The walls of books around him, dense with the past, formed a kind of insulation against the present world and its disasters.

Ross MacDonald

 
 
 
 
 
Tác giả: Tony Buổi Sáng
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Vô Tranh
Số chương: 33
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6928 / 516
Cập nhật: 2021-09-02 21:34:18 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 22
gày 03/11/2013
Tối qua nằm mơ, thấy đi thi tốt nghiệp cấp 3. Chỉ thi môn giáo dục công dân. Nhưng không ai làm được.
Mới ngồi uống cà phê suy nghĩ, nền giáo dục toàn dạy chữ thì đạo đức xã hội xuống cấp là đúng rồi. Nên soạn lại môn giáo dục công dân, đưa vào thi tốt nghiệp lớp 9 hay 12, bớt mấy kiến thức kia xuống. Học quá trời giờ cũng chẳng nhớ, chẳng ứng dụng gì, mà xã hội lại càng nhiều vụ cắt đầu làm mắm do học tập theo Ms Broken Rice...
Ngày 6/11/2013
Chửi
Xã hội mình làm ăn ngày càng khó, nhiều vấn đề bất cập như trong giao thông, y tế, giáo dục... khiến mọi người căng thẳng và sẵn sàng nói những lời thô lỗ cho nhau, như trong bức hình hôm qua Tổng đăng. Đúng là các bạn comment giống ở xã hội mọi người có nói với nhau như thế. Nhưng mình cố gắng khác biệt nhé, cố gắng mở miệng ra là nói những từ đẹp đẽ, thơm tho, hay ho cho nhau...
Vì chửi chính là một sự bất lực của trí tuệ. Tổng chưa thấy hai người phương Tây, hai người Nhật đứng chống nạnh chửi nhau bao giờ. Ngay cả ở Thai, Indo... cũng không thấy. Họ chỉ tranh luận đúng sai rồi thôi. Còn chửi tay đôi, chửi đổng, chửi móc méo, nói ngôn từ xấu xí mày là con vật này, cha mẹ mày là... thì chỉ thấy hết sức phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam.
Tiếng Anh, chữ “chửi” rất ít ai dùng (scold),trong khi tiếng Trung thì rất nhiều câu có chữ này (ma). Tổng so sánh trong hai cuốn 3000 câu tiếng Anh thông dụng thì không thấy câu nào nói chữ chửi trong khi cuốn 1600 câu tiếng Hoa phổ thông thì tràn ngập.
Mình cố gắng thoái khỏi văn hóa xấu xí này nhé.
“Mẹ! Mẹ ơi cô dạy
Cãi nhau là không ngoan
Cái miệng nó xinh thế
Chỉ nói điều hay thôi.”
Ngày 6/11/2013
Chuyện nàng An Thị
Tony đi công tác miền Tây Nam Bộ, thấy ăn nói cũng có chút kiến thức nên bà con hay hỏi thăm. Gần đây câu mà bà con hay hỏi nhất là việc thương lái Trung Quốc sang thu mua mấy cái “trời ơi đất hỡi” của mình, mục đích là gì vậy? Bữa thì râu mèo, bữa thì đuôi chuột, bữa thì cây sưa, bữa thì là xoài non, lá vải... Bữa thì đỉa, ốc bươu vàng, móng trâu... toàn những thứ lạ lùng.
Tony nợ một câu trả lời.
