hạ thì đó là những tấm thép của chiến hạm Pôtemkin, tháo ra hồi trước Cách mạng, có người nói đoàn tàu bọc sắt nổi tiếng của anh thủy binh Jelezniac năm 1918 được bọc bằng những tấm thép này. Chắc hẳn đó là truyền thuyết. Secnôivanenkô biết đó chỉ là một tầm thép luyện của bất cứ chiến hạm xô viết nào. Vậy mà đi qua tấm thiết giáp ấy, ông cũng vẫn xúc động. Ông hồi tưởng cuộc khởi nghĩa của chiến hạm Potemkin, ông có biết anh thủy binh Jêlezniăc. Chiến hạm Pôtemkin thuộc về thời thơ ấu của ông, Jelezniac thuộc về tuổi thanh xuân của ông. ông cảm thấy người gai lên vì luồng gió cách mạng, và một ý chí đấu tranh quyết liệt không gì so sánh nổi, xâm chiếm lấy tâm hồn ông.
Secnôivanenkô quen biết hầu hết những người ngồi trong phòng đợi. Tulyakôp và ông đã ngồi khoảng một giờ trong phòng làm việc của bí thư. Khi Secnôivanenkô từ phòng làm việc đi ra, mọi người nhìn ông ra vẻ lo lắng. Ông hiểu là tất cả những người đó đều được bí thư triệu tập đến, cùng một lý do như ông và Tulyakôp. Giá lúc khác ông đã đứng lại chuyện trò với người này người kia. Bây giờ, ông cảm thấy mình bị tách khỏi tất cả những gì quen thuộc, ông đã chuyển sang một cuộc sống khác, phải tuân theo những quy tắc hoạt động bí mật. Ông không được phép quen biết bất cứ người nào cũng như không ai được phép quen biết ông. Không ai quen ai nữa.
Ông đi qua, bước vội và yên lặng, đầu cúi xuống kiên quyết với dáng đi nặng nề của người dân vùng Hắc-hải. Ông đi suốt qua căn phòng, không chạm chiếc mặt nạ chống độc vào một cái hòm nào rồi ra cầu thang, đuổi kịp Tulyakôp ở bậc thứ hai. Tulyakôp cầm mũ trong tay và dùng con dao díp tháo dải băng đỏ. Anh bỏ dải băng ra rồi cất cẩn thận vào túi áo trong.
— Phải đấy, — Secnôivanenkô nói.
Len lỏi giữa những xe vận tải mà người ta đang chất hòm xiểng lên, ông rẽ ra phố Biển rồi dừng lại trước pho tượng Puskin có những con cá heo bằng đồng đen quanh cái bệ đá hoa cương.
Secnôivanenkô và Tulyakôp định nhìn xem tình hình ngoài cảng ra sao, nhưng đứng đó không nhìn thấy gì cả; họ bèn lại gần một khẩu súng cổ bằng gang đặt trên bờ biển dốc, trên một cái giá có bậc gỗ. Phía chân dốc, họ nhìn thấy những nòng thon nhỏ của súng cao xạ. Secnôivanenkô và Tulyakôp trèo lên cái bệ đá hoa cương của khẩu súng cổ.
Bình thường, đứng chỗ này, có thể nhìn rõ mồn một tất cả bề mặt mênh mông của cảng. Nhưng lúc này nó bị một màn khói bao phủ. Họ lờ mờ nhận ra đường nét viền quanh những tòa nhà bê-tông cốt sắt nhiều tầng, những cầu quay và những cần trục, những ống khói và những cột cao của tàu vận tải, dải đập chắn sóng, tháp đèn pha đã bị đánh gục. Qua màn khói, họ thấp thoảng nhận ra một làn sóng người chuyển động chậm chạp: những đơn vị bộ đội cuối cùng đang lên tàu. Thỉnh thoảng, qua những chỗ rách của màn sương xám, họ có thể nhìn thấy những cỗ pháo mắc ở đầu cần trục con tàu.
Mặt trời đỏ thẫm vừa nhô khỏi chân trời, tỏa ra một ánh sáng ảm đạm trên cái dải hẹp ngăn cách mây và mặt bể còn tối hơn mây. Thỉnh thoảng, một luồng gió lạnh buốt thổi từ chân trời lại. Vài chiến hạm được màn khỏi bao phủ, bắn từ khu cảng phía ngoài ngọn núi
Jevakhova lên những chiến hào địch. Những dải lửa hay vọt khỏi nòng súng, tách ra và biến mất trong màn khói. Những tiếng vọng nặng nề vỗ xuống mặt nước rung rinh những đợt pháo kích. Không khí luôn luôn chuyển động. Thật khó mà dứt khỏi bức tranh đầy đe dọa, u ám nhưng lại tuyệt đẹp này.
