Cuộc chiến thật sự là giữa những gì bạn đã làm, và những gì bạn có thể làm. Bạn so sánh bạn với chính mình chứ không phải ai khác.

Geoffrey Gaberino

 
 
 
 
 
Thể loại: Cổ Tích
Dịch giả: Lê Tuấn Nghĩa
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 35 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3110 / 108
Cập nhật: 2019-05-14 10:20:23 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần 3: Tiên
Elrond, lãnh chúa Rivendell
Elrond, lãnh chúa của Rivendell, là 1 trong những người trị vì vĩ đại nhất xuất hiện từ thời đại đầu tiên cho đến tận thời đại thứ 3 của thế giới. Elrond được miêu tả qua trong The Hobbit như sau:
“ Ông có sự quí phái và đẹp đẽ của một tiên chúa,mạnh mẽ như một chiến binh,khôn ngoan như 1 phù thủy,đáng kính như một vị vua của những người lùn và có tấm lòng nhân hậu,ấm áp như mùa hạ”.
1 điểm thú vị là người thủ vai Elrond trong bộ 3 tác phẩm Chúa Nhẫn cũng như là The Hobbit: Unexpected Journey lại là Hugo Weaving, 1 diễn viên rất nổi tiếng qua vai phản diện Agent Smith trong loạt phim đình đám Ma Trận. Ông cũng là người lồng giọng cho nhân vật Megatron trong seri phim bom tấn Transformer. Điều này cho thấy Hugo Weaving khá thích hợp và có duyên với những vai phản diện có tính cách lạnh lùng, mạnh mẽ và tàn bạo.
Giới điện ảnh đánh giá rất cao khả năng phát hiện và chọn lựa diễn viên của Peter Jackson thông qua loạt phim Chúa nhẫn thể hiện ở chính việc Peter Jackson đã để một diễn viên chuyên thủ vai phản diện như Hugo Weaving vào vai một nhân vật được miêu tả tuyệt mỹ như Elrond. Và thực sự là chúng ta không có gì phải phàn nàn về nhân vật Elrond – Hugo Weaving trong phim.
* Nguồn gốc của Elrond
Cha mẹ của Elrond là những người rất nổi tiếng và có vai trò quan trọng vào cuối thời đại thứ nhất. Họ chính là Earendil và Elwing. Elrond được sinh ra ở vùng Sirion tại Belerian vào năm 532 của thời đại thứ nhất. Ông sinh sống ở đây cùng với cha mẹ và người em sinh đôi của mình là Eros cho tới khi họ bị trục xuất bởi những đứa con của Feanor. Elrond và Eros đã bị 2 người con của Feanor là Maedhros và Maglor bắt giữ và nuôi dưỡng. Theo thời gian, cảm tình của Maglor dành cho 2 đứa trẻ ngày càng lớn, ông rất yêu quí 2 anh em và có sự gắn bó với họ trong một thời gian dài. Về sau khi Maedhros và Maglor đều gặp những vấn đề liên quan tới Silmaril thì cả 2 anh em Elrond đã được tự do chuyển đến Lindon.
Sau Cuộc chiến thịnh nộ, Manwe, chúa tể Valar quyết định cho những người Elves còn lại được quyền quyết định giữa 2 sự lựa chọn: về với thiên giới Aman hoặc ở lại với thế giới Trung Địa. Quyết định này có thể được trì hoãn nhưng khi đã quyết định thì không thể rút lại. Ngoài ra thì đối với những người có trong mình 2 dòng máu của cả Người lẫn Elves thì sẽ phải lựa chọn để trở thành duy nhất một trong 2 chủng loài này. Elrond cũng là một Elf lai và ông đã chọn làm một người Elf còn em trai của ông lại chọn làm Người. Elrond sẽ về với Thiên giới còn em trai ông thì ở lại để làm đức vua đầu tiên của người Numenor.
* Phiêu bạt và nương tựa dưới trướng Gil-galad
Những năm tháng sau đó, Elrond phiêu bạt tới Lindon và nương tựa dưới sự che chở của Gil-galad, Tiên chúa tối cao dòng Noldor hùng mạnh ở cả Trung Địa lẫn lục địa phương Tây Aman ( đoạn đầu của phần 1 bộ phim LOTR: The Fellowship of the Ring,Gil-galad cũng có xuất hiện trong một cảnh nhỏ ở đoạn kể về trận đánh giữa Liên minh cuối cùng giữa Elves và Người với lực lượng Sauron, ông là người có mái tóc dài,cầm 1 chiếc giáo dài và đang thực hiện cú đâm kết liễu 1 chiến binh Orc ).
Đây cũng là thời điểm mà Elrond đưa ra quyết định sẽ về với thiên giới của những người Valar còn em trai của ông là Eros lại chọn con đường ở lại Trung Địa và trở thành đức vua đầu tiên của Numenor. Tuy vậy thì Elrond chưa thực hiện chuyến hành trình của mình về với thiên giới ngay. Vì một số lí do gì đó mà ông vẫn ở lại Trung Địa.
Vào thời đại thứ 2 của thế giới, Elront được Gil-galad phái tới Eregion để cứu nguy cho vương quốc này nhưng thất bại. Sau sự hủy diệt của Eregion, Elrond lại phiêu bạt tới xứ Eriador, và tại đây, ông cùng với những tùy tùng đã cùng nhau lập nên một vương quốc nhỏ trong lòng thung lũng và đặt tên nó là Rivendell. Cho đến cuối thời đại thứ 3 thì Rivendell trở thành một trong những pháo đài cuối cùng còn lại dám công khai chống đối lại thế lực của Sauron. Cùng thời điểm này, Đức vua Gil-galad có trao tặng cho Elrond chiếc nhẫn Vilya, 1 trong 3 chiếc nhẫn sức mạnh của người Elves nhưng không nói rõ cho lãnh chúa Rivendell biết về nguồn gốc và vai trò của nó.
* Tham gia vào cuộc chiến của liên minh cuối cùng
Vào cuối thời đại thứ 2 của thế giới, cuộc chiến lớn nhất của thời đại đã nổ ra giữa 1 bên là liên minh các dân tộc tự do của Trung Địa với 1 bên là các thế lực bóng tối dưới quyền chỉ huy của chúa tể bóng tối Sauron.Liên minh Trung Địa gồm có lực lượng người Elves của Đại đế Gil-galad ( trong đó bao gồm cả đội quân Rivendell của Elrond ), lực lượng loài người bao gồm các chiến binh từ 2 vương quốc Gondor và Arnor do vua Elendil cùng với con trai Ishidul của ông chỉ huy và về sau còn có cả sự gia nhập của lực lượng Dwarf do Đức vua Durin IV dẫn đầu.Với một lực lượng mạnh như vậy, liên minh Trung Địa đã đánh bại thế lực bóng tối của Sauron mà kết thúc bằng việc Ishidur sử dụng thanh kiếm Narsil để cắt đứt chiếc nhẫn Chủ khỏi tay của Sauron.
Khi nhận ra ý đồ sở hữu chiếc nhẫn của Isildur, Elrond đã ngay lập tức chạy đi tìm Gil-galad và ông tìm thấy Đức vua của mình đang hấp hối trên chiến trường. Vào những giây phút cuối của mình thì Gil-galad đã hé lộ cho Elrond biết về bí mật và nguồn gốc của những chiếc Nhẫn cũng như ý thức cho ông về sự thao túng nguy hiểm từ chiếc nhẫn Chủ của Sauron.
Sau khi dành sự tiếc thương cho Gil-galad, Elrond ngay lập tức chạy đi tìm Isildur và thuyết phục được ông ta mang chiếc nhẫn Chủ vào lòng ngọn lửa của núi Doom để tiêu hủy.Tuy nhiên, vào giây phút quyết định thì Ishidur đã bị cám lực từ chiếc Nhẫn mê hoặc và quyết định không nghe theo lời của Elrond. Elrond tỏ ra thất vọng với quyết định của Ishidur. Ông tuyên bố sẽ không miễn cưỡng để giành lấy chiếc nhẫn từ Ishidur và sẽ để mặc cho con người tự giải quyết vấn đề này.Và từ đó, lãnh chúa Elrond của Rivendell luôn mang trong lòng sự hoài nghi và thiếu lòng tin đối với loài người.
* Thời đại thứ 3
Sau chiến thắng trước Sauron, Elrond trở thành 1 trong những Tiên Chúa có quyền lực và địa vị cao nhất ở Trung Địa. Ông trở về Rivendell và kết hôn với Celebrian, con gái của lãnh chúa Celeborn và nữ hoàng Galadriel ở Lothlorien. 20 năm sau, cặp song sinh nam đầu tiên Elladan và Elrohir của cặp đôi Elrond-Celebrian chào đời và sau đó 11 năm Rivendell chào đón sự ra đời của công chúa Arwen Undomiel.Tại đây, ông còn nuôi dậy 1 đứa bé, là con trai của Arathorn và coi nó như con của mình.
Trong kế hoạch lấy lại kho báu từ rồng Smaug của Thorin Khiên sồi, Elrond đóng vai trò như là người đã trợ giúp cho nhóm người lùn cùng với Gandalf và Bibbo Baggin thông qua việc tiếp đãi, tặng phẩm, nhận dạng những vũ khí mà nhóm Thorin nhặt được trong hang kho báu của Troll và quan trọng nhất là việc giúp giải mã bức bản đồ cổ của Đức Vua Thror được sử dụng trong đó thứ ngôn ngữ Mặt Trăng.
Tháng 10 năm 3018 Thời đại thứ 3, Elrond sử dụng sức mạnh của dòng lũ thần để đẩy lui những Nazgul,giải cứu cho Frodo Baggin. Ngày 25 cùng tháng, ông triệu tập một hội nghị diễn ra tại Rivendell để bàn về kế hoạch tiêu hủy chiếc nhẫn Chủ.Trong thời gian này, ông cũng đã cho đúc lại lưỡi kiếm Narsil và mang nó tới cho Aragorn. Với lưỡi kiếm này, Aragorn sẽ có thể triệu tập được một đột quân kỳ dị nhất từng xuất hiện trên thế giới tự cổ chí kim. Có thể nói đây là một bước quyết định làm nên chiến thắng cho loài người trong trận chiến Pelennor – trận chiến lớn nhất của thời đại thứ 3 ( Trận tử thủ dưới chân thành Minas Tirith ).
Sau khi chiếc nhẫn Chủ và Sauron bị tiêu diệt, Elrond có tới Minas Tirith để tham gia lễ thành hôn của con gái Arwen với Aragorn. Vào ngày 29 tháng 9 năm 3021, Elrond rời Trung Địa để bắt đầu chuyến hành trình của mình tới thiên giới ở độ tuổi lúc đó là 6,520 với những người tiên khác trong đó có vợ chồng lãnh chúa Celeborn và Galadriel. Một khi tới thiên giới của những Valar, lãnh chúa Elrond sẽ không bao giờ trở lại Trung Địa.
* Về sức mạnh và khả năng
Lãnh chúa Elrond là một chiến binh đặc biệt xuất sắc trong các trận chiến khốc liệt. Chính bởi thế mà ông gần như là vị lãnh chúa, chiến binh xuất sắc nhất còn sống cho tới tận thời đại thứ 3 của thế giới. Elrond còn là người có khả năng chỉ huy cực kỳ tài tình và luôn có những quyết định vô cùng sáng suốt trong các chiến dịch tham gia. Elrond sinh ra đã có khả năng tiên đoán, khả năng này giúp ông nhìn thấy được những sự việc, sự vật xảy ra ở ngay cả bên ngoài Rivendell hay thậm chí là cả những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Khả năng chữa trị phục hồi của lãnh chúa của Rivendell cũng rất thần kỳ từng được thể hiện qua việc ông chữa gần lành những vết thương bị lưỡi kiếm tử thần Mogul đâm phải cho Frodo.
Ngoài ra,Elrond còn được biết đến như là một trong những người hoàn toàn không bị cám lực của chiếc nhẫn Chủ mê hoặc bên cạnh Galadriel và Gandalf. Aragorn và Faramir cũng thoát được cám lực của chiếc nhẫn nhưng là do mức độ tiếp xúc của họ với nó là không nhiều.
Thranduil
Thranduil là một vị vua người Elves làm chủ Vương quốc Đất Rừng trong Thời đại thứ 2 và thứ 3 của thế giới. Ông còn là cha của Legolas, một thành viên rất nổi tiếng trong Đoàn Hộ Nhẫn. Thranduil gần như là người cuối cùng trong số những người Eves được xưng là vua vào Thời đại thứ 3 ở Trung Địa.
* Xuất thân
Thranduil là con trai duy nhất của Oropher, đức vua của vương quốc Đất Rừng. Ông được sinh ra vào Thời đại thứ nhất tại Doriath từ trước khi vương quốc này bị sụp đổ. Vào đầu thời đại thứ 2, rất nhiều người Sindar ở Doriath trước kia đã đi theo Oropher về phía Đông, họ tìm thấy một Cánh rừng xanh rộng lớn nằm ở gần Dãy núi Sương Mù và lập ra ở đó một vương quốc mới chính là vương quốc Đất Rừng.
Năm 3434 của thời đại thứ 2, Thranduil cùng với cha của ông là Oropher đã tham gia chiến đấu tại Trận chiến Dargorlad chống lại thế lực Mordor. Sau trận chiến, đức vua Oropher đã bị hi sinh và Thranduil dẫn đầu những chiến binh còn lại tiếp tục chiến đấu cho đến khi cuộc chiến kết thúc. Lực lượng người Elves của vương quốc đất rừng trong cuộc chiến với Sauron đã bị thiệt hại tương đối nhiều. Vào một thời gian nào đó trước năm 1000 của Thời đại thứ 3, Thranduil chính thức tuyên bố quyền thừa kế ngai vàng của vương quốc Đất Rừng, tuy nhiên vương quốc Đất rừng vào thời kỳ của Thranduil đã có lãnh thổ bị thu hẹp hơn thời của Oropher. Lãnh thổ của vương quốc giờ đây phần lớn nằm ở vùng phía Nam của Cánh rừng xanh to lớn khi xưa.
* Thời đại thứ 3
Lãnh thổ vương quốc Đất Rừng dưới thời của Thranduil tiếp tục bị thu hẹp bởi sự ảnh hưởng từ pháo đài Dol Guldur, nhất là từ sau khi có sự xuất hiện của nhân vật Pháp sư gọi hồn ( Necromancer ). Cánh rừng xanh, nơi sinh sống của những Tiên rừng đã dần biến thành một nơi nguy hiểm với đầy rẫy những Orcs và Nhện khổng lồ, nơi đây giờ được gọi với cái tên khác là Rừng Âm U. Lúc này, dân số của vương quốc Đất rừng đã giảm đi nhiều so với trước kia nên họ không có đủ lực lượng để bảo vệ được một vùng lãnh thổ rộng lớn như trước kia. Vua Thranduil cho tất cả người của mình rút về phía Bắc của khu rừng nhằm tập trung sức mạnh để dễ bề chống lại những lực lượng đen tối.
* Nhiệm vụ Erebor
Khi Thorin cùng với nhóm đồng hành của ông ta đi vào vùng đất phía Bắc của Rừng Âm U, vua Thranduil đã cho bắt và tống giam họ bởi đã xâm nhập 1 cách bất hợp pháp vào vương quốc Đất Rừng cũng như cố ý khai báo không thành thật về mục đích thật sự của mình. Thực ra, vua Thranduil đã cư xử với những người Dwarves không đến nỗi nào. Ông cho giam cầm mỗi người vào một phòng giam nhỏ bé nhưng vẫn cho họ ăn uống đầy đủ. Những người nhóm Thorin vẫn sẽ bị giam giữ cho đến khi họ nói ra ý đồ thật sự của mình và tỏ ra có lễ độ hơn.
Sau khi Rồng lửa Smaug bị giết chết và Thị trấn Vùng hồ Esgarosh bị hủy hoại, vua Thranduil đã tiến hành cứu trợ ngay lập tức cho những con người ở đây. Sau khi việc cứu trợ đã tạm ổn, Ông cùng với Bard và một đội quân bao gồm con người và Elves đi tới Erebor để xem xét tình hình. Tại đây, họ ngạc nhiên khi phát hiện ra nhóm người của Thorin vẫn còn sống và yêu cầu được chia sẻ 1/14 kho báu cho Bard và người vùng hồ bởi đó là những gì mà họ xứng đáng được nhận. Tuy nhiên, Thorin đã khước từ yêu cầu và gây nên tình trạng căng thẳng bằng cách cố thủ cũng như gọi thêm lực lượng chi viện bên ngoài. Khi lực lượng người Dwarves do Dain Chân thép kéo đến Erebor, chính Thranduil là người đã chủ trương dùng giải pháp hòa bình bởi ông không muốn có một trận chiến gây thương vong giữa 3 giống loài.
Chính Vua Thranduil cũng là người chỉ huy đội quân Elves của mình chống lại lực lượng Orcs trong Trận chiến của 5 đạo quân. Đội quân của ông đứng ở cánh phía Nam của Ngọn núi Cô Độc và là những người đầu tiên xông vào chém giết lũ Orcs.
Sau trận chiến và sự ra đi của Thorin, Thranduil đã mang thanh Orcist mà trước đó ông đã tịch thu để đặt giả lên trên ngôi mộ của Thorin. Sau trận chiến, ác cảm của Thranduil với người Dwarves cũng vì thế mà được nguôi ngoai, vua Dain sau đó chia kho báu cho cả người vùng hồ và các tiên rừng. Riêng về phần của Thranduil, lúc tại Erebor, ông được vua Dain tặng cho những viên ngọc lục bảo của Girion. Rồi đến lúc chia tay với đoàn người Gandalf và Bilbo, ông lại được Bilbo tặng cho một chiếc vòng đeo cổ được làm từ bạc và bạch ngọc. Thranduil bởi thế mà lại càng yêu mến Bilbo hơn, ông tặng cho anh chàng Hobbit danh hiệu “ bạn của Elf ”, với món quà này, Bilbo được quyền ra vào thăm viếng vương quốc Đất Rừng cũng như được phép yêu cầu sự giúp đỡ từ nhà vua.
* Thời kỳ Nhẫn chiến
Trong thời kỳ Nhẫn chiến, Thranduil đã nghe theo lời kêu gọi triệu tập từ lãnh chúa Elrond, ông cho con trai của mình là Legolas tới Rivendell để tham dự hội nghị và thông báo về sự trốn chạy của Gollum cùng với sự trỗi dậy của các lực lượng đen tối tại Rừng Âm U. Legolas về sau trở thành người bạn thân thiết nhất với Gimli, con trai của Gloin, mối quan hệ này đã xóa hết những định kiến mâu thuẫn có từ thuở xưa giữa 2 chủng tộc.
Khi mà lực lượng bóng tối từ Dol Guldur tấn công vào Rừng Âm U, Thranduil một lần nữa chỉ huy quân đội của mình đánh bại được kẻ thù. Tiếp đà thắng lợi, ông dẫn đạo quân tiên rừng tới trợ giúp cho người Dwarves tại Erebor và Con người tại Dale đẩy lui đạo quân người Earterling về phía Đông. Sau chiến tranh, Thranduil đã cùng với lãnh chúa Celeborn đã đồng nhất một thỏa thuận, đó là vùng phía Nam của Rừng Âm U giờ đây sẽ thuộc về lãnh thổ của Lothlorien còn vùng rừng phía Bắc cùng với tất cả các khu vực gần Dãy núi Sương Mù sẽ thuộc về vương quốc Đất Rừng. Bên cạnh đó thì một khoảng rừng rộng nằm ở giữa Rừng Âm U và Lothlorien đã được tặng lại cho tộc Người hóa gấu của Beorn. Vào thời kỳ này, Thranduil đã cho đổi lại tên Rừng Âm U thành Rừng Lá Xanh.
* Thời đại thứ 4
Sau sự sụp đổ của Sauron, Thranduil trị vì vương quốc của mình trong sự yên bình cho đến hết Thời đại thứ 4. Khi lãnh chúa Celeborn cùng những người Elves tại Lothlorien ra đi về Vùng đất Bất Tử. Thranduil trở thành một vị vua duy nhất của những cánh rừng vĩ đại và cuối cùng ông cũng rời Trung Địa để đến với những đồng loại của mình ở phía bờ Tây xa xôi.
* Về miêu tả ngoại hình
Trong cuốn sách Anh chàng Hobbit, tên riêng của vua Thranduil không được đề cập tới và ông được miêu tả như sau:
“ Vua tiên đang ngồi trên một cái ngai bằng gỗ chạm. Trên đầu ông là chiếc vương miện kết bằng quả mọng và lá đỏ, bởi mùa thu đã lại đến. Vào mùa xuân thì ông đội vương miện kết bằng hoa rừng. Tay ông cầm một cây quyền trượng bằng gỗ sồi chạm trổ ”.
Là một người xuất thân từ dòng Elves Sindar cao quý, chắc chắn ngoại hình của Thranduil là rất đẹp. Hơn nữa ông là cha của Legolas nên giữa họ sẽ phải có những nét tương đồng như mái tóc vàng, dáng người cao ráo, thanh thoát và khỏe mạnh. Trong điện ảnh, vua Thranduil do diễn viên Lee Pace thủ vai đã toát lên một vẻ đẹp vô cùng quý phái, điềm tĩnh, lạnh lùng và có một sức hấp dẫn rất kỳ lạ.
* Về tính cách
Trong cuốn Anh chàng Hobbit cũng có nói một chút về tính cách của Thranduil. Thranduil là vua của những Tiên rừng “ họ nguy hiểm hơn nhưng lại kém uyên bác so với các Thượng tiên phương Tây ( người Elves tại Aman ) …. nhưng họ vẫn là Tiên, vẫn là những người tốt ”.
Tất nhiên Thranduil là một ông vua tốt, điều này được thể hiện ở thái độ cư xử lúc ban đầu với nhóm người của Thorin và nhất là ở việc ngừng cuộc hành quân tới Erebor để quay sang cứu trợ cho người của Thị trấn vùng hồ. Chính Thranduil cũng là người có chủ trương đàm phán hòa bình với đội quân Dwarves của Dain để nhằm tránh đi một cuộc tàn sát không đáng có giữa 2 chủng tộc.
Nếu Thranduil có 1 nhược điểm thì đó là lòng ham báu vật, đặc biệt là những đồ làm từ bạc và bạch ngọc. Ngoài ra thì ông cũng thường có một thái độ cư xử hơi kiểu trịch thượng khi đứng trước những người Dwarves. Tóm lại ông có những nhược điểm khá giống với Đức vua Elu Thingol của Doriath trước kia bởi cùng là dòng Sindar.
Lúc tại Trận chiến của 5 đạo quân, Bilbo đã từng có suy nghĩ rằng nếu vào thời khắc tồi tệ nhất thì anh vẫn muốn được ở gần và bảo vệ cho Vua Tiên hơn. Điều đó có nghĩa là ở Thranduil phải có những điểm tốt đẹp gì đó mới khiến cho Bilbo có suy nghĩ như vậy. Suy cho cùng, Thranduil vẫn là một vị vua nhân hậu đối với bạn bè nhưng lại không hề nhân nhượng đối với kẻ thù, và đặc biệt là ông đặt lợi ích của dân tộc mình lên hàng đầu.
Galadriel
Galadriel là nữ hoàng của Lothlorien và cùng trị vì vùng đất này với chồng của bà là lãnh chúa Celeborn. Cả 2 người đều không xưng tước hiệu là vua chúa mà chỉ tự xem mình như là những người bảo vệ của Lothlorien.
Galadriel là con gái duy nhất của Finarfin có với Earwen, họ hàng gần của Luthien. Các anh trai của bà là Finrod Felarund, Angrod và Aegonor. Xét theo chi tộc hoàng gia Noldor thì Galadriel còn là cháu của Feanor, đức vua tối cao dòng Noldor đầu tiên ở Beleriand.
Nữ hoàng là một trong số những người Elves vĩ đại nhất còn ở lại Trung Địa cho đến hết thời đại thứ 3 và nổi tiếng bởi sự toàn diện của tất cả các mặt như: sắc đẹp, kiến thức và quyền năng. Bà còn là người nắm giữ Nenya, một trong 3 chiếc nhẫn sức mạnh của người Elves. Tolkien từng nghĩ về bà, cùng với đại đế Gil-galad, như là một trong những nhân vật quyền năng và đẹp đẽ nhất trong số những người Elves còn sống ở Trung Địa sau thời đại thứ nhất.
* Tại Aman
Galadriel được sinh ra tại Valinor trong suốt Kỷ nguyên Cây thần trước khi thời đại thứ nhất bắt đầu. Có rất nhiều truyện kể về Galadriel gây bối rối cho những người muốn tìm hiểu về nguồn gốc của bà, phần lớn những câu chuyện riêng rẽ được sưu tầm và xuất hiện trong cuốn Những câu chuyện dang dở, một ấn phẩm được phát hành sau này của gia đình Tolkien. Theo như những mẩu chuyện cũ hơn được viết ra trong cuốn Huyền sử Silmaril thì Galadriel là một trong số những người tích cực ủng hộ sự ra đi của người Noldor rời khỏi thiên quốc Valinor. Ước vọng được tự do đã thôi thúc bà ra đi tới Trung Địa, ở thời điểm này, Galadriel là một con người trẻ trung, táo bạo và đầy tham vọng nhưng trong bà vẫn có sự tôn trọng với các Valar.
Lúc ở Tirion, Galadriel đã từng chăm chú nghe Feanor kể về Trung Địa và bà rất muốn đi tới lục địa mới lạ đó để có thể tự quyền cai quản dù chỉ là một vùng đất nhỏ. Bà ủng hộ ý kiến của Feanor nhưng không ưa thích ông ta cùng cả gia tộc của ông ta. Mối bất hòa giữa 2 gia tộc Finarfin và Feanor đã có từ rất lâu và bản thân bà cũng không ưa gì tính cách kiêu ngạo của Feanor mặc dù nhiều người nói rằng giữa 2 người có nhiều nét tương đồng với nhau. Cả 2 đều là những người có tính cách mạnh mẽ, tham vọng và rất uyên thâm trong số các Noldor, nhưng Feanor ngông cuồng và tàn nhẫn hơn Galadriel, lúc ông cùng 7 người con trai thực hiện lời thề, Galadriel đã không cùng tham gia với họ. Lúc ở Valinor, người chiếm được nhiều cảm tình nhất của Galadriel trong suy nghĩ chính là Fingon, con trai của Fingolfin.
Lúc đoàn người Noldor rời khỏi Valinor, Galadriel không tham gia cùng gia tộc Feanor nên bà tránh được việc dính líu tới cuộc tàn sát người Teleri ở Alqualonde. Khi Valar Mandos xướng lên lời nguyền Noldor, tất cả những người trong gia tộc Finarfin đều cảm thấy xao động, Finarfin, cha của bà đã dẫn người của mình trở lại Valinor và trở thành Đức vua tối cao dòng Noldor ở Aman. Tuy nhiên, những người con của Ngài thì lại không đi theo cha, họ tiếp tục cuộc hành trình đi tới Trung Địa bằng cách gia nhập vào đoàn người của Fingolfin. Khi bị bỏ rơi lại bên bờ của Aman, đoàn người của Fingolfin đã tiến lên phía Bắc và thực hiện một hành trình gian khổ đi qua eo đất băng giá Helcaraxe.
* Thời đại thứ nhất
Khi đoàn người Fingolfin đến được Trung Địa thì đó cũng là năm đầu tiên của thời đại thứ nhất, lúc này, mặt trời đã bắt đầu ngự trị và tỏa sáng trên bầu trời Trung Địa. Khi ở Beleriand, Galadriel sinh sống bình thường cùng với các anh trai của bà mà đặc biệt là với Finrod. Ngoài ra, bà còn rất hay lui tới vương quốc Doriath của vua Elu Thingol và nữ hoàng Melian tại vùng đất Menegroth, bà đến nơi đây vào năm 52 của thời đại thứ nhất và rất được chào đón do có mối quan hệ họ hàng với đức vua. Galadriel tính ra là cháu của Olwe, anh em của vua Thingol.
Tại Doriath, bà cũng lần đầu tiên gặp gỡ với Celeborn, một người bà con của vua Thingol. Sau này, Galadriel còn tới thăm Nargothrond, vương quốc của anh trai Finrod rất nhiều lần. Tất cả 3 người anh trai của bà đều bỏ mình trong suốt thời gian diễn ra Cuộc chiến của những Báu vật.
Galadriel rất được yêu quí bởi nữ hoàng Melian, mối quan hệ thân thiết của họ cũng tác động khá nhiều vào tính cách ban đầu của Galadriel. Có rất nhiều thứ mà bà đã học được từ nữ hoàng Melian mà 1 trong số đó là công thức để làm ra Lembas. Nữ hoàng Melian cũng rất muốn được biết những nguyên nhân dẫn tới việc người Noldor tự ý rời khỏi Aman và Galadriel đã kể lại cho bà nghe tất cả, bắt đầu từ cái chết của vua Finwe, cuộc tàn sát ở Alqualonde và cho tới việc đốt cháy những chiếc thuyền tại Losgar.
Galadriel đóng 1 vai trò rất nhỏ trong thời đại thứ nhất bởi bà cho rằng việc đánh bại được Melkor là nằm ngoài tầm khả năng của người Elves. Khi liên minh Valinor đánh bại Melkor, Galadriel được phép trở lại Aman do không dính líu gì tới vụ tàn sát ở Alqualonde, tuy nhiên, với niềm kiêu hãnh, bà đã chọn ở lại Trung Địa.
* Thời đại thứ 2
2 vợ chồng Celeborn và Galadriel đi tới vương quốc Lindon của đại đế Gil-Galad vào đầu thời đại thứ 2. Sau này, họ lại tiếp tục đi về hướng Đông và thành lập một vương quốc mới có tên là Eregion, ở đây, mọi người vẫn nghe theo quyền lực tối cao của đại đế Gil-Galad. Trong thời kỳ ở Eregion, họ có liên lạc với một chốn cư ngụ của người Elves Nandorin trong khu thung lũng Anduin, mà về sau được biết đến như là Lothlorien. Khi để lại quyền cai quản Eregion lại cho Celebrimbor, 2 người lại đi tới Lothlorien và trở thành chủ nhân mới của nơi đây. Tại Lothlorien, Galadriel đã sinh ra một người con gái tên là Celebrian, người mà về sau đã kết hôn với lãnh chúa Elrond của Rivendell. Về sau Celebrian đã sinh cho Galadriel 2 người cháu trai là Elladan và Elrohir cùng một người cháu gái là Arwen.
