Until I feared I would lose it, I never loved to read. One does not love breathing.

Harper Lee

 
 
 
 
 
Tác giả: Mộng Bình Sơn
Thể loại: Trung Hoa
Upload bìa: Son Le
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 21640 / 739
Cập nhật: 2014-12-04 03:14:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hồi 27 - Trương Lương Dụng Kế Khích Hàn Tín
nh Bố theo Tùy Hà đến Huỳnh Dương vào triều kiến Hán vương.
Giữa lúc đó, Hán vương đang ngồi trên ngự ỷ, thòng chân cho hai cung nữ rửa.
Anh Bố vừa bước vào, thấy thế vội quay trở ra nói với Tùy Hà:
- Ðại phu hại ta rồi! Ta dẫu hèn cũng là một vị vương tước, sao Hán vương lại tiếp ta như thế? Thôi, đã lỡ, thà ta tự sát cho xong, để khỏi đời sau mai mỉa.
Tuy Hà vội cản lại nói:
- Xin Ðại vươnng. Chúa thượng tôi say rượu mới dậy, chờ lát nữa sẽ yết kiến tất có trọng lễ.
Anh Bố bước ra ngoài cùng Trương Lương và Trần Bình tương kiến. Anh Bố đưa mắt nhìn quanh thấy nơi chỗ Trương Lương và Trần Bình cũng có đủ cả: cư, chỉ, khí, dụng, mọi vẻ sang trọng không khác gì chỗ của Hán vương.
Anh Bố còn đang bâng khuâng suy nghĩ thì văn võ bá quan đã tề tựu đủ mặt. Hán vương lâm trào tiếp kiến, lễ nghĩa khiêm cung nói cười khoát đạt, vua tôi thật tương đắc.
Anh Bố mừng rỡ, nghĩ thầm:
- Người ta đồn Hán vương là bậc trưởng giả, thật chẳng sai lời. Nếu lúc nãy ta nóng tính thì đã hỏng việc.
Cách cổ vũ hào kiệt của Hán vương, các vua Ðường, Tống sau này không bì kịp.
Từ khi Anh Bố về hàng, Hán vương lại được thêm hơn ba vạn quân, đóng đồn nơi Thành Cao lại sai người đến Ðại Lương nói với Bành Việt ngăn tuyệt đường vận lương của quân Sở.
Sứ Sở bị Anh Bố giết, kẻ tòng nhân chạy về báo với Hạng vương.
Hạng vương nổi giận, truyền chư tướng chỉnh tề đội ngũ định ngày tấn binh bắt bọn Anh Bố, Bành Việt và Hàn Tín để xử phạt, làm gương cho những kẻ tôi loàn.
Phạm Tăng can:
- Việc phản loạn của tôi thần là việc nhỏ, mà việc trừ Hán là việc lớn. Xin Ðại vương thư thả luyện tập quân mã cho tinh vi, tập trung được các chư hầu để lãnh thanh thế rồi sẽ động binh. Khi đã trừ được Hàn Tín, thông đường vận lương rồi thì phải cấp tốc phá Tam Tần, dời đô về Hàm Dương, mới cầm trong tay được thiên hạ.
Hạng vương nghe lời bỏ ý định cử binh vội.
Trong thời gian đó hai bên Sở, Hán vẫn ám thầm củng cố thực lực của mình.
Một hôm Hán vương gọi Trương Lương đến nói:
- Hôm trước Tiên sinh có nói sớm muộn Hàn Tín cũng tự mình đến đây nhận lấy trách nhiệm. Nay ta đã thu phục được Anh Bố và Bành Việt rồi mà Hàn Tín cũng chưa thấy đến, vậy biết lấy ai điều dụng?
Trường Lương nói:
- Ðại vương không cần phải lo việc đó, ngày mai tôi đến triệu Hàn Tín về đây tức khắc. Ðồng thời tôi có nghe Tiêu Hà hiện đang vận lương đến Hàm Dương, nhân dịp, tôi rủ Tiêu Hà đến đây yết kiến một thể.
