Số lần đọc/download: 21640 / 739
Cập nhật: 2014-12-04 03:14:31 +0700
Hồi 24 - Bắt Thái Công, Phạm Tăng Hiến Kế
N
hắc lại Bá vương, ở Bành Thành cử binh đi đánh Tề, Lương, việc chưa xong, xảy ra có quân báo:
- Ngụy Báo và Thân vương đều đã hàng Hán cả rồi.
Bá vương nổi giận, muốn cử binh đánh Hán, Phạm Tăng can:
- Hiện nay Tề, Lương chưa hạ được, chư hầu ly tán. Nếu Ðại vương Tây chinh, thì Bành Thành khó giữ. Chi bằng sai người đến Phong Bái bắt Thái Công đem về đây câu thúc, rồi truyền các lộ canh phòng cẩn mật, đợi khi hạ được Tề sẽ đề binh đánh Hán.
Bá vương nghe lời, sai bộ tướng Lưu Tín đêm một nghìn quân, lẻn sang đường Phong Trạch đến huyện Phong Bái bắt Thái công và gia quyến cả thảy 125 người, niêm phong tài sản, giao cho quan huyện coi giữ, rồi giải về Bành Thành.
Nhưng vừa đi được hơn ba mươi dặm, bỗng nghe trong rừng có tiếng pháo nổ, ba viên Ðại tướng là Vương Lăng, Chu Cát và Chu Lợi xông ra, chặn ngang đường, đánh giết Lưu Tín, cướp tù xa, đưa Thái công dong ruổi.
Toán quân Sở bị thua, chạy về báo với Bá vương, Bá vương nổi giận, sai Chung Ly Muội và Anh Bố đem ba ngàn quân đuổi theo.
Lúc ấy bọn Vương Lăng đã đưa Thái Công đến thành Hàn Nam, bỗng thấy phía sau cát bụi bay nghịt trời.
Vương Lăng nói với Chu Cát và Chu Lợi:
- Quân Sở đuổi theo, hai ông phải đi đoạn hậu, để tôi hộ vệ Thái công và gia quyến đi trước.
Chu Cát và Chu Lợi theo lời, đóng quân lại bên vệ đường thẳng mấy chốc, Chung Ly Muội và Anh Bố đã đuổi kịp. Chu Cát và Chu Lợi xông ra ngăn cản, nhưng đánh không lại, hai tướng đều tử trận. Hơn ba ngàn quân Hán đều đã bỏ chạy tán loạn.
Anh Bố và Chung Ly Muội thấy trời đã tối, không dám đuổi theo. Ðóng quân lại một nơi đợi sáng hôm sau sẽ truy nã.
Vương Lăng được tin hai bạn mình từ trận, đêm ấy vội đưa Thái công suốt đêm băng rừng vượt núi, không dám dừng chân. Ði được hai ngày thì bọn Anh Bố đuổi theo kịp.
Ðang cơn bối rối, bỗng trong rừng có một đạo quân xông ra, cờ đề hai chữ "Hán tướng".
Cầm đầu đạo quân ấy là Chu Bột và Trần Vũ. Hai tướng xông ra chặn Anh Bố và Chung Ly Muội lại.
Vương Lăng thừa cơ hội phò gia quyến Thái công thoát qua khỏi núi.
Anh Bố và Chung Ly Muội đuổi theo suốt mấy ngày, người mỏi, ngựa mệt, nay gặp Hán tướng đánh sao cho lại, hai bên giao chiến một hồi, quân Anh Bố đuối sức lui dần.
Chung Ly Muội bàn với Anh Bố:
- Quân Hán đến cứu viện, thế mạnh lắm, quân ta đường xa địch không nổi, chi bằng thừa lúc trăng sáng ta rút quân là hơn.
Anh Bố nghe lời ra lệnh lui binh.
Vương Lăng bảo hộ Thái công về đến Hàm Dương, Hán vương được tin ra khỏi thành nghênh tiếp.
Cha con gặp nhau, gia đình đoàn tụ, nỗi mừng tràn ngập cả kinh thành.
Giữa lúc đó Anh Bố và Chung Ly Muội kéo tàn quân trở lại Bành Thành, mặt buồn rười rươi, vào yết kiến Bá vương tâu trình tự sự.