Rồi cũng có thời gian tìm hiểu. Ra cửa khẩu Tân Thanh, Móng Cái, Thanh Thủy, Hà Khẩu... tất cả mọi người đều nói chưa từng thấy xuất những loại hàngnhư thế qua bên kia. Vậy họ mua làm gì? Mua mà không xuất. Bèn khăn gói qua tận bên Tàu để tìm hiểu thực hư. Mới hay là thương lái Trung Quốc không chỉ làm chuyện này ở nước mình, mà họ cũng đi xuống tận các tỉnh xa xôi như Cam Túc, Thanh Hải, Tứ Xuyên, An Huy... để thu mua các loại “nông sản” như thế. Họ là thương nhân đến từ các thành phố như Nam Ninh, Quảng Châu... và đều có cuộc sống cực kỳ giàu có. Tony qua bển, với khả năng tiếng Tàu hết sức lỉu li, và tửu lượng cũng khá, bèn khai thác thông tin. Gặp hai thương nhân ở Quảng Tây tên A Cầu và A Bình, chỉ vài chai Mao Đài và vài bài thơ Lý Bạch, họ sơ hở để cho Tony hiểu được nội dung câu chuyện...
Phi vụ của họ thường gồm một nhóm gồm hai thương nhân ít nhất trở lên, mục tiêu là các vùng nông thôn hẻo lánh. Nông sản họ mua phải càng lạ càng tốt, người ta không biết giá thực tế là bao nhiêu để có thể so sánh. Đợt này sang Bình Phước của Việt Nam. Cây điều (đào lộn hột) trồng khá nhiều ở đây. Lá điều non là mặt hàng họ quyết định thu mua vì là hàng độc, không có tiền lệ mua bán, dễ tạo nên sự tò mò một cách huyền thoại. Đến thị trấn An Lộc và việc đầu tiên là tìm thương lái địa phương. A Cầu ghé chị Bảy, nói chị Bảy ơi tui muốn mua lá điều non. Hạt điều thô ví dụ giá chỉ có 500 ngàn đồng một tấn, A Cầu mua lá non giá ngang bằng luôn. Đưa tiền trước, nói chị hái cho tui vài tấn, phơi khô nha. Chị Bảy nửa tin nửa ngờ, nhưng thấy tiền thật, lại trả trước, nên kêu người ra hái lá đem phơi, giao cho khách. Chứ chờ cây điều ra trái, tiền phân tiền thuốc... mấy tháng sau thì cũng chỉ có giá này thui, bán vậy sướng hơn.
Trong lúc đó thì A Bình sang gặp anh Tám, một thương lái ở xã khác. Cũng y chang vậy, anh Tám cũng hái 4 tấn lá điều non giao cho A Bình và lấy hai triệu. Bên kia A Cầu quyết định tăng giá mua lá điều lên một triệu một tấn. Chị Bảy phấn khởi, cùng chồng cả đêm leo lên cây, hái khí thế, dù kiến vàng chui vô háng cắn tê cắn tái nhưng cũng ráng chịu đựng. Anh chồng mệt là bị chị Bảy chửi, nói đồ làm biếng, cơ hội kiếm tiền đổi đời là đây. Vì A Cầu nói phải giao vào ngày mai, phải xuất đi gấp. Chị Bảy cả đêm đu trên cây hái trối chết tới sáng mai cũng chỉ có hai tấn, nên chỉ được có hai triệu, A Cầu nói chị phơi khô giùm, cầm tiền trước nè chị, mấy bữa sau mới qua lấy đem đi. Dân chúng đồn ầm ầm. Chắc là thuốc tiên. Bên đó xứ lạnh trồng không được. Phong trào hái lá điều diễn ra nô nức.
Rồi vắng bóng. Đâu tuần sau A Bình lại xuất hiện, nói giờ hút hàng quá anh Tám ơi. Hàng này bên Trung Quốc chuộng lắm. A Bình nói giá bây giờ là 5 triệu một tấn. Đưa tiền trước và ép giao ngay. Anh Tám đang lo giao không đủ, thì bỗng dưng có ai đó tiếp thị nói có người bán sẵn giá chỉ có 4 triệu một tấn thôi, mua hem. Anh Tám thấy mua cứ một tấn lời một triệu, ngu gì không mua. Bèn thu gom. Gom được bao nhiêu A Bình cũng lấy hết. Cầm cục tiền trong tay, anh Tám ngỡ trong mơ. Ai ngờ hàng có sẵn kia là của A Cầu, dân địa phương hái và phơi sao kịp, nên qua kho của A Cầu mua lại. Chen chúc xếp hàng...