Trong suốt thời đại thứ 2, khi mà Sauron hiện hình trong lốt của Maiar Annatar, vị thần ban tặng, rồi đi dối lừa những người Elves ở Trung Địa, chính nữ hoàng Galadriel là một trong số rất ít những người cảm thấy nghi ngờ động cơ của ông ta. Bà là người đã nhắc nhở Celebrimbor nên thận trọng trước nhân vật Annatar và điều đó về sau đã giúp cho người Elves phát hiện ra chân tướng thật của Sauron. Lí do tại sao mà Galadriel không trực tiếp ngăn chặn Sauron ngay từ ban đầu vẫn là một thắc mắc của rất nhiều người. Có thể cũng giống như ở thời đại thứ nhất, Galadriel cho rằng việc đánh bại được các Ainur là nằm ngoài khả năng của người Elves.
Lúc Sauron công khai hiện thân và tấn công Eregion bằng binh lực, Celebrimbor đã đưa cho Galadriel một trong 3 chiếc nhẫn sức mạnh của người Elves là chiếc nhẫn nước Nenya. Trong thời kỳ mà Sauron còn đang mạnh mẽ, Galadriel thường cất giữ chiếc nhẫn Nenya bởi bà sợ rằng nếu sử dụng nó thì sẽ gây thu hút đối với kẻ thù.
* Thời đại thứ 3
Sau khi Sauron bị thất bại trước Liên minh cuối cùng và Nhẫn Chúa bị thất lạc, Galadriel mới dám sử dụng quyền năng của chiếc nhẫn Nenya vào việc phục hồi và tạo ra các bùa phép bảo vệ cho vùng đất Lothlorien. Mãi đến năm 2463 của thời đại thứ 3, nữ hoàng mới lần đầu tiên thể hiện hành động quyết liệt trong việc chống lại Sauron bằng cách triệu tập và thành lập ra Hội đồng Trắng. Vai trò của nữ hoàng trong hội đồng là rất quan trọng mặc dù ý muốn đưa Gandalf lên thành người đứng đầu Hội đồng Trắng của bà đã không thành.
Khi nhân vật Necromancer ở Dol guldur được hé lộ thân phận là Chúa tể bóng tối Sauron, Galadriel cùng với các thành viên của Hội đồng Trắng đã tấn công vào pháo đài đen và trục xuất được ông ta về Mordor. Đến thời điểm này, Nhẫn Chúa đã bắt đầu xuất hiện trở lại ở Trung Địa và nữ hoàng tiếp tục lui về Lothlorien để bảo vệ cho nơi đây tránh khỏi những thế lực tay sai của phe bóng tối.
* Thời kỳ Nhẫn chiến
Vào cuối thời kỳ Nhẫn chiến, Lothlorien từng tiếp đón các thành viên của Đoàn hộ Nhẫn đi ngang qua đây. Những thành viên trong đoàn được đưa tới trung tâm Caras Galadhon và có vinh dự được gặp gỡ với nữ hoàng Galadriel và lãnh chúa Celeborn.
Sau khi tiếp đón cả đoàn, nữ hoàng đã dẫn Sam và Frodo đến Mặt gương thần để cho họ nhìn vào đó. 2 người Hobbit đều cảm thấy hoảng sợ khi nhìn thấy những hình ảnh xuất hiện trong mặt gương. Vào lúc mà Frodo đang cảm thấy nặng nề và hoang mang với nhiệm vụ của cậu thì nữ hoàng giơ chiếc nhẫn Nenya ra cho cậu xem, thế rồi một cảm giác thôi thúc Frodo có ý muốn giao lại Nhẫn Chúa cho nữ hoàng bởi cậu kính nể con người quyền năng đang đứng trước mặt mình.
Thế nhưng Galadriel không chấp nhận lời đề nghị từ Frodo mặc dù chính bà cũng thừa nhận rằng việc sở hữu Nhẫn Chúa đã từng là một khao khát mãnh liệt của mình. Tuy nhiên, nữ hoàng đã vượt qua được thử thách của chính bản thân bởi nếu chiếm hữu được Nhẫn Chúa thì sẽ chỉ đi theo đúng con đường của Sauron.
“.. và giờ đây rốt cục đã tới chuyện này. Cậu muốn đưa ta chiếc Nhẫn một cách tự nguyện! Thay thế cho Chúa tể bóng tối, cậu sẽ dựng nên một Nữ chúa. Nhưng ta sẽ không hắc ám, mà xinh đẹp và khủng khiếp như Bình Minh và Đêm Thẳm! Đẹp đẽ như Biển cả và Thái dương và tuyết trên đỉnh núi! Khủng khiếp như Bão tố và Sấm chớp! Mạnh hơn cả nền móng làm nên mặt đất. Tất cả sẽ yêu mến ra rồi tuyệt vọng! ”
Rồi nữ hoàng nói với Frodo rằng là bà đã vượt qua được thử thách, sẽ chối bỏ chiếc Nhẫn và chấp nhận số phận để đi về phương Tây. Khi Đoàn hộ Nhẫn rời khỏi Lothlorien, nữ hoàng tặng cho mỗi thành viên một món quà riêng và một chiếc áo choàng Elf. Ngoài ra, bà còn cung cấp cả thuyền và những đồ đạc đi đường cho họ. Bánh mỳ đi đường Lembas cũng được tặng rất nhiều để dùng làm lương thực trên đường đi.
Trong số các món quà thì đặc biệt phải nói đến 3 sợi tóc mà nữ hoàng đã tặng cho người lùn Gimli. Mái tóc của Galadriel luôn là một tặng phẩm mà ngay cả những người ở thiên giới Aman cũng phải trầm trồ ngưỡng mộ, nhiều người cho rằng ánh sáng của 2 cây thần đã ngự trong mái tóc đó từ rất lâu, Feanor cũng đã từng ngỏ ý muốn được xin những sợi tóc tuyệt đẹp trên mái tóc đó nhưng bà đã từ chối và không cho ông ta ngay cả 1 sợi. Khi Gimli ngỏ ý, ông được nữ hoàng tặng đến 3 sợi tóc quí giá, niềm vinh dự này có lẽ chính Gimli cũng không thể hiểu được hết.
Bên cạnh đó, nữ hoàng còn tặng cho Frodo một lọ nước thần có chứa trong đó ánh sáng của ngôi sao Earendil. Nó về sau đã giúp cậu ta rất nhiều trong chuyến hành trình tiến vào Mordor. Aragorn thì được nữ hoàng trao lại viên tiên thạch mà Arwen, cháu bà, đã nhờ gửi gắm.
Sau khi Đoàn hộ Nhẫn lên đường, Galadriel luôn đứng sau để giúp đỡ họ. Chính bà là người đã kêu gọi Chúa tể đại bàng Gwahir bay tới đỉnh Celebdil để giải cứu cho Gandalf, ở Lothlorien, bà đã chữa trị hồi phục cho ông và vận lên người ông một bộ áo khoác mới màu trắng. Sau này, nữ hoàng còn gửi lời gợi ý cho Aragorn về Con đường Người chết cũng như chuyển lời kêu gọi tới nhóm Tuần du phương Bắc để họ đến hỗ trợ cho Aragorn.
Trong thời gian diễn ra chiến dịch tấn công Gondor, Sauron cũng tung lực lượng của mình tới Lothlorien nhưng đều gặp thất bại trong cả 3 lần tiến công. Sau khi đẩy lui được cuộc xâm lược của kẻ thù, nữ hoàng và lãnh chúa đã kết hợp với vua Thranduil ở Rừng U Ám để mở một đợt tấn công quyết định vào pháo đài Dol Guldur. Tại trận chiến, nữ hoàng đã sử dụng sức mạnh bão tố của mình để đánh sập hoàn toàn pháo đài ma quỷ này.
Sau khi Sauron bị đánh bại, Galadriel cùng lãnh chúa Celeborn đã đi tới Minas Tirith để tham dự lễ kết hôn giữa Aragorn và Arwen. Sau đó, họ đi thăm một lượt các nơi từng xảy ra chiến tranh và trên hành trình, họ có cơ hội để gặp gỡ với TreeBeard và Saruman. Do quyền lực của các chiếc Nhẫn đã bị tan biến sau sự hủy diệt của Nhẫn Chúa, thời gian còn lại cho người Elves là không nhiều, nữ hoàng sống ở Lothlorien cho tới năm 3021 của thời đại thứ 3 trước khi lên đường tới Bến cảnh Xám để thực hiện cuộc hành trình trở về thiên giới Aman.
* Về cá nhân
Thuở trẻ, lúc còn ở Aman, Galadriel luôn được ca tụng bởi vẻ đẹp mà đặc biệt là ở mái tóc, thứ luôn tỏa ra ánh sáng lung linh kết hợp giữa ánh vàng và bạc. Nhiều người nói rằng ánh sáng của 2 cây thần Valinor như đang ngự trị trong mái tóc đó và nó có thể chính là nguồn cảm hứng cho Feanor trong việc tạo ra những báu vật Silmaril. Galadriel còn được miêu tả như là người cao nhất trong số các phụ nữ Elf với số đo vào khoảng 1m93. Ngoài vẻ đẹp ngoại hình thì Galadriel còn được nhiều người đánh giá là một trong những nhân vật xuất chúng nhất của người Noldor và mang trong tính cách một nét tổng hợp hài hòa của 3 gia tộc lớn là Finarfin, Fingolfin và Feanor. Giống như cha mình là Finarfin, Galadriel có trong mình sự thông thái, sáng suốt và nhân hậu, bà cũng mang đặc điểm mạnh mẽ và quyết đoán của Fingolfin, rồi cuối cùng là cả tính uyên bác, tham vọng, kiêu hãnh và ưa nổi loạn của Feanor.
Hồi ở Aman, Galadriel dành nhiều thiện cảm cho Fingon, con trai của Fingolfin, rồi về sau bà lại lấy lãnh chúa Celeborn, cả 2 đều được đánh giá là những con người phúc hậu và nghĩa hiệp, đây có thể là dạng tính cách đàn ông được bà ưa thích nhất. Feanor là bác của Galadriel nhưng bà không ưa gì ông bởi tính ông vốn kiêu căng và lạnh lùng. Lúc gặp Gimli, nữ hoàng đã cho Gimli đến 3 sợi tóc của bà, điều đó cho thấy Galadriel thực sự thích những con người thuần hậu và ngay thẳng.
Lúc còn trẻ, tham vọng của bà là khá lớn, bà vẫn tôn trọng các Valar nhưng lại muốn đi tới Trung Địa để tìm kiếm một thứ tự do thoải mái hơn về quyền lực. Cho đến lúc gặp Frodo, Galadriel nói rằng là bà cũng từng rất khao khát có được Nhẫn Chúa nhưng bà đã vượt qua được chính mình. Qua việc vượt qua thử thách này, Galadriel đã chứng minh được sức mạnh tự chủ của bà là lớn hơn rất nhiều so với Saruman.
Một thời gian dài sống ở Trung Địa, tính ngông cuồng thời trẻ của Galadriel đã giảm đi nhiều mà thay vào đó là một sự điềm tĩnh. Galadriel bẩm sinh đã có được khả năng nhìn thấu được tâm tư của con người nên bởi thế mà những kẻ có tà tâm thường cảm thấy hoang mang khi nhìn thẳng vào mắt bà. Đối với những kẻ xấu thì nữ hoàng trông thật lạnh lùng và đáng sợ nhưng đối với người tốt thì họ lại nhìn bà như một con người nhân ái, cao quý và thánh thiện. Chính sự nhân ái của nữ hoàng đã để lại cho Gimli 1 ấn tượng vô cùng tốt đẹp về người Elves, bất kỳ ai dù vô tình hay cố tình xúc phạm đến nữ hoàng thì đều phải nhận lấy thái độ phản ứng quyết liệt từ Gimli. Vua Eomer khi đến Minas Tirith và nhìn thấy nữ hoàng Galadriel cùng Arwen, ngài đã rất kinh ngạc bởi không tin được là trên đời lại có những con người đẹp đẽ và cao quý đến nhường ấy.
* Sức mạnh và quyền năng
Galadriel ẩn chứa trong mình rất nhiều những quyền năng phép thuật nhưng chúng không được bộc lộ nhiều trong chiến tranh. Một vài người nói rằng, bà là người có phép thuật mạnh vào hàng bậc nhất trong số các Noldor và là ngang ngửa với Feanor. Tất nhiên về kỹ năng chiến đấu thì vua Fingolfin có lẽ vẫn là mạnh nhất. Khi đến Trung Địa, bà còn kết bạn thân thiết với nữ hoàng Melian của Doriath và có thể đã học được rất nhiều khả năng từ vị Maiar này.
Quyền năng phép thuật của Galadriel trong tiểu thuyết còn được bộc lộ qua những báu vật của bà như chiếc nhẫn Nenya và Mặt gương thần. Qua chiếc nhẫn, nữ hoàng cho thi triển những phép thuật hồi sinh và ban phát sự sống cho các sinh vật tại Lothlorien, ngoài ra thì nơi đây còn có những bùa phép bảo hộ rất mạnh mà chỉ có Sauron với Nhẫn Chúa trên tay đích thân tìm đến thì mới có thể phá bỏ được. Còn qua Mặt gương thần, nó cho phép nữ hoàng có thể nhìn thấy được những sự việc ở các nơi xa xăm hoặc cao hơn là còn có thể nhìn thấy được cả những việc sẽ xảy ra trong tương lai hoặc đã xảy ra trong quá khứ.
Sức mạnh trong chiến đấu của Galadriel thể hiện chính trong 2 lần tấn công vào pháo đài Dol Guldur nhưng cũng không có ghi chép nào nói về việc bà đã thi triển sức mạnh đó như thế nào. Trong nhiều trò chơi, nhiều hãng sản xuất đã gán cho Galadriel sức mạnh điều khiển bão tố và lốc xoáy bởi có lẽ họ dựa vào việc nữ hoàng trong tiểu thuyết đã tự gọi mình là vị nữ hoàng khủng khiếp hơn cả bão tố và sấm chớp.'
Legolas
“ Anh ta trông cao như một thân cây trẻ, thanh thoát nhưng hết sức mạnh mẽ, có khả năng rút cung nhanh như chớp và dễ dàng bắn hạ được một Nazgul, toàn thân Legolas toát ra một luồng sinh khí vô tận của người Elves, quá vững trãi và quá khó để có thể làm bị thương, anh ta chỉ mang một chiếc giày nhẹ để đạp lên đá và vượt qua tuyết. Người bền bỉ nhất trong số tất cả các thành viên của Đoàn Hộ Nhẫn. ”
Legolas là một trong số 9 thành viên của Đoàn Hộ Nhẫn và được miêu tả nhiều trong bộ ba tác phẩm tiểu thuyết Chúa tể của những Chiếc Nhẫn. Anh là con trai của Vua Thranduil của xứ sở Rừng Âm U, một hoàng tử của Vương Quốc Đất Rừng, một sứ giả và là một xạ thủ điêu luyện. Với đôi mắt tinh tường, đôi tai thính nhạy cộng với khả năng bắn cung tài tình, Legolas trở thành một thành viên vô cùng có giá trị trong số tất cả các thành viên của Đoàn Hộ Nhẫn. Trong số 9 người của Đoàn Hộ Nhẫn, Legolas về sau trở nên thân thiết nhất với Gimli bất chấp những xung khắc ban đầu xuất phát từ những mâu thuẫn xa xưa của 2 giống người Elves và Dwarves.
Legolas liệu có phải là con trai duy nhất của Vua Thranduil hay anh ta có phải là người thừa kế ngai vàng của Vương Quốc Đất Rừng hay không? Những điều này không được tác giả Tolkien nhắc tới.
* Hành trình đầu với Đoàn Hộ Nhẫn
Legolas là hoàng tử của Vương quốc Đất Rừng và được Vua cha Thranduil giao trọng trách làm sứ giả đại diện để đến tham gia vào hội đồng của lãnh chúa Elrond tại Rivendell vào năm 3018 của Thời đại thứ 3. Phần đời trước đó của Legolas không được đề cập rõ ràng trong các tác phẩm cũng như các bản ghi chú của tác giả Tolkien. Tại Hội đồng, Legolas đã mang đến tin tức về sự trốn chạy của Gollum, sinh vật nguy hiểm từng sở hữu Nhẫn Chủa, hắn đã bị giam cầm tại Vương Quốc Đất Rừng nhưng đã trốn thoát nhờ vào một sự trợ giúp bí ẩn nào đó. Anh cũng thông báo về những tình hình bất ổn tại xứ sở Rừng Âm U, nơi mà những thế lực đen tối đang ngày càng trỗi dậy và lấn át.
Khi Hội đồng quyết định lập ra Đoàn Hộ Nhẫn bao gồm 9 thành viên để đối chọi lại với Bộ Chín Nazgul, Legolas đã tình nguyện tham gia như là một đại diện cho tộc Elves và được chọn để trở thành một trong 9 thành viên của Đoàn.
Trong suốt hành trình đi tiêu hủy Nhẫn Chủ, đôi mắt tinh tường của Legolas luôn là một báu vật trong mắt 8 thành viên còn lại. Khi đi qua cơn bão tuyết ở Caradhras, Legolas còn chứng tỏ được anh là người bền bỉ nhất trong số tất cả, đạp đá, xuyên tuyết với đôi chân nhẹ tênh, cơn bão ghê gớm gần như không hề gây ảnh hưởng gì lên anh, anh vẫn thản nhiên, ung dung dẫn đầu nhóm với cảm giác hưng phấn “ đi tìm mặt trời ” của mình. Khi Gandalf tiến hành thảo luận về lối đi, Legolas nằm trong số những người phản đối đi qua lối Hầm Mỏ Đen Moria. Vào buổi sáng sau hôm thảo luận, Đoàn Hộ Nhẫn bị tấn công bởi lũ Sói ( Wargs ), Legolas đã giết được rất nhiều và giữ an toàn cho nhóm.
Khi đi qua Moria, Legolas là một trong những người bắn cung trúng quái vật nước Watcher để giải cứu cho Frodo và chính anh lúc ở tại Cây cầu Khazad-dum là người đầu tiên sau Gandalf nhận ra và gọi được tên của kẻ thù khủng khiếp đang đuổi theo họ là “ Một tên Balrog của Morgoth…..”. Sau khi thoát ra được Moria, Legolas cùng Đoàn Hộ Nhẫn đi tới lãnh địa của Lothlorien và được những người ở đây chào đón như là một trong những người họ hàng của họ. Lothlorien là một nơi vô cùng đẹp đẽ, bất kỳ ai cũng phải ngây ngất trước vẻ đẹp của nó, nhưng đối với Legolas, chốn này còn có ý nghĩa hơn thế. Đây cũng là lần đầu tiên mà Hoàng tử xứ Đất Rừng đặt chân tới Lothlorien.
Sau 1 thời gian ở tại Lothlorien, cuối cùng cũng đến lúc mà Đoàn Hộ Nhẫn phải rời đi, họ xuôi thuyền và cập vào một bờ đất gần dòng Anduin. Tại đây, trong đêm tối, Legolas đã phát hiện và bắn rơi một bóng đen khổng lồ đang bay ở phía trên bầu trời chỉ bằng một phát tên duy nhất, bóng đen cất tiếng kêu ghê rợn trước khi bị rơi xuống. Bóng đen đó về sau được hé lộ như là một trong những Nazgul đang cưỡi trên lưng của một con Đại Bàng Địa Ngục, lúc đó, hắn đang đi do thám. Gimli đã hết sức thán phục kỹ năng bắn cung của Legolas và giành tặng một lời khen hiếm có của mình cho người bạn đồng hành.
* Chia tách và hành trình tới Rohan
Tại Amon Hen, Đoàn Hộ Nhẫn đã bị tấn công bởi một đạo quân Orcs, họ bị chia cắt thành từng nhóm. Sau trận chiến, Frodo và Sam bỏ đi cùng nhau, Boromir hi sinh, Pippin và Merry thì bị nhóm quân Uruk-hai từ Isengard bắt đi. Legolas cùng với Aragorn và Gimli quyết định đuổi theo nhóm Uruk-hai để giải cứu cho 2 Hobbit trẻ. Họ ngay lập tức lên đường sau khi làm xong công việc mai táng cho Boromir.
Họ truy đuổi nhóm Uruk-hai cả ngày lẫn đêm cho đến tận vùng lãnh thổ của người Rohan. Tại đây, họ gặp Đệ Tam Thống Chế của Rohan là Eomer và được biết tin tức về nhóm Uruk-hai, toàn bộ chúng đã bị tiêu diệt trong đêm hôm trước đúng như linh cảm của Legolas trước đó. Họ đến nơi xảy ra trận xung đột và dò tìm dấu vết của 2 người Hobbit cho đến khi lọt vào cánh rừng Fangorn. Họ bất ngờ tái ngộ được với Gandalf, giờ đã đầu thai thành phù thủy Trắng. Yên tâm với số phận của 2 người Hobbit, họ cùng nhau đến Rohan để giúp những người tại đây chống đỡ lại mưu đồ xâm lược của Saruman ở Isengard.
* Tới Minas Tirith
Sau khi chiến đấu và giành chiến thắng tại Helm’s Deep, Legolas lại tiếp tục cùng với Aragorn và Gimli tiến vào Con Đường của Người Chết, chính anh là người đầu tiên nhìn thấy những Người chết ở tại đây.
“ Những Người chết đang đi theo. Tôi thấy những hình bóng của Con Người và cả lũ ngựa, những lá cờ mờ nhạt như mây khói, và những ngọn giáo tua tủa như những bụi cây mùa đông trong màn đêm mù. Những Người chết đang đi theo ”.
Sau khi kêu gọi được Đội quân Người Chết, Legolas tiếp tục hành trình tới Minas Tirith và tham gia chiến đấu tại Trận Chiến trên Cánh Đồng Pelennor cùng với Gimli và những con trai của lãnh chúa Elrond. Sau trận chiến, Legolas bước vào Minas Tirth, anh vừa đi vừa hát một bài ca của tộc Elves và nói rằng nơi đây cần nhiều hơn những vườn cây.
* Tình bạn đẹp với Gimli
Trên hành trình của Đoàn Hộ Nhẫn, lúc ban đầu, Legolas rất hay có những cuộc cãi vã nhỏ với Gimli bởi trong quá khứ, 2 dân tộc của họ đã có những mâu thuẫn đáng tiếc với nhau kể từ thời của Vương quốc Doriath, nơi đã xảy ra cuộc chiến đầu tiên giữa 2 chủng loài Dwarves và Elves; rồi đến Cuộc Hành Trình Erebor, tại Rừng Âm U, cha của Legolas là vua Thranduil đã từng bắt và tống giam cha của Gimli là Gloin, một trong số 12 thành viên thuộc Nhóm đồng hành của Thorin Khiên Sồi.
Tuy nhiên, tình bạn giữa 2 người lại ngày càng trở nên thắm thiết và vô cùng gắn bó nhất là sau khi họ rời khỏi Lothlorien. Vẻ đẹp, sự mẫn tiệp và lòng nhân ái của Nữ Hoàng Galadriel đã làm mềm đi trái tim của Gimli, cũng từ đây, cái nhìn của Gimli về giống người Elves cũng đã thay đổi đi nhiều. Những cuộc cãi vã với người đồng hành Legolas cũng gần như không còn mà thay vào đó, họ dành cho nhau sự đồng cảm trong những cảm giác mất mát, thương nhớ những cái đẹp đã biến mất khỏi thế giới và cùng chia sẻ cho nhau những kiến thức, những tình yêu đặc biệt mà họ dành cho các vùng đất hay quê hương của mình.
Khi Legolas bắn rơi một Nazgul trong đêm tối gần dòng Anduin, Gimli đã dành lời khen đầu tiên của mình cho người bạn Elves. Tại Rohan, sau khi Eomer có lời lẽ đe dọa tới Gimli, chính Legolas đã tỏ ra tức giận và chĩa cung về phía Đệ Tam Thống chế của người Rohirihm cùng với câu nói: “ Ngươi sẽ chết trước khi ngươi làm vậy ”. Tại trận chiến Helm’s Deep hay những trận chiến về sau, Legolas luôn luôn chiến đấu bên cạnh Gimli, họ còn cùng nhau thi xem ai giết được nhiều kẻ thù hơn.
Thứ tình bạn giữa 2 người là vô cùng hiếm có, gần như là có một không hai trong lịch sử 2 giống loài. Nó là thứ tình bạn chiến hữu vào sinh ra tử, cũng là thứ tình bạn chân thành xuất phát từ 2 tâm hồn đẹp đẽ thuần khiết, cũng là thứ tình bạn tri kỉ bởi đã cùng nhau đồng cảm trong rất nhiều những cảm xúc.
* Sau khi kết thúc chiến tranh
Sau khi Sauron bị đánh bại và Trung Địa được hòa bình, Legolas đã đến Minas Tirith để tham dự lễ đăng quang và lễ kết hôn của Vua Aragorn Elessar, chiến hữu thân thiết ở Đoàn Hộ Nhẫn. Sau đó, để thực hiện lời hứa với Gimli, Legolas lại tiếp tục đến Helm’s Deep để cùng Gimli thăm quan lại Những hang động Lấp Lánh, rồi cùng nhau họ lại đến thăm khu rừng Fangorn trước kia. Khi mà Vua Thranduil đi tới Vùng đất bất tử, Legolas cùng một vài người thân cận chuyển tới Ithilien để giúp hồi phục những rừng cây đã bị tàn phá tại nơi đây.
Sau sự ra đi của Vua Aragorn Elessar, ở Ithilien, Legolas tự tay làm ra một chiếc thuyền, và qua dòng Anduin, anh ta rời khỏi Trung Địa và đi tới Vùng đất bất tử ở phía Tây xa xôi. Tình bạn mãnh liệt với Gimli đã thúc đẩy Legolas làm một việc chưa từng có tiền lệ trước kia đó là mời một người Dwarves đi theo mình trong hành trình tới Thiên giới Aman; Gimli đồng ý đi theo Legolas và trở thành người Dwarves đầu tiên và duy nhất có được vinh dự này. Vậy là tình bạn tuyệt vời giữa Legolas và Gimli đã kết thúc bằng một cái kết trọn vẹn như vậy. Số phận của 2 người về sau không còn được nhắc tới.
* Về tính cách
Legolas là Hoàng tử của Vương quốc Đất Rừng, anh sinh ra và lớn lên giữa cộng đồng người Elves Silvan ( Tiên Rừng ), anh mang những thói quen văn hóa của họ nhưng lại có một chút sự lập dị và khác biệt. Sự khác biệt có thể đến từ việc Legolas là một người thuộc hoàng tộc Thranduil, dòng dõi này có nguồn gốc từ Người Elves dòng Sindar, vốn được cho là thông thái và cao quí hơn so với các Tiên Rừng. Sindar cũng là dòng Elves rất mạnh mẽ ở Thời đại Đầu tiên của thế giới.
Giống như các người thuộc dân tộc mình thì Legolas dành một sự tôn trọng và một tình yêu lớn đối với thiên nhiên mà đặc biệt là cây cối và những tán rừng. Khi ở tại Fangorn, Legolas đã tỏ ra rất quyến luyến nơi đây và anh đã trở lại sau khi kết thúc chiến tranh. Anh cũng tới Ithilien để làm hồi sinh những tán rừng bị hủy hoại tại đây.
Legolas là một người nhân ái và dành sự quan tâm lớn cho những bạn của mình như Aragorn hay Gimli. Tuổi tác của Legolas không được nhắc đến, tuy nhiên, có thể cam chắc rằng anh sống lâu hơn Aragorn hay bất kỳ một thành viên nào khác trong Đoàn Hộ Nhẫn ( Trừ Gandalf, bởi ông là một Maiar ).
Các fan của Tolkien sau khi phân tích những dữ kiện đã đưa ra giả thiết rằng, nhiều khả năng Legolas được sinh ra sau năm 1000 của Thời đại thứ 3. Năm 3018, Legolas đến tham gia vào hội đồng của Elrond, có đôi khi, anh thường dùng cụm từ “ những đứa trẻ ” để ám chỉ những người bạn đồng hành của mình mặc dù bọn họ cũng không hề ít tuổi. Có thể đưa ra một con số ước chừng là Legolas lúc đó đã vào khoảng 2000 tuổi. Một điều nhận thấy ở tiểu thuyết là đôi khi, trong cách cư xử với những người khác, Legolas hơi có biểu hiện trịch thượng kiểu bề trên, điều này có thể là do bởi tuổi tác chênh lệch của anh ta so với những người đó.
Legolas theo ngôn ngữ Sindarin có nghĩa là Lá Xanh. Lúc tại Rivendell, anh được miêu tả như là một chàng Elves đẹp đẽ, thanh thoát và mạnh mẽ trong bộ trang phục màu nâu và xanh lá cây.
* Vũ khí và kỹ năng
Legolas thường không mặc giáp, anh chỉ mặc một bộ trang phục mỏng cùng một đôi giày gọn nhẹ, vai đeo cung tên và bên hông có giắt một cặp dao dài kiểu người Elves. Anh ta thích tiêu diệt những kẻ thù từ khoảng cách xa bằng cung tên và đôi khi cũng sử dụng cặp dao của mình để cận chiến. Tại Lothlorien, Legolas được nữ hoàng Galadriel tặng cho một chiếc Cung của Galadhrim và một Áo trùm phép của người Elves.
Chiếc cung mới của Legolas được đánh giá là tốt hơn so với chiếc cung cũ. Thân cung được làm từ gỗ lõi của thân Cây thần Marloon còn dây cung được bện từ tóc của chính Nữ hoàng Galadriel. Thân cung có trọng lượng là 150 pound (khoảng 70 kg), có khả năng bắn ra một mũi tên có độ sát thương chết người từ khoảng cách 400 yards ( khoảng 365 mét ), với dây cung từ tóc của Galadriel, mũi tên bắn ra cũng bay đi với tốc độ cao hơn và chính xác hơn bình thường.
