Những nỗ lực của bạn chỉ có thể đơm hoa kết trái nếu bạn quyết không bỏ cuộc.

Napoleon Hill

 
 
 
 
 
Tác giả: Valentin Kataep
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Dịch Theo Bản Dịch Pháp Văn Les Catacombes D'odessa Của Esfir Berstein Và Olga Wormsber — (Nhà Xuất
Biên tập: Nguyễn Hà
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 35 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2021-01-12 19:45:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần Thứ Nhất - 21
õ ràng cô đã quen nhìn chú bệnh nhân với một thái độ có phần kẻ cả, coi chú như một đứa con nít. Thấy thế Pêtchya đâm ra tự ái.
— Tòi biết chứ, — chú nói, — vì nhiệt độ không lên nữa, vả lại, tôi muốn ăn.
— Mẹ ơi! Mẹ nghe thấy không? — Valentin vui vẻ reo lên, giọng trong vắt — Cậu ấy đòi ăn!
— Làm gì mà kêu như con hóa dại ấy! Tao cũng có tai. Có lẽ cậu ấy ăn được món canh bột lọc của ta đấy nhỉ?
— Pêchya. — Valentin mím môi lại nói trịnh trọng — Pêchya có thích ăn món canh bột lọc của chúng tôi không?
— Thích lắm. Cảm ơn — Pêchya nói.
Nghĩ đến ăn mà thèm quá, Pêchya cứ hấp háy mắt mãi. Valentin kéo đến bên giường một chiếc ghế đẩu và lấy một tấm khăn trải lên. Rồi tíu tít bên bếp lò, cô đặt lên ghế một cái đĩa in hình những bông hồng nhỏ, đựng đầy thứ canh bột đặc sắc kia. Món canh bột lọc, không hiểu sao bao giờ cũng hơi bị khê. Nó bốc lên một mùi khói đồng quê nồng nồng ngon tuyệt. Có những mẩu hành phi vàng và mỡ rán lều bều, và những củ khoai tây to, bở, bổ tư, nổi trên bát canh bột lọc vừa chín tới.
Với nụ cười khiêm tốn nhũn nhặn, Valentin đưa cho chú bé một cái thìa gỗ.
— Ăn thử xem. Để xem câu ăn có thấy ngon không. Ở Mạc-tư-khoa chỗ cậu, chắc hẳn không ai làm món canh bột lọc này.
— Tốt quá — Pêchya vừa nói vừa rên, và bắt đầu ăn.
Tất nhiên là chú đã từng nghe bố nói chuyện về món canh bột lọc Ukren nổi tiếng này. Nhưng thực tình, chú không bao giờ ngờ được rằng món canh bột lọc lại có thể ngon như thế. Pêchya thổi phù phù vào thìa canh, liếm, ngửi. Valentin nhìn chú, khoanh hai tay như bà lão, và gật gật đầu tỏ ý hài lòng.
Bà mẹ Valentin ngồi xuống mép ghế và buông thõng hai bàn tay lao động thô kệch. Pêchya cảm thấy bà nhìn chòng chọc, mơ màng vào người chú. Chú không hiểu, không thể hiểu hết ý nghĩa của cái nhìn ấy: nó buồn bã, và có một cái gì rực rỡ. Chú không biết rằng chính lúc này tâm hồn bà đang bị cái bàng hoàng kỳ lạ, đôi lúc đột ngột xâm chiếm lấy con người ta, làm cho dòng thời gian ngừng chảy và kẻo lùi nó trở về đằng sau. Trong những lúc như vậy, tâm trí bỗng trở nên tinh lường lạ thường, người ta có cái cảm giác vừa nặng trĩu vừa êm ái rằng tất cả những cảnh kia đã từng xảy ra. Bà mẹ Valentin nhìn chú bé thổi những miếng khoai nóng, và đang có cái cảm giác của một thời xa xưa nào đó. Bà cảm thấy rằng tất cả những cái kia đã từng diễn ra, đã từng xảy ra xưa kia trong đời bà. Nhưng ở đâu, và bao giờ thì bà chịu, không nhớ ra: cũng canh bột lọc, cũng khoai tây hơi oi khói, nóng bỏng, phải thổi mới ăn được; cũng một thằng bé ngăm ngăm, tóc bù xù, đi đôi giày da hoẵng mới tinh và nhìn bà với một vẻ vui vui ngượng ngập, và chính bản thân bà, lúc ấy chỉ là một cô bé tí tị ở xóm Cối xay Gần, tên là Môchya, cứ đứng ngây ra thích thú, và cũng cái giọng nói rất nhỏ nhẻ, líu lo như một con chim bé tí xíu: «Anh có thích món canh bột lọc của nhà em không?».