Bán xong hết kho, A Cầu phone cho chị Bảy giá bây giờ là 10 triệu một tấn rồi, gom nhanh lên người đẹp. Số lượng không giới hạn. Chị Bảy cười tít mắt qua điện thoại, lật đật gom khí thế, dân chúng hái phơi không kịp nên phải mua lại “trôi nổi” trên thị trường giá 8 triệu một tấn, cứ một tấn mang qua là lời hai triệu mà. Tất nhiên hàng giá 8 triệu kia từ nguồn của A Bình. Nhưng A Cầu cũng đến, trả tiền đàng hoàng, rồi chở hàng đi. Chị Bảy chẳng mảy may nghi ngờ, tiếp tục thu gom để dành đó, đón đầu thời cơ. Chị Bảy bàn với chồng, qua tuần xuống thẩm mỹ viện Sài Gòn sửa mũi.
Đỉnh điểm là A Bình quyết định tăng lên 20 triệu một tấn, gom đi mai qua lấy. Nghe điện thoại xong, anh Tám muốn xỉu, ra sau nhà cây gì cũng vặt trụi lá, không kể cây điều cây tiêu gì sất. Nói tụi bay cứ thấy cây nào có lá là hái, trà trộn vô, tụi nó biết mẹ gì. Bữa trước cũng vậy, toàn lá tầm bậy mà tụi nó cũng mua, người mình thông minh bọn kia ngu thật. Huy động cả xã. Nhưng vẫn không đủ theo đơn hàng của A Bình, lại thu gom trên thị trường với giá 15 triệu một tấn. Ai mang sang giá 15 triệu đồng một tấn anh Tám mua hết. Anh Tám mua xong, gọi điện cho A Bình tới lấy thì A Bình nói để mai đi, đang lấy container lên đóng hàng. Sáng mai gọi lại thì “số máy quý khách vừa gọi không liên lạc được”. Anh Tám chạy tất tả đến nhà nghỉ gần đó thì mới hay ông khách đã trả phòng. Phóng như bay đi tìm thì chỉ thấy chị Bảy, chị Hai, anh Tư, anh Ba, chị Sáu... cũng hớt hơ hớt hải phóng xe trên đường ở chiều ngược lại. Dáo dác vòng lên vòng xuống, cũng bấy nhiêu người trong hiệp hội các thương lái huyện ta. Con đường đất đỏ mịt mù bụi. Những cái mũ bảo hiểm lấm lem. Những cái nón lá phấp phới. Những gương mặt đen nhẻm và những giọt nước mắt nóng hổi. Những kho lá điều chất cao như núi vì ai cũng tranh thủ ôm hàng. Những vườn điều xơ xác, vắng lặng, mênh mông...
Hóa ra, họ thu mua các nông sản tào lao ấy chỉ là một cách để làm giá. Mua bán lòng vòng đẩy giá lên, người ôm cuối cùng các các tiểu thương tội nghiệp. Mấy ngàn năm trước, trước miệng lưỡi và mưu mô của Triệu Trọng Thủy, nàng An Thị Mỵ Châu vừa đi vừa rắc lông ngỗng trên đường. Mấy ngàn năm sau, những nàng An Thị thế hệ mới đã khá hơn. Đã tự mình chạy xe máy chứ không cần phải ngồi sau An Dương Vương, nhưng thơ ngây thì vẫn cứ như thuở nào.
Ở bên kia biên giới, tại một khách sạn hoa lệ của thành phố Bằng Tường, Triệu Trọng Cầu và Triệu Trọng Bình... vui vẻ đãi tiệc. Phi vụ thành công. Gái đẹp bận xườn xám vây quanh, hỏi “shâng y chai due nản hạo ma”. A Cầu nói “hỉnh hạo”, xong ngửa cổ uống cạn ly, tạm quên những ngày vất vả, nắng gió muỗi mòng ở xứ nhiệt đới xa xôi kia. Cả hai ngồi bàn việc đi Thụy Sĩ nghỉ ngơi một thời gian trước khi sang Cần Thơ mua đỉa...
