Có tiền và có những thứ tiền có thể mua được là điều tốt, tuy nhiên, đôi khi cũng nên xem lại và đảm bảo rằng mình không mất những thứ mà tiền không mua được.

George Horace Lorimer

 
 
 
 
 
Tác giả: Alexandre Dumas
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Vingt Ans Après
Dịch giả: Anh Vũ
Biên tập: Lê Nhật Minh
Upload bìa: Lê Nhật Minh
Số chương: 129 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2361 / 29
Cập nhật: 2016-07-21 22:06:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 20:Grimaud Vào Cuộc
ới vẻ ngoài thuận lợi của mình, Grimaud đến trình diện ở cây tháp lâu đài Vincennes. De Chavigny tự phụ có con mắt không bao giờ lầm lẫn; điều ấy có thể khiến người ta tin rằng ông ta đích thực là con đẻ của giáo chủ de Richelieu mà lòng tự phụ cũng là muôn thuở. Ông ta chăm chú ngắm kẻ đến xin việc và suy đoán rằng lông mày sít vào nhau, môi mông dính, mũi khoằm và lưỡng quyền cao gồ của Grimaud là những đặc trưng hoàn hảo. Ông ta chỉ hỏi mười hai câu. Grimaud đáp lại có bốn. Ông liền bảo: - Đây là một tay xuất sắc, tôi đã nhận xét trước như thế mà. Anh hãy đến nói với ông La Ramée chấp nhận và bảo ông ấy rằng anh vừa ý tôi về mọi điểm. Grimaud quay gót và sang dự cuộc kiểm tra khe khắt hơn của La Ramée. Điều khiến La Ramée khó khăn hơn, chính là vì De Chavigny biết là có thể dựa vào hắn ta và hắn ta thì muốn có thể dựa vào Grimaud. Grimaud có đúng những phẩm chất có thể làm xiêu lòng một viên sĩ quan cảnh sát đang mong muốn có một người phụ cảnh sát; cho nên sau một nghìn câu hỏi mà mỗi câu chỉ được đáp lại bằng có một phần tư câu. La Ramée mê mẩn về cái tính hà tiện lời ấy, bèn xoa xoa hai bàn tay và tuyển dụng Grimaud luôn. - Mệnh lệnh? - Grimaud hỏi. - Đây. Không bao giờ để tù nhân một mình, tước của hắn mọi đồ dùng nhọn sắc, không cho hắn làm hiệu với những người ở ngoài hoặc chuyện trò quá lâu với bọn lính canh. - Hết à? - Grimaud hỏi. - Hết với lúc này thôi. - La Ramée đáp. - Nếu có những hoàn cảnh mới thì sẽ có những mệnh lệnh mới. - Được - Grimaud đáp. Và hắn đi vào phòng quận công de Beaufort. Ông quận công đang chải râu, ông để cả râu tóc mọc dài cốt để chơi khăm Mazarin bằng cách phơi bày sự khổ cực và phô ra vẻ mặt ốm o của mình. Nhưng vừa mới mấy hôm trước đây, đứng trên tháp cao ông ngỡ như nhận ra ở trong một cỗ xe bóng bà De Montbazon kiều diễm mà kỷ niệm bao giờ cũng thân thương với ông, thì ông lại không muốn mình xuất hiện với bà cũng giống như Mazarin; cho nên trong niềm hy vọng gặp lại bà, ông đã hỏi mượn một cái lược bằng chì và được đồng ý. Ông de Beaufort hỏi mượn lược bằng chì, vì giống như mọi người có tóc hoe vàng, ông có bộ râu hung đó; chải lược bằng chì râu sẽ đen lại. Grimaud bi và sau khi tìm kiếm ông nhặt được một mảnh thủy tinh vỡ, việc đó có vẻ làm ông thích thú nhất. Về nhà ông tháo sợi vải ở khăn tay. Không một chỉ tiết nào thoàt khỏi con mắt dò xét của Grimaud. Buổi sáng hôm sau, cái giá treo cổ đã xong và để trông rõ nó, ở giữa gian phòng, ông de Beaufort dùng mảnh thủy tinh vỡ để vót nhọn một đầu cọc. La Ramée xem ông làm với vẻ tò mò của một người cha đang nghĩ rằng có lẽ mình sắp phát hiện ra một đồ chơi mới cho lũ con, còn bốn tên vệ sĩ thì nhìn với cái vẻ vô công rồi nghề thời ấy cũng như bây giờ làm nên đặc điểm chủ yếu của bộ mặt người lính. Lúc Grimaud vào, hoàng thân vừa mới đặt mảnh thủy tinh xuống mặc dù ông chưa vót xong cái chân cột; nhưng ông dừng lại để buộc sợi chỉ vào đầu cột. Ông liếc nhìn Grimaud, mắt vẫn còn vương một chút bực bội từ chiều hôm trước, nhưng rất hi hả về kết quả tất yếu của sáng kiến mới của mình ông không còn chú ý đến chuyện khác. Song, khi ông buộc xong một nút ở đầu dây này và một thòng lọng ở đầu dây kia, ông nhìn sang một đĩa tôm và đưa mắt chọn m�i đi kiếm kẻ chịu nạn. La Ramée quỳ một chân xuống đào đất. Trong lúc ấy, hoàng thân treo một con tôm vào sợi len. Rồi ông cắm cái giá ở giữa gian phòng và phá lên cười. La Ramée cũng cười như nắc nẻ, chẳng hiểu mình cười vì