Số lần đọc/download: 0 / 44
Cập nhật: 2023-09-22 20:41:55 +0700
Trận Đánh Giữa Tần Và Tấn Ở Đất Hào
H
i công tam thập nhị niên (năm 628 trước công nguyên)
Ngày 11 tháng 12 mùa đông năm Lỗ Hi Công thứ ba mươi hai Tấn Văn Công qua đời. Ngày 12 đưa linh cữu của Tấn Văn Công về quàng ở đất Khúc Ốc (phía đông huyện Quân Hi tinh Sơn Đông ngày nay). Khi linh cữu đi ra khỏi cửa thành nước Tấn (đông nam huyện Dực Thành tỉnh Sơn Tây ngày nay) thì trong linh cữu phát ra tiếng kêu to như tiếng trâu rống. Quan thái bốc là Quách Yển nghe được âm mưu bí mật của nước Tần, bèn mượn tiếng kêu phát ra từ linh cữu bảo quần thần quỳ lạy và nói: “Đây là tiên quân dặn dò chúng ta về việc chiến tranh đại sự, quân đội nước Tần ở phía tây sắp vượt qua lãnh thố của chúng ta. Đến lúc đó công kích chúng nó nhất định sẽ thắng lớn”.
Đại phu nước Tần là Kỷ Tử từ nước Trịnh cử sứ giả về nước báo cáo rằng: “Người Trịnh cử khanh trấn giữ cửa bắc biên cương nước Trịnh, nếu như bí mật xuất quân cộng thêm sự nội ứng của khanh thì sẽ lấy nước Trịnh một cách dễ dàng”. Sau khi nghe những lời này thì đến thăm Kiển Thúc, hỏi suy nghĩ của ông ta về vấn đề này. Kiển Thúc nói: “Đưa quân đội đã mệt mỏi mà tập kích một nơi xa xôi, khanh chưa từng nghe những việc như thế này. Quân đội mệt mỏi rệu rã lại thêm kẻ địch nhất định sẽ phòng thủ trước có lẽ không làm được đâu? Hành động của quân đội người nước Trịnh nhất định biết được, mệt nhọc vất và mà không được gì, nhất định sẽ nảy sinh lòng phản nghịch. Huống chi mỗi ngày hành quân hàng ngàn dặm, tài nào mà che mắt thiên hạ?" Tần Mục Công phật ý ra về, lại triệu kiến Mạnh Minh Thị, Tây Khất Thuất, Bạch Ất Bính, cử bọn họ xuất quân, rời khỏi đông môn. Kiển Thúc rơi lệ vì đoàn quân này, đồng thời nói: “Mạnh Minh Thị, ta xem ra đội quân này chỉ có ra đi mà không có trở về”. Sứ giả của Tần Mục Công nói với Kiển Thúc một cách thô bạo: “Ông thì biết cái gì. Nếu ông chỉ sống đến sáu mươi tuổi, thì cây cối trên mộ ông đã to bằng một người ôm rồi, thật là già rồi mà không chịu chết!”.
Con của Kiển Thúc cũng có mặt trong đoàn quân viễn chinh của nước Tần. Kiển Thúc đầm đìa nước mắt tiến con: “Quân đội nước Tấn sẽ bố trí phòng ngự tại đất Hào (tây bắc huyện Lạc Ninh tỉnh Hà Nam ngày nay). Đất Hào có hai quả núi thật lớn. Mộ của Quân Cao nằm ở đỉnh núi phía nam. Chu Văn Vương từng tránh mưa gió ở đỉnh núi phía bắc. Nhất định con sẽ bị tử trận giữa hai quả núi này, không khéo ta sẽ nhặt xương con ở chỗ đó”. Quân đội nước Tần tiến về phía đông.
Hi công tam thập tam niên (năm 629 trước công nguyên)
Mùa xuân năm Hi công thứ ba mươi ba, lúc quân Tần đi ngang qua của bắc của kinh đô nước Chu (tây bắc huyện, Lạc Dương tỉnh Hà Nam ngày nay) Thượng tả Nhung, Hữu Vệ Thoát, Hạ Thiết Khôi thuộc binh xa quân Tần xuống xe đi bộ để biểu lộ sự tôn kính đối với Chu Tương Vương. Nhưng vừa xuống xe lại leo lên xe, biểu thị sự ngông cuồng vô lễ. Vương tôn Mãn lúc bấy giờ tuy còn nhỏ, nhưng nhìn thấy cảnh tượng này bèn nói với Chu Tương Vương: “Quân đội nước Tần ngông cuồng phóng túng, lại không tuân theo lễ phép, thì xuất quân đánh trận, thất bại là cái chắc. Ngông cuồng phóng túng thì sẽ không có kế hoạch chu đáo cẩn mật được, không tuân theo lễ phép thì sẽ không thể thận trọng tỉ mỉ được. Hành quân vào nơi hiểm trở mà khinh xuất, lại không có kế hoạch chu đáo tỉ mỉ thì không thất bại sao được?”.