Hán vương mừng rỡ hối Trương Lương sửa soạn ra đi.
Hôm sau, Trương Lương lên đường về Hàm Dương, vào thẳng phủ Thừa tướng, gặp Tiêu Hà hai bên gặp nhau mừng rỡ, câu chuyện hàn huyên tưởng không bao giờ ngớt.
Trương Lương hỏi đến Hàn Tín, Tiêu Hà nói:
- Hàn Tín từ khi ở Lạc Dương về thường phàn nàn rằng: "Hán vương không nghe lời nói phải, lấy ấn tướng giao cho Ngụy Báo, không nhớ đến công phá Tam Tần, lấy Hàm Dương. Khi nghe Ðại vương thất trận nơi Bành Thành, Hàn Tín lại đóng cửa không tiếp khách. Tôi có đến mấy lần mà vẫn không gặp được. Xem thế thì ý Hàn Tín muốn Chúa thượng phải thân trở về đây rước Hàn Tín mới chịu dựng binh. Hành động như thế thật quá đối với kẻ làm tôi. Tiên sinh có kế chi cho Hàn Tín không còn tự ti mặc cảm nữa chăng?
Trương Lương ghé tai Tiêu Hà nói nhỏ mấy câu:
- Tiêu Hà mỉm cười, gật đầu, rồi ngày hôm sau yết bảng khắp bốn mặt thành, truyền dân chúng phải lập tức kê khai số hộ khẩu cả nam, phụ, lão, ấu. Lại tuyển lựa vài trăm người, chữ tốt viết mau để lập thành sổ bộ.
Tin ấy làm náo động suốt trong ngoài. Quân dân Hàm Dương đều nhao nhao nói lên rằng Hán vương bị thua, Thái công bị hảm, nay phải đem hết quân huyện, mới lấy được Hán Trung để hàng Sở.
Trương Lương và sứ Sở vừa về đây truyền cái việc đó.
Hàn Tín được tin, lòng áy náy sai người đi dò hỏi khắp nơi, đâu đâu cũng nói như thế cả.
Hàn Tín nghĩ bụng:
- Có lẽ nào Hán vương lại làm cái chuyện quái gở thế. Có lẽ Trương Lương dụng kế để gạt ta ra dụng binh chăng? Ta phải dò xem tin tức thế nào đã?
Liền sai bọn tả hữu đi thám thính. Qua hai ngày, tả hữu về tâu:
- Có lẽ là việc thực không phải bày mưu, hiện các bảng yết được treo cao khắp bốn mặt thành, ai nấy đều có vẻ sợ hãi lắm.
Hàn Tín thở dài, nghĩ ngợi. Bỗng có người của Thừa tướng phủ sai đến xin sao hộ khẩu phủ Nguyên soái.
Hàn Tín cho gọi vào nói.
- Ta là Nguyên soái, không thể xem như bá tánh được
Sai nhân thưa:
- Việc kê khai hộ khẩu, không phân biệt quan hay dân. Chỉ khi viết sổ, môn hộ nào làm quan thì ghi chức vụ vào mà thôi. Việc này thượng khẩn xin Nguyên soái cho phép biên ngay, kẻo sứ Sở giục mãi làm phiền lòng Thừa tướng
Hàn Tín nói:
- Nếu vậy, nhà ngươi đi biên các môn hộ khác, ngày mai sẽ lại ta cũng chưa muộn.
Sai nhân không chịu đi, năn nĩ mãi:
- Trong sổ chừa lại một đoạn trống thì làm sao cộng tính. Xin Nguyên soái cho phép biên ngay hôm nay, tiện hơn để ngày mai.