Secnôivanenkô hồi tưởng lại từ khu cảng này, chiếc thiết giáp hạm Pôtemkin màu xám, với ba ống khói và lá cờ đỏ kéo lên cột cờ phát lệnh khởi nghĩa, đã bắn vào thành phố như thế nào. Cũng trong cảng này, Secnôivanenkô đã thấy một chiến hạm khác, chiếc Prôtê của Pháp, cũng treo lá cờ đỏ khởi nghĩa. Đó là niềm vinh quang cách mạng của thành phố này.
Nhưng còn một niềm vinh quang nữa của thời xưa. Trong chiến dịch Xêvaxtôpôn năm 1854, hạm đội Anh — Pháp vào Hắc-hải, 350 khẩu đại bác của chúng đã nhả đạn vào thành phố. Chỉ huy đội pháo binh Nga số 5 trên bờ là trung úy hải quân Sêgôlep. ông ta đã bố trí pháo binh ở chân dải đập chắn sóng của cảng Pratich — gồm bốn khẩu pháo và tất cả chỉ có thế. Hạm đội tập trung tất cả hỏa lực vào đội pháo binh của Sêgôlep. Hai khẩu pháo bị diệt. Vậy mà các pháo thủ Nga cùng với người chỉ huy của họ vẫn tiếp tục bắn. Nhân dân Ôđetxa, những người đánh cá, những thợ thủ công, những công nhân ngoại ô, đến tiếp tế thức ăn, thức uống cho đội quân nhỏ bé của Sêgôlep, và chuyên chở thương binh dưới lửa đạn quân thù. Họ bảo vệ thành phố quê hương, vũ khí trong tay. Họ phòng thủ bờ biển suốt đêm để ngăn chặn những tàu đỗ bộ của hạm đội địch. Họ đã cứu được Ôđetxa. Hạm đội Anh — Pháp lại cút ra khơi.
Lúc đi, hạm đội để lại ba chiến hạm tuần tiễu quanh vùng Ôđetxa. Một trong số đó, chiếc khinh hạm Con Hổ của Anh, mắc cạn gần khu Suối Nhỏ và đã bị hỏa lực pháo binh Nga đánh đắm. Toàn đội thủy thủ bắt buộc phải đầu hàng. Sau đó thợ lặn đã kéo từ đáy biển lên được mười một khẩu đại bác Anh. Một trong những khẩu đó đã được đặt ở đại lộ Biển để kỷ niệm sự nghiệp bảo vệ thành phố một cách anh dũng chống bọn can thiệp Anh - Pháp.
Lúc này, đứng bên khẩu pháo ấy, nhìn những tàu vận tải đang xa dần, Secnôivanenkô cảm thấy mỗi lúc một mạnh mẽ, tâm hồn sôi sục lòng tranh đấu.
Mặt trời gay gắt như một cục than hồng, từ từ đến nấp vào sau một đám mây xanh thấp, và biển lại đen như than đá. Gió càng lạnh, càng mạnh hơn. Một bóng đen màu tro phủ lên bờ đối diện của vịnh: Krijanôpka, Dofinôpka, ngọn núi Jevakhôva. Dải đất hẹp Pêrexip chỉ hơi cao hơn mặt biển một chút bị khói dầu hỏa nóng bỏng che khuất. Qua màn khói mờ mờ nhận thấy những nét viền quanh của các nhà máy, của những xưở ng chữa tàu có mái, của những kho hàng, và phía sau, xa trong thảo nguyên, quá các đầm nước mặn, trên tuyến phòng thủ thứ nhất, những đám đạn nổ trông như những chùm lông đen sì.
Secnôivanenkô và Tulyakôp lặng lẽ nhìn về phía đó. Ở đó có làng Uxatôvô và lối vào hầm mộ mà họ sẽ đưa bộ phận của họ xuống.
— Thật là một bức tranh tuyệt đẹp! — Tulyakôp vừa nói vừa thở dài.
Rồi hai người so đồng hồ với nhau.
— Anh định thế nào? — Secnôivanenkô hỏi — Tôi có xe đây. Ta đến sở chỉ huy đi. Tỏi sẽ giới thiệu anh với anh em.
— Thôi, anh em cũng đang đợi tôi. Tôi phải thông báo nghị quyết của khu ủy cho họ đã, — Tulyakôp nói.
— Được. Tùy anh. Chúng mình sẽ lại gặp nhau lúc chập tối ở tường công viên Hatji-Bây. Cho một liên lạc viên đến chỗ tôi nhé.
— Rõ, — Tulyakôp nói và chào kiểu quân sự.
— Ta còn gặp nhau — Secnôivanenkô nói, rồi đột ngột đi lộn trở lại, qua đại lộ, đến ngõ Nhà hát, nơi ông để xe trong một cái sân, không xa khu ủy mấy.
Đường Hầm Ôđetxa Đường Hầm Ôđetxa - Valentin Kataep Đường Hầm Ôđetxa