(Đón đọc tập tiếp theo: Chuyện con đỉa)
Ngày 11/11/2013
Unknown
Ý tưởng trình bày cho hội thảo thuốc trừ sâu sinh học của hãng Phượng Tím như vầy
“Anh A ở Di Linh trồng cà phê, trồng riêng một miếng cho nhà dùng. Không phân không thuốc. Anh B ở Bảo Lộc trồng trà, cũng trồng riêng một khoanh đất cho nhà dùng, còn lại là sản xuất thương phẩm, xịt thuốc thoải mái. Anh C ở Lạc Dương trồng rau, cũng chừa một góc cho mình ăn...
Nhưng cả 3 anh đều gặp nhau ở bệnh viện ung bướu. Hóa ra, anh A uống cà phê sạch nhưng uống trà và rau bẩn, và anh B thì uống trà sạch nhưng sáng nào cũng chơi ly cà phê bẩn và ăn rau, anh C thì ăn rau sạch nhưng cứ uống cà phê hay trà mua ở chợ về là dính đòn...
Giải pháp duy nhất là dùng thuốc sinh học, không độc cho con người và môi trường, xịt thoải mái, cho mình và cả cho người...”
Tổng đang ngồi viết bài để đi bẻo dèn hội thảo đầu bờ với nông dân Đà Lạt, online tí.
Hy vọng bà con người ngất ngây con gà tây...
Một lần nữa, Tổng lại chinh phục bà con với sự thanh tao của ngoại hình và nét lung linh của trí tuệ...
Ngày 16/11/2013
Unknown
Hồi xưa mình giả bộ nói mình học cấp 3 trường chuyên Lê Quý Đôn Khánh Hoà, vì cũng có vài bạn học ở đó nên mình cũng biết sơ sơ. Cũng chủ yếu là họ nghĩ mình học giỏi mà yêu quý mình hơn.
Hôm qua, anh bạn mình kêu qua nhà ảnh nhậu, cái gặp ông thầy ổng dạy ở trường này từ năm 1990 -2000, ổng hỏi câu này câu kia làm mình ngượng quá không biết trả lời sao. Mình lật đật nói em vô học trước khi thầy vô dạy, cái ổng nói ố sao xưa giờ chưa thấy ai với mấy tuổi mà đã đi học lớp 10...
Mấy chục người trong buổi tiệc nhìn mình. Cái mình cứng họng. Từ hai hốc mắt sâu hoắm, hai giọt lệ nóng hổi chực trào ra. Mình sợ hỏi nữa nên xin về sớm, ổng nói với theo “may mà có em, đời còn dễ thương”...
Ngày 20/11/2013
Ngày nhà giáo
Cám ơn các bạn đã chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam với Tony, dù Tony chưa bao giờ đứng lớp.
Nếu có một lời khuyên, thì Tony khuyên các bạn hãy dành thời gian cho những thầy cô giáo cũ của mình, đặc biệt nhưng người đã về hưu, đang vò võ ngóng trong ai đó trong số học trò cũ của mình nhớ đến.
Năm ngoái, cũng vào ngày này, Tony đi công tác ở huyện TN, Đồng Tháp. Gần chỗ khảo nghiệm phân bón của Tony làm có một quán tạp hóa nhỏ, chủ quán là một bà lão khá đẹp, nhìn trí thức, chắc cũng khoảng 70 tuổi. Hôm đó, Tony ghé mua đồ thì thấy bà đóng cửa. Vô hỏi thăm thì bà nói trước đây bà là một cô giáo tiểu học, sau khi về hưu thì mở quán để buôn bán lặt vặt cho vui. Nhưng cứ đến ngày 20/11 thì bà nghỉ, lên trường cũ sinh hoạt chút, rồi về nhà. Ăn mặc đẹp, có bình hoa trang trí trong nhà, chờ học trò cũ đến thăm. Nhưng năm nào cũng vậy, bà chờ đến chiều, đến tối thì vẫn không có ai...