Hàn Tín nghĩ thầm:
- Thực là phí công ta quá! Công lao khó nhọc bao nhiêu mới chiếm được Hán Trung, nay chỉ vì thua một trận Truy Thủy mà bỏ cả, thật là vô lý. Ta đây có sợ gì quân Sở! Ta không khởi binh là muốn cho Hán vương tự đến đón ta để cho chư tướng kính trọng, chẳng ngờ Hán vương đã không hỏi gì đến ta, mà lại sắp đặt việc hàng Sở. Âu ta phải đến bàn với Tiêu Hà và Trương Lương xem sao mới được.
Liền gọi tả hữu đóng ngựa, đến phủ Thừa tướng.
Tiền hô hậu ủng, phủ việt rực rỡ trông rất uy nghi.
Quân dân trông thấy đón đường reo lớn:
- Hẳn là Nguyên soái không chịu hàng Sở nên đến bàn với Thừa tướng bãi việc kê khai hộ khẩu. Thôi! Thế là chúng ta sống lại cả rồi! Nếu hàng Sở, chúng ta không khỏi bị Hạng vương chôn sống.
Hàn Tín ngồi trên ngựa, nghe tiếng reo hò của quân dân, càng tin việc Hán vương sắp hàng Sở, vội thúc ngựa vào phủ Thừa Tướng, cho người đi thông báo..
Trương Lương mỉm cười, nói với Tiêu Hà:
- Hàn Tín bị tôi khích lệ rồi!
Hàn Tín xuống ngựa bước vào. Tiêu Hà ra đón. Hai bên thi lễ xong, Tiêu Hà hỏi:
- Mấy lần tôi đến yết kiến ngài nhưng không được gặp mặt. Nay ngài tự đến đây hẳn có điều gì chỉ giáo?
Hàn Tín đáp:
- Tôi nhân Chúa thượng bỏ không dùng, lui về nhàn cư, xấu hổ không dám trông thấy mặt Thừa tướng.
Tiêu Hà nói:
- Chúa thượng không nghe lời can, bỏ Nguyên soái, dùng Ngụy Báo đến nỗi thất trận. Lỗi ấy do Chúa thượng chứ đâu phái do Nguyên soái mà Nguyên soái xấu hổ.
Hàn Tín đáp:
- Ðành thế? Song nay lại nghe Chúa thượng sai Tử Phòng Tiên sinh đền đây lập hộ khẩu, đem đất Quan Trung giao cho Sở là ý gì?
Tiêu Hà nói:
- Nào có ý gì đâu? Trận thua Truy Thủy, Chúa thượng cũng không cần, chỉ ngại Thái công và Lã hậu đang bị Hạng Vũ giam cầm, nên phải đem đất Quan Trung để chuộc. Tôi cũng không biết làm sao hơn, phải thừa lệnh thi hành.
Hàn Tín thở dài, nói:
- Thừa tướng lại cũng đành lòng đem nộp đất Quan Trung cho Sở sao? Nhờ oai Chúa thượng, quân ta đã chiếm trọn Tam Tần, trận Truy Thủy chẳng qua là lầm lỡ thất cơ một lúc đó thôi. Thái công Lã hậu dẫu bị bắt, nhung chắc Sở cũng giữ làm con tin chứ không giết. Dù Hạng vương nóng nảy cũng còn có Phạm Tăng can gián. Tôi chắc tánh mạng Thái công và Lã hậu chẳng hề chi. Nay xin để Trần Hy trấn giữ Tam Tần, tôi tình nguyện thống lãnh binh nhung báo thù trận Truy Thủy, rước Thái công và Lã hậu về. Vậy xin Thừa tướng bãi việc lập hộ khẩu để khỏi náo động lòng dân.
Giữa lúc đó, Trương Lương từ bức bình phong bước ra chào Hàn Tín và nói:
- Vừa rồi tôi được nghe lời nói của Nguyên soái thật là xác luận. Nhưng chỉ sợ Hạng vương thế mạnh, Phạm Tăng nhiều mưu, Nguyên soái không thắng nổi mang tiếng với thiên hạ đã đành, mà tánh mạng Thái công, Lã hậu e cũng chẳng còn. Chi bằng trả lại Tam Tần cho Sở để chuộc mạng thì hay hơn.