Bá vương hỏi:
- Vương Lăng là người thế nào lại lắm mưu chước như vậy?
Phạm Tăng nói:
- Vương Lăng là một mưu tướng, lại là người chí hiếu. Năm trước, Vương Lăng tụ đảng ở Nam Dương rồi theo phò Hán vương. Hiện nay mẹ Vương Lăng còn đang ở với người con thứ hai là Vương Trạch, làm nghề cày ruộng nơi huyện Bái. Nếu ta bắt được Lăng mẫu đến đây, rồi sai người dụ Vương Lăng, ắt Vương Lăng vì hiếu về hàng Sở.
Bá vương lập tức sai người đến huyện Bái, bắt Lăng mẫu dẫn về Bành Thành, và dụ rằng:
- Ta nghe con mụ là Vương Lăng, hiền hòa, dễ dạy, nếu mụ bảo Vương Lăng về hàng Sở, ta sẽ phong tước Vạn hộ hầu, cả nhà đều hưởng lộc trời. Mụ hãy viết một phong thư, ta sai người đem đến.
Lăng mẫu chỉ cúi đầu không đáp.
Phạm Tăng mật tâu với Bá vương:
- Xin cứ giam Lăng mẫu một nơi, sai người trông coi tử tế chờ khi quân Hán đến cướp cõi, bấy giờ có kế hay.
Bấy giờ Hán vương ở Hàm Dương, quân thế mỗi lúc một lừng lẫy, liền gọi quần thần bàn việc đánh Sở.
Hàn Tín tâu:
- Quân ta dẫu mạnh, nhưng bên Ðông còn có Ân vương ngăn trở, phải phục được Ân vương đã. Vả lại, tuế tinh năm nay chưa được lợi, xin cứ chiêu tập hào kiệt, luyện tập quân sĩ, chờ đến sang năm sẽ hay.
Hán vương khen phải. Hàn Tín liền bái biệt, lĩnh quân đi đánh Ân vương, kéo đến Hà Nội, cách năm mươi dặm hạ trị.
Ân vương là Tư Mã Ngang biết trước, đã sai quân đóng đồn. Cách bên ngoài ba mươi sáu dặm, và cắt quân phòng thủ bốn mặt thành, rồi hội các tướng thương nghị.
Ân vương hỏi triều thần:
- Hàn Tín quân nhiều thế mạnh, lại lắm chước quỉ, mưu thần, ta phải dùng cách gì để địch lại?
Mưu sĩ Ðỗ Văn Ðại nói:
- Cứ như ý tôi, chỉ nên phòng thủ cẩn mật, đoạn sai người về Bành Thành phi báo với Bá vương, chớ nên khinh chiến.
Ðại tướng Tôn Dần nói:
- Hàn Tín ở xa đến đây, người mỏi, ngựa mệt, ta cần phải đánh ngay, nếu diên trì khó thắng.
Phó tướng Ngụy Hanh nới:
- Ðánh là phải, nhưng việc cầu cứu cũng cần thiết.
Ân vương nghe lời, một mặt sai người phi báo về Bành Thành, một mặt sai Tôn Dần điểm quân xuất trận.
Hàn Tín vừa hạ trại xong, Tôn Dần đã đến ngay trước dinh khiêu chiến.
Hàn Tín vỗ ngựa ra, hét lớn:
- Ân vương nhà ngươi không biết cơ trời, không rõ nhân thế. Hiện nay chư hầu đều hàng phục Hán triệu, nước ngươi nhỏ bé, sao dám kháng cự?
Tôn Dần nói:
- Hán vương nhà ngươi cướp được Hàm Dương, như vậy cũng đủ lắm rồi, cớ sao còn đem lòng tham dấy loạn khắp nơi! Thật không biết biết sức mình.
Phàn Khoái đứng sau nghe nói, nổi giận, vỗ ngựa tới đâm nhầu một kích. Tôn Dần rước đánh. Hai bên đánh đến năm mươi hiệp mà vẫn chưa phân thắng bại.
Ngụy Hanh thấy Tôn Dần không địch nổi Phàn Khoái, liền xem đến đánh giúp. Bên kia, Tiết Ân và Trần Bái thấy vậy cũng xông ngựa vào trợ lực với Phàn Khoái.
Trận chiến bừng sôi, bụi cát bay nghịt trời.