Quân Tần đến nước Hoạt (phía nam huyện Yên Sư tỉnh Hà Nam ngày nay) thương nhân nước Trịnh là Huyên Cao đang định đến Vương Thành (tây bắc huyện Lạc Dương tỉnh Hà Nam ngày nay) để buôn bán, trên đường đi gặp quân Tần. Thế là Huyên Cao bèn đem bốn tấm da và 12 con bò ủy lạo quân Tần và nói với thống soái quân Tần: “Quốc quân chúng tôi nghe nói quân Tần các ông sẽ đi ngang qua nước Trịnh, chúng tôi mạo muội đến ủy lạo quân đội của các ông. Nước Trịnh chúng tôi tuy không phải là một nước giàu có, nhưng e rằng quân đội các ông phải ngừng lại nên chúng tôi vui lòng cung cấp lương thảo cho các ông. Nếu như quân đội các ông phải xuất phát, chúng tôi nguyện trực đêm bảo vệ cho các ông”, đồng thời sai người vội vàng về nước báo cáo tình hình.
Trịnh Mục Công biết chuyện này, lập tức cử người đi giám sát tình hình quân Tần đang đóng quân ở sử quán nước Trịnh, phát hiện quân Tần đang sắp xếp hành trang, mài sắc vũ khí, cho ngựa ăn cỏ, có vẻ như đang chuẩn bị hành quân. Thế là Trịnh Mục Công cử Hoàng Vu Tử thay mặt nước Trịnh đưa Công hàm cho họ và nói rằng: “Các ông dừng lại ở tệ quốc rất lâu, có lẽ vì lương thực dùng hàng ngày và các loại nhu phẩm thường dùng đã cạn kiệt, cho nên các ông sắp xếp hành trang chuẩn bị rời khỏi tệ quốc. Kỳ thực, hai nước Trịnh, Tần lâu nay vẫn qua lại mật thiết tình hữu nghị sâu đậm. Viên Phố Nguyên Hựu (tây bắc huyện Trung Mâu tỉnh Hà Nam ngày nay) của nước Trịnh, cũng giống như Viên Hựu Cụ Phố (phía tây huyện Long, tỉnh Thiểm Tây ngày nay) của nước Tần, các ông có thể lấy nhu yếu phẩm tại Nguyên Phố để trú quân tại nước Trịnh chúng tôi, các ông xem có được không?”. Bọn Kỷ Tử sứ giả nước Tần nghe xong biết rằng nước Trịnh đã nhìn thấu kế hoạch của họ, cho nên Kỷ Tử bỏ chạy sang nước Tề, Phùng Tôn, Dương Tôn bỏ chạy sang nước Tống.
Mạnh Minh chủ soái quân Tần quan sát tình hình, sau đó nói: “Nước Trịnh có sự chuẩn bị trước, chúng ta không thể làm gì được họ. Chúng ta tiến đánh họ, chưa chắc đã đánh đổ được họ. Nếu như bao vây họ, thì lực lượng phía sau của ta không tiếp ứng kịp, chi bằng rút quân về nước!” Sau đó tiêu diệt nước Hoạt rồi lui quân về nước.
Đại phu nước Tấn Tiên Chẩn nói: “Vì lòng tham thôn tính nước Trịnh, nước Tần đã không nghe lời khuyên của Kiển Thúc, làm cho nhân dân vất vả, khổ sở. Đây là cơ hội tốt đẹp mà ông trời ban cho chúng ta. Thiên cơ không thể để mất, kẻ địch không thế buông tha. Buông tha kẻ địch sẽ di hại vô cùng, đi ngược lại thiên cơ là điều không tốt. Nhất định phải tiến đánh quân Tần”. Loan Chi nói: “Chúng ta chưa đền đáp ân huệ của nước Tần đối với chúng ta mà lại tiến đánh quân đội của họ, đây chẳng phải là đã quên tiên quân rồi hay sao?”. Tiên Chẩn trả lời rằng: “Nước Tần không đau thương trước việc tang của chúng ta, ngược lại thừa dịp tiến đánh các nước họ Cơ chúng ta, đó là nước Tần không giữ lễ phép, làm gì có ân với huệ? Ta nghe nói thả lỏng quân địch một ngày thì sẽ tạo nên tai họa cho mấy đời. Chúng ta xuất quân đánh quân Tần, là nghĩ đến con cháu đời sau, sao có thể nói là quên tiên quân được?”. Thế là ra lệnh động viên, đồng thời cử dịch xa truyền lệnh cho Khương Nhung bảo họ động viên quân đội. Tấn Tương Công lúc bấy giờ mặc tang phục màu đen đích thân cầm quân xuất chinh. Lương Hoàng đánh xe, Lai Câu làm hữu vệ.