Hàn Tín nghe nói cau mày nhìn Trương Lương có vẻ bực tức và nói:
- Sao ngày trước Tiên sinh cho Tín tôi là khả dụng, nay lại khinh bỉ Tín tôi đến thế?
Trương Lương nói:
- Xin Nguyên soái chở nên khinh địch. Tôi xem Phạm Tăng mưu kế như thần, còn bọn Long Thư kiêu dũng như hổ. Nay Hạng vương lại tin dùng bọn ấy, e rằng Nguyên soái khó thắng nổi.
Hàn Tín đỏ mặt, đứng dậy nói lớn:
- Nếu tôi không chém được Long Thư, bắt được Phạm Tăng thì tôi tình nguyện cắt đầu để tiên sinh dùng làm đồ đựng nước tiểu.
Trương Lương cầm tay Hàn Tín vừa cười vừa nói:
- Nguyên soái đã quả quyết như thế, Lương tôi tin tưởng vạn phận. Song bãi việc kê khai hộ khẩu e trái lệnh Chúa thượng, biết làm sao?
Tiêu Hà xen vào nói:
- Lệnh Chúa thượng ta làm sao trái. Vậy thì cứ tiếp tục việc kê khai sổ bộ, chừng nào Nguyên soái thắng Sở sẽ hay.
Hàn Tín nói:
- Xin hai ngài chớ câu chấp như thế. Cứ cùng với tôi về Huỳnh Dương bệ kiến là xong.
Dứt lời, Hàn Tín đứng dậy cáo từ, và dặn:
- Tinh sương, xin hai ngài theo tôi lên đường. Còn sứ Sở cần phải chém ngay để thị uy chúng.
Tiêu Hà nói:
- Hai nước tranh nhau không nên chém sứ. Ta chỉ nên đình việc lập sổ bộ, và cho sứ Sở trở về là hơn.
Hàn Tín khen phải. Ðoạn cáo biệt trở về soái phủ.
Ngày hôm sau, Hàn Tín chỉnh đốn binh mã, cùng với Trương Lương và Tiêu Hà đến Huỳnh Thành.
Trương Lương vào trước, đem mưu kế mình đã làm thuật lại với Hán vương. Lại dặn lúc tiếp Hàn Tín phải làm y theo kế.
Hán vương mừng rỡ, truyền cho Tiêu Hà và Hàn Tín vào bệ kiến.
Hán vương nói:
- Ta không nghe lời can Hàn Nguyên soái, thua trận Truy Thủy thiệt hại nặng nề. Nguyên soái đã không vọng oán ta, thân hành đến tương kiến, ta rất mang ơn. Còn Tiêu Thừa tướng phủ an trăm họ, vận tải quân lương, khiến cho ta được vững tâm khai thác cõi ngoài, công ấy kể sao cho xiết.
Tiêu Hà nói:
- Nhờ hồng phúc của Ðại vương bấy lâu nay dân chúng yên vui, sau lại lấy thêm được Quan Trung làm căn bản. Nay dẫu thua trận Truy Thủy cũng chẳng hề chi.
Hán vương nghe nói đến hai tiếng Quan Trung giả vờ cau mày ngồi lặng thinh.
Hàn Tín bước đến, quì móp xuống đất, tâu:
- Tín tôi phụng mệnh trấn thủ Quan Trung, nhờ oai của Ðại vương dân chúng một lòng qui phục. Vừa rồi Tử Phòng đến Hàm Dương hợp với Tiêu Thừa tướng kê khai hộ khẩu để nộp sổ bộ cho Sở. Thiết nghĩ, đất Quan Trung Ðại vương trải bao khó nhọc mới chiếm được, nay đột nhiên trả lại e thiên hạ chê cười.