Ân vương đứng trên thành trông thấy, vội vã đem một đạo quân, mở cửa thành ra tiếp ứng.
Hàn Tín cũng vội vã sai Chu Bột, Sài Vũ, Lư Quán và Ngân Hấp ra đối địch.
Ân vương đánh một hồi, liệu thế không thắng nổi, bèn thu quân vào thành. Hàn Tín xua quân đuổi theo vây hãm.
Nhắc lại, sứ thần của Ân vương tuân lệnh đến Bành Thành cầu cứu.
Nhưng đến nơi Bá vương đã đem quân đi đánh Tề, Lương nên vắng mặt.
Sứ giả lại thân hành đến đa phận Tề, Lương để dâng thư.
Bá vương được thư, mở ra xem, nổi giận hét lớn:
- Không ngờ thằng thất phu Lưu Bang ngày nay dám hoành hành như vậy.
Liền gọi Phạm Tăng đến hỏi:
- Nay Tề, Lương chưa hạ được, nếu giải binh đi cứu Hà Nội e lòng quân chán nản. Ta định sai người đi thế có được chăng?
Phạm Tăng nói:
- Hàn Tín không phải là tay vừa. Ðại vương không thân chinh thì không ai địch nổi. Tuy nhiên, việc đánh Tề Lương đã lỡ, không thể bỏ đi được, xin Ðại vương sai Hạng Trang, Quí Bố đem ba vạn quân thẳng đến Hà Nội phòng bộ, chờ khi hạ được Tề Lương sẽ di binh đến phá Hán. Chừng ấy, ta có thể điều binh chư hầu trợ lực nữa.
Bá vương nghe lời theo, sai Hạng Trang và Quý Bố đem binh cứu Hà Nội.
Lúc bấy giờ, Hàn Tín vây Hà Nội mấy ngày mà không phá nổi, nên mật nghị với chư tướng rằng:
- Hà Nội thành cao, hào sâu, Ân vương cố thủ mãi, khó mà phá vỡ được. Nếu để diên trì, Bá vương cho quân đến cứu viện, làm nội ứng ngoại hiệp, quân ta tất bị đẩy lui Các tướng phải lãnh mật kế ta thi hành như thế mới được.
Chư tướng vâng lệnh, chia nhau theo nhiệm vụ cắt đặt lại sai dọn dẹp, thu xếp hành trang giả cách lui quân.
Quân canh trên thành thấy vậy vào báo với Ân vương.
Ân vương lên mặt thành xem, quả thấy quân Hán rút lui dần, vòng vây thưa thớt, hến gọi mưu sĩ Ðỗ Văn Ðại đến bàn:
- Có lẽ Hàn Tín nghe được tin Bá vương sắp đưa binh đến đây cứu viện, nên sợ mà rút lui chăng?
Ðỗ Vạn Ðại nói:
- Hàn Tín rất nhiều quỷ kế, không thể lường được. E rằng hắn giả cách lui quân để gạt ta đuổi theo rồi phục binh cướp thành? Ðại vương cần phải xem xét kỹ càng kẻo lầm mưu đó.
Ân vương liền sai vài tên quân ra khỏi thành vài mươi dặm, thám thính địch tình.
Vừa ra đến nơi, gặp mấy tên quân Hán đang khuân vác hành trang có vẻ hấp tấp lắm.
Quân thám thính của Ân vương giả cách hỏi:
- Sao các anh không đánh thành lại sắp sửa ra về?
Mấy tên quân Hán đáp:
- Ðánh thành để chịu chết sao? Hôm qua có tin Bá vương đem quân từ Hà Bắc đến đây tiếp cứu. Hán vương không dám đối địch với Bá vương, nên sai người triệu Hàn Nguyên soái về. Nhân mã đã lui hết cả rui, chỉ còn một số chúng tôi ở lại khuân vác những đồ nên ở lại mà thôi.
Quân thám thính mừng thầm, trở vế báo lại với Ân vương.
Ân vương nói:
- Thế thì ta đem quân truy kích ắt chúng sẽ không còn manh giáp mà trở về.
Liền ra lệnh cho Tôn Dần, Ngụy Hanh dẫn một vạn quân đuổi theo. Còn mình, cũng đem một vạn quân làm hầu ứng. Trong thành chỉ để hơn năm trăm ngàn nhân mã.