Cung Galadhrim kết hợp với khả năng xạ tiễn điêu luyện vốn có đã khiến Legolas trở thành một cung thủ cực kỳ nguy hiểm và được cho là ngang ngửa với Beleg Cuthalion, người anh hùng lừng danh trong Thời đại Thứ nhất.
* Trong điện ảnh
Trông bộ ba điện ảnh Chúa Nhẫn hay trong The Hobbit của đạo diễn Peter Jackson, kỹ năng chiến đấu của Legolas được thể hiện rất ấn tượng qua các đoạn chiến đấu tại pháo đài HornBurg ( Helm’s Deep ), đoạn một mình tiêu diệt Mumakil tại Trận chiến Pelennor, hay gần nhất là đoạn chiến đấu trên sông cùng với nhóm người đào tẩu của Thorin.
Trong một bữa tiệc mừng thắng trận ở đầu bộ phim phần 3 Sự Trở về của Đức Vua, Legolas cũng đã thử tham gia vào một cuộc thi uống rượu và là người chiến thắng cuối cùng. Trong khi Gimli cùng những người khác đều đã đầu hàng thì Legolas lúc đó mới chỉ cảm thấy “ có chút tê tê ở đầu ngón tay” và một cảm giác gì đó hơi là lạ.
Trong tiểu thuyết Anh chàng Hobbit, Legolas không hề được nhà văn Tolkien nhắc tới nhưng nhân vật này vẫn xuất hiện kể từ phần 2 của loạt phim The Hobbit cũng của đạo diễn Peter Jackson. Gương mặt của Legolas ở phần này trông có vẻ lạnh lùng và tàn nhẫn hơn so với Bộ 3 Chúa Nhẫn trước đó. Có thể vì ý đạo diễn muốn làm cho gương mặt của Legolas trông có nét giống với Vua Thranduil hơn và cũng để thể hiện rằng các Tiên Rừng sống tại Rừng Âm U cũng có gì đấy kém thông thái và nguy hiểm hơn so với các họ hàng ở nơi khác. Hoặc cũng là cho thấy sức ảnh hưởng đen tối của thế lực Sauron lên những người sống tại Rừng Âm U.
Sự xuất hiện của Legolas trong The Hobbit là một sự thêm thắt của đạo diễn Peter Jackson nhưng đó là một sự thêm thắt khá có lý. Bởi Legolas là hoàng tử của Vương Quốc Đất Rừng và gần như là chiến binh thiện chiến nhất của Rừng Âm U, không có lý gì mà anh ta lại không tham gia vào những sự kiện hay những trận chiến quan trọng của vương quốc trừ khi lúc đó anh ta đang đi vắng.
Ngoài chuyện này thì còn có 1 lí do khác đó là tính câu khách của bộ phim sẽ cao hơn bởi Legolas chính là một trong những nhân vật có lượng fan cao nhất trong dòng Chúa Nhẫn. Việc được tái ngộ với chàng hoàng tử tộc Elves quả thực là một điều đáng mong chờ đối với những người hâm mộ dòng phim.
Glorfindel
Glorfindel là một tiên chúa hiển hách và đầy sức mạnh còn xuất hiện tại Trung Địa cho đến hết thời đại thứ 3. Ông ở tại Rivendell cùng với lãnh chúa Elrond và trở thành người bảo vệ đắc lực cho xứ sở này. Glorfindel lần đầu xuất hiện trong Chúa nhẫn là ở chương “ Phi như bay đến Khúc cạn ” trong tập 1 của loạt tiểu thuyết, đoạn xuất hiện của ông được tả như sau:
“ Đột nhiên một con ngựa trắng xuất hiện trong tầm mắt, lấp loáng sáng giữa vùng bóng tối và phi vun vút. Trong buổi chiều chạng vạng, dây cương ngựa rung rinh tỏa sáng, như thể được cài trên đó những viên ngọc sáng tựa ngàn sao. Áo choàng của người kỵ sĩ tung bay sau lưng, và mũ trùm được hất ngược ra sau, mái tóc vàng óng ả lấp lánh bay trong gió. Frodo thấy như có ánh sáng trắng chiếu sáng từ trong thân hình và y phục của người kỵ sĩ …. ngôn ngữ của ông ta và giọng nói sang sảng rõ ràng không cho phép họ mảy may ngờ vực; kỵ sĩ chính là một người thuộc dòng giống Elves. Không ai khác sinh sống trong thế gian rộng lớn này lại có giọng nói nghe đẹp đẽ nhường ấy.”
Về thân thế của Glorfindel thì vẫn chưa có sự đồng quán hoàn toàn về việc liệu có phải chính ông là nhân vật Glorfindel, chỉ huy của gia tộc Hoa vàng tại vương quốc Gondolin ở cuối thời đại thứ nhất hay không? thắc mắc này từng được đặt ra với tác giả Tolkien nhưng ông đã mất trước khi kịp đưa ra lời giải thích chính thức.
Với những người có ý kiến là 2 người khác nhau thì họ gọi ông là Glorfindel của Rivendell để phân biệt với người anh hùng cùng tên của thời đại thứ nhất. Số lượng người có quan điểm cho rằng 2 người là một thì phổ biến hơn rất nhiều. Có lời đồn cho rằng ban đầu thì Tolkien định để cho Glorfindel ở Gondolin là tổ tiên của Glorfindel ở Rivendell, tuy vậy, sau khi nghĩ lại thì tên của người Elves là rất đặc biệt và gần như trong cùng 1 dòng dõi là không có chuyện trùng tên nhau, chính bởi vậy mà Tolkien đã biến đổi nội dung để cho 2 người là một.
Theo đó thì Glorfindel ở Rivendell chính là người anh hùng ở thời đại thứ nhất đã được các Valar hồi sinh và gửi trở lại Trung Địa giống như cái cách mà Gandalf được gửi trở lại là phù thủy Trắng.
* Xuất thân nguồn gốc
Xuất thế của Glorfindel chưa bao giờ được đề cập tới rõ ràng ngoài việc ông ở tại Gondolin và là người đứng đầu của gia tộc Hoa vàng, 1 trong 12 gia tộc lớn nhất của vương quốc. Nhiều suy luận chỉ ra rằng Glorfindel có thể là một vương tôn hoàng tử thuộc Gia tộc Finarfin, bởi ông là một trong những người đầu tiên bên cạnh vua Turgon, con trai của Fingolfin, là những người cùng thành lập ra vương quốc Gondolin. Ông cũng thường mặc 1 bộ giáp trắng cùng kiếm trắng giống với các vị vua như Fingolfin, Finarfin hay Turgon. Một điểm đặc biệt nữa là ông có mái tóc vàng óng hơi tỏa ánh bạc, một yếu tố đặc trưng của những người thuộc gia tộc Finarfin. Nếu giả thuyết này là chính xác thì Glorfindel có quan hệ họ hàng với nữ hoàng Galadriel, con gái của Finarfin.
Trong tập 1 của loạt Chúa Nhẫn, Gandalf cũng từng nói với Frodo: “ cháu đã thấy trong một chốc hình hài của ngài trong thế giới bên kia; một người thuộc Lứa Đầu dũng mãnh và là một tiên chúa thuộc hoàng gia ”.
Cụm từ “ FirstBorn ”, tức “ Lứa đầu ” được dùng cho Glorfindel cũng từng gây tranh luận về cách hiểu chính xác về ý nghĩa của nó. Một cách hiểu thông dụng có nghĩa là Glorfindel thuộc lứa người Elves thức tỉnh đầu tiên tại Trung Địa trong Kỷ nguyên Cây thần. Và một cách hiểu khác có nghĩa là ông thuộc lứa những chiến binh tài năng trong thời kỳ hoàng kim của người Elves ở Thời đại thứ nhất. Dù là gì thì ông vẫn là một người có địa vị cao quý.
Glorfindel đã từng sống tại Aman, ông không tham gia vào cuộc tàn sát người Teleri tại Alqualonde và đến Trung Địa cùng với nhóm người của Turgon. Điều đó cho thấy ông là một người thuộc dòng Noldor.
* Thời đại thứ nhất
Khi Aredhel, chị của vua Turgon, muốn rời khỏi Gondolin thì bên cạnh bà có 1 đoàn hộ tống bao gồm 3 mãnh tướng là Glorfindel, Ecthelion và Egamoth. Dưới mệnh lệnh của Aredhel, họ du hành về phía Nam để tìm kiếm Những con trai của Feanor. Đoàn người từng xin cư trú tại vương quốc Doriath nhưng đã bị từ chối. Họ tiếp tục chuyển hướng tới Ered Gorgoroth và trên hành trình thì bất ngờ bị lạc mất Aredhel. Những con cháu của Nhện chúa Ungoliant đã tấn công Glorfindel cùng những người đi theo khiến họ phải quay trở lại Gondolin mà không có Aredhel.
Trong Trận chiến ở Gondolin, Glorfindel cùng với đạo quân của gia tộc Hoa vàng đã tham gia chống chọi với cuộc tấn công khủng khiếp của phe Morgoth vào thành phố. Sau khi vua Turgon bỏ mạng và Gondolin bị sụp đổ, Glorfindel đã chiến đấu để giúp cho những người sống sót có thể chạy thoát được. Khi đoàn người sơ tán chạy tới gần bờ vực, họ bị phục kích bởi một đạo quân Orc mà dẫn đầu mà một tên Balrog. Để cứu mọi người, Glorfindel đã anh hùng chiến đấu với kẻ thù, ông đâm trúng bụng tên Balrog chỉ huy và đẩy hắn ra bờ vực. Với chút sức tàn, tên ác quỷ đã nắm lấy mái tóc của Glorfindel và kéo ông cùng ngã xuống vực với hắn. Chúa tể đại bàng Thorondor đã bay xuống vực để mang xác của ông lên chôn cất, ở trên mộ của ông mọc lên những cánh hoa vàng, nhiều khả năng là Celandine, loài hoa mà lúc còn sống, Glorfindel đã rất yêu thích.
Giống như các người Elves khác, khi chết đi, linh hồn của Glorfindel sẽ bay đến Những tòa sảnh của Mandos để nghe phán xét.
* Thời đại thứ 3
Có thể Glorfindel đã được gửi lại tới Trung Địa cùng với nhóm phù thủy Istari ở đầu thời đại thứ 3. Ông được cử đến Rivendell để hợp sức với lãnh chúa Elrond. Trong sự sụp đổ của vương quốc Arnor ở phương Bắc, vào thời điểm cuối của cuộc chiến, Glorfindel cũng từng xuất hiện với danh nghĩa là một trong 3 thống lĩnh cầm đầu đội quân liên minh Gondor – Rivendell tới Forrnost để đánh đuổi Vua phù thủy xứ Angmar. 2 thống lĩnh khác của liên minh là lãnh chúa Elrond của Rivendell và hoàng tử Eanur của Gondor.
Tại trận chiến Fornost, liên minh đã giành chiến thắng. Vua phù thủy trong trận chiến đã từng thách thức Eanur 1 cách đầy khiêu khích nhưng Glorfindel đã kịp thời ngăn cản hoàng tử xứ Gondor. Lời nói của ông được biết tới như là một lời tiên đoán về số phận của Vua phù thủy trong một tương lai xa:
“ Trong bước đường cùng, Vua phù thủy ngồi chiễm chệ trên con ngựa đen trước mắt chúng tôi … khi chúng tôi phi lên trước, hắn nhận ra là tất cả hi vọng đã tan biến …. Tiếng thét căm phẫn đầy ghê tởm của hắn làm xương sống của chúng tôi lạnh buốt, thế rồi hắn vội vã quay lưng và giục ngựa bỏ chạy vào vùng bóng tối … Earnur cũng nhanh chóng phi lên trước để truy đuổi hắn … Nhưng tôi sau đó đã nhận ra được sức mạnh của hắn … chúng tôi từng nghĩ rằng hắn chỉ là một người Numenor Đen có quyền phép nhưng giờ hắn đã là một Nazgul … kẻ đứng đầu của Bộ Chín và là bề tôi chết chóc nhất của Chúa tể bóng tối Sauron …. Tôi giơ tay lên và nói to với Earnur …. Đừng truy đuổi hắn, hắn sẽ không dám trở lại vùng đất này đâu … còn rất lâu nữa mới tới thời điểm bại vong của hắn, và hắn sẽ không bị gục ngã dưới tay của bất kỳ một người đàn ông nào ”.
Lời tiên đoán của Glorfindel về sau đã thành sự thật. Phải đến tận cuối của thời đại thứ 3 thì Vua phù thủy mới bị tiêu diệt bởi một phụ nữ và một Hobbit. 2 người đó là Eowyn, quận chúa xứ Rohan và Merry, 1 người trong số 9 thành viên của Đoàn Hộ Nhẫn.
* Thời kỳ Nhẫn chiến
1000 năm sau trận đánh với Vua phù thủy, Glorfindel xuất hiện để giúp Frodo tới được Rivendell. Lúc bấy giờ, ông cưỡi một con ngựa trắng có tên là Asfaloth, nó có vẻ hiểu tiếng người và phi rất nhanh. Glorfindel cũng có khả năng chữa trị vết thương mặc dù không linh diệu bằng lãnh chúa Elrond. Ở khúc sông gần Rivendell, các Ma Nhẫn Nazgul từng đụng độ với Glorfindel và chúng tỏ ra khá e dè trước sức mạnh của ông qua lời kể lại của Gandalf. Chính Glorfindel đã dồn các Ma Nhẫn còn lại ở phía trên bờ sông vào dòng lũ phép của lãnh chúa Elrond.
Lúc ở tại bữa tiệc đón khách, Frodo nhìn thấy Glorfindel ngồi ngang hàng bên cạnh lãnh chúa Elrond và Gandalf. Glorfindel cũng là một thành viên của Hội đồng Trắng. Trong suốt hội nghị của Elrond, Glorfindel đã gợi ý đến việc ném chiếc Nhẫn Chủ xuống biển sâu, tuy nhiên, ý kiến này không phải là quyết định cuối cùng của hội đồng. Trong lần cân nhắc đầu tiên về 9 thành viên của Đoàn Hộ Nhẫn, Glorfindel đã định là một trong số đó nhưng về sau đã có sự thay đổi.
Sau khi Sauron bị đánh bại, Glorfindel cùng với những con trai của Elrond đã tới tham gia vào lễ kết hôn của Aragorn với Arwen. Số phận về sau của ông không được nhắc tới, nhưng nhiều khả năng là ông đã cùng với những người Elves tại Rivendell lên thuyền để trở về với Aman.
* Trong điện ảnh và trò chơi điện tử
Glorfindel cũng xuất hiện trong bộ ba tác phẩm điện ảnh Chúa Nhẫn của đạo diễn Peter Jackson nhưng vai diễn của ông là rất mờ nhạt, thậm chí là không để làm gì. Trong tập 1 của loạt phim, đoạn Glorfindel đi cứu Frodo tới Rivendell đã được thay thế bởi nhân vật Arwen, con gái của lãnh chúa Elrond. Trong đoạn cuối tại lễ đăng quang của Aragorn ở bộ phim phần 3, Glorfindel cũng có xuất hiện, ông đứng đằng sau Legolas và hơi chếch 1 chút ở phía trước Arwen. Trước đó, ở cảnh đoàn người Elves di tản về phía Bến cảng Xám, Glorfindel cũng được nhìn thấy khi đang đi bên cạnh của Arwen vào lúc nàng ta chợt nhìn thấy một ảo ảnh về Eldarion, con trai của mình trong tương lai.
Trong trò chơi chiến thuật Battle for Middle-Earth II và kể cả bản mở rộng của nó, thì Glorfindel bắt đầu xuất hiện như là một anh hùng mới mà người chơi có thể điều khiển. Trong bản gốc, Glorfindel là nhân vật anh hùng chủ đạo thuộc loạt chơi Campaign của phe tốt. Hình ảnh của Glorfindel được thiết kế trong game khá giống với lời miêu tả trong tiểu thuyết, chỉ có khác một chút là mái tóc lại mang màu bạch kim hoàn toàn chứ không phải là vàng óng. Trong trò chơi, có 2 nhân vật duy nhất mang 1 luồng hào quang trắng tỏa ra từ cơ thể chính là Glorfindel và Galadriel.
Trong phần Campaign, Glorfindel cùng với Gloin, cha của Gimli, đã đẩy lui một cuộc tấn công của binh đoàn Goblin vào Rivendell, tiếp đà đó, họ cùng dẫn các chiến binh đi hỗ trợ cho các khu vực khác ở Trung Địa đang bị phe Sauron tấn công. Trận đánh cuối cùng là tại pháo đài Dol Guldur, nơi mà cuối cùng đã bị nữ hoàng Galadriel dùng phép thuật để đánh sập.
Trong game, nhân vật Glorfindel có 1 vài câu nói được lồng tiếng ví dụ như: “ I was sent back to serve the House of Elrond ” ( có nghĩa là “ Ta được gửi trở lại để phục vụ cho Ngôi nhà của Elrond ” ) hay “ I returned to protect the free people of Middle-Earth ” ( có nghĩa là “ Ta đã trở lại để bảo vệ những dân tộc tự do của Trung Địa ” ). Qua đó thì có thể thấy là ekip làm game đã thiên về quan điểm cho rằng Glorfindel của Rivendell chính là Glorfindel ở Gondolin được gửi trở lại Trung Địa để thực hiện một sứ mệnh mới.
Fingolfin
Fingolfin là Đức vua tối cao dòng Noldor đời thứ 2 sau khi Feanor qua đời tại Beleriand. Ông là một trong số 4 người con của đức vua Finwe có với Indis và là em cùng cha khác mẹ với Feanor ( Đức vua tối cao dòng Noldor đầu tiên tại Beleriand ). Ông là người sáng lập ra gia tộc Fingolfin, một gia tộc có địa vị rất cao trong số các gia tộc ở Trung Địa. Những người con trai của vua Finwe đều rất xuất chúng và mạnh mẽ nhưng Fingolfin được cho là người mạnh nhất, kiên định nhất và anh dũng nhất trong số họ. Con ngựa thần Rochallor của ông cũng rất nổi tiếng.
* Cuộc đời tại Valinor
Fingolfin được sinh tại Tirion thuộc Valinor trong thời điểm Buổi ban trưa của Valinor. Mặc dù không chiếm được thiện cảm trong trái tim của Feanor nhưng Fingolfin vẫn sống hòa thuận với người anh cùng cha khác mẹ của mình qua nhiều thế kỷ, chỉ cho đến khi Melkor xuất hiện và gây ly gián thì quan hệ giữa 2 người mới trở nên vô cùng tồi tệ. Melkor tung tin đồn rằng các anh em nhà Fingolfin có âm mưu lật đổ Feanor để giành lấy quyền thừa kế ngai vàng khiến cho rất nhiều người đã tin vào điều này.
Lời đồn đại đã đến tai của Feanor và khiến cho ông vô cùng thịnh nộ. Ông mau chóng tới Tirion, giáp mặt với Fingolfin và rút kiếm ra để đe dọa em trai của mình. Sau hành động này, Feanor bị các Valar trục xuất tới Formenos. Với sự vắng mặt của Feanor thì Fingolfin đã được vua Finwe chỉ định là người thừa kế ngai vàng của dòng Noldor. Mặc dù vậy, mối bất hòa giữa 2 người đã được xoa dịu vào nhiều năm sau. Các Valar đã đứng ra dàn xếp và Fingolfin đã chịu thừa nhận Feanor là người đứng đầu dòng Noldor.
Sau khi vua Finwe bị giết và những Silmaril bị đánh cắp bởi Melkor, Feanor đã triệu tập người Noldor và thuyết phục họ đi tới Trung Địa để truy đuổi kẻ thù, rất nhiều người đã đi theo ông ta mà trong đó có cả gia tộc Fingolfin và gia tộc Finarfin.
* Đến Trung Địa
Fingolfin dẫn đầu một đoàn người Noldor hùng hậu nhất khi họ rời Aman để đến Trung Địa. Mặc dù, Fingolfin biết rằng việc rời khỏi Aman là một hành động không mấy khôn ngoan nhưng ông thực sự không muốn bỏ rơi những người đi theo Feanor. Ông đi cùng họ đến bờ biển của Aman, nhìn thấy gia tộc Feanor tàn sát những người anh em Teleri để cướp thuyền nhưng gia tộc của ông không can dự vào việc này. Do số lượng thuyền có hạn nên đoàn người của Feanor sẽ đi trước tới Trung Địa rồi sau đó sẽ đến đoàn người của Fingolfin. Thế nhưng, sau khi đến Trung Địa, những chiếc thuyền đã bị hủy và đoàn người của Fingolfin bị bỏ lại ở phía sau. Không còn cách nào khác, đoàn người của Fingolfin đành phải chuyển hướng băng qua vùng đất băng giá Helcaraxe để đi tới Trung Địa.
Sau hành trình đầy khổ sở và mất mát qua Helcaraxe, đoàn người của Fingolfin cuối cùng đã tới được Trung Địa vào đúng thời điểm Mặt trời và Mặt trăng xuất hiện. Ngay từ khi mới đặt chấn lên vùng đất mới, họ đã bị tấn công bởi lũ Orc tại Lammoth, người Noldor đã giành chiến thắng nhưng họ bị mất đi Argon, người con trai út của Fingolfin. Fingolfin chạy đến trước những cánh cổng của Angband và thách thức phe bóng tối nhưng Morgoth vẫn ở yên bên trong. Thấy vậy, Fingolfin bèn cùng với người của mình đi tới bờ phía Bắc của hồ Mithrim.
Sau khi con trai của Fingolfin là Fingon giải cứu được Maedhros, con trưởng của Feanor, người đã bị bắt bởi Morgoth thì Maedhros đã chuyền ngôi vị Đức vua tối cao dòng Noldor lại cho Fingolfin. Vùng đất mà Fingolfin trị vì tại Trung Địa là Hithlum nằm ở phía Bắc hồ Mithrim. Vào năm 20 của Thời đại thứ nhất, Fingolfin cho tổ chức Mereth Aderthad, một đại hội nổi tiếng trong lịch sử, nơi qui tụ tất cả những đại diện dòng Elves cao quý nhất tại Trung Địa.
Sau khi đánh bại quân Orc tại Dagor Aglerab ( trận chiến vinh quang ), Fingolfin duy trì cuộc vây hãm Angband trong gần 400 năm, đem lại một thời kỳ yên ổn và thắng lợi cho phe liên minh tự do ở Trung Địa. Thế nhưng, vào một thời điểm bất ngờ sau 400 năm bị vây hãm, Angband đã phản kích đột ngột bằng Trận chiến Ngọn lửa bất ngờ khiến cho quân đội Beleriand không kịp trở tay. Rất nhiều người đã bị chết và bỏ chạy, thế vây hãm đối với phe bóng tối đã không còn và tình thế đã bị đảo ngược nhanh chóng.
Trong thế tuyệt vọng, Fingolfin đã một mình phi ngựa tới Angband và thách thức Morgoth ra đấu tay đôi với ông.
* Trận so tài với Chúa tể bóng tối
Hôm đó, Fingolfin mặc một bộ giáp trắng, một tay cầm gươm trắng Ringil, một tay cầm chiếc khiên báu và cưỡi ngựa trắng Rochallor tới trước cổng của pháo đài Angband để khiêu chiến với Chúa tể bóng tối Morgoth. Với thế thượng phong trên chiến trường, Morgoth hoàn toàn tự tin để bước ra ngoài đối mặt với Fingolfin. Morgoth nhìn đối thủ bé nhỏ dưới chân mình và không khỏi cảm thấy mỉa mai bởi ngay cả đối với các Valar, ông ta cũng không cần phải e ngán bởi ông ta là kẻ mạnh nhất, còn mạnh hơn cả họ, vậy mà một tên người Elf lại dám cả gan thách thức ông ta so tài một đối một. Morgoth tung một tràng cười nhạo báng và chấp nhận lời thách đấu của Fingolfin. Chúa tể bóng tối bước ra khỏi Angband trong một bộ giáp đen cùng với chiếc búa Grond khổng lồ.
2 đối thủ bắt đầu bước vào một cuộc so tài có một không hai trong lịch sử. Fingolfin đã chứng tỏ được ông là người mạnh nhất trong số những người Noldor, sự anh dũng và kỹ năng chiến đấu của ông đã khiến cho Morgoth phải vô cùng chật vật. Chúa tể bóng tối giáng những nhát búa uy lực vào Fingolfin nhưng vị vua người Noldor vẫn nhanh nhẹn né tránh được, ông 7 lần chém bị thương đối thủ của mình bằng thanh kiếm Ringil khiến cho Morgoth vô cùng tức tối. Nhưng Valar Mandos đã từng cảnh báo rằng không một người Elves nào có thể đối chọi lại nổi sức mạnh của 1 Ainur như Morgoth.
Trong trận chiến, Fingolfin đã 3 lần bị quật ngã nhưng ông đều đứng dậy được và tiếp tục chiến đấu. Đến lần cuối cùng, Morgoth đã dốc toàn bộ sức mạnh của mình để đánh ngã Fingolfin và kết liễu ông. Trong chút sức lực cuối cùng, Fingolfin đã dồn sức để chém đứt bàn chân của Morgoth khiến ông ta vô cùng đau đớn. Thịnh nộ dâng trào, Morgoth mang xác của Fingolfin về cho lũ Sói ma cào xé nhưng Chúa tể Đại bàng Thorondor đã lao xuống mổ trúng mắt của ông ta và cứu xác của Fingolfin mang về Gondolin.
Turgon, con trai của Fingolfin đã lập mộ cho ông tại Gondolin và Fingon, trong cơn đau buồn, đã tiếp nhận ngai vị Đức vua tối cao dòng Noldor thay cho cha mình. Mặc dù Fingolfin đã bị Morgoth giết chết nhưng không một bài ca chiến thắng nào được hát lên bởi lũ Orc vì sự dũng mãnh của ông trước Chúa tể bóng tối, đã để lại trong chúng một ấn tượng vô cùng kinh sợ. Về phần của Morgoth, ông ta bị nhiều vết sẹo, bị đứt một chân và hỏng mất 1 con mắt sau khi kết thúc trận chiến này, những vết thương đó không thể phục hồi lại được và sẽ đi theo ông ta cho đến hết cuộc đời.
Feanor
Feanor là một hoàng tử người Elves dòng Noldor sống tại thiên quốc Valinor của các Valar. Feanor là con trai trưởng của Đức vua Finwe dòng Noldor còn mẹ của ông là nữ hoàng Miriel. Feanor là một người cực kỳ xuất chúng trong số những người Elves, ông là học trò giỏi nhất của Thần thợ rèn Aule với các kỹ năng chế tác báu vật siêu việt mà sản phẩm nổi tiếng nhất chính là những báu vật Silmaril, ông cũng là một tay kiếm, một chiến binh vô cùng tài giỏi và còn là người sáng tạo ra ngôn ngữ Tengwar. Những quả cầu Palantir cũng là những sản phẩm do Feanor tạo ra. Ông được nhìn nhận như là người tài ba nhất trong các lĩnh vực về nghệ thuật và học thuật, nhưng đồng hành với tài năng luôn là sự kiêu ngạo và tự phụ, chính những nhược điểm này đã gây ra tai họa cho Feanor và những người xung quanh ông.
* Thuở trẻ
Mẹ của Feanor là nữ hoàng Miriel đã mất rất nhiều sức lực sau khi sinh ra ông, bà đến khu vườn Lorien để nghỉ ngơi rồi tách hồn đi mất. Đức vua Finwe sau sự ra đi của bà đã tái hôn với Indis và sinh ra 4 người con là Fingolfin,Finarfin,Findis và Irime. Feanor vốn từ nhỏ thiếu đi sự chăm sóc của mẹ mình là Miriel, bản thân ông cũng không có thiện cảm với người mẹ kế là Indis cùng những anh chị em cùng cha khác mẹ của mình, bởi vậy mà Feanor thường sống đơn độc và không mấy hòa hợp với đại gia đình Finwe.
Lúc trưởng thành, Feanor kết hôn với Nerdanel, con gái của Mahtan và cùng nhau họ sinh ra 7 người con trai.
* Tạo ra những Silmaril
Feanor sống trong Kỷ nguyên Cây thần của Valinor, ông thu lấy những ánh sáng huyền bí từ 2 Cây thần để tạo ra 3 viên ngọc có một không hai trên trần gian, chúng được gọi là những báu vật Silmaril. Feanor luôn tự hào và kiêu hãnh về những Silmaril, ông luôn đeo nó trên người để cho mọi người có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp thần kỳ của chúng. Về sau, Feanor cất giấu chúng vào một nơi bí mật vì ông nghĩ rằng các Valar và nhiều người Elves khác có ý đồ chiếm đoạt chúng từ ông. Đây không phải là sự thật bởi các Valar chưa bao giờ thèm khát những Silmaril, một số trong họ còn nhìn thấy trước mối hiểm họa có thể nảy sinh từ những báu vật này và muốn chúng bị tiêu hủy.
* Bị lừa dối bởi Melkor
Sau 3 thời đại bị giam cầm, Chúa tể bóng tối Melkor được thả tự do và bắt đầu gieo rắc tai họa lên Valinor. Ông ta bắt đầu bằng việc ly gián, kích động và chia rẽ mối quan hệ của người Elves dòng Noldor với các Valar cũng như là giữa chính họ với nhau. Feanor là mục tiêu lý tưởng của Melkor bởi ông là người kiêu ngạo, đa nghi và rất tham vọng. Dưới sự đầu độc của Melkor, Feanor ngày càng tỏ ra bất kính với các Valar, ông cũng đã thực hiện những hành động nổi loạn đi ngược lại ý chỉ của họ. Melkor còn kích động cả mối căm thù của Feanor với 2 người em trai cùng cha khác mẹ của mình là Fingolfin và Finarfin dẫn đến mối quan hệ giữa họ ngày càng xấu đi.
Các Valar lúc đầu khá rộng lượng với Feanor bởi họ yêu quí tài năng của ông và cho rằng ông chỉ nhất thời ngạo mạn, tuy nhiên, sau sự việc Feanor rút kiếm đe dọa Fingolfin thì các Valar đã buộc phải can thiệp, họ cho triệu Feanor đến để chất vấn và phát hiện ra chính Melkor là người đứng đằng sau sự nổi loạn này. Họ trục xuất Feanor tới Formenos và cho Valar Tulas đi truy bắt Melkor nhưng không tìm thấy ông ta.