Cái Tony đổi xưng hô, gọi cô xưng em cho nó ra vẻ học trò.
Cô nói, giờ người ta chỉ thăm thầy cô đang dạy, có ai nhớ đến thầy xưa đâu, vì cô chỉ là một cô giáo làng. Học trò của cô có những người là ông này ông kia ở huyện, ở tỉnh... Cô hỏi Tony làm ngành gì mà cứ thấy xuống đây hoài vậy, Tony nói làm nông nghiệp. Cái cô kể anh X, anh Y... đang là chi cục trưởng, trưởng phòng ở các sở địa phương đều là học trò cũ của cô. Cái Tony liền gọi cho các anh ấy, vì rất thân. Hóa ra, anh X, anh Y đều đi lên Cần Thơ cả, thăm viếng các thầy đang hướng dẫn hai anh làm thạc sĩ. Hai anh nói chỉ nhớ đã học qua cô giáo đó nhưng không rõ là lớp mấy.
Tối đến rất khuya, Tony xong việc ngoài đồng và ghé tặng cô một món quà nhỏ. Cô đã thay đồ bộ để chuẩn bị đi ngủ, trên bàn chỉ có vỏn vẹn bó hoa của cô tự mua tự cắm, và gói quà nhỏ của Tony, một người xa lạ mà cô chưa kịp hỏi tên.
Kết thúc một ngày hiến chương nhà giáo, ở một vùng quê nước Việt.
Ngày 25/11/2013
Vừa đi cà phê với đứa em làm admin cho page TBS về. Vì Tony cũng ít lên page nên nó quản lý giùm. Nó nói gần đây có một nhóm người bài nào của anh cũng nhảy vào comment, những câu đại loại nghe rất khó chịu. Ví dụ như “bài này nội dung không mới, cách viết không hay, Mr A viết hay hơn, link Mr A nè...”. Hay họ search thông tin trên google và nói thông tin này thật ra là đã có người nói, chỉ là nói lại, chả hay ho gì, viết nhảm nhí, không đáng đọc. Mà google thì search gì chả có, chuyện Tony viết thì toàn những cái quen thuộc thôi chứ có xa lạ gì.
Nó nói em delete những comment đấy hết, sợ anh đọc thấy sẽ bị mất hứng. Mình hỏi nó nick name gì, thì hóa ra là hai anh bạn thời đại học.
Tự nhiên nghe nó nói, cũng thấy buồn. Ngồi trên lầu cao nhìn công viên Văn Thánh qua cửa sổ, gương mặt thanh tú thoáng chút ưu tư.
Hẻm lẽ lại khóc... Giống Hàn Quốc quá rùi. Ụ pa.
Ngày 28/11/2013
Bữa nay mới biết vắc xin Quinvaxem đang gây tranh cãi ở Việt Nam là do hãng Berna Biotech Korea Corporation sản xuất và Bộ Y Tế Hàn Quốc không cho phép dùng sản phẩm này cho người Hàn Quốc vì lý do an toàn.
Cũng mừng cho 42,000 cô dâu Việt Nam ở Hàn Quốc, cuối cùng thì họ cũng hé lộ nguyên nhân không lấy chồng ở Việt Nam. Lấy chồng HQ, đẻ con ở HQ, ít ra con cái của họ không phải bị tiêm vaccine Quinvaxem.