Tôn Dần và Ngụy Hanh đuổi theo quân Hán hơn năm mươi dặm vẫn không thấy động tĩnh gì cả. Hai bên đường cây cối um tùm. Trời đã xế bóng, Tôn Dần truyền đóng quân tạm nghỉ. Bỗng nghe trong rừng rậm có tiếng pháo nổ, tiếp theo có tiếng vó ngựa dồn dập.
Tôn Dần và Ngụy Hạnh còn đang ngơ ngác, thì trong rừng xông ra hai viên đại tướng Chu Bột và Sài Vũ.
Hai tướng này không nói gì cả, huơi đao lược chiến.
Ðánh một hồi, đạo quân của Tôn Dần và Ngụy Hanh bị cắt ra làm hai đoạn. Tôn Dần liệu chống chế không nổi,
liền thu quân bại tẩu.
Ngụy Hạnh thấy tiền quân bị thua, cung rút lui, không dám tiến.
Ðàng sau, Ân vương dẫn đạo quân hậu vệ vừa đến nơi, bỗng thấy đàng sau lửa cháy ngất trời người ngựa đều bấn loạn, không biết đàng nào lẩn tránh. Hai bên rừng quân phục của Hàn Tín nổi dậy chém giết quân của Ân vương vô số.
Ân vương toan ra lệnh mở huyết lộ để tháo lui thì bỗng bị Phàn Khoái sảy ngựa đến bắt sống giữa đám loạn quân.
Tôn Dần và Ngụy Hanh trốn ra khỏi vòng vây, đi tìm Ân vương, nhưng không thấy đâu cả, chỉ thấy quân Hán trùng trùng điệp điệp, tiếng la hét dậy trời.
Bóng tối bắt đầu rùm cả núi rừng, mùi lửa, mùi thịt khét, lẫn với mùi tạnh hôi xông lên không chịu nổi.
Hai tướng không biết nơi nào chạy nữa, đành núp dưới gốc cây để chờ sáng sẽ hay. Chẳng ngờ Hàn Tín đứng trên gò cao, sai quân đốt đuốc đi tìm. Ðến nơi thấy hai người đang ôm nhau núp bóng.
Trương Hán hét lớn:
- Hai tướng Hà Nội! Ân vương nhà ngươi đã bị bắt rồi hãy đầu hàng mau kẻo chết!
Tôn Dần và Ngụy Hạnh sợ hãi, tình nguyện đầu hàng.
Hàn Tín liến thu quân, kéo đến mặt thành.
Trong lúc đó Phàn Khoái, sau khi bắt được Ân vương, gạt Ðỗ Vạn Ðại mở cửa thành rồi. Nên lúc Hàn Tín đến thì đã cắm toàn cờ Hán.
Quân giữ cửa thấy Hàn Tín đến, vội vã mở cửa nghinh tiếp.
Hàn Tín vào truyền dẫn Ân vương đến mở trói mời ngồi và nói:
- Xin đại vương cứ tự nhiên cho.
Ân vương khúm núm thưa:
- Tôi là tù mất nước, Nguyên soái không giết đã là may lắm rồi, dám đâu đồng tọa.
Hàn Tín nói:
- Ðại vương chớ nên quá khiêm tốn. Hán vương là bậc khoan nhân, đại độ, chuyên lấy nhân nghĩa đãi mọi người. Dẫu kẻ có tội cũng không nỡ giết. Nếu Ðại vương chịu đầu Hán, góp công trong việc trừ Hạng Vũ, tôi chắc chắn ngôi vương tước không mất.
Ân vương mừng rỡ, truyền lệnh cho các tướng, huyện quy hàng. Thế là Hàn Tín đã bình định xong Hà Nội, liến viết tiệp sai người về Hàm Dương báo tin.
Lúc bấy giờ Hạng Rang và Quý Bố mời lẽo đẽo dẫn cứu binh đến nơi.
Vừa được tin Hàn Tín đã chiếm thành rồi, Quí Bố bàn với Hạng Trang:
- Thành đã bị chiếm, Ân vương đã đầu giặc, chúng ta còn làm cách nào được nữa. Chi bằng trở về báo với Bá vương liệu định.
Hai người bàn luận xong, ra lệnh rút quân.