Hán vương nói:
- Ðại binh tổn thất, Thái công bị bắt giam cầm. Các chư hầu như Tề, Yên đầu hàng Sở. Thế nước Sở ngày nay cường thịnh lắm. Ta nhắm tướng Hán không người nào địch nổi Hạng vương, mưu lược không ai qua khỏi Phạm Tăng. Thôi thà trả đất Quan Trung đổi lấy Thái công lui về Bao Trung thủ thế an phận.
Hàn Tín nghẹn ngào nói:
- Tín tôi chưa đánh với Hạng vương trận nào, sao Chúa thượng lại bảo là không ai địch nổi Hạng vương?
Hán nói:
- Nguyên soái có tài thực, song tài ấy chỉ đánh nổi Chương Hàm, thu Tam Tần mà thôi. Trận Truy Thủy vừa rồi một mình Hạng vương phá tan sáu mươi kiện tướng Hán. Xem thế thì nếu Nguyên soái có đi trận đó cũng phải vỡ mật.
Hàn Tín mặt đỏ bừng bừng, nói lớn:
- Ðại vương khinh Tín tôi quá lắm. Phen này tôi xin. thống lãnh bản bộ, chỉ đánh một trận đã làm cho Hạng Vũ manh giáp chẳng còn để cho Ðại vương xem. Nếu không được vậy, Tín tôi thề quyết chẳng trở về.
Hán vương đứng dậy nói:
- Nguyên soái đã nhất quyết phá Sở tất đã có mưu kế gì thần diệu vậy hãy nói cho ta biết, ta mới an tâm.
Hàn tâu:
- Tôi ở Hàm Dương đã chế ra được vài trăm cỗ xe để dự bị đánh Sở, loại xe này gọi là chiến xa, có tác dụng rất mạnh trong trận chiến thuộc bình nguyên. Huỳnh Dương cách đây ba mươi dặm, có một khu đất bằng có thể áp dụng chiến xa được.
Hán vương ngắt lời hỏi:
- Công dụng của loại chiến xa ấy như thế nào?
Hàn Tín đáp:
- Theo binh pháp, loại xe này dùng đánh trận rất tiện lợi. Một cỗ xe có một con trâu kéo, bên trong chỉ có bốn tên lính, dùng cung nỏ bắn ra, có thể địch nổi hàng trăm quân ky. Khi đi xa, xe có thể dùng vận lương, lúc đóng quân, xe dùng làm đồn hoặc đem ngăn ải, lúc đột kích, xe làm bức bình phong án ngữ cho bộ binh của ta tiến tới. Tuy nhiên, muốn dùng chiến xa, quân sĩ cũng phải được rèn luyện chiến thuật cho tinh vi mới được.
Hán vương nghe nói mừng rỡ, lập tức gọi thợ, chiếu theo cách thức Hàn Tín chỉ dẫn, tạo thêm ba nghìn cổ xe để dự bị đánh Sở.
Hàn Tín ra ngoài thành Huỳnh Dương, cắt đặt đồn trại, triệu chư tướng đến trao mật kế, ai nấy tuân lệnh trở về án nhận địa phương, mỗi ngày thao luyện quân sĩ cách dùng chiến xa.
Trong thời gian hai tháng, chiến thuật đã tinh vi.
Quân sĩ trước kia thua trận trốn tránh, này lục tục kéo về cả thảy trên năm mươi vạn người.
Tiêu Hà bái biệt Hán vương trở về Hàm Dương.
Chẳng bao lâu, Hàn Tín vào thành tâu với Hán vương:
- Quân sĩ nay hàng ngũ đã chỉnh tề, nếu có sứ nước Sở đến, xin Ðại vương hạ chiếu thư, khích Hạng Vũ đem quân đến đây tranh thắng phụ.
Hán vương nói:
- Hôm qua sứ nước Sở có đến đây, giả truyền lời bà mẹ Vương Lăng, bảo Vương Lăng về hàng Sở. Nhưng, Vương Lăng biết mẹ hiền, không khi.nào muốn con về đầu Sở nên chẳng tin lời. Hiện nay sứ Sở còn nghỉ nơi công quán. Vậy ta nhân dịp này trao chiến thư cho sứ Sở đêm về thì tiện lắm.