Mùa hạ. Ngày mười bốn tháng tư, nước Tấn và liên quân của Khương Nhung đánh bại quân Tần ở Hào (phía bắc huyện Lạc Ninh tỉnh Hà Nam ngày nay) bắt Bách Lý Thị, Tây Khất Thuật, Bạch Ất Bính làm tù binh. Người nước Tấn mặc tang phục màu đen đi an táng Tống Văn Công. Từ đó người Tấn mặc quần áo màu đen. Tống Văn Công phu nhân Văn Doanh thỉnh cầu Tương Công phóng thích ba vị tướng quân nước Tần, bà nói: “Ba người này quả thực là những người khiêu khích quân chủ hai nước Tấn, Tần. Quân chủ nước Tấn chúng ta ăn thịt của nước họ mà trong lòng còn không lấy gì làm ngon, hà tất phải tự hạ mình đi trừng phạt bọn họ, chi bằng phóng thích họ về nước, để nước Tần giết họ, để mãn nguyện tấm lòng của Tấn quân ta. Chúa công thấy thế nào?” Tống Tương Công đồng ý bèn phóng thích bọn họ.
Tiên Chẩn lên chầu hỏi đến bọn tù nhân nước Tần. Tấn Tương Công nói: “Mẫu thân của ta thỉnh cầu phóng thích bọn họ, ta đã phóng thích rồi”. Tiên Chẩn nổi giận nói: “Trên chiến trường các chiến sĩ phải tốn nhiều công sức mới bắt được bọn họ. Thế mà một người đàn bà trong nháy mắt đã ân xá, phóng thích họ, hủy hoại chiến quả của quân đội, lại làm tăng thêm mối hận thù của kẻ địch. Ngày mất nước không còn xa nữa!” Tiên Chẩn vì quá tức giận quên cả lễ nghĩa quân thần, nhổ nước bọt trước mặt Tấn Tương Công.
Sau khi Tấn Tương Công đụng chạm với Tiên Chẩn bèn cử Dương Xứ Phu đuổi theo ba viên tướng nước Tần. Khi đuối đến Hoàng Hà thì phát hiện ba vị tướng đã ngồi trên thuyền qua sông. Dương Xứ Phu bèn cởi dây cương con ngựa thắng ở bên trái xe, làm ra vẻ lệnh của Tương Công ban cho Bách Lý Thị, định khi Bách Lý Thị quay lại lấy ngựa thì tóm luôn cả bọn. Bách Lý Thị dập đầu lạy tạ: “Nhờ ân huệ của quốc quân các ông không giết chết một tù binh như ta, dùng máu của ta mà bôi lên trống, đã phóng thích ta về nước, để về nước Tần mà chịu tội tử hình. Nếu như quân chủ của nước Tần chúng tôi xử ta tội chết mà chém đầu ta, thì dù ta có chết đi cũng không quên ân huệ của quân chủ các người. Nếu như, nhờ ơn của quốc quân các ông mà ta thoát khỏi tội chết, ba năm sau ta sẽ quay lại tạ ơn và nhận lãnh tặng vật mà quốc quân các người ban tặng”.
Tần Mục Công mặc quần áo trắng dẫn quần thần ra ngoại ô chờ đón, nhìn thấy quân Tần mà lệ chảy đầm đìa. Mục Công nói: “Ta không nghe theo lời can khuyên của Kiển Thúc, làm cho quân lính chịu nhục nhã. Đây chính là tội lỗi của ta. Ta cũng không ra lệnh đình chỉ việc Bách Lý Thị đem quân đi đánh nước Trịnh. Đây cũng là sai lầm của ta. Các vị đại phu có tội lỗi gì. Hơn nữa, ta cũng không vì những sai lầm bé nhỏ mà che lấp những thành tựu to lớn”.