cái gì. Và bọn vệ sĩ cũng đồng thanh cười theo. Riêng Grimaud không cười. Hắn đến gần La Ramée và chỉ cho xem con tôm đang quay đi quay lại ở đầu dây, rồi nói: - Giáo chủ! - Bị treo cổ bởi Điện hạ quận công de Beaufort và bởi thày Jacques Chrysostome La Ramée, phó quan cảnh sát của nhà vua. - Hoàng thân vừa nói vừa cười dữ dội hơn lúc nào hết. La Ramée kêu lên một tiếng kinh hoàng và nhảy bổ vào cái giá treo cổ mà hắn ta nhổ lên, bẻ vụn ra từng mảnh và vứt qua cửa sổ, hắn toan làm thế với cả con tôm do hắn đang nổi khùng, thì Grimaud liền đỡ lấy luôn. - Ăn ngon đấy - hắn nói và bỏ con tôm vào túi. Lần này ông quận công thích thú vô cùng với trò chơi đó, nên ông cũng hầu như tha thứ cho Grimaud về cái vai hắn đóng. Nhưng trong ngày hôm ấy ông suy nghĩ về cái ý đồ của tên lính canh và kỳ thực ý đồ ấy có vẻ xấu xa, cho nên ôn có. - Bằng cái gì cơ? Chỉ mới ra khỏi tù là của cải của ngài sẽ bị tịch thu. - Chỉ mới ra khỏi tù là tôi sẽ làm chủ Paris. - Sụyt! Sụyt! Thế nào… Chẳng lẽ tôi lại có thể nghe nói những điều như thế ư? Thật là một câu chuyện hay ho mà người ta dám bàn với một sĩ quan của nhà vua. Thưa Đức ông, tôi thấy rõ là phải kiếm thêm một Grimaud thứ hai. - Thôi! Không nói chuyện ấy nữa. Như vậy là có vấn đề giữa tôi với anh và giáo chủ? La Ramée ạ, một ngày nào đó lão ta cho gọi anh thì anh phải để cho tôi mặc quần áo của anh. Tôi sẽ đi thay anh, tôi sẽ bóp cổ lão, và xin lấy danh dự nhà quý tộc mà thề nếu đó là một điều kiện, tôi sẽ tự mình trở lại nhà tù. - Này Đức ông, tôi thấy cần phải gọi Grimaud đến. - Tôi sai rồi. Thế lão ta đã nói gì với anh cái đồ nghiệp chướng(2) ấy? - Xin truyền lại Đức ông cái từ ấy vì nó vần với tể tướng(3). - La Ramée nói với vẻ hóm hỉnh, - Ông ấy nói gì với tôi ư? Ông ấy bảo tôi phải giám sát ngài. - Tại sao phải giám sát tôi? - Quận công lo lắng hỏi. - Bởi vì một nhà chiêm tinh học tiên đoán là ngài sẽ trốn thoát. - A! Một nhà chiêm tinh học đoán vậy à? - ông quận công bất giác rùng mình. - Ôi! Lạy Chúa! Có thể! Cái bọn pháp sư ba láp ấy chúng cứ việc tưởng tượng ra để làm khổ những người thật thà. Tôi xin lấy danh dự mà nói như vậy. - Thế anh đã trả lời Các hạ đại danh như thế nào? - Là nếu cái lão chiêm tinh ấy soạn ra các quyển lịch thì tôi khuyên Các hạ chớ có mua. - Tại sao? - Bởi vì nếu ngài có muốn trốn thoát thì ngài phải biến thành con chim sơn ca hoặc con chim sẻ đó. - Buồn thay, anh nói rát có lý. Thôi La Ramée, ta đi chơi một ván cầu nào. - Thưa Đức ông, xin ngài thứ lỗi cho, nhưng ngài phải cho tôi nửa giờ nữa. - Sao vậy? - Bởi vì Đức ông Mazarin dòng dõi dù chẳng ghê gớm gì, nhưng vẫn kiêu hãnh hơn ngài và ông ấy đã quên không mời tôi ăn sáng. - Vậy thì, anh có muốn để tôi bảo dọn bữa ăn sáng lên đây cho anh không? - Không! Xin trình với Đức ông rằng cái người bán bánh ngọt ở trước mặt lâu đài, mà người ta gọi là cha marteau… - Thế thì sao? - Này nhé, cách đây tám hôm ông ta đã bán cửa hàng của mình cho một người làm bán�� làm rạng rỡ thêm cho ông, nhưng kỳ thực là để thi hành mệnh lệnh của tể tướng là không được rời mắt khỏi người tù. Nhưng trong năm phút ngồi một mình, quận công có đủ thời giờ để đọc lại bức thư của bà de Montbazon, nó chứng tỏ cho người tù thấy rằng bạn bè ông không quên ông và lo liệu việc giải thoát cho ông. Bằng cách nào, ông chưa rõ, nhưng ông tự hứa là sẽ làm cho Grimaud nói ra, dù bác ta có câm lì. Càng biết rõ tính nết Grimaud, ông càng tin cậy bác nhiều hơn, và ông hiểu rằng bác ta bày đặt ra tất cả những trò hành hạ vặt vãnh đối với ông chẳng qua là để cho bọn lính canh khỏi nghi ngờ rằng bác có thể thông đồng với quận công. Mưu chước ấy khiến quận công đánh giá rất cao trí tuệ của Grimaud, và ông nhất quyết tin cậy hoàn toàn ở bác. Chú thích: (1) Tiểu thuyết thôn đã của Ônorê d'Uyêcphê (1607-1628) về chuyện ái tình giữa Xeladông và nàng Axtre. (2) (3) Trong nguyên bản: chữ cuistre (đê tiện) vần với chữ ministre (tể tướng)
Hai Mươi Năm Sau Hai Mươi Năm Sau - Alexandre Dumas Hai Mươi Năm Sau