Hàn Tín liền trở ra nơi công quán, đặt tiệc khoản đãi sứ Sở và nói:
- Tôi vốn là thần nước Sở, dẫu phò Hán mà lòng hoài vọng đối với Sở chưa phai. Nay có bức biểu vấn an, phiền ngài đem về dâng cho Hạng vương. Tôi chẳng bao lâu sẽ trở về chúa cũ.
Nói xong, đem hai mươi lượng vàng tặng cho sứ Sở làm lộ phí.
Sứ Sở nói:
- Tôi phụng mệnh Bá vương sang triệu Vương Lăng và thăm tin tức Túc hạ, nay Túc hạ nhờ tôi mang biểu về tất Bá vương sẽ vui mừng khôn xiết.
Tiệc tan, sứ Sở từ giã lên đường, trở về yết kiến Hạng vương tâu bày mọi việc, rồi dâng bức biểu của Hàn Tín lên.
Hạng vương hớn hở tiếp lấy, mở ra đọc.
Lời biểu như sau:
" Nguyên soái nhà Ðại Hán Hàn Tín trao thư Tây Sở Bá Vương khán hạ.
Tín vẫn có sưng vào chức Chấp kích lang của Sở, song trước kia cùng với Bá vương lập vua Hoài vương, quay mặt về Bắc dưng thần, đồng triều chấp sự, thì Tín là tôi của vua Nghĩa Ðê chứ không phải là tôi của Sở, lẽ ấy đã rõ ràng.
Chẳng ngờ Ðại vương lại giết vua Nghĩa Ðế,chuyên chế chư hầu, thiên hạ oán vọng, còn Tín cũng lấy làm đau lòng.
Những muốn vung gươm giết đứa đại nghịch trả thủ cho vua, nhưng xét thấy tài hèn sức yếu chưa làm nổi chuyện đó, đành phải sang đầu Hán để bá cáo tội ác cho thiên hạ biết.
Vừa rồi, Tín đóng quân tại Hàm Dương, không đi đánh Sở, thất cơ một chút đến nỗi quân thua. Nay Tín thống lãnh hùng binh, áo trắng cờ tang, thi vũ tại Huỳnh Dương trước rửa hờn cho vua Nghĩa Ðế, sau vì Hán vương tuyết sĩ. Ðại vương phen này khó mà toàn mạng được Tín báo trước cho Ðại vương giử mình."
Hạng vương đọc thư xong, hầm hầm nổi giận, hét lớn:
- Thằng luồn trôn khốn nạn đó đã dám dùng lời vô lễ với ta. Phen này, ta thề không bắt được đứa phản phúc quyết không trở về.
Nói rồi truyền lệnh cất quân đi đánh Hán lập tức.
Phạm Tăng hay tin vội đến can:
- Ðó là kế của Hàn Tín khích lệ Ðại vương để cho Ðại vương tírc giận chui vào cạm bẫy của hắn. Xin đại vương thận trọng.
Hạng vương nói:
- Ta không thể nhẫn nhục được trước lời nói vô lễ của đứa phản thần thô bỉ kia. ý ta đã quyết, các ngươi chớ can ngăn.
Liền phân phối các tướng kéo quân nhắm Huỳnh Dương thẳng tới.
Nhắc lại Hàn Tín, từ khi trao thư cho sứ Sở về, ngày đêm chỉnh đốn binh mã, đợi ngày nghênh chiến.
Bỗng thấy Trương Lương, Lục Giả đệ thủ chiếu của Hán vương và ấn Nguyên soái đến dinh Hàn Tín.
Hàn Tín vội vã tiếp chiếu, mở ra đọc:
Chiếu rằng:
" Tướng là rường cột quốc gia, sinh mệnh ba quân ở trong tay người tướng.
