Số lần đọc/download: 1965 / 4
Cập nhật: 2016-02-08 22:08:54 +0700
Chương 10
C
ái điều liên kết lòng người mà Thái Úy đệ trình lên Thái hậu Ỷ Lan trong năm Giáp Dần ấy thật ra phải đợi một trăm năm sau, năm Giáp Ngọ, hậu thế mới thấy hết được tầm hệ trọng của sách lược này. năm Giáp Ngọ là năm nước ta đã lớn đến độ tuổi mà vua Tống Hiếu Tông không thể không xóa chữ "quận" thay vào dấy chữ " quốc", phong cho vua Lý Anh Tông An Nam quốc vương, đầu tiên công nhận nền độc lập của nước Đại Việt. Sứ ta, Lý Bang Chính thời ấy từ đất Tống ra về, mừng chảy nước mắt đề vội bài thơ lên bưu đình trong có câu "Thử khứ ưu thành tứ quốc danh" (đi lần này thành công lớn là được ban tên nước).
Đó chính là cái đích trong mai hậu mà Thái Úy Lý Thường Kiệt ngày đêm lao tâm khổ tứ căng mình ra để vươn tới. Ngày mai xán lạn của lịch sử ấy được bắt đầu từ một ngày xuân của năm Giáp Dần, khi quốc tướng Thái Úy, đầu óc nặng suy tư, bước vào cung Kiền Hoa.
Thái Hậu Ỷ Lan vừa xa giá đi thăm làng quê cũng đã trở về. Bờ dâu cũ ở làng quê còn khuấy động lên trong bà những gợn sóng xanh của guồng xoay quá khứ. Bà như lùi ra xa đứng mỉm cười trìu mếm nhìn cô gái Ỷ Lan tươi rói trong ruộng dâu, lanh al"nh hát bài "Đông đào Tây liễu". Tiếng hát nửa chừng bỗng nghẹn khi xe vua dừng lại trước rèm dâu...Cô gái hồn nhiên trong bà lúc ấy không một thoáng đăm chiêu, sống vô tư như con chim trới cất cao tiếng hót.
Vậy mà giờ đây, việc nước nặng trĩu hai vai. Bà phải chăm lo nghề chăn tằm dệt vải, làm gốm, đánh cá, trồng hoa quả, đốn gỗ và cả mọi việc trong công thương nghệ. Đến việc làm muối dưới biển, săn tê tượng trên rừng, bà cũng phải để mắt đến.
Hạnh Hoa đang sửa lạc các biểu tấu trên án thư, ngẩng đầu thấy trước Thái Úy, vội reo lên:
- Cha ơi! Thái Hậu về thăm làng thấy dân tình khốn quẫn vì bọn trộn trâu. mấy nhà phải cày chung một con traû. Thái Hậu ra sắc chỉ mới.
Thái Hậu nối lời:
- Trước đây ta đã ra lệnh cấm giết trâu. Nhưng nay việc giết trâu lại nhiều hơn trước. Sắc chỉ này ra phải phạt rất nặng những người trộm và giết trâu, phạt cả vợ con hàng xóm về tội không tố giác. Thượng phụ thấy thế nào?
- Thấy được con trâu đứng đầu trong cơ nghiệp nhà nông, cái tài nhìn xa ấy, quả chỉ có Thái hậu mới có. Ngay Kiệt tôi cũng chưa nghĩ được thấu đáo như Thái Hậu. Duy có phạt thì nên có thưởng, có chê cần phải có khen. lão phu nghĩ Thái Hậu nên khen thưởng những người nuôi được nhiều trâu để khuyến khích họ.
Thái hậu Ỷ Lan hớn hở:
- Hạnh Hoa! Em nhớ ghi thêm những lời của cha nói vào sắc chỉ.
Đoạn Ỷ Lan quay sang Thái Úy:
- Đã lâu ta muốn gặp Thượng phụ để bàn lại việc quan Thái Bảo Nguyễn Châu... - Nguyễn Châu có lần đến vật nài than phiền với Thái hậu về thái độ đối xử quá đáng của Thái úy đối với ông ta - Ta không biết Nguyễn Châu tội nặng nhẹ thế nào nhưng ỷ Lan tôi nghĩ quan thái Bảo đã phò ba đời vua, Thái Úy nên châm chước.
Thái Úy vui vẻ:
- Lần trước, sau khi nghe Thái hậu nói, lão phu có nghĩ lại cũng thấy mình quá xét nét. Thái hậu rộng lượng với bề tôi như vậy là phải.
Được lời của Thái Úy. Ỷ Lan thấy nhẹ nhõm người. Câu chuyện bà tưởng sẽ gay gắt lại hóa ra nhẹ nhaàg trôi chảy. Bà hơi ngỡ ngàng trước sự dễ dãi của vị quốc tướng nổi tiếng nghiêm minh này. Nhưng cảm giác ấy chỉ thoáng qua và bà tiếp tục nói:
- Sáng qua, quan chiêm tinh vừa bước xuống vọng tinh đài lập cập đến báo cho ta biết điềm sao Thái Hạt đã xâm phạm vào sao Chẩn, tính phận của phương Nam, e trong nước sắp có nạn binh đao, dịch tật. Ta lại nghe ở Bắc thùy xảy nhiều chuyện lôi thôi, còn mặt Nam thùy, nước Chiêm đang có loạn lớn. ỷ Lan tôi thật lo lắng vô cùng.