Melkor thực chất đã đến Formenos để gặp gỡ và thuyết phục Feanor tặng những báu vật Silmaril cho ông ta, đến lúc này thì Feanor cũng đã nhìn ra được phần nào mưu đồ xấu của Melkor nên ông đã thẳng thừng cự tuyệt và đóng sầm cửa trước mặt của Chúa tể bóng tối. Điều này khiến cho Melkor vô cùng tức giận và phát sinh ý định trả thù người Noldor từ đây.
Lúc bấy giờ ở Valinor, do sự vắng mặt của Feanor mà Fingolfin đã được đức vua Finwe chỉ định là người thừa kế ngai vàng dòng Noldor. Các Valar biết rằng điều này sẽ làm cho trái tim của Feanor muộn phiền và chỉ làm tăng thêm mối bất hòa trong hoàng tộc Noldor, vậy nên họ cho mời cả Fingolfin và Feanor cùng đến Valimar để giảng hòa. Fingolfin đã hơi miễn cưỡng đưa tay ra cho Feanor và công nhận địa vị của ông ta như một người anh trưởng.
* Báu vật Silmaril bị đánh cắp
Melkor sau khi phá hủy 2 Cây thần đã đột nhập vào Formenos, giết chết đức vua Finwe và đánh cắp tất cả những báu vật tại đó mà trong số đó có cả những báu vật Silmaril. Sau khi thực hiện hành vi tội ác thì Melkor đã chạy trốn trở về Trung Địa cùng với các chiến lợi phẩm.
Lúc này các Valar đang cố thuyết phục Feanor đưa cho họ những Silmaril để giúp hồi sinh 2 Cây thần bởi một phần ánh sáng của 2 cây nằm ở trong 3 viên ngọc này. Feanor đã đưa ra những lí lẽ để khước từ lời đề nghị này, ông nghĩ rằng mình nên được quyền tự do đưa ra quyết định và nói rằng nếu các Valar cứ bức ép ông giao ra những Silmaril thì họ cũng không khác gì so với Melkor. Cùng lúc đó, một sứ giả tới từ Formenos đã mang tới tin dữ về cái chết của vua Finwe và sự mất mát của những báu vật.
* Lời thề của Feanor
Feanor trước tội ác của Melkor đã vô cùng căm phẫn. Ông nguyền rủa cái tên Melkor thành Morgoth, có nghĩa là “ Kẻ thù Đen tối ” rồi tập hợp rất nhiều người Noldor và thuyết phục họ rời bỏ Valinor để lên đường tới Trung Địa truy đuổi Morgoth. Feanor còn cùng 7 người con của ông đã lập ra một lời thề sẽ đoạt lại những báu vật Silmaril bằng mọi giá và bất cứ kẻ nào chiếm hữu những báu vật sẽ đều là kẻ thù của gia tộc Feanor. Feanor thuyết phục được rất nhiều người Noldor đi theo ông ta trong đó có cả gia tộc Fingolfin và gia tộc Finarfin.
* Lần nồi da nấu thịt đầu tiên
Feanor dẫn đầu đoàn người Noldor rời khỏi Valinor, lúc họ đến vùng bờ biển của Aman thì cũng là lúc cần đến những chiếc thuyền để vượt biển. Khu vực bờ biển và các con thuyền đều thuộc quyền kiểm soát của những người Elves dòng Teleri, họ rất trung thành với các Valar nên không đáp ứng yêu cầu cung cấp thuyền cho đoàn người của Feanor. Chính vì vậy mà Feanor đã đe dọa và cho người tấn công giết hại những họ hàng của mình nhằm cướp đoạt những chiếc thuyền của họ. Đây là lần nồi da nấu thịt đầu tiên trong lịch sử của người Elves. Người Teleri vì vậy mà cũng nuôi mối thù với người Noldor.
Số thuyền đánh cướp được của người Teleri là không đủ để đưa tất cả đoàn người Noldor tới Trung Địa nên chính Feanor cùng với những người trong gia tộc của mình đã dẫn đầu tốp đầu tiên đi mở đường. Họ đến được Losgar tại vùng đất Lammoth, phía Tây của Beleriand, nơi mà Morgoth cùng với Ungoliant đã đi ngang qua không lâu trước đó. Họ quyết định đốt những chiếc thuyền và bỏ mặc nhóm của Fingolfin lại phía sau. Điều này làm tăng thêm mối bất hòa giữa 2 gia tộc. Trong một phiên bản của Huyền sử Silmaril thì lại nói rằng Amras, 1 trong 7 người con của Feanor đã vô tình làm cháy những chiếc thuyền trong một cuộc chiến.
* Cái chết
Khi biết được là người Noldor đã đến được Trung Địa thì Morgoth đã cho một đạo quân của ông ta từ pháo đài Angband đi tấn công vào doanh trại của Feanor tại Mithrim. Trận chiến này được gọi là Trận chiến dưới các vì sao ( Dagor-nuin-Giliath ), bởi ở thời điểm này chưa có Mặt trời và Mặt trăng. Phe Noldor giành chiến thắng trước đội quân Orc của Morgoth và đẩy lui chúng đến gần Angband. Feanor, trong cơn thịnh nộ, đã tự mình tiến sâu vào khu vực phạm vi của Angband và bị phục kích bởi một lực lượng Balrog. Mặc dù rất giỏi, nhưng với chỉ 1 vài cận vệ ở quanh mình thì Feanor không thể cầm cự được lâu trước các Balrog. Cuối cùng ông đã bị Gothmog, chúa tể Balrog chém trọng thương.
Khi biết được là người Noldor đã đến được Trung Địa thì Morgoth đã cho một đạo quân của ông ta từ pháo đài Angband đi tấn công vào doanh trại của Feanor tại Mithrim. Trận chiến này được gọi là Trận chiến dưới các vì sao ( Dagor-nuin-Giliath ), bởi ở thời điểm này chưa có Mặt trời và Mặt trăng. Phe Noldor giành chiến thắng trước đội quân Orc của Morgoth và đẩy lui chúng đến gần Angband. Feanor, trong cơn thịnh nộ, đã tự mình tiến sâu vào khu vực phạm vi của Angband và bị phục kích bởi một lực lượng Balrog. Mặc dù rất giỏi, nhưng với chỉ 1 vài cận vệ ở quanh mình thì Feanor không thể cầm cự được lâu trước các Balrog. Cuối cùng ông đã bị Gothmog, chúa tể Balrog chém trọng thương.
* Sau cái chết
Sau khi Feanor qua đời thì Maedhros, con trai của ông ta đã trở thành Đức vua tối cao dòng Noldor. Tuy nhiên, sau khi gặp Fingolfin, Maedhros đã trao lại tước hiệu này cho ông. Những người con của Feanor vẫn bị trói buộc bởi lời thề năm xưa và quyết tâm bằng mọi cách để lấy lại được những báu vật Silmaril. Lời thề này làm hại họ rất nhiều và những hậu duệ của gia tộc Feanor thường không có được những kết cục tốt đẹp.
Dù gì thì Feanor vẫn là một con người tài ba xuất chúng và có lý tưởng tiêu diệt Morgoth. Ông cũng là Đức vua tối cao dòng Noldor đầu tiên ở Trung Địa và tên của ông trong tiếng Quenya có nghĩa là “ linh hồn của lửa ”.
Elwing
Elwing hay Elwing Trắng, là con gái của Dior Tuấn tú và Nimloth. Nàng là em gái của cặp song sinh Eluréd và Elurín. Elwing cưới Eärendil Thủy thủ và trở thành mẹ của Elrond và Elros.
Elwing cùng với các anh của mình được sinh ra tại một ngôi nhà gần Lanthir Lamath và sống tại đó cho đến khi cha mình trở về Doriath thừa kế vương vị.
Khi những người con của Fëanor tấn công Doriath, cả gia đình nàng hoặc bị giết hoặc bị thất lạc, nhưng Elwing cùng với viên Silmaril được những gia thần trung thành dẫn đến lánh nạn tại cảng Sirion.
Tại đây Elwing đã gặp và kết hôn với Eärendil. Nàng sinh được một cặp song sinh đặt tên là Elrond và Elros. Elrond sau đó cưới Celebrian con gái của lãnh chúa Celeborn và Galadriel của Lothlórien. Từ cuộc hôn phối này họ có ba người con là cặp song sinh Elladan và Elrohir cùng Arwen Undómiel, hoàng hậu tương lai của Gondor. Còn Elros trở thành vua đầu tiên của vương quốc người Númenor.
Năm 538 Kỷ Đệ Nhất, khi những đứa con của Fëanor tấn công cảng Sirion để đoạt viên Silmaril của Elwing. Họ bắt hai đứa con nàng nhưng khi thay vì giao ra viên Silmaril, Elwing gieo mình xuống Biển Lớn và biến thành một con chim trắng lớn nhờ vào phép thuật của thần Ulmo. Nàng mang theo món báu vật bay mãi cho đến khi gặp được con thuyền Vingilot của chồng mình. Elwing sau đó cùng chồng thực hiện cuộc hành trình vĩ đại về phía Tây để khẩn cầu các đấng Valar cứu thoát những dân tộc đang bị dày vò dưới ách thống trị của Morgoth.
Khi đến nơi, Elwing kiên quyết theo chồng đặt chân lên bờ biển, dù điều đó có thể dẫn đến đến cái chết của nàng. Trong khi Eärendil đến gặp các đấng Valar, Elwing đến Alqualondë gặp những các tiên Falmari (vốn là người Teleri chung nguồn cội với vua Thingol), kể cho họ nghe về lịch sử dữ dội của Beleriand và thuyết phục được họ cung cấp thuyền cho đội quân Valinor đến Trung địa. Khi các đấng Valar cho phép Eärendil và Elwing, vốn là các Á tiên, được lựa chọn cho mình số phận hoặc thuộc về Tiên tộc hoặc làm con người, Eärendil đã để vợ chọn cho cả hai. Vì những điều đã xảy ra với bà nội của mình là Lúthien, Elwing chọn được trở thành người của Tiên tộc và Eärendil cũng làm điều tương tự theo ý nàng.
Một tòa tháp trắng sau đó được xây nên làm nơi ở của Elwing. Tương truyền rằng nàng được loài chim dạy cho ngôn ngữ của chúng và nàng thường bay đến gặp chồng mỗi khi Eärendil hoàn tất chuyến hành trình hàng đêm của mình.
Cái tên Elwing được ghép từ các từ trong tiếng Sindarin el (“sao”) và wing (“bọt nước”).
Celebrimbor
Celebrimbor là một hoàng tử Elf thuộc tộc Ñoldor, là hậu duệ cuối cùng của gia tộc Fëanor còn sót lại ở Middle-earth. Ông cai trị vương quốc Eregion và chính là người rèn nên ba chiếc Nhẫn Elves Quyền lực.
* Tiểu sử
Celebrimbor là con trai của Curufin. Curufin đứng thứ năm trong số bảy con trai của Fëanor (người tạo ra ba viên Silmaril trứ danh). Trong Kỷ thứ Nhất, Celebrimbor sống cùng cha ở Nargothrond, nhưng ông hoàn toàn không tham gia vào vụ tranh chấp đẫm máu của Curufin và Celegorm với Lúthien, Beren và Finrod (liên quan đến viên Silmaril). Ông không đồng tình với những việc làm của cha và chú, ông không đi theo khi Curufin và Celegorm bị trục xuất ra khỏi Nargothrond.
Sau khi Nargothrond bị rồng Glaurung tàn phá, ông lánh nạn tới vương quốc Gondolin và trở thành một thợ rèn châu báu tin cậy của vua Turgon.
Trong Kỷ thứ Hai, Celebrimbor sống ở Eregion và bắt đầu giao thiệp với những Người Lùn ở vương quốc Khazad-dûm (Moria). Cùng với Người Lùn Narvi, ông đã đúc nên Những Cánh cửa của Durin để bảo vệ cho Moria từ phía tây.
Năm 1500 Kỷ thứ Hai, Sauron ẩn mình dưới cái tên Annatar (‘Chúa tể của quà tặng’) và bắt đầu kiếm cách làm quen với các Elves Ñoldor của vùng Eregion. Hắn tự xưng là sứ giả của các Valar, đặc biệt là của thần thợ rèn Aule, hắn muốn truyền cho họ nghệ thuật đúc nhẫn. Celebrimbor không tin hắn, nhưng các thợ rèn ở Eregion thì bị mắc mưu và đã rèn cho hắn nhiều chiếc nhẫn, họ không biết rằng chỉ dẫn của hắn còn hàm chứa ma thuật đối với những chiếc nhẫn này.
Năm 1600 Kỷ thứ Hai, bản thân Sauron đã bí mật rèn ra chiếc Nhẫn Chúa có khả năng điều khiển tất cả những chiếc nhẫn thấp hơn. Nhờ vậy, hắn có thể chế ngự những kẻ đeo những chiếc nhẫn kia, và tiến tới chiếm lấy cả Middle-earth. Khi Sauron đeo chiếc Nhẫn Chúa vào tay và tuyên bố sự thống trị với tất cả những chiếc Nhẫn Quyền lực khác, các Elves mới nhận ra bộ mặt thật và ý đồ của hắn.
Celebrimbor và các Elves ở Eregion chống lại hắn bằng cách không đeo những chiếc nhẫn kia và giấu chúng đi. Ba chiếc Nhẫn Quyền lực mạnh nhất (sau Nhẫn Chúa) do chính tay Celebrimbor rèn nên: Vilya – Nhẫn Khí, Narya – Nhẫn Lửa, và Nenya – Nhẫn Nước. Vì vậy Sauron chưa từng được cầm chúng và hắn cũng không tha hóa được chúng. Tuy nhiên ba chiếc Nhẫn Elves vẫn phải chịu một sự ràng buộc nhất định với chiếc Nhẫn Chúa. Celebrimbor bí mật gửi chúng cho người khác để giữ an toàn cho chúng: Vilya và Narya gửi cho vua Gil-galad ở Lindon, Nenya gửi cho Galadriel.
Sauron trả đũa bằng cách tấn công vào Eregion và tận diệt vương quốc. Hắn bắt được Celebrimbor và tra tấn ông nhằm tìm ra chỗ giấu những chiếc nhẫn kia, nhất là ba chiếc Nhẫn Elves mà hắn vẫn thèm khát. Không chịu nổi sự hành hạ tàn khốc, Celebrimbor đã khai ra chỗ giấu của mười sáu chiếc nhẫn kém hơn. Sauron chiếm lấy chúng và đưa bảy chiếc cho Người Lùn, chín chiếc cho Con Người để thuần phục họ.
Tuy nhiên, Celebrimbor nhất quyết không khai ra chỗ giấu ba chiếc Nhẫn Elves. Ông chết trong sự tra tấn, kéo theo sự kết thúc của dòng trực hệ từ Fëanor (trừ Maglor, chú ruột của ông, con trai của Fëanor, mà không ai biết rõ kết cục ra sao sau khi đánh cắp viên Silmaril ). Thi thể của Celebrimbor bị bắn đầy tên và bị treo lên một chiếc cọc để thị uy khi quân Sauron tấn công vào các Elves.
* Di sản
Celebrimbor là một trong những thợ rèn tài ba nhất của Middle-earth, có lẽ Celebrimbor được thừa hưởng tài năng từ ông nội là Fëanor. Ông đã tự tay rèn nên ba chiếc Nhẫn Elves Quyền lực mà không có sự can thiệp của Sauron. Theo một số nguồn, ông còn rèn một bản sao của viên ngọc Elfstone để làm quà cho Galadriel, người mà ông vẫn thầm thương trộm nhớ.
* Tên gọi
Cái tên ‘Celebrimbor’ có nghĩa là ‘Bàn tay bạc’ trong tiếng Sindarin, dịch từ tên ‘Telperinquar’ trong tiếng Quenya mà người cha đặt cho ông. Nó bao gồm ‘celebrin’ (‘như bạc’) và ‘baur’ (‘bàn tay’, ‘nắm đấm’).
* Chuyển thể
Trong game ‘The Shadow of Mordor’, Celebrimbor xuất hiện như một hồn ma trợ giúp Ranger Talion trong sứ mệnh chống lại Sauron, vì ông thấy hối hận đã tạo ra những chiếc Nhẫn cho hắn. Tuy nhiên, trong bản game nhân vật Celebrimbor có hơi khác so với trong truyện: trong game ông rèn nên tất cả những chiếc Nhẫn Quyền lực, chứ không chỉ ba chiếc Nhẫn Elves; và ông thậm chí đã giúp Sauron trong việc rèn chiếc Nhẫn Chúa, vì ông tưởng rằng hắn sẽ dùng nó với mục đích tốt.
Haldir của Lorien
Haldir là một Tiên rừng Lothlórien. Ông là một trong những hộ vệ bảo vệ biên giới phía Bắc của khu rừng. Haldir là người đã dẫn Hội đồng hành của Chiếc Nhẫn đến Caras Galadhon khi họ vừa đặt chân đến Lórien. Ông cùng những đồng đội của mình được mô tả là các Tiên khoác áo choàng xám và cư ngụ trên những mộc lâu hay còn gọi là talan trong tiếng Sindar hay flet theo Ngôn ngữ chung.
Khác với những người anh em của mình là Rúmil và Orophin, Haldir có thể nói rất sõi Ngôn ngữ chung vì ông thường chu du bên ngoài rừng Lothlórien.
* Tiểu sử
Ngày 15 tháng 1 năm 3019 Kỷ Đệ Tam, ông cùng các anh em bắt gặp Hội đồng hành gần Nimrodel ở bìa rừng. Haldir là người giao tiếp với Hội vì ông có thể nói được Ngôn ngữ chung. Haldir rất hoan nghênh Legolas vì chàng là một trong những người đồng tộc phương Bắc và ông cũng nhận ra Aragorn là người quen biết với phu nhân Galadriel. Khi chuẩn bị đưa cả đoàn vào Lórien thì bất chợt ông dừng lại khi nhận ra trong số họ có một Người lùn. Sau khi thảo luận với các anh em thì Haldir đồng ý để Gimli vào rừng với điều kiện ông phải bị bịt mắt. Tuy nhiên Hội đồng hành nhất trí nếu một người trong số họ bị bịt mắt thì tất cả sẽ cùng chịu bịt mắt theo. Các Tiên đành miễn cưỡng chấp nhận và tất cả tiến vào rừng.
Họ trải qua một đêm trên một mộc lâu. Đêm đó, nhóm của Haldir nghe thấy tiếng bọn orcs đi qua và chúng cố dụ họ đi xa khỏi Hội đồng hành. Khi ông trở về căn mộc lâu, Haldir bắt gặp một sinh vật lạ dưới gốc cây, mà Frodo đoán rằng hắn chính là Gollum.
Vào buổi sáng, Haldir làm một cây cầu treo cho cả đoàn để băng qua dòng Silverlode. Qua Merry Brandybuck, Haldir biết được Cảng Xám nằm về phía Tây của vùng Shire, và ông không giấu được nỗi khao khát được thấy Biển nhưng cũng vô cùng buồn bã khi nghĩ đến lúc phải rời xa khu rừng Lórien. Khi nhận được lệnh có thể bỏ băng bịt mắt cho cả đoàn, Haldir đã xin lỗi Gimli và chào đón ông với tư cách người lùn đầu tiên đến rừng Lorien kể từ thời đại của Durin.
Sau khi đưa được Hội đến Caras Galadhon, Haldir trở lại với nhiệm vụ bảo vệ biên giới phía Bắc, tuy nhiên sau đó ông đã quay lại khi cả đoàn chuẩn bị rời Lórien để dẫn họ đến bờ suối Silverlode, nơi có sẵn những con thuyền đang đợi họ.
Số phận sau đó của Haldir không được nhắc tới. Có lẽ ông đã tham gia vào trận chiến bảo vệ Lórien khi kẻ địch từ Dol Guldur tấn công vào tháng 3 năm 3019. Ông cũng có thể là một trong những người lính vượt sông Anduin chiếm Dol Guldur sau khi Chiếc Nhẫn bị phá hủy. Số phận của Haldir trong cuộc Nhẫn chiến là không rõ. Nếu còn sống, có lẽ ông đã cùng dân tộc của mình vượt Biển đi về phía Tây.
* Trong điện ảnh
Trong bộ ba phim của đạo diễn Peter Jackson, vai Haldir được thể hiện bởi diễn viên Craig Parker trong hai tập phim The Fellowship of the Ring và The Two Towers.
Vai trò của Haldir trong phim được mở rộng hơn: Trong The Two Towers, ông cùng 200 Tiên khác được Elrond cử đến thành Helm’s Deep. Họ đã cùng chiến đấu cầm chân quân Isengard cho đến khi một quả bom của kẻ thù được kích nổ và phá hủy tường thành. Khi ra lệnh cho người của mình rút về thành chính, Haldir bị đánh lén từ phía sau và ông ngã xuống bên cạnh những người đồng đội của mình. Sự hy sinh của các Tiên Lórien trong trận chiến đã giúp người Rohan cầm chân quân Isengard suốt đêm và cho họ thời gian cần thiết để chờ quân cứu viện đến.
Sau trận chiến, vua Theoden đã tổ chức một buổi lễ tôn vinh Haldir cùng những người đồng đội của ông. Họ được chôn cất trọng thể trong những gò mộ ở Edoras ở đầu phần The Return of the King. Người Tiên duy nhất còn sống sau trận chiến là Legolas, Hoàng tử Rừng âm u. Ý đồ nghệ thuật của đạo diễn Peter Jackson khi “giết” Haldir trong phim có lẽ là để kịch tính hóa sự hy sinh của Tiên tộc.
Trong truyện, Haldir không đến Helm's Deep. Tác giả Tolkien cũng không đề cập đến bất kỳ Tiên nào tại trận chiến ở thung lũng Helm trừ Legolas. Lực lượng các Tiên rừng Lórien chỉ được nhắc đến sơ qua khi họ tham gia trận chiến chống lại kẻ thù từ Moria và Dol Guldur.
Dù Haldir hy sinh trong phim của Peter Jackson, cái chết của ông không được đề cập trong bất cứ tác phẩm nào của tác giả Tolkien. Có khả năng ông sống sót qua cuộc Nhẫn chiến và sau đó cùng những người đồng tộc của mình đi về phía Tây.
* Trong video games
Haldir là một anh hùng của phe Tiên trong game Battle for Middle-earth II và bản mở rộng. Ông cũng xuất hiện trong phần chơi chiến dịch của game này.
Haldir là một nhân vật có thể mở khóa trong The Lord of the Rings: The Third Age của hệ máy Gameboy.
Haldir cũng là một nhân vật có thể mở khóa trong game Guardians of Middle-earth
Trong game The Lord of the Rings Online, Haldir ở tại căn mộc lâu của ông gần sông Nimrodel.
Earendil
Eärendil Thủy thủ, một Peredhil (á tiên), là nhân vật quan trọng trong truyền thuyết về Kỷ Đệ Nhất. Chàng mang trong mình dòng máu của cả ba gia tộc của người Edain và là người đầu tiên đến được Aman trong Kỷ Đệ Nhất. Chàng đóng vai trò then chốt trong Cuộc chiến Thịnh nộ và đồng thời là tổ phụ của các Vua Númenor.
Eärendil là cha của Elros, vua đầu tiên của Númenor và Elrond, lãnh chúa xứ Rivendell.
* Tiểu sử
Eärendil là đứa con lai của Tuor và công chúa Idril con gái vua Turgon. Chàng sinh ra vào năm 503 Kỷ Đệ Nhất và lớn lên ở Gondolin. Vào năm Eärendil bảy tuổi, khi thành Gondolin sụp đổ, cậu may mắn thoát khỏi bàn tay của Maeglin. Cậu bé được gia thần của Idril là Hendor cõng chạy đến Arvernien tại cửa sông Sirion. Những người sống sót ở Gondolin và Doriath cũng đến định cư tại đây. Eärendil sau đó trở thành thủ lĩnh của những người ở Arvernien. Vào năm 530, chàng cưới Elwing con gái vua Dior Tuấn tú. Hai năm sau, họ sinh được hai người con là Elros và Elrond. Với sự giúp đỡ của Círdan, Eärendil đóng con tàu Vingilótë và bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm cha mẹ mình - những người vốn đã vượt đại dương trước đó. Lúc này ở nhà, Elwing đang giữ viên Silmaril mà Beren đã đoạt được từ Morgoth. Điều này đến tai những người con của Fëanor và họ tấn công, tàn sát gần như toàn bộ những người ở Arvernien. Elwing không muốn rơi vào tay họ nên đã mang theo viên Silmaril gieo mình xuống biển.
Sau khi nghe về bi kịch tại Arvernien, Eärendil đã tìm đến Valinor, và chàng đã gặp lại Elwing trên đường đi. Eärendil trở thành người trần đầu tiên đặt chân lên Valinor. Sau đó chàng đến diện kiến các đấng Valar, cầu xin họ giúp đỡ loài Người và Tiên tộc ở Trung địa chống lại Morgoth; và các đấng Valar đã chấp nhận lời thỉnh cầu.
Bởi vì lời cầu xin của Eärendil là cho loài Người và Tiên tộc chứ không vì bản thân chàng nên thần Manwë không bắt chàng phải chết. Và bởi vì cả Eärendil và Elwing đều có nguồn gốc từ những cuộc hôn phối của Tiên và Người nên thần Manwe ban cho hai vợ chồng cùng các con quyền được chọn chủng tộc mà họ sẽ thuộc về (món quà này sau đó được truyền cho các con của Elrond Á tiên). Elwing đã chọn trở thành Tiên trong khi Eärendil muốn trở thành con Người; tuy nhiên thuận theo ý muốn của vợ, Eärendil cuối cùng cũng thuộc về Tiên tộc.
Các đấng Valar nghe theo lời thỉnh cầu của Eärendil đã mang một lực lượng hùng hậu đến Trung địa, lật đổ và bắt được Morgoth. Eärendil cũng tham gia trận chiến, chiếc thuyền Vingilótë của chàng được ban phước bởi các đấng Valar, bao bọc trong một ánh lửa trắng chói lòa và bay lên trời. Chàng cưỡi chiếc thuyền bên cạnh Chúa tể Thorondor cùng bầy đại bàng khổng lồ. Hợp sức với Thorondor, Earendil Thủy thủ đã hạ gục con rồng Ancalagon và khi thi thể của nó rơi xuống Thangorodrim, cộng với sức tàn phá khủng khiếp của Cuộc chiến Thịnh nộ đã hủy diệt Beleriand.
Eärendil sau đó sống tại Valinor và ánh sáng từ viên Silmaril trên vầng trán của chàng có thể được nhìn thấy như Ngôi sao đêm sáng nhất trời Tây xa xôi. Những người ở lại Trung địa đã gọi nó là Gil-Estel (Ngôi sao Hy vọng).
Bài ca về Eärendil, được viết bởi Bilbo Baggins, thường được cất lên tại những sảnh đường của Rivendell - ngôi nhà của của con trai Eärendil là Elrond.
* Dịch tên
Cái tên Eärendil trong tiếng Quenya có nghĩa là “Người yêu biển”, xuất phát từ eä (biển) và hậu tố -ndil (bạn, người yêu). Tên-dòng-mẹ của chàng là Ardamírë (trang sức của Arda), xuất phát từ chữ mírë (trang sức) trong tiếng Quenya.
Tên Eärendil dịch theo ngôn ngữ Adûnaic là Azrubêl.
Eärendil được gọi bằng nhiều biệt hiệu như: Eärendil Á tiên, Eärendil Thủy thủ, Eärendil Người được ban phước và Eärendil Rực rỡ.
* Về nhân vật
Eärendil được miêu tả như sau:
“Đứa bé mang một vẻ đẹp tuyệt vời; da cậu trắng tựa ánh sáng còn đôi mắt xanh vượt cả bầu trời phương Nam, xanh hơn cả những viên ngọc bích đính trên y phục của thần Manwe. Trong khi Maeglin rất căm ghét sự ra đời của cậu thì Turgon và tất thảy mọi người đều lấy đó làm điều đáng mừng.”
—The History of Middle-earth, The Fall of Gondolin
* Ý tưởng và sáng tạo
Năm 1914, tác giả Tolkien đã viết bài thơ Chuyến hải hành của Eärendil Sao đêm lấy cảm hứng từ bài thơ “Crist” của Cynewulf. Khi còn đang học tại Oxford, cụ đã phát triển một thứ ngôn ngữ mà sau này được biết đến là tiếng Quenya. Khoảng năm 1915 cụ muốn rằng thứ ngôn ngữ này phải có một lịch sử của riêng nó và cụ đã cho những Tiên mà Eärendil gặp trong chuyến hành trình sử dụng nó. Tác phẩm tiếp theo nói về huyền thoại này là Bài ca về Eärendil, bao gồm nhiều vầng thơ miêu tả Eärendil cùng chuyến hải trình và cách con tàu của chàng đã biến thành một ngôi sao. Cũng trong tác phẩm này, lần đầu tiên vùng đất Valinor và Cây vàng, Cây bạc được miêu tả.
Truyền thuyết về Eärendil của tác giả Tolkien có những yếu tố giống với huyền thoại Immram của người Celtic hoặc câu chuyện về Thánh Brendan trong đạo Thiên Chúa.
Humphrey Carpenter trong cuốn tiểu sử về tác giả Tolkien đã nói rằng câu chuyện về Eärendil đã bắt đầu huyền thoại của riêng Tolkien.
Gil-galad
Gil-galad hay Ereinion Gil-galad, con trai của Orodreth, là một Tiên thuộc tộc Ñoldor. Ông là Đức vua tối cao thứ sáu và cuối cùng của người Ñoldor ở Trung địa. Ông có nhiều biệt hiệu như Đại đế của các Tiên phương Tây, Vua của người Eldar, Vua của Lindon, Chúa tể của các Thượng tiên và Lãnh chúa Eriador.