Trước ta dùng lầm Ngụy Báo là tướng đến nỗi thành mất, quân tan.
Hàn Tín tài gồm kinh tế, học suất thiên nhân, công lấy Tam Tần danh vương bốn bể. Nay ta đã đuổi Ngụy Báo về nhàn cư, trao ấn soái lại cho Hàn Nguyên soái điều dựng ba quân, trả thù trận Truy Thủy vừa rồi. Hàn Nguyên soái khá vì ta thống suất chư tướng, dự bị đánh Sở hết lòng báo quốc, chớ phụ bụng ta."
Hàn Tín đọc chiếu xong, quay mặt ra cửa khuyết lạy tạ đoạn nhận lấy ấn tín.
Trương Lương cáo từ trở về phục mệnh.
Hôm sau, Hàn Tín vào triều tạ ơn Hán vương, đoạn về dinh phân phối tướng sĩ chỉnh tề, chờ địch quân đến.
Giữa lúc đó, Hạng vương lưu Phạm Tăng ở lại giữ Bành Thành, còn mình đem ba mươi vạn hùng binh thẳng đến Huỳnh Dương, cách năm mươi dặm hạ trại, đoạn sai Quý Bố và Chung Ly Muội đem một toán quân đi thám thính.
Hàn Tín được tin quân Sở đến, liền hội họp chư tướng, nói:
- Quân Sở mới đến, thế đang hăng, ta chớ nên đánh vội phải dùng chiến xa dàn khắp bốn mặt, mỗi tướng phải trấn thủ nơi trận địa mình không được rời khỏi chiến khu, kỷ luật phải nghiêm minh, không được sơ xuất. Chư tướng cúi đầu tuân lệnh.
Bấy giờ bọn Quý Bố và Chung Ly Muội đi thám thính không thấy động tĩnh gì, liền về báo với Hạng vương:
- Chúng tôi đi thám thính, chỉ thấy trên thành cắm cờ la liệt, doanh trại im lìm, không một bóng quân thấp thoáng. Chẳng biết quân Hán đã dụng ý gì.
Hạng vương nói:
- Ðó là Hàn Tín đã phân binh sẵn, chờ quân ta đến phục kích. Các ngươi phải giữ doanh trại cho cẩn thận, chờ khi đối địch sẽ tùy cơ liệu định.
Chư tướng nhất nhất tuân lời, quân kỳ nghiêm chỉnh, hàng ngũ hẳn hòi đợi tác chiến.
Hạng vương nai nịt gọn gàng, dắt bọn Hoàn Sở, Vũ Anh, Hạng Trang, Ngu Tử Kỳ, cả thảy bốn tướng, cầm đầu một toán tinh binh kéo sang trại Hán.
Hàn Tín được tin, ra ngựa đón lại, nói:
- Từ khi cùng Ðại vương từ biệt ở Hàm Dương, ngày nay mới được gặp mặt. Tôi, mình mặc giáp trụ, không thủ lễ được, xin Ðại vương miễn chấp.
Hạng vương nổi giận hét:
- Thằng chui khố khốn nạn! Ngươi dám dùng thư sỉ nhục ta. Ta đã đến lấy mạng ngươi khó giữ.
Nói dứt lời, Hạng vương cầm đại đao đâm tới thật mạnh. Hàn Tín liệu sức mình không cự nổi, vội vàng đỡ thương, rồi quay ngựa nhắm hướng Ðông bỏ chạy.
Hạng vương hét như sấm:
- Thằng luồn trôn đê tiện kia? Ngươi chạy đi đâu, ta quyết lấy đầu răn chúng, liền thúc quân đuổi theo.
Quý Bố, Chung Ly Muội thấy vậy tế ngựa theo can:
- Hàn Tín chưa đánh đã chạy là muốn dụ đến chỗ phục binh. Xin Ðại vương lui binh về, mới khỏi lầm mưu của hắn.