Ngày 30/11/2013
Tâm Tâm Thư
Một người bạn làm công ty PR (Public Relation, có thể tạm dịch là quảng bá truyền thông) vừa đi cà phê với Tony về. Bạn ấy kể chuyện là có một ca sĩ nam nọ, hát cũng tạm, ngoại quan cũng khá. Nhưng hát miết mà cũng chẳng nổi được. Tham gia cuộc thi nào cũng vô được đâu vài vòng thì dừng bước. Nên buồn tình, mới qua công ty PR này để được lăng xê. Công ty này cộng tác với mấy tờ báo lá xà lách và cải bẹ xoong trên mạng, nhưng có lượng view khá đông, vì đánh trúng tâm lý tò mò của độc giả Việt. Đã lăng xê thành công cả chục diễn viên, ca sĩ, hot girl, hot boy và hot lão.
Họp mấy ngày mấy đêm, bên công ty PR quyết định tung ra một cái clip nóng, một clip giường chiếu để câu khách. Cách này là nổi nhanh nhứt. Clip phải có đạo diễn hẳn hỏi, lựa đạo diễn chuyên phim tình cảm. Góc quay đẹp, diễn viên đẹp. Xong rồi thì lên mạng tung tin, giả bộ nói clip bị rò rỉ. Khổ là tìm nhân vật nữ, không ai chịu đóng, nên chị trưởng phòng công ty PR - người đề xuất vụ này, phải thí mạng làm nhân vật nữ, nhưng bắt đạo diễn hứa là sẽ quay mờ mờ không nhận rõ mặt.
Vật vã mới quay xong. Xong cái nói giờ tung ra sao. Họp tiếp. Thôi đem máy tính bị hỏng đi sửa đi. Tụi nhân viên sửa máy tính trong các cửa hàng là trùm tò mò, thấy máy tính cá nhân đem sửa sẽ sục sạo tìm coi có gì bí mật trong đó, rồi nó sẽ tung ra. Đó là cách rò rỉ tự nhiên nhất. Mời báo chí đến, chia hai phe, một phe viết bài ủng hộ, một phe viết bài đả kích, nhưng đều cùng một người viết. Sẽ lôi theo một đám người còm ment và ném đá. Càng làm to càng nổi..
Bèn đập phá cái laptop cho hỏng, rồi đem sửa. Sửa xong đem về, chờ mãi không thấy nó tung ra gì cả. Đợi cả hai tuần cũng không thấy động tĩnh gì. Sao ấy nhỉ?
Cái cử nhân viên giả bộ đi hỏi cậu nhân viên sửa máy tính. Ủa anh ơi, máy tính này, lúc sửa anh có thấy cái clip nào trong đó không, cho tụi em biết với, tụi em tò mò quá hà. Cậu IT nói có thấy một clip quay cảnh hai chị em gái giành nhau cái váy trong phòng ngủ. Chị gái khoảng 40 tuổi còn cô em gái xinh hơn...
Anh giám đốc công ty PR chửi. Mẹ cái thằng này, diễn có mỗi cảnh “cloud and rain” (mây mưa) mà cũng không xong. Lại họp. Bèn phải PR kiểu khác. Chực coi xã hội có vụ gì không thì lên tiếng bằng tâm thư.
Tâm thư là thư viết từ đáy lòng, từ trái tim, về một vấn đề nào đó. Khi bị hiểu lầm, người ta sẽ viết tâm thư giải trình. Tâm thư chỉ có một, viết xong phải im lặng. Giờ chuyện gì cũng tâm thư. Ví dụ vụ bất hòa giữa Obama và Putin về vấn đề Syria, ca sĩ X sẽ vội vã có tâm thư, một gửi Putin viết bằng tiếng Nga, một gửi Obama viết bằng tiếng Anh, nhưng lại đăng trên trang caibexanh chấm net bằng tiếng Việt. Nhưng có nhiều còm ment ý kiến quá nên phải viết tâm thư số 2. Bọn độc giả lại cãi nữa. Bèn tâm thư số 3.
Cuối cũng thì tới 10 bài Tâm Tâm Thư, giống 10 bài Không Tên của nhạc sĩ họ Vũ.
Cà Phê Cùng Tony Cà Phê Cùng Tony - Tony Buổi Sáng Cà Phê Cùng Tony