Gil-galad là người quyền lực nhất trong Tiên tộc và được cả người Ñoldor và Sindar kính nể. Đó là lý do ông được xem như Đức vua tối cao của Tiên tộc ở Trung địa. Gil-galad và Elendil đã lập nên Liên minh cuối cùng của Tiên và Người, và ông lãnh đạo toàn thể Tiên tộc chiến đấu chống lại Sauron vào thời kỳ đó. Cái chết của ông đã đặt dấu chấm hết cho thời đại của những vương quốc của các Tiên Ñoldor tại Trung địa, mặc dù nhiều người Ñoldor vẫn còn ở lại Imladris vào Kỷ Đệ Tam.
* Kỷ Đệ Nhất
Gil-galad được sinh ra vào khoảng thế kỷ thứ năm Kỷ Đệ Nhất. Ông và em gái Finduilas là con của Orodreth và một tiên nữ Sindar phương Bắc. Khi trận chiến Dagor Bragollach bắt đầu cuộc phản công của Morgoth diễn ra, ông vẫn còn là một đứa trẻ. Do đó cha ông đã gởi Gil-galad cùng mẹ đến lánh nạn tại cảng Falas của Círdan. Sau khi thành Minas Tirith thất thủ, con đường Sirion đã thuộc về quân đội của Morgoth tuy nhiên chúng vẫn bị cầm chân bởi các vương quốc Hithlum và Nargothrond hùng mạnh. Sau Trận chiến Muôn vàn nước mắt, Hithlum sụp đổ do đó không còn thế lực nào có thể cản bước quân thù. Chúng cũng thừa thế bao vây và đánh chiếm cảng Falas. Círdan, Gil-galad cùng nhiều Tiên khác phải lên thuyền rút chạy về đảo Balar. Họ cũng thành lập một cảng nhỏ tại cửa sông Sirion. Trong trận chiến Muôn vàn nước mắt, Đức vua Fingon hy sinh, quyền thừa kế thuộc về em trai ông là Turgon. Khi thành Gondolin sụp đổ, Gil-galad tiếp nhận vương vị và trở thành Đức vua tối cao của người Ñoldor. Tuy nhiên ông cùng Círdan vẫn nương náo tại đảo Balar và cảng Sirion cho đến thời điểm diễn ra Trận chiến Thịnh nộ đánh dấu sự kết thúc của Kỷ Đệ Nhất.
* Kỷ Đệ Nhị
Sau khi Beleriand bị phá hủy trong Trận chiến Thịnh nộ, Gil-galad thành lập vương quốc Lindon ở xa về phía Tây Bắc của Trung địa, nằm giữa dãy núi Lam và Biển Lớn quanh Vịnh Lhûn và sau đó các thành phố cảng Forlond, Harlond và Mithlond cũng được xây nên. Nhiều Tiên gồm cả người Ñoldor và Sindar đã tụ họp về dưới trướng của ông. Vào thời kỳ đỉnh cao của vương quốc, lãnh thổ của nó trải dài đến tận dãy núi Sương mù và bìa Tây của Rừng Xanh Vĩ Đại. Nhưng rồi lại xảy ra bất hòa giữa những người Ñoldor và nhiều người đã theo Celebrimbor rời Lindon lập nên vương quốc Eregion, mặt khác cũng do họ biết được mithril đã được phát hiện ở Khazad-dûm. Bên cạnh đó, một bộ phận dân Sindar và rất nhiều Tiên Nandor không muốn sống cùng người Ñoldor do tội ác họ từng gây ra và đã di cư về phương Đông đến Lothlórien hay Rừng Xanh.
Khi người của hoàng tử Númenor Aldarion đến Trung địa, họ thiết lập mối giao hảo với các Tiên. Vào năm 882 Kỷ Đệ Nhị, Gil-galad trao cho hoàng tử lá thư gởi cho phụ vương là Đức vua Númenor Tar-Meneldur. Ông cảnh báo nhà vua rằng bóng tối đang trỗi dậy ở phương Đông và cầu xin sự giúp đỡ. Khi Aldarion trở thành vua Tar-Aldarion của Númenor đã tặng cho Gil-galad những những hạt giống cây mallorn. Tuy nhiên chúng không mọc được ở vùng đất của ông nên Gil-galad đã tặng lại cho Galadriel trước khi bà rời Lindon. Bà gieo chúng ở Lindorinand và khi những cây mallorn mọc lên, mảnh đất này được gọi là Lothlórien nghĩa là xứ Lorien Hy Vọng.
Vào khoảng năm 1000 Kỷ Đệ Nhị, Sauron, dưới cái tên Annatar - “Thần Ban tặng” có ý định dụ dỗ tộc Tiên nhưng Gil-galad và Círdan không tin tưởng và khước từ hắn. Tuy nhiên Sauron lại được hoan nghênh ở vương quốc Eregion và thế là những chiếc Nhẫn quyền lực được tạo ra. Khoảng năm 1600 Sauron đúc chiếc Nhẫn Chủ. Đến năm 1695 hắn lộ rõ bộ mặt và tấn công vùng Eriador, bắt đầu cuộc chiến của tộc Tiên và Sauron. Celebrimbor cứu được Bộ Ba nhẫn và giao cho Gil-galad giữ Narya cùng Vilya trong khi Nenya được bảo vệ bởi Galadriel.
Sauron nhanh chóng chiếm được Eregion. Lực lượng Lindon dưới quyền Elrond được Gil-galad gửi đến cứu viện quá trễ và do quân số ít họ cũng phải rút về phía Bắc, nơi Elrond đã lập nên Imladris để cố thủ. Khi Sauron tung toàn lực tấn công Lindon hắn cũng cẩn thận để một đội quân mạnh phía sau để cầm chân Elrond.
Cuộc chiến diễn ra đến khi một hạm đội người Númenor cập bến Lindon. Với sức mạnh của quân liên minh, Sauron bị đẩy lùi và bại trận gần Sarnford và buộc phải rút lui về Tharbad để củng cố lực lượng. Nhưng chỉ huy của người Númenor là Tar-Minastir (lúc này vẫn chưa lên ngôi vua) đã đưa hạm đội xuôi dòng Gwathló đánh thọc sườn quân của Sauron và giành thắng lợi hoàn toàn. Sau cuộc chiến, tộc Tiên không còn bị mối nguy Sauron đe dọa suốt một thời gian dài. Trong thời gian này, Gil-galad đã giao hai chiếc nhẫn Narya và Vilya cho những người thân tín của mình là Círdan và Elrond.
Sau khi vương quốc Númenor sụp đổ, Elendil cùng các con đến Trung địa và thành lập vương quốc Gondor ở phương Nam và Arnor ở phía Bắc. Gondor bị tấn công bởi Sauron và Isildur con trai của Elendil phải chạy về phương Bắc. Sau đó Gil-galad đem quân giúp đỡ Elendil và cùng nhau họ lập nên Liên minh cuối cùng của Tiên và Người.
Mất vài năm để Liên minh xây dựng lực lượng nhưng rồi một khi sức mạnh đã đủ, họ hùng dũng hành quân đến Mordor và đánh bại kẻ thù trong trận chiến Dagorlad. Họ vượt qua đèo Cirith Gorgor và bao vây tháp Barad-dûr. Cuộc bao vây kéo dài bảy năm và đến những phút cuối Sauron buộc phải lộ diện. Bằng sức mạnh của mình, Chúa tể bóng tối phá được vòng vây và quân của hắn tiến về sườn Orodruin. Tại đó hắn mặt đối mặt với Elendil và Gil-galad. Sauron bị đánh bại nhưng cả Gil-galad và Elendil đều hy sinh trong trận chiến. Trong bức thư tịch mà Isildur để lại Minas Tirith trước khi khởi hành về phương Bắc, ông có viết rằng Gil-galad bị giết bởi sức nóng từ bàn tay của Sauron.
Thế là Gil-galad trở về Sảnh đường của thần Mandos mà không có vợ con, vì vậy dòng dõi những vị vua Ñoldor ở Trung địa cũng chấm dứt tại đây và Círdan trở thành lãnh chúa tiếp quản Lindon và Cảng Xám.
* Dịch tên
Gil-galad là một từ trong tiếng Sindar có nghĩa là “Ánh sao rực rỡ”. Tên ông trong tiếng Quenya là Artanáro có nghĩa “Ngọn lửa mãnh liệt”. Trong tiếng Sindar, Artanáro dịch thành Rodnor.
Ban đầu, Ereinion bị nhầm lẫn thành tên khai sinh của ông thay vì danh hiệu. Nó có nghĩa là “Dòng dõi các vị vua”
* Trong các phiên bản khác của Legendarium
Về nguồn gốc của Gil-galad có nhiều dị bản:
- Ông có một thời gian ngắn bị nhầm là dòng dõi của Fëanor.
- Trong Huyền sử Silmarillion và Unfinished Tales, ông là con của Fingon
- Một vài ghi chú trong History of Middle-earth nói rằng ông là con của Finrod Felagund. Trong đó cũng nói rằng Felagund đưa vợ con lánh đến Falas. Trong phiên bản này cũng nói Galadriel là con gái của Felagund và là chị của Gil-galad. Tuy nhiên sau đó tác giả Tolkien sau đó quyết định rằng Felagund không kết hôn và không có con.
- Trong một phiên bản khác, Angrod có một đứa con là Artaresto (sau gọi là Orodreth) được Finrod phong làm quốc quản và sau đó tiếp quản Nargothrond. Vợ ông là một Tiên nữ Sindar phương Bắc, và họ có hai người con là Finduilas và Gil-galad.
- Cuối cùng, cái tên Artaresto được thay bằng Arothir (Orodreth). Ông là cháu trai của Finrod và là cha của Gil-galad. Finduilas vẫn là con gái của Orodreth và là em gái của Gil-galad.
- Một ghi chú bên lề của tác giả Tolkien trong giai đoạn này (cuối thập niên 50) nói rằng Gil-galad có thể là con của Fingon. Chi tiết này được ghi nhận bởi các con của Tolkien và trong ấn bản Huyền sử Silmarillion, Christopher Tolkien khẳng định Gil-galad là con của Fingon. Sau trận chiến Ngọn lửa bất ngờ, sau cái chết của Fingolfin, Fingon trở thành Đức vua tối cao của người Noldor và ông đã gởi Gil-galad lúc đó còn nhỏ đến Cảng Falas cho Círdan. Ý tưởng Gil-galad được gởi đến thành phố cảng được trích từ những ghi chép mà cụ Tolkien đã viết vào lúc ông cho Gil-galad là con của Finrod.
- Sau trận chiến Muôn vàn nước mắt, vương vị thuộc về em trai của Fingon là Turgon. Morgoth tấn công Falathrim và Cirdan cùng Gil-galad thoát được về đảo Balar. Khi tin tức về cái chết của vua Turgon và sự sụp đổ của thành Gondolin bay đến đảo, Gil-galad đã trở thành Đức vua. Trong chương “Aldarion và Erendis” của Unfinished Tales, tên của Gil-galad cũng được Tolkien con thay đổi để phù hợp với các chi tiết trong Huyền sử Silmarillion. Sau đó Christopher Tolkien đã thừa nhận trong The Peoples of Middle-earth rằng chi tiết Gil-galad là con của Fingon là lỗi biên tập của ông và không đúng ý của cố tác giả. Ông cũng nói rằng tốt nhất cứ để thân thế của Gil-galad không rõ ràng như vậy.
* Trên phim
Trong đoạn mở đầu, Gil-galad là một trong ba vị tiên mang Bộ Ba nhẫn. Sau đó là cảnh ông cầm cây giáo Aeglos chiến đấu trong trận chiến Liên minh cuối cùng của Tiên và Người. Tuy nhiên phân cảnh về cái chết của ông bị cắt. Vai Gil-galad được thể hiện bởi diễn viên Mark Ferguson.
Celeborn
Celeborn là lãnh chúa của Lothlórien. Vợ của ngài là Phu nhân Galadriel, Celeborn được cho là người thông thái nhất tộc Tiên ở Trung Địa cho đến cuối Kỉ Đệ Tam.
Trong suốt cuộc Nhẫn chiến, Celeborn đã giữ vững Lothlórien và dẫn đầu cuộc tấn công vào pháo đài của kẻ thù tại Dol Guldur. Celeborn ở lại Trung Địa 1 thời gian ngắn khi bước vào Kỉ Đệ Tứ nhưng sau đó ông cũng trở về Miền đất vĩnh hằng.
* Nguồn gốc
Celeborn từng là hoàng tử ở Doriath và là họ hàng với vua Thingol. Celeborn là cháu trai của người anh của vua Thingol - Elmo. Cha của Celeborn là Galadhon và ông có 1 người em trai là Galathil.
* Kỉ Đệ Nhất
Khoảng năm 52 của KĐ I, Galadriel đến Doriath, bà là 1 trong số những người Noldor đến Trung Địa với mong muốn được nhìn thấy những miền đất đai và cai trị 1 vương quốc của riêng mình. Galadriel đi cùng nhóm Tiên thứ 2 từ Aman cùng với Fingofin và Finrod. Celeborn và Galadriel đã gặp nhau ở đây, họ đem lòng yêu nhau và kết hôn. Khoảng thời gian Celeborn và Galadriel sống ở Beleriand ko rõ là bao lâu. Theo như 1 câu chuyện, họ đã rời Beleriand và băng qua Dãy Núi Xanh vào vùng đất Eriador trước sự kiện Nargothrond sụp đổ vào năm 495 KĐ I nhưng theo 1 câu chuyện khác thì họ vẫn ở lại Beleriand cho đến kết thúc KĐ I.
Vào năm 502 KĐ I, vua Thingol triệu tập những người Lùn thợ kim hoàn để trạm viên Silmaril vào chuỗi Nauglamir, chuỗi vòng cổ ngọc trong truyền thuyết của người Lùn. Những người Lùn thèm muốn chuỗi ngọc đặc biệt là viên Silmaril, họ yêu cầu vua Thingol trao nó lại cho họ. Khi Thingol từ chối họ đã giết ngài và đoạt cả chuỗi vòng lẫn viên ngọc quí. Những người thợ kim hoàn bị truy đuổi và giết hạ bởi những người Tiên ở Doriath, chuỗi vòng đã được người Tiên đoạt lại. Tuy nhiên 2 trong số người Lùn đó đã trốn thoát và trở lại Nogod ở Dãy Núi Xanh, họ tập hợp lại sức người để tìm cách trả thù người Tiên ở Doriath. 1 đội quân người Lùn đã tấn công Doriath và đánh bại được Tiên, họ mag chuỗi ngọc đi 1 lần nữa nhưng Beren đã giành lại nó.
Doriath vắn tắt lại là đc con trai của Beren thừa kế - Dior Eluchíl, nhưng những người con trai của Feanor lại đến với mục đích cố giành đc viên Silmaril. Dù con gái Dior là Elwing đã trốn thoát vs viên Silmaril nhưg Dior vẫn bị giết còn Doriath bị tàn phá và bỏ hoang. Celeborn bắt đầu mất lòng tin vào người Lùn kể từ đó. Vai trò của ông trong những sự kiện trên là ẩn số dù trong 1 nguồn thông tin có viết rằng ông đã trốn thoát lúc Doriath bị cướp phá.
KĐ I khép lại với Trận chiến thịnh nộ và việc Morgoth bị đánh bại. Beleriand bị phá hủy và đắm chìm xuống biển khơi. Rất nhiều người Noldot đã trở lại miền đát bất tử với sự ân xá của các Valar nhưng Galadriel và Celeborn vẫn ở lại Trung Địa.
* Kỉ Đệ Nhị
Celeborn và Galadriel chắc chắn đã có thời gian sống tại Lindon – miền đất quanh biển ở phía Tây Dãy Núi Xanh. Đại đế Gil-Galad là ngưới cai trị miền đất đó. Tuy nhiên có rất nhiều người Tiên cũng thuộc dòng Sindar như Celeborn ở Harlindon – 1 phần của Lindon phía Nam Gulf of Lune, và có lẽ ông đã cai trị 1 miền đất ở đây dưới quyền Gil-galad.
Vào thời điểm nào đó trong những năm đầu của KĐ II, Celeborn và Galadriel được cho là đã di chuyển về phía đông tiến vào Eriador với 1 số lượng người Tiên theo họ. Họ có thể đã cư ngụ 1 thời gian ở gần hồ Evendim. Người con gái của Celeborn và Galadriel - Celebrian củng ra đời trong thời điểm này. Họ lại tiếp tục di chuyển về phía Đông 1 lần nữa trong khoảng những năm 700 KĐ II vì Galadriel cảm nhận đc cái ác đag lớn dần ở Trung Địa mà bà nhận thấy trách nhiệm của mình phải đối đầu với nó.
Vương quốc Eregion đc thành lập vào năm 750 KĐ II, Galadriel và Celeborn cũng từng sống tại đây 1 thời gian dài cùng với Celebrimbor và các Tiên thợ rèn. Người Tiên của Eregion đã giao thiệp với người Lùn ở Khazad-dûm gần đó nhưng Celeborn vẫn hoài nghi về người Lùn và ko bao giờ bước vào Khazad-dûm, dẫu rằng người Lùn ở đó ko có liên quan gì đến sự sụp đổ của Doriath. Tiên xứ Eregion cũng có mối giao hữu với các Tiên Lothlorien ở bên kia Dãy Núi Mù Sương. Theo như 1 câu chuyện thì Galadriel đến sống ở Lothlorien vào khoảng năm 1350 đến 1400 KĐ II khi Celeborn vẫn ở lại Eregion nhưng lại có 1 câu chuyện khác kể rằng cả Galadriel lẫn Celeborn đều ở lại Eregion.
Năm 1200 KĐ II Sauron đến Eregion trong cái vỏ bọc đẹp đẽ và lừa gạt những người Tiên thợ rèn và bằng kiến thức được hắn truyền lại, họ bắt đầu rèn cho hắn những chiếc Nhẫn quyền lực vào năm 1500 KĐ II. Sau đó vào năm 1600 KĐ II Sauron bí mật rèn riêng cho hắn chiếc Nhẫn Chúa thống trị những chiếc Nhẫn còn lại. Tuy nhiên người Tiên đã giấu đi 3 chiếc Nhẫn mà họ làm ra ko cần đến sự trợ giúp của hắn. Nổi khùng Sauron tấn công Eregionvào năm 1697 KĐ II.
Celeborn dẫn 1 đạo quân phá vòng vây kích từ Eregion để giao chiến với đạo quân tiên phong của Sauron. Ông đã đẩy lùi quân địch đủ lâu để đón chờ đoàn quân tiếp viện của Elrond từ Lindon. Nhưng quân đội của Sauron mạnh hớn tất cả họ gộp lại và Eregion nhanh chóng thất thủ. Celebrimbor đã bị giết và Saauron lấy lại bộ 9 chiếc Nhẫn và tối thiểu 6 trong bộ 7 Nhẫn. Sauron cuối cùng cũng bị đẩy lùi trở lại Mordor vào năm 1701 KĐ II.
Những hoạt động của Celeborn và Galadriel sau sự sụp đổ của Eregion vẫn còn chưa rõ. Celeborn có thể đã đến Lothlórien để giúp tăng cường sức mạnh phòng thủ trước Sauron. Ông và vợ có thể đã sống ở đó 1 thời gian nhưng ko trở thành những người cai trị của Lotlorien sau đó, vua của Lothlórien tại thời điểm này là Amdír, mà sau này bị giết tại Trận chiến Liên minh cuối cùng vào cuối KĐ II, kế tiếp ông là người con trai Amroth.
* Kỉ Đệ Tam
Celeborn và Galadriel cũng có thể từng sống ở Rivendell 1 thời gian. Theo 1 vài cơ sở họ có thể đã đến vùng bờ biển Belafas ở phía nam biển lớn. Con gái của Celeborn và Galadriel - Celebrian kết hôn với Elrond vào năm 109 KĐ III họ có 3 người con: cặp sinh đôi Elladan và Elrohir, sinh vào năm 130, và Arwen, sinh năm 241.
Khoảng năm 1050 KĐ III, “kẻ gọi hồn” Necromancer, hay chính là Sauron, xây dựng thành lũy ở Dol Guldur ngang qua dòng Anduin từ Lothlórien. Celeborn và Galadriel đc cho là đã trở về Lothlórien để điều tra về tên Necromancer và bảo đảm sự an toàn của Lothlórien. Nhưng sau đó 1 thời gian họ lại lần nữa rời đi chắc chắn là để đến Rivendell. Lothlórien trở lại dưới sự cai trị của vua Amroth.
Năm 1980 KĐ III Balrog thức tỉnh ở Khazad-dum. Rất nhiều người Tiên ở Lothlorien đã chạy trốn trong đó có nàng Nimrodel, người yêu của vua Amroth. Amroth đã bỏ đi tìm Nimrodel và sau đó ngài đã bỏ mạng giữa biển lớn. Lothlórien bị bỏ lại mà ko có ai đứng đầu vì vậy Celeborn và Galadriel trở về đây và thành Lãnh chúa và Phu Nhân của Lothlorien vào năm 1981 KĐ III. Họ sống trên tại 1 cung điện trên đỉnh in Caras Galadhon - Thành phố Cây.
Celebrian khi trên đường về thăm Lothlorien năm 2509 KĐ III đã bị Orc bắt giữ ở Caradhas. Con trai của người đã giải cứu mẹ mình nhưng nỗi kinh hoàng về sự việc đã qua luôn giày vò nàng và cuối cùng nàng quyết định rời bỏ Trung Địa để về Miền đất bất tử.
Năm 2941 KĐ III, Sauron bị đuổi khỏi Dol Guldur bởi Hội đồng trắng mà trong đó Galadriel là 1 thành viên. Tuy nhiên hắn đã chuẩn bị cho cuộc tấn công và trở lại Mordor. Hắn gửi lũ Nazgûl dẫn đầu bởi Khamul đến chiếm giữ Dol Guldur.
Aragorn đến Lothlórien năm 2980 KĐ III và sau đó hứa hôn với Arwen khi nàng đag ở đó thăm ông bà mình.
* Cuộc Nhẫn 'Chiến'
Tháng 12 năm 3018, Elladan và Elrohir gửi lời đến cho Celeborn và Galadriel và hành trinh hủy Nhẫn của Hội đồng hành. Hội đồng hành đã đến Lothlorien vào ngày 15 tháng 1 năm 3019 và đc đửa tới Caras Galadhon để gặp Celeborn và Galadriel vào ngày 17. Celeborn ban đầu khá chào đón Gimli dù rằng ông vẫn ko tin tưởng vào người Lùn và ông nói rằng ông hi vọng sẽ lại có 1 tình bạn giữa người Tiên và người Lùn 1 lần nữa. Sau đó ông biết được rằng Balrog đã bị khuấy động bởi nhóm người Lùn đến Khazad-dum mà dẫn đầu là Balin nhiều năm về trước, kết quả là Balrog đã tấn công hội đồng hành dẫn đến sự ra đi của Gandalf. Celeborn đã nổi giận và hối tiếc khi để Hội đồng hành vào Lothlorien, nhưng Galadriel đã xoa dịu ông và cuối cùng thì ông đã xin lỗi Gimli. Celeborn hứa sẽ giúp đỡ Hội đồng hành bằng bất cứ cách nào có thể. Vào hôm trước khi Hội đồng hành rời Lothlorien, ông đã bàn về con đường mà họ sẽ phải đi và tặng họ thuyền giúp chuyến hành trình ngược xuống sông Anduin dễ dàng hơn. Ngày tiếp theo 16 tháng 2, Celeborn và Galadriel chuẩn bị 1 bữa tiệc cho Hội đồng hành và dành tặng họ những món quà. Celeborn đưa ra lời khuyên về việc lái tàu đến Sông Cả.
Lothlórien đã bị tấn công 3 lần bới đạo quân từ Dol Guldur suốt cuộc Nhẫn chiến: ngày 11, 15, và 22 tháng 3. Lần nào cũng vậy đội quân Galadhrim dẫn đầu bởi Celeborn và Galadriel đều đẩy lùi quân địch. Sau khi Nhẫn Chúa bị hủy và Sauron bị đánh bại Celeborn dẫn quân băng qua sông Anduin và chiếm được Dol Guldur vào 28 tháng 3. Bóng tối đã bị đánh bật khỏi Mirkwood.
Ngày 6 tháng 4, Celeborn gặp mặt vua Thranduil, ở Mirkwood. Họ đổi tên khu rừng thành “Khu rừng lá xanh” (Wood of Greenleaves). Thranduil duy trì vương vị ở phía bắc khu rừng khi phần trung tâm được trao cho người Beornings và người Woodmen. Celeborn lấy phần phía Nam của khu rừng phía duwois hẻm núi đến tận Lothlórien và đặt tên nó là Đông Lorien.
Celeborn và Galadriel đi cùng cháu gái Arwen đến Minas Tirith, khi cô làm hôn lễ với Aragorn vào ngày giữa năm. Celeborn và Galadriel sau đó thăm Rohan và tham dự lễ tang của vua Theoden. Trên đường trở về họ gặp lại Treebeard ở Isengard
Khi Celeborn và Galadriel chia tay Aragorn, Celeborn nói với người cháu rể rằng: “Hỡi người bà con, tạm biệt!!! Mong rằng số mệnh của người sẽ khác ta và mọi của cải sẽ bên ngươi đến tận phút cuối đời.”
Celeborn có thể đã lường trước cái ngày mà vợ ông sẽ ra đi đến Miền đất vĩnh hằng trong khi ông vẫn ở lại Trung Địa. Ngày 13 tháng 9, Celeborn và Galadriel đi qua cổng Redhorn trở về Lothlórien.
* Kỉ đệ tứ
Galadriel rời Trung Địa và về Miền đất vĩnh hằng vào năm 3021 cuối KĐ III. Celeborn vẫn ở lại Lothlórien, nhưng chỉ sau vài năm trái tim ông trở nên chán nản. Ông đến Rivendel và sống cùng 2 cháu trai Elladan và Elrohir vào thời gian đầu KĐ IV. Cuối cùng, Celeborn cũng thực hiện hành trình đến Cảng Xám và dong thuyền về Aman nơi vợ và con gái ông đang chờ đợi. người ta nói rằng ra đi cùng ông là những hồi ức sống về những ngày cổ xưa nhất của Trung Địa.
Cái tên Celeborn theo ngôn ngữ Sindarin có nghĩa là Cây Bạc, trong tiếng Quenya là Teleporno
Trên phiên bản điện ảnh Celeborn được tái hiện bởi diễn viên người New Zealand Marton Csokas.
Finarfin
Finarfin là một trong 4 người con của đức vua Finwe dòng Noldor có với nữ hoàng Indis, ông là em trai ruột của Fingolfin và là em cùng cha khác mẹ với Feanor. Nữ hoàng Galadriel chính là con gái của ông. Trong số những người con của Finwe thì Finarfin là người đẹp nhất, công bằng nhất và cũng thông thái nhất. Ông và các hậu duệ của mình là những người hiếm có trong dòng Noldor được thừa hưởng mái tóc vàng kim từ nữ hoàng Indis, cũng vì thế mà gia tộc của ông đôi khi còn được gọi là “ gia tộc hoàng kim của Finarfin ”.
* Trước biến cố nổi loạn của người Noldor
Finarfin là con út của vua Finwe sau Feanor, Findis, Fingolfin và Irime. Ông kết hôn với Earwen, một công chúa thuộc dòng Teleri, điều này khiến cho ông có mối quan hệ họ hàng với Elu Thingol, đức vua của Doriath. Họ có với nhau 4 người con là Finrod, Angrod, Aegnor và Galadriel. Thông qua Galadriel, Finarfin còn là ông ngoại của phu nhân Celebrian ( vợ của lãnh chúa Elrond ) và là cụ của Elladan, Elrohir cùng với Arwen Undomiel.
Finarfin là người có tính cách ôn hòa và rộng lượng nên ông sống khá hòa thuận với các anh chị em của mình mà trong số đó có cả người anh cùng cha khác mẹ là Feanor. Mối quan hệ giữa họ chỉ bị xấu đi sau khi Melkor tung những tin đồn thất thiệt nhằm gây ly gián giữa các hoàng tử dòng Noldor. Tuy nhiên cũng bởi Finarfin là con út nên mũi dùi căm phẫn của Feanor không dồn nhiều lên ông bằng Fingolfin.
* Trong biến cố nổi loạn của người Noldor
Sau khi đức vua Finwe bị Melkor sát hại, Feanor đã tập hợp rất nhiều người Noldor và thuyết phục họ rời bỏ Aman để lên đường tới Trung địa truy đuổi kẻ thù và đoạt lại những báu vật Silmaril. Tại Tirion, trong lúc Feanor đang thuyết phục mọi người thì chính Finarfin là người đã bước ra nhằm khuyên ngăn ý kiến này, với sự sáng suốt và thông thái của mình thì Finarfin đã nhìn trước được những tai họa sẽ chờ đón dân tộc mình một khi họ rời tới Trung Địa, thế nhưng, nỗ lực ngăn cản của ông chỉ là vô vọng khi mà đã có quá nhiều người đang sục sôi bởi cái chết của đức vua Finwe và dễ dàng bị thuyết phục bởi những lời lẽ mạnh mẽ từ Feanor.
Mặc dù không tán đồng với ý kiến của Feanor nhưng Finarfin vẫn miễn cưỡng đưa gia tộc của ông gia nhập vào đoàn người đi tới Trung Địa bởi ông không muốn bỏ mặc dân tộc mình. Nhưng khi đến bến cảng Aqualonde và chứng kiến cảnh gia tộc Feanor tàn sát những người Teleri để cướp thuyền, Finarfin đã cảm thấy một sự ghê sợ trong tâm thức của mình, ông ra lệnh cho gia tộc của mình không được tham gia vào cuộc thảm sát đáng xấu hổ này.
Sau tội ác của gia tộc Feanor, Valar Mandos đã đặt một Lời nguyền lên những người Noldor, tất cả những người Noldor rời bỏ Aman đều biết được lời nguyền này, tuy nhiên chỉ có Finarfin là kịp thời tỉnh ngộ, ông dẫn người của mình quay trở về Valinor và cầu xin sự dung thứ từ các Valar. Gia tộc của ông được chấp nhận và Finarfin trở thành người kế thừa tước vị Đức vua tối cao dòng Noldor tại Aman từ cha của ông là đức vua Finwe. Trong khi đó thì Fingolfin và Feanor đi tới Trung Địa và lập căn cứ tại khu vực Beleriand, họ trở thành những Đức vua tối cao dòng Noldor tại Beleriand.