Hạng vương nói:
- Ta, từ khi xuất quân khỏi Cối Kê đến nay, trải hơn trăm trận, chưa hề biết lui quân bao giờ. Nay đánh với thằng chui khố này mà chịu lui, chẳng sợ thiên hạ cười ư?
Dứt lời, quất ngựa đuổi theo. Hễ Hạng vương đuổi gấp thì Hàn Tín chạy gấp, Hạng vương đuổi chậm thì Hàn Tín chạy chậm.
Ðến bờ sông Kinh Sách, Hàn Tín giục ngựa qua cầu, chống thương đứng đợi. Hạng vương liền vỗ ngựa sấn lên cầu. Quân mã lục đục kéo theo.
Nhưng vừa đến giữa cầu thì bỗng cầu gãy, quân Sở rơi xuống nước chết đuối vô số.
Hạng vương và các tướng Sở đã qua khỏi khúc cầu gãy quay lại thấy quân mình lớp chết trọi, lớp sợ chết bỏ chạy tứ tán, lòng căm tức chẳng cùng. Hạng vương hét lên một tiếng, thúc ngựa đến đâm Hàn Tm. Hàn Tín rẻ ngựa sang một khúc quanh, Hạng vương xua các tướng đuổi theo, nhưng không còn tìm thấy Hàn Tín đâu nữa cả.
Biết mình đã lầm kế Hàn Tín. Hạng vương dừng ngựa lại. Bỗng nghe pháo nổ liên thanh, chiến xa vây kín bốn mặt, tên bắn như mưa. Quân Sở thất kinh, chạy tán loạn, không biết đường nào trốn núp.
Hạng vương truyền các tướng nhân lúc Hàn Tín chưa bày trận xong, liều chết đánh tháo lấy lối ra, nhưng các chiến xa đã khép chặt vòng vây, trơ như đá, vững như tường, tên bắn tua tủa, không ai dám xông ra mở huyết lộ.Hai tướng thấy Hạng vương bị vây giữa vòng xe, vội vàng đốc quân đánh phá.
Tướng Hán là Tổ Ðức thấy bên Sở có quân ứng cứu, liền dẫn quân ra cản lại, Quý Bố và Chung Ly Muội đánh một hồi giết được Tổ Ðức, ùa binh xông vào trận địa. Thấy bốn mặt đều có chiến xa vây kín, Quý Bố nói với Chung Ly Muội:
- Nếu không liều chết mở vòng vây thì làm sao cứu Bá vương ra được.
Hai tướng xua quân đánh vào. Bên trong quân Hán cũng quay ra kháng cự nhưng vì phải đánh hai mặt nên quân Hán hơi lúng túng.
Hạng vương thừa thế thét quân mở huyết lộ, đánh vẹt một chiến xa, mở đường chạy thoát.
Quý Bố và Chung Ly Muội thấy Hạng vương đã ra khỏi, không đánh nữa, đem quân hộ vệ cho Hạng vương chạy trốn.
Quân Sở bị chiến xa sát thương quá nửa. Hoàn Sở bị Vũ Anh bắn chết.
Hạng vương vừa ra khỏi vòng vây thì bị Sài Vũ xua quân theo bắt.
Hạng vương bỏ chạy bị Ðại tướng Hán là Tân Kỳ đón lại. Hạng vương tức giận, hươi thương chém chết Tân Kỳ, rồi giục ngựa chạy về hướng Nam.
Vừa chạy được vài dặm, lại thấy Hàn Tín dẫn quân đến. Quý Bố thất kinh, dẫn Hạng vương chạy quanh xuống một khe suối nhỏ ven sông.
Trời tối dần, ánh sáng nhá nhem không còn trông thấy rõ cảnh vật. Nơi trận chiến, tiếng reo hò đắc thắng của quân Hán còn vang mãi không dứt.
Hán Sở Tranh Hùng Hán Sở Tranh Hùng - Mộng Bình Sơn Hán Sở Tranh Hùng