- Điềm trời báo quá chậm - Thái úy hóm hỉnh - theo tin nội dịch, lão phu biết nhà Tống có bụng đánh ta từ lâu rồi - Ông dừng lại đắn đo như cân nhắc từng lời - Theo ý lão phu thì hiện tình, sự đáng lo lại không phải ở biên thùy.
Quả thật chuyện biên thùy, Thái úy đã tính toán kỹ lưỡng. Ở phía Nam, nước Chiên Thành có loạn tranh ngôi, quốc vương Chiêm Thành có loạn tranh ngôi, quốc vương Chiêm Thành là Chế Củ cùng
vợ ba con và ba nghìn quân cưỡi thuyền chạy ra đất ta xin tị nạn. Để đề phòng mọi bất trắc có thể xảy ra. Thái úy hạ lệnh cho em trai là Tán Kị tướng quân Lý Thường Hiển gấp rút chiêu dân ờ hai châu Hoan, Ái đưa vào nơi đất mới củng cố đường biên giữa hai nước. Còn ở Bác Thùy, dã tâm của nhà Tống càng ngày càng lộ dần. sát khí đao binh bừng bừng ở hai phía. Nhưng qua nhiều lần thăm dò. Thái Úy biết tính vua Tống thường mềm nắn rắn buông. Vì vậy, trong việc biên giới, ông rất cứng rắn nhưng trong bang giao thì lại hòa dịu. Hai bên đang ở thế giằng co.
Ỷ Lan hơi ngạc nhiên về nhận định khác thường của Thái Úy:
- Vậy theo ý Quốc công, sự đáng lo ấy nằm ở đâu?
- Thưa Linh Hậu, việc đáng lo ấy không phải ờ biên thùy mà ở triều đình, không ở triều đính mà...ở....
Ỷ Lan vội hỏi tiếp:
- Ở đâu hở Quốc công?
- Sự đáng lo ấy ở lòng Linh Hậu.
Ỷ Lan đứng lên;
- Ôi! Ta chỉ là một người đàn bà buông rèm chấp chính, mọi việc lớn nhỏ đều trông nhờ vào thượng phụ kia mà!
- Lão phu muốn nói đến lượng rộng của Linh Hậu có dung nạp được những lời đề đạt của lão phu chăng?
- Vậy ý thượng phụ muốn nói gì với ta nào?
- Lão phu mong Linh Hậu đứng ra làm cột trụ cho bức thành đông nhân tâm của cả nước.
Thái Úy hiểu rằng toàn bộ kế sách của ông sẽ lệch đi và mất hẳn hiệu lực mầu nhiệm nếu thiếu sức mạnh tinh thấn ấy. Đó là sự đồng lòng nhất trí của Vương triều, của những nhà minh kinh bác học, cuả các bậc rưởng lão và của toàn dân. Hiện nay vụ lật đổ Thượng Dương và Lý Đạo Thành vẫn còn để lại nhiều ấm ức thầm lặng trong lòng hoàng tộc và sự ngờ vực trong các nhà minh kinh bác học, những bông hoa trí tuệ của đất nước.
Ỷ Lan bỗng tươi tỉnh:
- À, ta hiểu ý Thượng phụ rồi. Có phải Thượng phụ muốn mời Đạo Thành về triều, điều mà Thượng phụ có lần đã nói với ta.
- Dạ, quả có thế. Có Đạo Thành về thay thì lão phu mới rảnh tay mà lo việc quân.
- Thời Tiên Đế đi phạt Chiêm, ta ở nhà cầm quyền nhiếp chính. Ta biết Đạo Thành trong thì được lòng các vị thần, ngoài thì được sư tăng và các nhà nho kính phục. Nhưng... bà vẫn ngại Đạo Thành về lại lôi bè kéo cánh - chẳng lẽ trong hàng bách quan văn võ không có ai thay thế được cho Thưọng phụ chăng?
- Nếu có thì Kiệt tôi, chẳng lạm phiền đến Linh Hậu. Chắc Linh Hậu còn nhớ lúc Tiên Vương còn sống,
Người vẫn thường mơ ước xây dựng một nền văn hiến cho nước nhà để kẻ kia không còn coi khinh ta là kẻ man di. Công việc ấy phi Đạo Thành không ai làm nổi
- Quả thật, có điều ta không hiểu - Ỷ Lan mỉm cười nhớ lại chuyện đã qua - Trước đây ta muốn để Đạo Thành ở lại triều thì Thượng phụ khăng khăng đòi đưa Đạo Thành vào Châu Hoan, bây giờ thì...