* Tham gia vào Cuộc chiến Thịnh nộ
Cũng bởi sự thông thái của mình mà Finarfin đã khiến cho gia tộc của ông thoát được những tai họa và bất hạnh mà các gia tộc Noldor khác phải hứng chịu khi họ khăng khăng lên đường tới Trung Địa. Finarfin có nhiều tố chất giống với chúa tể Valar Manwe, ông trị vì theo một đường hướng mẫu mực giúp cho vương quốc của người Noldor ngày càng phát triển và thịnh vượng tại Aman. Mặc dù thế, Finarfin vẫn luôn buồn phiền và luôn nghĩ tới những anh chị em của ông đang phải điêu đứng trước cái ác tại Trung Địa. Kể từ khi các Valar tuyên bố lệnh cấm thì không một người Noldor nào có thể trở lại cũng như tự ý rời khỏi Valinor, Finarfin cũng không là ngoại lệ, bởi vậy, ông không thể giúp được gì cho những người của mình tại Trung Địa.
Sau khi tất cả các vương quốc của người Elves tại Trung Địa bị sụp đổ và Melkor đang chiễm chệ trên ngai vàng thống trị thì Earendil lên đường vượt biển tới Valinor để cầu xin sự cứu giúp của các Valar. Các Valar đồng ý với lời cầu xin từ Earendil, họ cho chuẩn bị một lực lượng lớn nhằm vượt biển tới Trung Địa.
Ngay sau khi được lệnh từ các Valar, Finarfin đã ngay lập tức thân chinh dẫn đầu một đội quân người Noldor hùng hậu gia nhập vào lực lượng Valinor. Họ khẩn trương tới Beleriand để tiến hành cuộc chiến với Chúa tể bóng tối Melkor. Vai trò của Finarfin trong Cuộc chiến Thịnh nộ không được nhắc đến một cách chi tiết nhưng có vẻ như ông nằm trong số những người còn sống sót và tận hưởng thắng lợi sau cùng. Cũng như đa số những người Elves khác, nhiều khả năng là Finarfin sau khi kết thúc cuộc chiến đã quay trở lại Aman và tiếp tục trị vì những người Noldor tại đây.
Dior
Dior, hoặc còn gọi là Dior Eluchîl, là con trai của Beren và Lúthien, là cháu ngoại cũng như người kế vị của vua Thingol và hoàng hậu Melian ở vương quốc Doriath. Ông là một Bán-Elf (có mang dòng máu Con Người).
* Tiểu sử
Dior sinh năm 470 Kỷ thứ Nhất ở Tol Galen, vùng Đông Beleriand. Thời trẻ ông sống ở đó cùng người cha Beren. Ông cưới Nimloth, họ có với nhau ba đứa con: Eluréd, Elurín và Elwing.
Sau khi vua Thingol bị Người Lùn giết chết, Dior đưa vợ và ba con đến Doriath. Là hậu duệ duy nhất của vua Thingol, ông đã lên ngôi vua ở Doriath năm 504 Kỷ thứ Nhất. Gia đình ông sống yên ổn ở vương quốc chỉ được vài năm, trước khi các Con trai của Fëanor nghe tin ông đang giữ một viên Silmaril, do Beren và Lúthien truyền lại. Họ đòi ông trao trả viên Silmaril, vốn do Fëanor làm ra và bị Melkor đánh cắp. Nhưng Dior không chịu trả, vì đây cũng là vật gia truyền của cha mẹ ông, do Beren và Lúthien vào sinh ra tử mới lấy được từ vương miện của Melkor. Gia tộc Fëanor bèn tấn công vào Doriath và hạ sát hai vợ chồng Dior vào năm 506 Kỷ thứ Nhất. Trước khi chết, Dior cũng giết được Celegorm, con trai thứ ba của Fëanor, nhưng vương quốc Doriath đã sụp đổ vĩnh viễn. Elwing, con gái út của Dior chạy thoát được tới Bến cảng Sirion, nơi nàng cưới Eärendil, sau này hai vợ chồng họ chính là người đã đi tìm các Valar và cầu xin sự tha thứ của họ với tộc Elf và Con Người.
Dior là một trong những nhân vật tuấn tú nhất của Middle-earth, ông mang trong mình ba dòng máu Ainur (truyền từ Melian), Elf (truyền từ Thingol) và Con Người (truyền từ Beren).
* Tên gọi
Dior có thể mang nghĩa là ‘người kế vị’. Ông còn được gọi là
- ‘Eluchîl’ (Hậu duệ của vua Elu)
- Ausir (Người Giàu có)
- Aranel (Vua Elf, hoặc Elf cao quý)
- Dior the Fair (Dior Tuấn tú, hoặc Dior Tóc vàng?)
Fingon
Fingon Can trường là một tiên Noldor, con trai trai trưởng của Fingolfin và là anh của Turgon, Aredhel và Argon. Ông trở thành Đức vua tối cao của tộc Noldor ở Trung địa sau khi cha ông tử trận. Fingon là người có công hàn gắn những rạn nứt giữa gia tộc Fëanor và gia tộc Fingolfin sau biến cố ở Araman.
* Tiểu sử
Fingon sinh ra trong gia tộc Finwë tại thành phố Tirion ở Aman. Khi các tiên Noldor quyết chí quay về Trung địa, Fingon đã theo cha và người của ông, dấn thân vào một cuộc hành trình với mong mỏi thành lập những vương quốc riêng của họ và mang tính phiêu lưu nhiều hơn là khát khao báo thù và đoạt lại những báu vật Silmaril như gia tộc của Fëanor. Fingon cũng tham gia cuộc tàn sát người Teleri ở Adelonque do ông tin rằng người Teleri bị xúi giục bởi các đấng Valar nhằm ngăn cản người Noldor trở về Trung địa.
Sau khi bị người của Fëanor bỏ rơi, Fingon cùng cả gia tộc của mình đành mạo hiểm băng qua hoang mạc băng giá Helcaraxë. Họ đến được Trung địa vào buổi bình mình của Kỷ Đệ Nhất.
Sau Trận chiến dưới các vì sao và cái chết của Fëanor, Maedhros, anh họ và là bạn của Fingon, bị bắt và bị treo trên pháo đài Thangorodrim. Fingon đã cùng Chúa tể Đại bàng Thorondor bay đến Thangododrim và tìm được Maedhros. Maedhros cầu xin Fingon hãy giết mình, nhưng thay vì làm vậy, Fingon phải cắt một phần cổ tay mới giải thoát được Maedhros khỏi xiềng xích và mang ông về doanh trại của người Noldor. Chính nhờ hành động dũng cảm và đầy lòng vị tha này của Finrod mà giải quyết được những tranh chấp về quyền lãnh đạo người Noldor ở Trung địa bấy lâu nay của hai gia tộc, khi Maedhros từ bỏ vương vị và nhường ngôi cho gia tộc Fingolfin.
Fingon được Fingolfin giao cho trấn giữ một vùng đất ở Dor-lómin ở phía Tây Hithlum. Tại đây trong cuộc bao vây pháo đài Angband, ông đã đánh tan bọn orcs âm mưu vòng qua phương Bắc nhằm đánh úp Hithlum từ phía Tây. Ông cũng là người đầu tiên đối đầu chúa rồng Glaurung trong Trận chiến Vinh quang.
Sau khi Fingolfin tử trận trong Trận chiến Ngọn lửa bất ngờ, Fingon trở thành Đức vua tối cao. Bảy năm sau, Morgoth tấn công Hithlum, quân của Fingon ít hơn và bị áp đảo, nhưng họ được Cirdan cứu đi bằng thuyền.
Trận đánh cuối cùng của Fingon là tại Trận chiến Muôn vàn nước mắt. Fingon dẫn đầu cuộc tấn công vào pháo đài Angband, và sức chiến đấu dữ dội của quân của ông gần như đã mang đến chiến thắng. Bất hạnh thay, vì sự phản bội của Ulfang mà Maedhros và quân của ông đến trễ ba ngày. Lúc này thì Morgoth tung bọn Balrog và tay sai của hắn là chúa rồng Glaurung ra tấn công đoàn quân kiệt quệ của Noldor. Khi Maedhros đến nơi, hy vọng được thắp lại cho đoàn quân của Fingon, tuy nhiên một lần nữa sự phản bội của Ulfang lại một lần nữa khiến Maedhros phải rút quân. Fingon bị bao vây và những lính hộ vệ của ông lần lượt ngã xuống. Ông mặt đối mặt với Gothmog, tên chúa tể Balrog nhưng bị đánh lén từ phía sau. Gothmog bổ vào đầu Fingon và lửa bắn ra từ chiếc mũ giáp của ông. Cú đánh này có lẽ đã giết chết Fingon nhưng bọn Balrog vẫn vùi dập thân xác ông một hồi lâu sau. Và ngày hôm đó kết thúc với thất bại của Tiên tộc.
Sau cái chết của ông, Turgon em trai ông trở thành Đức vua tối cao của Noldor.
* Dịch tên
Fingon là cái tên được Sindarin hóa của tên gốc từ tiếng Quenya Findekáno. Nguồn gốc chính xác của cái tên Findekáno không rõ, nhưng có lẽ nó xuất phát từ từ findë (“tóc”) hoặc phin (“khéo léo”), và kane (“lòng dũng cảm”) hoặc káno (“chỉ huy”).
* Về nhân vật
“Lòng dũng cảm của ông như một ngọn lửa và kiên định tựa những ngọn đồi đá; sự thông tuệ của ông thể hiện không chỉ trong lời nói mà còn ở hành động; sự trung thực và công lý là những điều ông thích, và ông yêu cả Tiên tộc và loài Người, chỉ ghét duy nhất Morgoth; ông không mưu cầu bất cứ thứ gì cho bản thân, cả vinh quang lẫn quyền lực; và cái chết là sự đền đáp cho ông.”
Đoạn duy nhất miêu tả ngoại hình của Fingon như sau: “ông có mái tóc đen dài được tết thành bím bằng vàng ròng”.
* Trong các phiên bản khác của Legendarium
Trong Huyền sử Silmarillion, Fingon là cha của Gil-galad, tuy nhiên sau đó Christopher Tolkien đã thừa nhận đó là lỗi biên tập của ông. Theo ông, ý định của tác giả Tolkien là để Gil-galad là con của Orodreth thuộc gia tộc Finarfin. Điều này đến nay vẫn còn là một tranh cãi. Điều thú vị là Gil-galad trở thành Đức vua tối cao của Noldor sau khi Turgon chết chứ không phải sau khi Fingon chết.
Maglor
Maglor là con trai thứ hai của Fëanor và Nerdanel. Ông là người thừa hưởng tính cách ôn hòa từ mẹ nhiều hơn các anh em khác. Maglor nổi tiếng một nhà thơ và người hát sử thi vĩ đại.
Trong bảy anh em, chỉ có Maglor, Caranthir và Curufin đã kết hôn nhưng chi tiết về những người vợ của họ không được nhắc đến.
* Tiểu sử
Cũng như những người con của Fëanor khác, Maglor bị trói buộc bởi Lời thề phải đoạt lại những viên Silmaril bị đánh cắp bởi Chúa tể bóng tể Morgoth. Lời thề đã đưa bảy anh em đến Trung địa vào Kỷ Đệ Nhất. Tại đây họ thành lập những vương quốc Ñoldor lưu vong, chiến đấu với Morgoth, thậm chí phải chống lại những đồng bào Tiên tộc của mình và cuối cùng phải hứng chịu bất hạnh theo những cách khác nhau.
Maglor tham gia vào cuộc tàn sát người Teleri ở Alqualondë, sau đó ông viết nên khúc nhạc Noldolantë đầy ai oán để tưởng nhớ sự kiện bi thương này.
Ở Beleriand, Maglor cùng các anh em cùng cha tham chiến trong trận chiến Dưới các vì sao. Fëanor đánh tan quân Morgoth và đẩy lùi chúng về Angband. Tuy nhiên sau đó Fëanor bị thương nặng và được các con đưa về Mithrim. Khi đến gần Eithel Sirion, ông nguyền rủa Morgoth ba lần rồi tắt thở.
Maglor và các anh em sau đó đi về phía Đông Beleriand. Lãnh địa của ông là vùng đồi bao quanh Himring và dãy núi Lam giữa hai nhánh sông Gelion, được gọi là Đèo Maglor. Đây là một cửa ngõ tự nhiên dễ bị tấn công từ phía Bắc và người Ñoldor phải cắt cử một đội kỵ binh hùng mạnh trấn giữ. Đèo Maglor đứng vững được bốn trăm năm mươi năm. Trong trận chiến Ngọn lửa bất ngờ, chúa rồng Glaurung đã tấn công và hủy diệt vùng đất của Maglor, buộc ông phải chạy phía Tây về nương nhờ người anh Maedhros ở đồi Himring.
Sau trận chiến, gia tộc Bórs đến định cư tại Beleriand. Ông cùng các con Borlach, Borlad và Borthand kết liên minh với Maedhros và Maglor.
Sau khi Beren và Lúthien đoạt được viên Silmaril từ Morgoth, Maedhros thành lập Liên minh Maedhros gồm loài Người và Tiên tộc. Maedhros lãnh đạo cánh quân phía Đông để dụ địch ra khỏi Angband trong khi Fingon sẽ tấn công từ phía Tây. Trong trận chiến mà cả Tiên tộc hy vọng có thể lật đổ được Morgoth này, họ đã thất bại do sự phản bội của cha con Ulfang. Maglor giết được Uldor, con trai Ulfang nhưng cả sáu anh em đều bị thương và họ buộc phải rút về đỉnh Dolmed. Thất bại nặng nề của Liên minh đã khiến trận chiến này được đặt cho cái tên Nirnaeth Arnoediad hay Trận chiến Muôn vàn nước mắt. Maglor cùng các anh em sau đó phải sống ẩn dật trong vùng rừng Ossiriand.
Khi nghe tin Dior Tuấn tú, vua của Doriath thừa kế viên Silmaril từ cha mẹ là Beren và Lúthien, các con của Fëanor cầm đầu là Celegorm đã đòi nhà vua phải giao ra món báu vật. Dior từ chối và các anh em đã tấn công vương quốc. Celegorm, Curufin và Caranthir bị giết trong trận chiến cùng với Dior và vợ của ông là hoàng hậu Nimloth. Tuy nhiên họ không đoạt được viên Silmaril do Elwing, con gái của nhà vua đã mang nó trốn thoát.
Về sau, khi biết Elwing – lúc này đã là vợ của Eärendil, hiện đang sống tại Cảng Sirion, Maglor cùng các anh em còn sống cảm thấy tội lỗi vì những điều đã gây ra ở Doriath nên không muốn lặp lại chuyện tương tự. Tuy nhiên một thời gian sau, bị thúc đẩy bởi Lời thề, họ cử sứ giả đến Cảng kết mối giao hảo đồng thời đòi trả lại viên Silmaril. Khi lời đề nghị bị từ chối, họ tấn công Cảng, gây ra cuộc thảm sát đồng tộc lần thứ ba. Mặc dù thắng trận chiến nhưng họ không đoạt được viên Silmaril do nàng Elwing đã thoát ra được Biển Lớn cùng với nó. Sau cuộc tàn sát, Maglor cùng anh trai Maedhros gặp hai đứa con nhỏ của Elwing là Elrond và Elros. Với đôi bàn tay đã nhuốm đầy máu, Maglor xót thương hai đứa trẻ và không muốn chúng bị giết. Vì vậy, ông đem cả hai về nuôi nấng và xem chúng như con của mình. Ngược lại, bọn trẻ cũng rất yêu quý ông.
Sau Cuộc chiến Thịnh nộ, Morgoth bị lật đổ và hai viên Silmaril còn lại được lấy lại từ vương miện của hắn. Lúc này chỉ Maedhros và Maglor là hai người còn sống sót trong các con trai của Fëanor. Dù đã quá mệt mỏi và ghê tởm Lời thề, cả hai xin lại các món báu vật từ Eönwë, sứ giả của thần Manwë. Tuy nhiên Eönwë từ chối vì hai anh em đã làm nhiều việc xấu xa. Bị Lời thề xúi giục, cả hai lẻn vào doanh trại đánh cắp các viên Silmaril, mặc dù ban đầu Maglor cố ngăn anh trai làm vậy. Bị phát hiện và bị bắt nhưng Eönwë đã thả họ đi. Maedhros và Maglor mỗi người mang theo một viên Silmaril nhưng những hành vi tàn độc mà họ đã gây ra để đoạt lại chúng khiến những báu vật thần thánh bùng cháy trên tay họ. Maedhros trong cơn tuyệt vọng đã gieo mình xuống vực núi lửa. Maglor, người con trai duy nhất còn sống của Fëanor, đã ném viên Silmaril xuống Biển. Truyền thuyết kể rằng ông vẫn còn lang thang dọc theo bờ biển của Thế giới, cất lên những khúc ca bi ai về sự tuyệt vọng và những điều ân hận, cho đến khi ký ức về ông phai mờ theo năm tháng.
* Dịch tên
Tên-cha của ông là Kanafinwë nghĩa là “Finwë giọng khỏe” hay “Finwë oai vệ” từ chữ kano (oai vệ). Tên-mẹ của ông là Macalaurë, nghĩa là “Người tách vàng” ghép từ chữ mak (tách, chẻ) và laurë (vàng) trong tiếng Quenya. Cái tên này có lẽ nói về sức mạnh của giọng hát của ông. Maglor là chuyển ngữ tiếng Sindar từ tên-mẹ của ông.
Tên của Maglor trong Cổ ngữ Anh là Daegmund Swinsere. Christopher Tolkien không giải thích được nguồn gốc của cái tên Daegmund nhưng trong Cổ ngữ Anh, mund nghĩa là “bàn tay” hay “sự bảo vệ”. Còn Swinsere nghĩa là “nhạc sĩ” hay “ca sĩ”.
* Trong các phiên bản khác của Legendarium
Trong những bản nháp ban đầu của Huyền sử Silmarillion, Maglor và số phận của các viên Silmaril có ba điểm khác biệt:
- Trong bản đầu tiên, gọi là S bởi Christopher Tolkien, chỉ một mình Maglor đánh cắp hai viên Silmaril còn lại từ Fionwe (Eönwë). Sau đó ông ném viên Silmaril vào một cái hố vì biết rằng mình không còn quyền sở hữu nó, trong khi Maedhros đập vỡ các viên Silmaril và khôi phục lại ánh sáng cho Hai Cây Valinor.
- Trong bản thứ hai, gọi là QI, cả hai anh em cùng đánh cắp các viên Silmaril và Maedhros là người ngăn cản. Maedhros bị Eönwë bắt và tự sát. Maglor ném viên Silmaril của ông vào hố lửa và lang thang dọc theo bờ Biển cùng nỗi muộn phiền.
- Trong bản thứ ba, QII, Maglor và Maedhros có số phận giống như trong Huyền sử Silmarillion, nhưng Maedhros mới là người tìm gặp và cứu Elrond.
Thingol
Elu Thingol là vị vua Elf đã sáng lập ra vương quốc Doriath tươi đẹp cùng với hoàng hậu Melian. Ông được coi là một Đại đế của người elf Sindar và là Chúa tể của Beleriand. Ông vốn mang tên Elwë, là anh cả của Olwë và Elmo, và là bạn thân với Đại đế Finwë của người elf Noldor. Ông có mái tóc xám, và là kẻ cao lớn nhất trong tất cả các Elf và Người. Thingol giữ một vai trò quan trọng trong bộ The Silmarillion, ông chính là người đặt ra Sứ mệnh đi tìm viên Silmaril cho Beren, một chiến thắng vĩ đại của Kỷ thứ Nhất, nhưng cũng là một nguyên do dẫn đến cái chết của chính ông.
Thingol sử dụng một thanh gươm có tên Aranrúth (nghĩa là Cơn thịnh nộ của Nhà vua). Sau này nó trở thành gươm của các đời vua Númenór. Ông cũng sở hữu thanh kiếm đen Anglachel mà Eöl đã rèn ra.
* Đại sứ của Elf
Thingol được sinh ra bên hồ Cuiviénen vào năm 1050 Kỷ Cây Thần, khi Middle-earth vẫn còn được thắp sáng bởi các vì sao, và Mặt Trăng Mặt Trời chưa ra đời.
Sau khi Melkor bị tống giam, vị Valar Oromë đưa ba người Elf là Ingwë, Finwë và Elwë tới Valinor để thuyết phục các Elf đến sống trong thiên giới Aman cùng các Valar. Vì vậy, Ingwë, Finwë và Elwë thường được gọi là Đại sứ của Elf. Sau chuyến thăm, ba người trở lại Middle-earth và thuyết phục rất nhiều Elf khác đi cùng họ tới Aman. Tuy nhiên, do nhiều biến cố khác nhau, dọc chặng đường dài hàng nghìn dặm, đoàn Elf bị phân tách thành ba nhóm, Vanya, Noldor và Teleri. Nhóm Teleri, do Elwë dẫn đầu cùng em trai của ông là Olwë, là nhóm đông nhất nhưng cũng chậm nhất; nhóm bị tụt lại phía sau và không tới bờ biển kịp lúc hòn đảo di động Tol Eressëa có thể chở họ đến Aman. Họ đành ở lại Beleriand để chờ hòn đảo trở lại. Nhiều Teleri dần trở nên yêu mến vùng đất Beleriand và quyết định sẽ không rời xa nó.
Cũng trong thời gian đó, Elwë vào rừng Nan Elmoth chơi và gặp Melian, một vị Maiar nữ xinh đẹp và tài năng. Hai người phải lòng nhau và cùng biến mất trước sự tìm kiếm vô vọng của các Teleri. Khi những Valar trở lại để đưa họ tới Valinor, chỉ một số Teleri đi theo, số còn lại không chịu rời đi mà không có vị chúa tể mất tích của họ.
* Trị vì Doriath
Một nghìn năm sau, Elwë xuất hiện trở lại cùng Melian. Ông tập hợp các Teleri còn lại và lập nên vương quốc Eglador. Những người này về sau được gọi là Sindar (Elf Xám), ngôn ngữ của họ gọi là Sindarin. Từ đó Elwë lấy tên là Vua Elu Thingol, ông trị vì trên toàn cõi Beleriand. Mặc dù các Elf Xám chưa bao giờ được thấy ánh sáng của Hai Cây Thần, nhưng Thingol là một trường hợp đặc biệt, ông là người duy nhất vừa thuộc nhóm Sindar (Elf Xám) vừa thuộc nhóm Calaquendi (Elf Ánh sáng, hay còn gọi là High Elf).
Ông và Melian có một người con gái tên là Lúthien, người được coi là nhan sắc kiều diễm nhất trên cõi đời này.
Theo lời khuyên của Melian, ông kết đồng minh với những Người Lùn của Belegost. Họ đã tạc Hang động Menegroth cho ông, đây là một kì quan của Middle-earth, và là thủ phủ của vương quốc Eglador. Ông trả công họ bằng viên ngọc trai lớn Nimphelos.
Một nghìn năm trước khi Mặt Trăng Mặt Trời xuất hiện, các Laiquendi (Elf Xanh), do Denethor dẫn đầu, tìm đến Beleriand. Thingol nghênh đón họ và tặng họ vùng đất Ossiriand, nơi sau này họ gọi là Lindon. Các Elf Xanh kể cho ông nghe về bọn Orc và những sinh vật hung dữ khác tới từ phía bắc của Middle-earth. Các Elf Xám bắt đầu vũ trang để tự vệ, Người Lùn đã giúp họ rèn rất nhiều khí giới.
* Sứ mệnh đi tìm viên Silmaril
Khi Melkor quay trở lại đánh phá Middle-earth, nay hắn có tên mới là Morgoth, hắn đưa một đạo quân Orc lớn tấn công Beleriand, bắt đầu Trận chiến thứ Nhất của Beleriand. Thingol lãnh đạo binh lính của ông đánh thắng bọn Orc và đuổi chúng ra khỏi vương quốc. Sau đó, Melian dùng pháp thuật tạo nên một Vành đai để bao quanh bảo vệ vương quốc, từ đó về sau vương quốc mang tên là Doriath. Không ai có thể vượt qua vành đai đó mà không được phép của Thingol. Khi các Noldor quay trở lại Middle-earth, ông cho phép họ sống ở phần phía bắc của vương quốc, trong số họ, ông chỉ giao thiệp với gia tộc Finarfin vì họ thuộc dòng dõi của Olwë em trai ông. Khi ông biết được về vụ Thảm sát Nội tộc ở Alqualondë do các Noldor gây ra, ông nổi giận và tuyệt giao với Gia tộc Fëanor, thậm chí cấm cả việc dùng tiếng Quenya của họ trong vương quốc mình. Điều đó khiến cho tiếng Sindarin trở thành tiếng Elf thông dụng ở Middle-earth. Ông từ chối không tham gia vào cuộc chiến của người Noldor chống lại Morgoth, và ông hầu như không tham dự vào trận Dagor Bragollach (Trận chiến Ngọn lửa Bất ngờ).
Tuy nhiên, Thingol bị dính líu vào Lời thề của Fëanor khi con gái ông, Lúthien, phải lòng một người phàm tên là Beren. Thingol cho rằng Beren có xuất thân tầm thường và không xứng với con gái mình, ông đòi Beren phải lấy được viên Silmaril trên vương miện của Morgoth để làm vật sính lễ, vì ông cho rằng Beren sẽ nản lòng trước thử thách này. Nhưng Beren quyết tâm thực hiện Sứ mệnh, và từ đó Middle-earth lại thêm một phen náo động vì báu vật Silmaril cùng lời thề đoạt lại chúng của Gia tộc Fëanor.
* Cái chết
Ông nhận nuôi Túrin, con trai của Húrin, khi cậu mới được bảy tuổi. Khi cậu lớn lên, Túrin cùng người bạn Beleg Cúthalion gia nhập đội quân của Doriath chiến đấu chống lại bọn Orc của Morgoth. Nhưng chàng vô tình gây ra cái chết của Saeros, một vị cố vấn của Thingol. Túrin bỏ trốn. Thingol cho phép Beleg đi cùng chàng và đưa thanh kiếm đen Anglachel cho Beleg.
Sau một loạt biến cố đến với gia đình Húrin do lời nguyền ác độc của Morgoth, Túrin tự vẫn. Húrin, đau khổ và mù quáng, mang kho báu của Nargothrond tới sảnh Menegroth và ném chiếc vòng Nauglamír ra trước mặt Thingol để “tạ ơn” vì đã nuôi nấng con trai mình. Melian khuyên giải Húrin và ông đã tỉnh ngộ ra.
Thingol trở nên bị ám ảnh vì báu vật Silmaril. Ông thuê một số Người Lùn tới để nạm viên Silmaril lên chiếc vòng Nauglamír, biến nó trở thành bảo vật đẹp nhất trong khắp cõi Arda. Nhưng những Người Lùn cũng bị nó thu hút. Họ đòi lấy chiếc vòng như tiền công cho lao động của họ. Thingol kiêu căng trả lời, những Người Lùn tức giận giết chết ông và đoạt lấy chiếc vòng, vào năm 502 Kỷ thứ Nhất. Melian đau khổ gỡ bỏ Vành đai bảo vệ Doriath và quay về Aman. Sau nhiều lần bị chiếm đánh, cuối cùng vương quốc Doriath đã sụp đổ.
Hậu duệ của Thingol là Dior, con trai của Beren và Luthien.
Enelye
Enelye là một người Elf có địa vị cao quý tại Cuivienen. Enel là người thứ 3 được thức tỉnh trong lịch sử người Elf,về sau trở thành người dẫn dắt nhánh Nelyar và Enelye chính là vợ của ông. Ngoài thông tin này thì trong các ghi chép của Tolkien cũng không có nhắc gì tới thêm về nhân vật này. Nhánh Nelyar là nhánh đông nhất trông cộng đồng người Elf và về sau phân thành nhiều nhánh khác như Syndar, Teleri nhưng Enel không phải là vị vua đầu tiên của bất kỳ nhánh nào mà là Elwe và Olwe, vậy nên Enelye cũng có thể chỉ là nữ hoàng đầu tiên của nhánh Nelyar mà thôi.
Lí do vì sao mà Enel lại không trở thành vị vua đầu tiên của các nhánh Syndar hay Teleri trong khi ông vốn là người sáng lập ra nhánh Nelyar, tiền thân của nhánh người này, vẫn còn là một bí ẩn. Một giả thiết được đưa ra đó là do Enel đã chọn ở lại Cuivienen chứ không đi tới Valinor. Nếu vậy, Enelye có lẽ đã ở lại Cuivienen cùng với chồng mình và trở thành thành phần thuộc nhánh Avari.
Cirdan
Cirdan có xuất thân là một hoàng tử người Elves dòng Teleri, ông còn có một tên gọi khác là Nowe và có biệt danh là Người đóng thuyền. Khi ở Trung Địa, ông rất được biết tới nhờ vào 2 biệt tài nổi tiếng của mình là đi biển và đóng thuyền.
Cirdan là lãnh chúa của vùng Vịnh Falas và sau này là Vịnh Balar trong suốt thời đại đầu tiên của thế giới, ông luôn nổi tiếng như là một trong những người thông thái và vĩ đại nhất trong nhánh Moriquendi của người Elves. Cirdan cũng là người giữ chiếc nhẫn Narya ( 1 trong 3 chiếc nhẫn phép của người Elves ) cho đến khi nó được ông giao lại cho Gandalf.
Cirdan được cho là có họ hàng với 2 đức vua tối cao dòng Sindar là Elu Thingol và Olwe. Ông không thực hiện hành trình tới Valinor nên về sau đã trở thành một trong những người nhiều tuổi nhất còn sống tại Trung Địa bên cạnh Tom Bombadil và TreeBeard. Nhiều khả năng là Tom Bombadil và TreeBeard có tuổi tác cao hơn so với Cirdain.