Và bỗng bà nhớ lại rõ mồn một tất cả, dường như không phải là chuyện xảy ra xưa kia, mà vào đúng ngay cái phút này.
— Ngày xưa chúng tôi có biết một chú bé, — bà ngập ngừng vừa nói vừa cười — Hồi ấy chúng tôi ở xóm Cối xay Gần. Chú bé ấy đến chơi nhà chúng tôi, và cũng thích ăn món canh bột lọc này lắm. Chủ ấy là con một ông giáo ở Ôđetxa, và tên là Pêchya Batsây.
Pêchya buông thìa xuống và kinh ngạc nhìn bà.
— Cháu cũng họ Balsây, — chú nói, trong bụng chưa hiểu ra sao cả.
— Họ cháu là Batsây ư? Valentin, con nghe thấy không? Họ chú này là Batsây đấy. Chả có nhẽ, cháu họ là Batsây thật sao?
Pêchya thấy hơi chạm tự ái, như thể bị nghi là một đứa ăn cắp vậy.
— Vâng, Batsây thật mà. Có gì là lạ bác?
— Có phải ở phố Kanatnaia, góc phố Kulikôvô Pôliê không?
— Mẹ ơi, mẹ làm con buồn cười quá. Cậu này là đội viên thiếu niên ở Mạc-tư-khoa, mới đến Ôđetxa lần này là lần đầu tiên.
Bà mẹ Valentin ngẫm nghĩ một lát, rồi hỏi chú bé:
— Thế bố cháu, có phải là người Ôđetxa không?
— Bố cháu là người Ôđetxa.
— Có phải ở phố Kanatnaia, góc phố Kulikôvô Pôliê không?
— Cháu không biết.
— Có phải là con một ông giáo không?
Pêchya bối rối quả, nhìn Valentin. Chú đã có lần nghe bố nói là ông nội dạy học ở các trường Ôđetxa. Nhưng chú thấy khó trả lời ngay câu hỏi kia, khó mà hiểu được ngay rằng người con ông giáo kia chính là bố chú. Nhưng ông chú có đi dạy học, vậy đúng là ông giáo chứ gì nữa.
— Vâng, đúng, con một ông giáo, — cuối cùng Pêchya nói.
— Con ông giáo Ôđetxa?
— Vâng, ông giáo Ôđetxa.
Bà mẹ Valentin đứng dậy, lấy tạp-dề lau trán và đi đi lại lại trong phòng. Một câu hỏi nữa thôi là sẽ rõ tất. Câu hỏi đó, bà thấy khó nói ra quá. Cuối cùng, bà dứt khoát:
— Này cháu, thế bố cháu tên là gì nhỉ?
— Piôt Vaxiliêvich.
Bà nhìn quanh, dường như muốn tìm người làm chứng cho câu chuyện có một không hai này. Nhưng cả Valentin lẫn Pêchya đều không hiểu gì cả.
— Bố cháu tên là Piôt Vaxiliêvich ư? — bà mẹ Valentin dịu dàng nói.
— Vâng, Piôt Vaxiliêvich. Sao bác biết bố cháu?
— Sao biết ư? Trời! — và bà mẹ Valentin chắp hai bàn tay lại — Chúng tôi vẫn nô đùa với nhau hồi bé!
Bà liếc nhìn chú bé, cố tìm xem có nét gì giống với chú bé hồi nhỏ đã từng chơi với bà. Chắc bà đã tìm thấy. Mặt bà nhăn lại trong những nếp tươi vui. Bà đưa ngón tay giữa lên quệt giọt nước mắt trào ra ở khóe mắt, và bất thình lình ôm chầm lấy hai vai Pêchya, ghì chú thật chặt vào lòng. Pêchya xấu hố gỡ ra.
— Không sao đâu cháu Pêteska, đừng ngại. Bây giờ, cháu như con cái trong nhà, — bà thì thào âu yếm. — Cháu có thể xem tôi như cô bác vậy. Tội nghiệp cháu tôi!
Và bà cười qua hàng nước mắt.
Đường Hầm Ôđetxa Đường Hầm Ôđetxa - Valentin Kataep Đường Hầm Ôđetxa