Ra đến bây giờ mà Ỷ Lan vẫn chưa thấy hết được những sự đổi mới trong triều chính. Hai năm trời nay, ông đã bỏ công tìm những tăng quan có năng lực, tuyển những kẻ thông hình luật bổ sung cho các việc và các bộ. Guồng máy hành chính quay nhanh hơn, có sức trẻ hơn. Bây giờ Đạo Thành có về triều thì cỗ xe nhân chính cũ kỹ ọp ẹp trước đây trong tay ông đã được Thái Úy tân trang rồi, đủ sức thích ứng với dặm đường gồ ghề gian nan của thời chiến. Biết vậy, ông vẫn trả lời cho xuôi chuyện:
-Thưa Linh Hậu, thời nào việc ấy, lúc ấy thế thì cần phải thế.
Không hiểu sao Ỷ Lan bất giác nhớ lại chuyện Nguyễn Châu vừa rồi. Thì ra sự dễ dãi của ông có chỗ dụng tâm đấy. Bà mỉm cười ranh mãnh:
- Này, Thượng phụ nên nhớ về tội trạng Đạo Thành khác với Nguyễn Châu đấy.
- Còn về tài đức Nguyễn Châu khác với Đạo Thành.
Ỷ Lan cười xòa:
- Thôi được, vì Thượng phu, ta bằng lòng đưa Đạo Thành về.
- Xin Linh Hậu hãy nói vì nước Đại Việt mà đưa Đạo Thành về ngôi Tể Chấp.
- Nhưng nên cử ai cáng đáng việc này?
- Lão phu nghĩ nên cử Thái tử Chiêu Văn vì Thái tử là người tính tình mềm mõng vô tư.
- Như vậy là xong, Thượng phụ còn có việc gì cần nói nữa không?
- Còn một điều, thần mạo muội nói ra mong Linh hậu đừng chấp - giọng ông trở nên trịnh trọng khẩn khoản - Linh hậu đã tha cho Đạo Thành, xin tha luôn cho cả Thượng Dương.
Ỷ Lan bỗng cảm thấy như chạm phải lửa:
- Ôi! Thượng phụ, người quá lẫn rồi. Thượng phụ đòi thả con rắn độc ấy ra khỏi lãnh cung ư?
- Tha một Thượng Dương, Linh hậu được lòng cả hoàng tộc.
- Không, không thể được! Ỷ Lan giãy nẩy - Thượng phụ tha ai cũng được nhưng đừng bắt Ỷ Lan tôi thả Thượng Dương.
- Thưa Linh Hậu, trước đây thần cũng đã suýt chết hụt về tay Dương hậu. Nhưng thần trộm nghĩ việc nước là trọng. Thần không dám để cái giận riêng làm mất cái khôn chung.
- Nhưng ai dám bảo Thượng Dương một khi được tha lại chẳng quen nết ngựa theo đường cũ.
- Thượng Dương bây giờ được tha khác Thượng Dương trước. Linh hậu hãy lấy đức mà trị. Nếu bà ta tật cũ vẫn không chừa thì lúc ấy xin Linh Hậu cứ lấy pháp mà trị. Thật danh chính ngôn thuận, không ai chê trách vào đâu được.
Ỷ Lan cười gằn:
- Tha thì dễ thôi; ta chỉ cần một đạo sắc chỉ.
- Một đạo sắc chỉ thôi chưa đủ nói lên tấm lòng của Linh Hậu.
- Thế ta còn phải làm gì nữa?
- Linh hậu hãy đến tận cung Thượng Dương, tự tay tháo cũi sổ lòng cho bà ta.
- Lại đến thế kia ư?
Bà cảm thấy uất lên tận cổ. Đầu óc choáng váng, bà lững thững bước ra phía hành lang, hỏi một câu bâng quơ:
- Thể nữ! Ngươi làm gì đấy?
Tiếng thể nữ thưa:
- Dạ bẩm bà, con đang thay nước cho bồn sen.
- Nhớ vớt sạch bèo đấy!
- Dạ! Thể nữ đáp.
Bà quay lại, ý tứ:
- Thượng phụ ạ! Giống sen Tịnh Đế này hễ còn để sót một cánh bèo trong bồn là nó chết héo. Nó không chịu sống lộn với bèo. Đấy là tính nết riêng của loài sen Tịnh Đế.
Thái Úy đáp khẽ:
- Nhưng cánh bèo khô thì không can gì đâu ạ!
Im lặng giây lâu, Ỷ Lan ngần ngừ cười nhẹ:
- Thượng phụ này, cái việc thả Thượng Dương ấy, Thượng phụ hãy để ta có thời gian suy xét.
Nói xong chừng như mệt mỏi, bà gieo mình xuống đôn.
Từ cung Kiền Hoa ra về, Hạnh Hoa tiễn Thái Úy đi một quãng đường. Thái úy nhìn con, bảo:
- Con xin phép Thái hậu đi giúp cho ta một việc. Con phải vào châu Hoan gặp quan Tể Chấp Lý Đạo Thành.
- Việc này đã có Thái Tử Chiêu Văn rồi kìa mà.
- Đó là việc sắc chỉ triều đình, còn đây là thư riêng của cha, con phải trao tận tay - Ông dừng lại - ta dặn con một điều, phải biết quên hận nhỏ để lo việc lớn.