* Sự thức tỉnh của người Elves
Ở thời đại thứ nhất, sau khi người Elves được thức tỉnh, Cirdan là người đứng đầu một nhóm người dòng Teleri thuộc quyền hạn của đức vua Elu Thingol. Trong hàng năm dài chờ đợi tai Beleriand, Cirdan đã phải lòng với biển cả mà đặc biệt là với Biển lớn Belegaer dẫn đến việc ông và những người đi theo đã chọn ở lại vùng bờ biển của Trung Địa thay vì đi tới Aman. Khi vua Elu Thingo trở về sau chuyến hành trình thất bại tới Aman thì Cirdan lúc đó đang trị vì những vùng cảng như Falathrim, Eglarest và Brithombar. Cirdan về sau còn trở thành cố vấn và là bạn của Finrod Felagund, lãnh chúa của Nargothrond, vùng vịnh Falas của Cirdan lúc này vẫn là một nơi tự trị độc lập.
* Chiến tranh Beleriand
Vào thời điểm khi mà có rất nhiều người dòng Teleri quyết định vượt biển tới Aman thì Cirdan ít nhiều cũng có ý định cùng lên đường với họ, nhưng ông được Valar Ulmo mách bảo trước về sự rủi ro của chuyến đi nên đã quyết định ở lại Trung Địa. Ông và những người của mình luôn chọn những vùng bờ biển để làm nơi định cư, điều này lí giải vì sao mà Cirdan lại rất có biệt tài trong việc đi biển và đóng tàu.
Trong cuộc chiến tranh Beleriand, dưới sự yêu cầu từ vua Turgon của Gondolin, Cirdan đã cho làm rất nhiều những con thuyền sứ giả rồi phái tới Valinor để gửi lời cầu cứu tới các Valar, mong rằng họ sẽ chịu giúp sức để chống lại Melkor. Tuy nhiên, tất cả những con thuyền phái đi đều không quay trở về, họ có thể đã bị kẹt lại khi đi vào Dãy đảo Bùa mê.
Sau khi những bến cảnh ở vịnh Falas bị phá hủy vào năm 474 của thời đại thứ nhất, Cirdan đã thành lập ra một chốn tị nạn mới tại Vùng miệng sông Sirion gần đảo Balar, ông cùng người của mình sống ở đó cho đến hết thời đại này. Cũng chính tại đảo Balar, Cirdan đã làm ra con thuyền huyền thoại Vingilot cho Earendil. Cũng chính Earendil về sau là sứ giả duy nhất thành công trong việc cập bến Valinor và cầu xin được sự giúp đỡ từ các Valar.
* Thời đại thứ 2
Sau Cuộc chiến Thịnh Nộ diễn ra vào cuối thời đại thứ nhất, người Elves lại một lần nữa được cho cơ hội để tới với thiên giới Aman nhưng Cirdan vẫn chọn ở lại Trung Địa. Vùng Beleriand vào đầu thời đại thứ 2 đã bị sụp đổ nên Cirdan đã chuyển tới vùng cảng Forlond, Harlond và Mithlond thuộc lãnh thổ của Lindon. Cirdan vào thời điểm này có lẽ thân phận như là một lãnh chúa chỉ huy dưới quyền hạn của đại đế Gil-galad, Đức vua tối cao cuối cùng của dòng Noldor ở Trung Địa và cũng là vua của vương quốc Lindon. Cirdan cũng được biết tới như là 2 người duy nhất ( cùng với Elrond ) có mặt bên Gil-galad vào những giây phút cuối cùng, khi mà Đức vua chiến đấu và bỏ mình trước Sauron. Cirdan và Elrond đều được Gil-galad tiết lộ thêm nhiều bí mật về những chiếc Nhẫn sức mạnh, cả 2 người đã chạy đi tìm Isildur để dẫn ông ta đi hủy diệt Nhẫn Chủ nhưng đáng tiếc là Isildur đã bị mê hoặc và không nghe theo lời khuyên.
* Thời đại thứ 3
Kể từ sau sự gục ngã của Gil-Galad và bắt đầu thời đại trỗi dậy của Loài Người, Cirdan vẫn ở tại Bến cảng Xám của Mithlond, nơi mà ông vẫn ngày ngày trị vì và cho làm những con thuyền để giúp người Elves vượt biển tới với Aman. Cirdan vẫn là người giữ chiếc nhẫn Narya, nhưng khi nhóm Istari được gửi xuống Trung Địa thì ông đã giao nó lại cho Maiar Olorin ( Gandalf ) bởi với sự thông thái và sáng suốt, ông đã nhìn thấu được tiềm năng của Gandalf và đã chọn ông ta thay vì là Saruman.
Trong các sự kiện ở Chúa Nhẫn, Cirdain luôn đóng vai trò như một người đứng ẩn ở đằng sau, với kiến thức và sự thông thái của mình, ông giúp cố vấn cho Hội đồng Trắng tại Rivendell. Lúc người Elves tất cả đều đã rời khỏi Trung Địa sau thất bại của Sauron thì có vẻ như Cirdan vẫn ở lại bởi tâm nguyện của ông là muốn giúp cho hành trình tới Valinor của mọi người được dễ dàng hơn. Ở bến cảng Xám, Cirdan vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu và chế tạo thuyền bè của mình. Tuy nhiên, do năng lực của các Nhẫn phép đã hết sau khi Nhẫn Chủ bị phá hủy, nên Cirdan cũng như các người Elves khác đều không thể ở thêm quá lâu tại Trung Địa, có thể là ông cũng đã lên đường vượt biển vào một chuyến tàu cuối cùng.
Imin
Imin là một người Elf tại Cuivienen, ông nổi tiếng vì là người Elf đầu tiên được đánh thức bởi Thượng đế Eru Illuvatar trong Kỷ nguyên Cây thần. Cùng với 2 người khác là Tata và Enel, Imin đã giúp đánh thức 12 người Elf khác và về sau họ đều coi ông như chúa tể của mình. Kể từ đó, Imin trở thành người sáng lập và đứng đầu nhánh Minyar trong cộng đồng người Elf ở Cuivienen, nhánh người này về sau còn được gọi là Vanyar. Lí do vì sao mà Imin lại không được lựa chọn để trở thành sứ giả tới Valinor cũng như việc vì sao mà ông lại không trở thành vị vua đầu tiên của nhánh người Vanyar vẫn chưa bao giờ được giải thích. Số phận của ông cũng mập mờ như vậy, không ai khẳng định là ông còn sống hay đã chết ở những thời đại về sau, một điều biết rằng là ông có vợ là Iminye.
Turgon
Turgon là con trai thứ hai của Đức vua Ñoldor Fingolfin. Ông là em của Fingon, anh của Aredhel, Argon và là cha của Idril. Turgon là vua xứ Gondolin đồng thời là Đức vua tối cao của người Noldor tại Trung địa. Trong hàng trăm năm, Turgon ẩn xa khỏi tai mắt của kẻ đại thù đến khi một sự phản bội trong nội bộ đã dẫn đến bi kịch của ông.
* Tiểu sử
Lúc còn ở Eldamar, Turgon rất thân với những người con của Finarfin. Ông tích cực phản đối ý định đoạt lại những báu vật Silmaril từ Morgoth của gia tộc Fëanor nhưng cuối cùng lại chọn con đường đi theo đến Trung địa và trở thành người lưu vong. Vợ của ông, Elenwë chẳng may qua đời khi băng qua Helcaraxë, nhưng Turgon và con gái là Idril đến được Nevrast. Tại đây ông cho xây dựng khu định cư Vinyamar là nơi sinh sống của một phần ba người Noldor của gia tộc Fingolfin và một lượng lớn người Sindar.
Vào năm 50 Kỷ Đệ Nhất, Turgon được thần Ulmo mách bảo về việc thành lập một thành phố bí mật trong thung lũng Tumladen giữa rặng núi Encircling Mountains. Sau 52 năm xây dựng bí mật, cuối cùng Turgon cũng đưa của người của mình đến định cư tại Gondolin, nơi ông đã trị vì hơn 500 năm, bỏ qua phần lớn những trận đánh của Cuộc chiến Beleriand bên ngoài.
Khoảng 200 năm sau khi thành Gondolin được thành lập, em gái của Turgon là công chúa Aredhel lên đường đi tìm những người con của Fëanor. Nàng bị lạc, tuy nhiên vài năm sau đó đã trở về với con trai là Maeglin. Sau khi cả Eöl và Aredhel qua đời, Turgon đã nuôi nấng Maeglin và phong gã làm Lãnh chúa của gia tộc Chuột chũi. Maeglin thầm yêu con gái của Turgon là Idril nhưng không được nàng đáp lại.
Ngoài bi kịch gây ra bởi Eöl, vương triều của Turgon trải qua những ngày tháng êm ả cho đến Trận chiến Ngọn lửa bất ngờ, khi Thorondor mang thi thể của cha ông là Fingolfin về. Hai năm sau Thorondor dẫn về Húrin và Huor, và Turgon đã nuôi dưỡng hai đứa trẻ một năm sau đó đưa chúng về lại Dor-lómin. Vào lúc này, Turgon đã nhìn thấy trước được sự diệt vong của Noldor và ông bí mật gởi những thủy thủ về lại Aman để cầu xin sự tha thứ của các đấng Valar. Tuy nhiên nhiên không chuyến đi nào thành công và chỉ duy nhất một thủy thủ là Voronwë sống sót vượt qua Biển Bóng tối, mở đường cho Tuor đến với thành Gondolin.
Turgon sau đó gia nhập liên minh của Maedhros với một vạn hùng binh và chiến đấu bên cạnh anh của ông là Fingon trong trận chiến Muôn vàn nước mắt. Liên minh thất trận nhưng nhờ sự hy sinh của Húrin, Huor và gia tộc thứ ba của tộc Edain mà Turgon có thể rút quân mà không để lộ vị trí của thành Gondolin. Năm 496 Kỷ Đệ Nhất, Turgon hoan nghênh Tuor khi chàng đến Gondolin nhưng vì lòng kiêu hãnh, ông đã không nghe lời khuyên của thần Ulmo rút về các bến cảng ở Sirion. Lúc này toàn bộ lòng căm hận và dã tâm của Morgoth đều hướng về Turgon, hậu duệ cuối cùng của Finwë còn nắm giữ được một vùng đất ở Trung địa. Cuối cùng, nhờ vào sự phản bội của Maeglin, Morgoth cũng phát hiện được vị trí của Gondolin, và đức vua Turgon hy sinh khi chiến đấu bảo vệ thành phố.
* Dịch tên
Thành tố tur từ cái tên Turgon là một từ Sindarin có nghĩa là “quyền lực, sự tinh thông”. Tên Cha-đặt lúc mới sinh của ông là Turukáno được ghép từ túrë (“hùng mạnh”) và káno (“thống lĩnh”).
* Đặc điểm nhân vật
Đức vua Turgon của Gondolin được miêu tả là “mặc áo bào trắng với thắt lưng bằng vàng, đội trên đầu chiếc vương miệng đính ngọc hồng lựu”.
Morgoth rất sợ ông. Ở Valinor người ta nói rằng Morgoth biết rõ sự diệt vong của hắn sẽ đến từ gia tộc của Turgon.
Tata
Tata là một người Elf tại Cuivienen và được biết tới như là người Elf thứ 2 được thức tỉnh trong lịch sử.
Người đầu tiên thức tỉnh là Imin, ông ta được chính Thượng đế Eru đánh thức rồi sau đó đã gọi tiếp người thứ 2 là Tata. Cũng giống như Emin thì Tata về sau cũng đã đánh thức một loạt những người Elf khác, những người mà về sau sẽ coi ông như chúa tể của họ. Tata cũng được coi như 1 trong 3 vị cha thủy tổ của người Elf bên cạnh Imin và Enel, nhánh người đi theo ông được gọi là Tatyar ( Noldor ). Tata có vợ là Tatie.
Trong các ghi chép của Tolkien không giải thích vì sao mà Tata lại không trở thành sứ giả đi tới Valinor cũng như tại sao về sau không trở thành vị vua đầu tiên của người Noldor. Đây rõ ràng là một vấn đề gây rất nhiều thắc mắc bởi người Elf vốn bất tử nếu thân xác của họ không bị giết. Số phận của 3 vị cha thủy tổ của người Elf đến nay vẫn là một bí ẩn, không biết họ còn sống hay đã chết, và nếu còn sống thì tại sao lại không bao giờ được nhắc đến.
Galion
Galion là một Elf rừng Nandor ở vương quốc của vua Thranduil, phía Bắc khu rừng Mirkwood.
Galion là một quản gia, hoặc có thể là một người hầu của nhà vua. Không có tài liệu nào của tác giả nói về việc ông ta sinh ra khi nào, ở đâu, hoặc có sống ở vương quốc vào thời khi nó còn là Cánh rừng xanh Vĩ đại hay không. Ông bị buộc tội vì để những thùng rượu rỗng lăn tới dòng sông ngầm, xuống Hồ Dài và cuối cùng là quay lại Thị trấn Vùng hồ Esgaroth. Galion có niềm say mê đặc biệt với rượu vang. Trong cuốn Anh chàng Hobbit, khi uống rượu cùng bạn mình là viên đội trưởng, ông đã thiếp đi và để cho Bilbo Baggins lấy cắp chìa khóa và giải thoát 13 người lùn đồng hành khỏi ngục tù ở Vương quốc Đất rừng.
Một số trích đoạn về Galion ở chương Những thùng rượu xuất kho trong Anh chàng Hobbit:
“ Lão quản gia Galion đâu ấy nhỉ? một người Elf nói. “ Tôi không thấy lão ở các bàn tiệc tối nay. Lão phải có mặt ở đây bây giờ để hướng dẫn công việc cho bọn ta làm chứ.”
“ Ta sẽ nổi giận nếu lão già chậm chạp ấy đến muộn,” một người Elf khác nói.
“ Ta chẳng muốn lãng phí thời gian ở dưới này chút nào khi mà đã đến tiết mục hát hò! ”
“ Ha, ha! ” một tiếng kêu vang lên. “ Lão già ôn vật ấy đây này, đầu đang gục vào một cái bình! Lão đã dự một bữa tiệc nhỏ dành riêng cho lão và bạn mình là viên đội trưởng.”
Voronwe
Voronwë hay còn gọi là Aranwion, là một thủy thủ xứ Gondolin.
Voronwë khá trẻ nếu tính theo độ tuổi của Tiên tộc. Ông sinh ra tại Nevrast thuộc Trung địa chứ không phải ở Valinor. Ông có cha là Aranwë, một quý tộc xứ Gondolin, và mẹ là một Tiên nữ Sindar ở Falas. Vì vậy Voronwë thuộc dòng dõi của Círdan. Ông cũng tự gọi mình là một Tiên “thuộc gia tộc Fingolfin”, trong trường hợp này đơn thuần là một người hầu cận của gia tộc này chứ không có quan hệ huyết thống.
Voronwë được vua Turgon cử đi tìm đường đến Aman và cầu xin sự giúp đỡ từ các đấng Valar chống lại Morgoth. Trước khi khởi hành, ông chần chừ nán lại Nan-tathren do đó mà trở thành người sau cùng bước lên con tàu cuối mà Círdan đóng cho người của Turgon. Sau bảy năm phiêu bạt mà không tìm được Vùng đất bất tử, tàu của ông định tay trắng trở về Trung địa. Tuy nhiên khi gần đến bờ, một cơn bão đã nhấn chìm con tàu và ông là người duy nhất sống sót. Voronwë được thần Ulmo cứu và những con sóng đưa ông dạt vào bờ biển Nevrast. Tại đây ông đã gặp Tuor và đưa chàng, với tư cách sứ giả của thần Ulmo, về Gondolin. Khi thành Gondolin sụp đổ, ông được lệnh bảo vệ công chúa Idril. Ông thoát được cuộc tàn sát nhờ đi theo Tuor và Idril vào con đường bí mật. Ông dẫn họ đến sông Sirion và tất cả ở lại đây, do Voronwë không biết về những vùng đất bên kia con sông.
Tương truyền rằng về sau ông đã dong buồm cùng Eärendil trong cuộc hành trình trên con thuyền Vingilot.
Maedhros
Maedhros hay Maedhros Cao lớn, một hoàng tử Ñoldor, anh cả trong số các con trai của Fëanor và là người đứng đầu gia tộc Fëanor sau cái chết của cha ông. Trong hàng trăm năm, ông dẫn dắt gia tộc của mình trong cuộc chiến chống lại Morgoth nhưng Lời thề đoạt lại những viên Silmaril cuối cùng đã đưa ông đến cái chết.
* Tiểu sử
Maedhros sinh ra ở Aman trong Kỷ nguyên Hai Cây. Khi Fëanor bị lưu đày, ông đã cùng đi với cha đến pháo đài Formenos. Khi Morgoth giết ông nội Finwë và cướp đi những viên Silmaril, Maedhros là người con đầu tiên hưởng ứng Lời thề của Fëanor lên đường đoạt lại các báu vật.
Lời thề đã đưa đẩy Maedhros cùng cha và các anh em trở về Trung địa trong Kỷ Đệ Nhất, nơi họ đã lập nên những vương quốc Ñoldor lưu vong. Cũng vì Lời thề mà tại đây họ chiến đấu chống lại Morgoth, thậm chí chống lại những đồng bào Tiên tộc của mình và cuối cùng đưa họ đến sự diệt vong. Maedhros đã tham gia cuộc tàn sát người Teleri ở Alqualondë cùng với cha và các em. Tuy nhiên, ông là người duy nhất trong số những người con của Fëanor không đốt thuyền của người Teleri.
Sau trận chiến Dưới các vì sao trong đó Fëanor bị giết, Maedhros trở thành Đức vua tối cao của người Ñoldor. Tuy nhiên ông tại vị không được bao lâu thì Morgoth cho sứ giả đến trá hàng và xin giao nộp lại một viên Silmaril. Maedhros cũng giả vờ chấp thuận tuy nhiên ông lại bị đám sứ giả của Morgoth bắt cóc và bị treo trên một vách đá của pháo đài Thangorodrim trong khoảng ba mươi năm. Em họ ông là Fingon, được sự trở giúp của Chúa tể đại bàng Thorondor đã mạo hiểm cứu Maedhros khỏi sự dày vò, tuy nhiên ông cũng phải cắt đi một phần cổ tay của Maedhros mới giải thoát được ông khỏi xiềng xích. Cảm kích vì hành động này, cũng như muốn chuộc lại lỗi lầm khi gia tộc Fëanor đã bỏ rơi gia tộc của Fingon, Maedhros từ bỏ quyền thừa kế Finwë và chuyển giao cho người chú là Fingolfin, cha của Fingon. Tuy nhiên những người em của ông lại không hài lòng với điều này.
Nhận thấy những người em của mình có thể gây thù chuốc oán với người trong dòng họ, Maedhros đã đưa họ đi khỏi Hithlum đến vùng đất xung quanh đồi Himring. Kết liên minh với Đức vua tối cao Fingolfin, ông giúp chú của mình giành thắng lợi trong trận chiến Vinh quang. Ông chiến đấu bên cạnh Fingolfin gần ba trăm năm cho đến trận chiến Ngọn lửa bất ngờ, và nhờ tài thao lược của ông, đồi Himring vẫn đứng vững trong khi nhiều vương quốc Tiên khác đã sụp đổ.
Sau đó, ông biết chuyện Beren và Lúthien đã đoạt được một viên Silmaril từ vương miện của Morgoth. Điều đó có nghĩa rằng Morgoth không phải không thể bị đánh bại, vì vậy ông nuôi hy vọng và tập hợp những gia tộc Tiên khác để lập nên Liên minh Maedhros để bao vây pháo đài Angband của Morgoth. Tuy nhiên, Liên minh không nhận được sự trợ giúp từ Thingol cũng như vương quốc Nargothrond do những việc làm của Celegorm và Curufin, sau đó tan vỡ sau thất bại trong trận chiến Muôn vàn nước mắt. Himring bị lũ orcs chiếm và Maedhros cùng các em phải xuôi về phương Nam lánh tại ngọn đồi Amon Ereb.
Vài năm sau, Maedhros cùng các em nghe được tin Elwing xứ Doriath, cháu nội của Lúthien và Beren được thừa kế viên Silmaril mà ông bà nàng đã đoạt được từ Morgoth. Bị Lời thề dẫn dắt, Maedhros bị Celegorm dụ dỗ tấn công Doriath. Trong trận chiến, Celegorm, Caranthir và Curufin bị giết bởi con trai của Beren là Dior Tuấn tú, người sau đó cũng hy sinh.
Cặp con trai song sinh của Dior, Eluréd và Elurín, bị bắt và bỏ rơi trong khu rừng quanh Doriath bởi bọn tay sai tàn độc của Celegorm. Maedhros vô cùng hối hận vì điều này, ông cho người tìm kiếm những đứa trẻ vô tội nhưng không ai thấy tăm tích của chúng. Khi biết Elwing còn sống và mang theo viên Silmaril, ông cùng những người em còn lại đem quân tấn công những người Doriath đang lánh nạn tại cảng Sirion. Các hoàng tử Ñoldor tàn sát rất nhiều Tiên và bắt được hai con trai của Elwing là Elrond và Elros, nhưng nàng thoát được cùng chồng là Eärendil thoát được về phương Tây cùng viên Silmaril. Mệt mỏi vì gánh nặng của Lời thề cũng như hối hận về những hành động của mình để hoàn thành nó, Maedhros và em trai Maglor đã nhận nuôi hai đứa con của Elwing.
Sau Cuộc chiến Thịnh nộ, ông cùng người em cuối cùng của mình là Maglor đã đột nhập và giết rất nhiều người để đánh cắp hai viên Silmaril mà các đấng Valar đã đoạt lại từ Morgoth. Khi cả trại phát hiện ra họ, Eönwë, sứ giả của thần Manwë ngăn không cho mọi người giết cả hai vì biết sớm muộn hai anh em cũng phải nhận lấy hậu quả việc làm của họ. Bởi vì hành vi tàn độc của hai anh em nhằm đoạt các báu vật, những viên Silmaril bốc cháy trên tay Maglor và Maedhros. Không chịu nổi, Maedhros mang theo viên Silmaril gieo mình xuống vực thẳm.
* Dịch tên
Tên cha của ông là Nelyafinwë (Finwë Đệ Tam) và rút gọn là Nelyo. Mẹ ông gọi ông bằng cái tên Maitimo (thân hình đẹp) vì ông được miêu tả “có dáng người đẹp”. Danh hiệu đầu tiên của ông là Russandol (đầu đồng) được đặt theo mái tóc đỏ nâu của ông. Danh hiệu thứ hai Maedhros chính là chuyển ngữ Sindar của Maitimo và Russandol. Maed trong tiếng Sindar nghĩa là “dáng đẹp” và ross là “tóc đỏ”. Maidhros trong tiếng Quenya nghĩa là “ánh sáng leo lét”.
* Về nhân vật
Maedhros có cá tính dữ dội, hình thành nên trong những ngày tháng bị Morgoth đày đọa ở Thangorodrim, nhưng vẫn ôn hòa hơn cha ông. Ông là một tay kiếm cự phách mặc dù bị khiếm khuyết ở bàn tay phải. Ông nổi tiếng bởi vẻ đẹp trai và sự lịch thiệp, đặc biệt là mái tóc đỏ đặc trưng khác hẳn với màu tóc đen của dòng dõi mình.
Ingwe
Ingwë là vua của các Tiên Vanyar ở Valinor đồng thời cũng là Đức vua tối cao của Tiên tộc.
Người Vanyar cũng tự gọi mình là Ingwer theo tên ông. Tên đầy đủ của ông đồng thời cũng là một danh hiệu là Ingwë Ingweron – “Thủ lĩnh của các thủ lĩnh”.
Ingwë là người đứng đầu các Tiên Vanyar, dòng tộc đầu tiên của Tiên tộc. Ông cũng là bác của vợ Finwë là nàng Indis. Ông có lẽ là một trong mười hai Tiên đầu tiên thức tỉnh ở hồ Cuiviénen cùng với Imin. Ingwe cùng với Elwë và Finwë là những sứ giả được cử đến thiên quốc Aman. Ông là người đại diện cho tộc Vanyar theo chân thần Oromë đến Valinor. Yêu mến vẻ đẹp nơi đây, ông trở về và thúc giục người của mình tham gia vào cuộc hành trình đến Aman. Người Vanyar rất sùng kính các đấng Valar vì thế họ hoàn toàn không có ý định trở về Trung địa mà an cư tại đây và tôn Ingwë làm vua. Tháp Mindon Eldaliéva ở thành phố Tirion sau đó được xây để vinh danh ông.
Ingwë được xem là Đức vua tối cao của tộc Eldar – các Tiên tham gia vào cuộc Đại Hành Trình, vì vậy ông được gọi là Ingwë Ingweron - “thủ lĩnh của các thủ lĩnh”. Ông sống ở Taniquetil, cai trị dưới quyền của thần Manwë - Đức vua tối cao của Arda.
Ingwë không bao giờ đặt chân trở lại Trung địa kể từ khi ông đến định cư tại Taniquetil. Khi người Vanyar gia nhập quân đoàn Valinor tham gia Cuộc chiến Thịnh nộ, Ingwë đã không đi cùng họ.
Ban đầu Ingwë có tên là Inwë và được miêu tả là Vua của toàn thể các Eldar xứ Kôr hay Vua của các Tiên hoặc Chúa tể của các Tiên Teleri (sau đó được đổi thành các Tiên Vanyar). Tộc Gnome gọi ông là Inwithiel. Tên khác của ông là Isil hay Isil Inwë. Ông có một con trai là Ingil.
Enel
Enel là một trong những vị cha thủy tổ đầu tiên của người Elf tại Cuivienen bởi Ngài là người thứ 3 được thức tỉnh dưới vòm trời đầy sao của Trung Địa. Imin và Tata thức tỉnh trước rồi họ đánh thức Enel dậy ngay sau đó. 3 người đầu tiên này là thủy tổ của 3 nhánh người Elf lớn là Minyar, Tatyar và Nelyar. Khi Valar Orome tìm thấy người Elf ở Cuivienen, nhánh Nelyar của Enel là đông nhất. Enel thường được xem như vị cha thứ 3 của người Elf, Ngài có vợ là Enelye, cùng với nhau, họ sinh ra những lứa con cháu mà về sau trở thành các dòng Elf riêng biệt như Teleri, Sindar và Avari.
Số phận của Enel không được nhắc tới ở những thời đại về sau trong khi mà những nhân vật khác như Elwe ( Elu Thingol ), Olwe và Cirdain lại nổi tiếng như là những vị vua hay lãnh chúa của những dòng Elf con cháu của Ngài.
Ecthelion
Ecthelion, hay Ecthelion của gia tộc Suối nguồn là một lãnh chúa hùng mạnh đồng thời là một trong những anh hùng vĩ đại nhất của xứ Gondolin vào Kỷ Đệ Nhất.
* Chuyến hộ tống Aredhel
Hai trăm năm sau khi Gondolin được thành lập, Ecthelion, Glorfindel và Egalmoth hộ tống Bạch Công chúa xứ Noldor, Aredhel rời thành phố do nàng khao khát được tự do như lúc còn ở Valinor. Nhiệm vụ của họ là dẫn nàng đến Hithlum để gặp anh trai là Fingon. Khi đến khúc cạn sông Brithiach, Aredhel đột nhiên ra lệnh cho cả đoàn đi về phương Nam để nàng có thể gặp các con trai của Feanor. Khi đến Doriath, Ecthelion và những người đồng hành xin phép được đi ngang vương quốc nhưng các hộ vệ không cho phép họ tiến vào Vành đai Melian. Không còn lựa chọn nào khác, họ phải đi con đường đầy hiểm nguy nằm giữa những thung lũng của dãy Ered Gorgoroth đáng sợ. Khi đế gần Nan Dungortheb, Thung lũng của Cái Chết Kinh Hoàng, đoàn người bị bóng tối bao trùm và để lạc mất công chúa Aredhel. Trong nỗ lực tuyệt vọng tìm kiếm nàng, họ chạm trán với bọn nhện độc ác, hậu duệ của quỷ nhện Ungoliant và ba vị lãnh chúa là những người hiếm hoi sống sót thoát ra được. Họ đau khổ trở về Gondolin mà không có công chúa.
* Lãnh chúa Gondolin
Năm 473 thời đại thứ nhất, Ecthelion lãnh đạo một cánh quân Gondolin chiến đấu bên cạnh hoàng tử Turgon trong trận chiến Muôn vàn nước mắt. Khi quân Noldor thất bại, ông bảo vệ một bên sườn để Turgon rút lui.
Hai mươi ba năm sau trận chiến đó, khi Tuor và Voronwe đến thành phố bí mật, sau khi được Elemmakil dẫn qua hết Bảy Cổng, họ đã gặp Ecthelion với tư cách là Người bảo vệ Cánh cửa thứ Bảy vĩ đại.
Ban đầu, Ecthelion từ chối không cho Tuor vào nhưng khi chàng giới thiệu mình đến theo lời giới thiệu của thần biển Ulmo, ông đã cho chàng vào.
Ecthelion là người đứng đầu gia tộc Suối nguồn, một trong mười hai gia tộc của xứ Gondolin. Những người trong gia tộc này đặc biệt yêu thích kim cương và những món trang sức bằng bạc của họ luôn là những thứ đẹp nhất.
Vào năm 510 Kỷ Đệ Nhất, khi thành Gondolin thất thủ, Ecthelion đã dẫn gia tộc của mình ra trận trong tiếng sáo hiệu đặc trưng, và bằng những thanh trường kiếm sáng ngời, họ đã gây thiệt hại nặng nề cho kẻ thù.
* Tiếng thét xung trận của tộc Eldar
Trong trận chiến đó, ban đầu Ecthelion và binh lính của mình được giữ làm quân dự bị, sau đó ông đã dẫn họ tấn công kẻ địch từ phía Nam thành phố. Giọng của ông lớn đến nỗi sau khi ông chỉ huy binh lính chém giết, cái tên Ecthelion đã thành một nỗi khiếp sợ đối với kẻ thù nhưng lại thành tiếng hô xung trận của các tiên. Kiên cường chiến đấu bên cạnh Tuor và gia tộc Đôi cánh của chàng, họ đẩy lùi bọn Orc đến khi tưởng chừng sắp chiếm lại được cổng thành. Đến lúc ấy, khi lũ rồng đến tiếp viện cho quân đội của Morgoth thì Ecthelion đã giết được ba tên balrog với thanh gươm của mình, thứ có thể làm tổn hại ngọn lửa của chúng. Bị áp đảo về quân số, họ phải rút lui. Trong lúc đó, ông bị thương cánh tay trái và đánh rơi khiêng nhưng được Tuor dìu đến được Quảng trường của đức vua để nhập hội với những tướng lĩnh còn sống sót.
Tại đây, Ecthelion uống nước từ Suối nguồn vĩ đại của nhà vua và hồi phục sức mạnh. Khi bảy con rồng dẫn quân địch tiến vào Quảng trường, tàn quân Gondolin bắt đầu rút chạy, tất cả chỉ trừ Ecthelion đứng trụ gần con suối. Hành động này của ông sau này được nhớ đến như điều dũng cảm nhất từng được biết trong mọi bài hát hay chuyện kể. Cũng tại đây, ông đã đối mặt với Chúa tể Balrog, Gothmog.
* Tiêu diệt Gothmog
Tuor định cản đường Gothmog nhưng bị hắn ném sang một bên. Và khi đó Ecthelion, vị tiên đẹp nhất xứ Noldor, giờ đây khuôn mặt trở nên sắc lạnh như ánh thép, đã tiến đến một chọi một với hắn. Đánh rơi thanh gươm vì một vết thương phải lãnh trước đó, ông bị tên Chúa tể Balrog dồn vào chân tường. Ngay khi Gothmog chuẩn bị tung đòn kết liễu, Ecthelion nhảy lên kẹp chân của mình quanh tên balrog, đồng thời húc chiếc mũ nhọn của mình vào cơ thể hắn. Gothmog mất thăng bằng, và hắn, cùng với Ecthelion ngã vào Suối nguồn vĩ đại của nhà vua. Ngọn lựa của Gothmog bị dập tắt, nhưng Ecthelion cũng hy sinh trong dòng nước mát lành mà ông từng bảo vệ.
Sau này, cậu bé Eärendil khi hỏi về Ecthelion, cậu ước ông có thể ở đây để chơi sáo hay làm những cành liễu cất tiếng hát cho cậu nghe. Khi biết về sự hy sinh anh hùng của ông, cậu đã vô cùng đau buồn và bảo rằng từ nay không còn muốn được thấy những con đường của Gondolin nữa.
* Vũ khí
Tương truyền rằng, thanh gươm Orcrist từng thuộc về Ecthelion. Nếu đó là sự thật, Orcrist và thanh gươm cùng cặp với nó là Glamdring đã giết chết hai tên Balrog nổi tiếng nhất mọi thời đại. Glamdring tiêu diệt Tai ương của Durin còn Orcrist thì lấy mạng Gothmog.
* Dịch tên
Có ba nguồn khác nhau dịch tên Ecthelion rất khác biệt. Theo như The Book of Lost Tales Part 2, trong phần phụ lục nói rằng tên ông xuất phát từ danh từ ehtelë trong tiếng Quenya nghĩa là nước, con suối, liên hệ đến danh hiệu Lãnh chúa gia tộc Suối nguồn của ông.
Theo quyển The Lost Road and Other Writings, tên ông được ghép từ ehtë (ngọn giáo) và thela (mũi). Ghép lại có nghĩa là “Mũi giáo”.
Trong phần War of the Jewels, nó lại có nguồn gốc từ aeg (sắc bén) và thel (ý chí) và tên ông có nghĩa là “ý chí sắc bén”.
* Trong các phiên bản khác của Legendarium
Ecthelion là một trong những nhân vật đầu tiên được tác giả J.R.R. Tolkien tạo ra khi ông viết The Fall of Gondolin trong giai đoạn diễn ra Thế chiến thứ I vào năm 1916. Sau này câu chuyện được biên tập lại và xuất bản trong tập The Book of Lost Tales 2 bởi Christopher Tolkien.
Tuy nhiên nếu xét về mặt thời gian, lần đầu tiên Ecthelion xuất hiện là ở chương Về Maeglin trong Huyền sử Silmarillion. Những sự kiện trong cuốn sách này diễn ra một trăm năm mươi năm trước khi thành Gondolin thất thủ. Cùng với Glorfindel và Egalmoth, ông được Turgon chỉ định bảo vệ công chúa Aredhel trong chuyến đi đầy bất trắc của nàng. Mặc dù tác giả chỉ viết rằng “Turgon chỉ định ba lãnh chúa” và không nêu cụ thể cái tên nào, nhưng một dòng chú thích trong chương Maeglin trong tập The War of the Jewels đã nêu rõ thân phận của đoàn tùy tùng.
Maeglin
Maeglin là con trai của Eöl Tiên Bóng tối và Aredhel con gái của Fingolfin. Hắn là một lãnh chúa của Vương quốc bí mật Gondolin trong Kỷ Đệ Nhất. Hắn nổi tiếng vì là người đã tiết lộ vị trí thành Gondolin cho chúa tể Morgoth dẫn đến sự sụp đổ của thành phố này.
* Tiểu sử
Khi Aredhel rời thành Gondolin đến vùng Beleriand, tại khu rừng Nan Elmoth, bà gặp Eöl và đã ở lại với gã, sau đó sinh ra Maeglin. Eöl đặt cho đứa bé cái tên Maeglin khi nó được mười hai tuổi. Suốt thời thơ ấu, Maeglin được mẹ kể về thành Gondolin và những cư dân ở đó, và ước mơ của cậu là được gặp những người đồng tộc trong Thành phố Bí mật. Cậu và mẹ dần trở nên mệt mỏi và chán nản với cuộc sống trong rừng Nan Elmoth và chủ trương xa lánh thế giới bên ngoài của Eöl. Khi Aredhel quyết định rời bỏ Eöl trở về Gondolin, bà đem theo Maeglin (cậu bé đã đánh cắp thanh gươm Anguirel rèn từ sắt thiên thạch của cha). Tuy nhiên, Eöl bám theo bà và khi bị luận tội trước Turgon, gã định giết Maeglin bằng một cây phi đao tẩm độc, tuy nhiên lưỡi dao lại đâm trúng và giết chết Aredhel. Eöl bị trừng phạt bằng cách bị ném từ tường thành xuống đất.
Maeglin trở nên mồ côi và được Turgon nuôi dưỡng. Hắn dần trở thành một hoàng tử Tiên tộc đáng kính và đứng đầu gia tộc của riêng mình. Maeglin là người tìm được những mỏ kim loại quý ở Echoriath, dãy núi bao quanh thành phố và rèn nên những món vũ khí tốt nhất từ trước đến giờ. Khu mỏ của hắn ở Echoriath được đặt tên là Anghabar – Mỏ Sắt. Trong trận chiến Muôn vàn nước mắt, Maeglin từ chối ở lại thành mà ra trận cùng vua Turgon. Cánh cổng thứ bảy và cuối cùng của Gondolin, Cánh Cửa Thép Vĩ Đại là tác phẩm của Maeglin.
Mặc dù đã là một lãnh chúa quyền lực ở Gondolin nhưng điều hắn khao khát nhất là con gái của vua Turgon cũng là chị họ của hắn, Idril. Tuy nhiên tình yêu của hắn trở nên vô vọng, vì “người Eldar không kết hôn với họ hàng gần”. Idril cũng cảm nhận cái ác trong hắn và nàng luôn tìm cách tránh xa hắn. Tình yêu của Maeglin dần biến thành nỗi hận thù và một khi không có được nàng lẫn ngôi vua Gondolin, hắn âm thầm chịu đựng và chờ đợi cơ hội để đoạt được cả hai.
Khi Tuor đến mang theo lời cảnh báo của thần Ulmo về những hiểm nguy sắp xảy ra với Gondolin, Maeglin ngồi bên cạnh vua Turgon và cãi lại Tuor. Sau đó, đám cưới của Tuor và Idril càng khiến Maeglin điên tiết, dẫn đến quyết tâm chống lại Turgon và Tuor của hắn. Trong một lần đi tìm quặng mỏ, Maeglim phớt lờ mệnh lệnh của vua Turgon đi ra bên ngoài dãy núi, và hắn bị bọn orcs bắt và mang đến Angband. Tại đây, Morgoth hứa hẹn với Maeglin cả Gondolin và Idril sẽ thuộc về hắn nếu hắn tiết lộ vị trí của Thành phố Bí Mật. Và đây là cuộc giao kèo dẫn đến sự phản bội kinh khủng nhất trong Kỷ Đệ Nhất. Chúa tể bóng tối đưa cho hắn vật làm tin để bảo đảm an toàn cho bản thân khi thành phố bị tấn công. Maeglin trở về thành Gondolin mà xem như không có chuyện gì, nhưng nhiều người nhận thấy sự khác biệt ở hắn. Phần lớn cho rằng hắn thay đổi tích cực hơn nhưng Idril tỏ ra nghi ngờ và nàng cho xây dựng con đường bí mật của Idril. Maeglin cũng chiêu dụ được một số lãnh chúa như Salgant cùng những kẻ tha hóa khác về phe hắn. Khi quân của Morgoth bao vây thành phố, Maeglin khuyên Turgon không nên trốn chạy, và vì vị trí của hắn trong lòng, nhà vua đã nghe theo hắn. Khi trận chiến Gondolin diễn ra, Maeglin định giết Eärendil và cướp Idril. Nhưng Tuor đuổi kịp hắn và họ đánh nhau trên tường thành. Maeglin bị đánh bại và bị ném từ trên xuống.
* Dịch tên
Maeglin có nghĩa là “cái nhìn sắc lạnh” trong tiếng Sindar. Cái tên được hình thành từ maeg, nghĩa là “sắc bén” hay “xuyên thấu” và glîn có nghĩa “tia sáng”, “cái nhìn”. Khi vừa sinh ra, Aredhel đặt cho Maeglin cái tên Lómion, có nghĩa là “Đứa con của chạng vạng” trong tiếng Quenya. Cái tên này có nguồn gốc từ chữ lómë, một danh từ mang nghĩa “hoàng hôn”, “chạng vạng” và “đêm”.
Lindir
Lindir là một người Elf, không biết rõ dòng dõi nhưng chàng có xuất hiện tại Rivendell khi Frodo gặp Bilbo trong Hội bảo vệ Nhẫn, phần 1 của loạt tiểu thuyết Chúa Nhẫn.
Lindir là người lắng nghe khi Bilbo đọc thơ ở Rivendell. Có lẽ chàng là một người hát rất hay, điều đó được thể hiện trong ý nghĩa tên gọi của chàng. Trong tiếng Sindar, lindo có nghĩa là “ người ca hát ” hoặc “ chú chim ca hót ” còn trong tiếng Quenya, linda lại mang nghĩa là “ âm thanh đẹp đẽ, ngọt ngào và du dương ”. Sau lúc Bilbo ngâm nga Bài ca của Earendil, Lindir đã nói là chàng không phân biệt được phần nào là do Aragorn viết và phần nào là do Bilbo viết vì Người phàm có vẻ giống với người Elf.
Trong phim The Hobbit: Unexpect Journey của đạo diễn Peter Jackson, Lindir do diễn viên Bret McKenzie thủ vai. Một điểm thú vị là Bret cũng xuất hiện trong loạt Chúa Nhẫn 10 năm trước đó nhưng không phải là vào vai Lindir mà là một nhân vật Elf phụ khác là Figwit, anh ta xuất hiện trong một cảnh đi gần Arwen vào lúc mà đoàn người Rivendell đang thực hiện hành trình đi về Cảng Xám. Dù chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc ngắn nhưng nhân vật Fitwig do Bret McKenzie đã tạo ra một ấn tượng tốt đẹp đối với các fan hâm mộ bởi khuôn mặt đẹp của mình. Cũng bởi những ấn tượng này mà khi The Hobbit được tiến hành thực hiện thì Peter Jackson đã cho mời lại Bret Mckenzie để đảm nhiệm vai diễn Lindir. Trong phim thì Lindir là người xuất hiện ở Rivendell để thay mặt cho lãnh chúa Elrond ra đón tiếp nhóm người của Gandalf.
Celegorm
Celegorm Tóc vàng là con trai thứ ba của Fëanor và Nerdanel. Ông thường đi chung với người em của mình là Curufin. Ông được miêu tả là có mái tóc vàng, khác hẳn với màu tóc đen và đỏ của cha mẹ cùng các anh em.
* Tiểu sử
Celegorm sinh tại Valinor vào Kỷ nguyên Hai Cây. Ông là một thợ săn tài ba đồng thời là bạn của thần Oromë. Từ thần, ông học được nhiều kỹ năng của các loài chim và thú, thậm chí có thể hiểu được ngôn ngữ của một số loài. Ông cũng mang theo từ Valinor một chú chó săn to lớn là Huan, món quà của thần Oromë.
Sau khi các viên Silmarils bị đánh cắp và ông nội bị giết, ông cùng cha và các anh đã tuyên thệ một lời thề phải đoạt lại các báu vật bằng mọi giá. Celegorm tuân theo lời thề đã đến Trung địa, thành lập những vương quốc Ñoldor lưu vong, cùng với những người trong gia tộc Fingolfin tiến hành cuộc chiến chống lại Morgoth. Celegorm cùng Curufin cai quản vùng đất Himlad, nơi có con đường dẫn vào vương quốc Doriath. Trong Trận chiến Ngọn lửa bất ngờ, hai anh em bị quân của Morgoth đánh bại và phải bỏ Himlad chạy về phương Nam xin trú ngụ tại Doriath. Tuy nhiên họ không được phép vào vương quốc do đã tham gia vào cuộc tàn sát người Teleri ở Alqualondë nên cả hai phải đến ở tại Nargothrond, nơi họ được người em họ Finrod Felagund hoan nghênh.
Trong thời gian ở tại Nargothrond, hai người bắt được Lúthien Tinúviel, con gái vua Thingol của Doriath. Celegorm muốn cưới nàng và ép vua Thingol phải đồng ý. Tuy nhiên, chú chó Huan đã giúp Lúthien trốn thoát. Sau đó, ông và em trai bị Orodreth trục xuất khỏi Nargothrond. Celegorm bỏ mạng khi những người con của Fëanor tấn công Doriath để đoạt viên Silmaril của vua Dior. Celegorm giết Dior nhưng đồng thời cũng bị hạ sát bởi nhà vua.
* Dịch tên
Tên-cha của ông là Turcafinwë (Finwë to khỏe). Tên-mẹ của ông là Tyelkormo (Kẻ nóng vội) xuất phát từ chữ tyelka (nóng vội) trong tiếng Quenya, có lẽ liên quan đến bản tính hấp tấp và thói quen hay nhảy dựng lên khi nóng giận của ông.
Galdor
Galdor thuộc tiên tộc Noldor sống tại Gondolin vào Kỷ Đệ Nhất và là lãnh chúa của gia tộc Cây xanh. Ông được xem là vị tiên dũng cảm nhất chỉ sau đức vua Turgon. Ông thường mặc trang phục màu xanh lá, vũ khí của ông là chùy và giáo. Trong trận đánh ở Gondolin, Galdor đã cứu mạng của Tuor và Ecthelion. Khi ấy, Tuor đang dìu một Ecthelion bị thương đến Quảng trường của đức vua. Khi vừa đến nơi, Tuor vấp ngã kéo theo Ecthelion và không nhờ Galdor yểm trợ thì cả hai đã mất mạng dưới tay bọn orc. Sau khi thành Gondolin thất thủ, ông thoát ra được cùng những người sống sót và chạy về phương Nam đến cửa sông Sirion. Sau này, ông được Cirdan và Gil-galad cứu sống trong cuộc tấn công của Maedhros, Maglor, Amrod và Amras. Tương truyền sau đó ông dong buồm về Vùng đất bất tử và ngụ tại Tol Eressëa.
* Trong các phiên bản khác của Legendarium
Trong những ghi chép sau này, tác giả Tolkien đồng nhất Galdor của gia tộc Cây xanh với Galdor được Cirdan phái đến Imladris, nhưng cuối cùng ông lại bác bỏ điều này. Nếu thật sự Galdor ở lại Trung địa, thì ông đã từ chối tiếng gọi của các đấng Valar và đã qua đời. Hoặc nếu cho rằng ông đã ra đi sau đó trở lại như cách của Glorfindel thì thật sự thân phận ông quyền năng vượt xa hơn hẳn vị Galdor trong The Lord of the Rings đã miêu tả. Lý giải cho điều này, tác giả Tolkien đã nói “Galdor” chỉ là một cái tên phổ biến trong tiếng Sindar.
Beleg
Beleg hay Beleg Cúthalion là đội trưởng lực lượng biên phòng dưới quyền vua Elu Thingol xứ Doriath. Ông nổi tiếng với tài bắn cung và được xem như là cung thủ giỏi nhất vào thời đó.
Beleg cùng người bạn của mình, Mablung, là những tướng lĩnh tài ba của tộc Sindar. Cả hai là những Tiên Doriath hiếm hoi chiến đấu trong Liên minh Maedhros ở trận chiến Muôn vàn nước mắt, khi vua Thingol chủ trương không can dự vào cuộc chiến của người Ñoldor. Beleg là đội trưởng lực lượng biên phòng của Doriath cho nên ông thường làm nhiệm vụ ở biên giới phía Bắc của vương quốc. Beleg thường mang theo một cây cung màu đen có tên gọi Belthronding và mũi tên Dailir.
Ông cũng góp mặt trong cuộc săn đuổi con sói Carcharoth trong cuộc thử thách của Beren và Lúthien.
Về sau, ông trở thành bạn tốt và chiến hữu của Túrin Turambar, nhưng cũng vì vậy mà ông vướng vào những bất hạnh từ lời nguyền lên số phận của chàng. Khi Túrin bị buộc phải rời Doriath, Beleg được nhà vua cho phép đi tìm chàng. Nhận thấy cây cung trứ danh của mình không thích hợp cho nhiệm vụ này nên ông được phép chọn thêm một món vũ khí của nhà vua và Beleg đã lấy thanh gươm Anglachel mà trước kia Eöl đã rèn tặng Thingol. Trên đường đi, Beleg bị băng cướp dưới trướng Túrin bắt giữ và tra tấn trong lúc chàng không có mặt. Sau đó Túrin trở về và ông được thả ra. Beleg truyền lệnh của nhà vua tha tội cho Túrin và cho phép chàng có thể tự do trở về Doriath, tuy nhiên Túrin tỏ ra thờ ơ với ân huệ này. Không thuyết phục được Túrin quay về, Beleg trở lại Doriath để báo tin với nhà vua, sau đó ông lại lên đường khi mùa Đông tới để nhập hội với Túrin. Cùng với chiến hữu của mình, ông trở thành thủ lĩnh nghĩa quân chống Morgoth suốt mời một thời gian, và lãnh địa của họ được biết đến với tên gọi Vùng đất của Cung và Mũ giáp hay Dor-Cuarthol trong tiếng Sindar. Gã Người lùn tí hon Mîm mà trước đây nhóm của Túrin bắt được rất ghét tộc Tiên và đặc biệt là Beleg vì ông đã chữa lành vết thương cho kẻ thù của hắn là Andróg.
Khi bị lũ orcs bắt, Mîm đã khai ra căn cứ địa của nhóm nghĩa quân. Sau trận chiến ác liệt trên ngọn đồi Amon Rûdh toàn bộ nghĩa quân hy sinh còn Túrin bị bắt. Beleg bị bắt sống khi tên Mîm muốn tự tay giải quyết ông. Nhưng Andróg vẫn còn sống dù bị thương nặng, ông đánh lui tên Mîm trước khi hắn kịp ra tay nhưng sau đó đã tắt thở ngay sau khi cắt dây trói cho Beleg.
Beleg vô cùng đau buồn khi biết Túrin bị bắt đi. Ông mau chóng hồi phục và đuổi theo bọn orcs. Trên đường đi, ông gặp Gwindor vừa trốn thoát khỏi những hầm mỏ của Morgoth và cùng nhau họ tìm được trại của những kẻ bắt giữ Túrin. Beleg bắn chết từng tên lính canh một và đưa được Túrin rời khỏi trại một cách an toàn. Khi cắt dây trói cho Túrin, Beleg bị trượt tay và thanh gươm của ông vô tình cắt phải da thịt của chàng. Túrin bừng tỉnh và không nhận ra Beleg, tưởng rằng ông là một tên orc đến hạnh hạ chàng. Trong một nỗ lực tự vệ, Túrin giật thanh gươm từ tay Beleg và vô tình giết chết ông.
Túrin và Gwindor đã chôn Beleg cùng với cây cung Belthronding. Thanh gươm Anglachel khi nhuốm máu chủ nhân của mình đã biến thành màu đen và không còn sắc bén nữa. Tuy nhiên Gwindor vẫn mang nó theo bên mình nhằm sử dụng với mục đích trả thù Morgoth còn hơn là để nó chìm vào quên lãng trong lòng đất.
Sau cái chết của Beleg, Túrin đã viết nên bài ca Laer Cú Beleg, Bài ca về người cung thủ vĩ đại, vốn thường được chàng cất lên trong những thời khắc đau buồn để tưởng nhớ về người bạn của mình.
Beleg nghĩa là “hùng mạnh” trong tiếng Sindar.
Finwe
Finwë là Đức vua tối cao đầu tiên của Ñoldor. Ông là người đã dẫn dắt các Tiên đồng tộc của mình trong hành trình rời Trung địa đến Valinor ở thiên quốc Aman. Ông còn là một người bạn tốt của Elu Thingol, vua xứ Doriath.
* Cuộc đời tại Trung địa
Finwë là một trong những Tiên thức tỉnh ở hồ Cuiviénen. Mặc dù trong Huyền sử Silmarillion không nói rõ, nhưng có lẽ Finwë nằm trong số những Tiên được tạo ra bởi chính bàn tay của Eru Ilúvatar. Thần Săn bắn Oromë khi đi ngang qua núi Orocani đã phát hiện ra các Tiên và kết bạn với họ. Người rất yêu quý tộc Tiên và muốn họ cùng đi đến Valinor để chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ nơi đó. Tuy nhiên, các Tiên tỏ ra nghi ngờ lời đề nghị này vì vậy các Valar chọn ra ba người đại diện cho ba dòng tộc đi trước sau đó sẽ trở về và kể lại những gì họ đã thấy, nhằm giảm bớt nỗi sợ hãi trong lòng Tiên tộc vốn đã tồn tại sau những chuyện gây ra bởi Melkor. Ba người cùng đi với Oromë là Finwë, Ingwë và Elwë. Đây cũng là những người sau này sẽ đứng đầu ba dòng tộc của các Tiên. Say mê vẻ đẹp kỳ diệu của Valinor, Finwë và hai bạn đồng hành trở về Trung địa và thuyết phục các Tiên khác cùng tham gia cuộc hành trình. Những người đồng ý theo thần Oromë được gọi là Eldar. Trong số đó có dòng tộc của Finwë, các Tiên Ñoldor, và cuối cùng họ đến được Valinor ngay sau các Tiên Vanyar. Sau đó Finwë trở thành vua của họ.
* Cuộc đời tại Valinor
Người Ñoldor đến Valinor định cư trên ngọn đồi Túna được tạo ra bởi các đấng Valar cho họ, trong thành phố Tirion chung với các Tiên Vanyar. Trong khi xây ngôi nhà cho Finwë, những người thợ đã tìm được những viên ngọc trong lòng đất mà từ đó họ tạo ra được vô số đồ trang sức làm đẹp cho xứ Valinor. Sau đó, Ingwë và người của ông rời thành phố Tirion và Finwë trở thành vị vua duy nhất trị vị trên ngọn đồi Túna.
Vợ đầu tiên của Finwë là nàng Míriel Serindë, thợ dệt của nữ thần Vairë, một Tiên nữ xuất sắc về mọi lĩnh vực đòi hỏi sự tinh tế. Họ sinh được một người con là Curufinwë, sau này được biết đến với cái tên Fëanor. Cuộc sinh nở đã bòn rút hết sức lực và khát vọng sống của Míriel và nàng muốn được yên nghỉ trong khu vườn Lórien. Finwë rất đau lòng vì điều này. Ông không thể để đứa trẻ lớn lên mà không có mẹ, cũng như không muốn đây là đứa con cuối cùng của họ. Nhưng vợ ông nói rằng mọi điều có thể giúp nuôi dưỡng những đứa trẻ khác, bà đã truyền lại trong Fëanor. Không còn lựa chọn nào khác, ông đành chấp nhận ước nguyện của bà. Và thế là Míriel, với sự cho phép của thần Manwë, được an nghỉ trong khu vườn của thần Irmo. Sau đó linh hồn của bà rời khỏi thể xác và bà không bao giờ thức dậy nữa.
Sự viện này gây chấn động toàn thể những người ở Valinor, vì từ trước đến giờ không ai có thể chết theo ý nguyện. Một thời gian dài, Finwë sống trong đau buồn và ông thường đến thăm thân xác của Míriel. Nhưng khi nỗi cô đơn và đau khổ ngày càng tăng, ông không còn làm điều đó nữa. Tình yêu còn lại của ông dành hết cho đứa con trai là Fëanor, giờ đây lớn lên trở thành một Tiên giỏi trong mọi lĩnh vực đòi hỏi bàn tay và trí óc. Fëanor kết hôn với Nerdanel và sinh cho Finwe bảy đứa cháu nội.
Khi Finwë không còn chịu nổi với cảnh cô đơn ông quyết định tái hôn. Người vợ thứ hai của ông là nàng Indis Xinh Đẹp, một Tiên nữ Vanyar tóc vàng. Ông hết mực yêu thương bà và nhờ bà mà ông tìm lại được niềm vui cuộc sống. Bà sinh cho ông hai con trai là Fingolfin và Finarfin cùng hai con gái là Findis và Írimë. Mặc dù giờ đây ông đang hạnh phúc nhưng hình bóng của nàng Míriel vẫn luôn tồn tại trong gia đình, đặc biệt là khi Fëanor phản đối việc cha mình tái hôn. Những người con của Finwë không sống cùng nhau và cũng chẳng lấy làm thân thiết. Và sau này khi nhiều sự việc xảy ra liên quan đến những báu vật Silmaril nhiều người đã trách Finwë và việc tái hôn của ông là nguồn cơn gây ra những chuyện không hay trong gia đình. Tuy nhiên những lời cáo buộc này là vô căn cứ vì thực tế là Finwë vẫn yêu người con cả của mình hơn hết thảy, và những sự kiện xung quanh cái chết của ông đã chứng tỏ điều đó.
* Cái chết
Sau ba thời đại bị bắt giữ, Melkor được thả ra khỏi sự giam cầm của thần Mandos. Hắn một lần nữa lấy được lòng tin của các Valar và được tự do đi lại ở Valinor. Tên Melkor quỷ quyệt khao khát những viên Silmaril, ba báu vật được tạo tác bởi bàn tay tài năng của Fëanor, và luôn tìm cách đoạt được chúng. Hắn đặt điều dối trá khiến người Noldor bất hòa, nghi kỵ lẫn nhau, xung đột với những dòng tộc khác thậm chí với các đấng Valar.
Nhà Finwë cũng không thoát khỏi chuyện này. Vốn dĩ đã có bất hòa giữa những người con của ông, và những vụ việc này càng làm rạn nứt giữa họ thêm sâu sắc. Finwë triệu tập tất cả bọn họ lại với mong muốn hòa giải. Nỗ lực của ông có vẻ đã thành công khi Fingolfin chịu quỳ xuống trước mặt và dẹp bỏ mọi ý nghĩ cũng như lời nói cãi lại anh trai. Sau đó các Valar gọi Fëanor đến để giải thích về những phát ngôn chống lại họ. Lúc này việc làm của Melkor bị bại lộ. Tuy nhien,Fëanor cũng bị đày đi khỏi Tirion trong mười hai năm, đến pháo đài Formenos. Vì tình thương của mình đối với đứa con cả, Finwë từ bỏ vương vị và đi theo Fëanor đến Formenos.
Kiên quyết đoạt được những viên Silmaril, Melkor đã chặn cướp chúng ở cổng pháo đài Formenos. Fëanor chống cự dữ dội trong khi Finwë cử sứ giả về báo cho thần Manwe. Trong một dịp lễ hội, Melkor trở lại. Trong khi mọi người ở Valinor chìm trong không khí lễ hội thì Finwë, phần vì lo cho Fëanor, phần vì không hài lòng với hình phạt dành cho con trai ông, nên không tuân lệnh thần Manwe gọi về mà ở lại Formenos. Sau khi Melkor và quỷ nhện Ungoliant cướp đi ánh sáng của Hai Cây, chúng thẳng tiến đến Formenos. Chỉ có duy nhất Finwë có đủ dũng khí đối mặt với thế lực bóng tối. Và tại cổng pháo đài Formenos, vị vua của Ñoldor bị chúng hạ sát và những giọt máu đầu tiên đã đổ trên đất Aman. Melkor xông vào pháo đài và cướp đi những viên Silmaril, nhấn chìm vương quốc hằng phước vào đêm đen và khiến những người Ñoldor rời Valinor.
* Dịch tên
Finwë là một trong những cái tên xa xưa nhất từng được biết của Tiên tộc. Không rõ nó mang nghĩa gì nhưng có thể nó được ghép từ chữ fin- (tóc) và –we (hậu tố dùng cho tên của giới nam).
Danh hiệu Ñoldóran – “Vua của người Ñoldor” của Finwë được ghép từ chữ Noldo và aran (vua).
* Trong các phiên bản khác của Legendarium
Ban đầu, trong bảng phả hệ, Finwë có bốn người con trai: trẻ nhất là Finrun nhưng sau đó tác giả đã bỏ ý tưởng đó, vì vậy Finrod (sau là Finarfin) là con trai út của Finwë kể từ đó.
Trong một phiên bản sau Finwë có ba cô con gái với Indis là Findis, Faniel và Finvain. Sau đó Faniel bị loại bỏ và tác giả chỉ giữa lại Findis và Finvain. Finvain được đổi tên thành Írimë và được đưa lên sau Fingolfin, vì vậy Finarfin vẫn là con út của Finwë.
Aegnor
Aegnor là con trai thứ ba của Finarfin, anh của Galadriel, em của Finrod và Angrod. Chàng là đồng lãnh chúa xứ Dorthonion trong Kỷ Đệ Nhất. Aegnor được biết đến như một chiến binh dũng mãnh trong chiến trận với đôi mắt dường như có lửa. Mặc dù trẻ tuổi nhưng chàng là một người rất rộng lượng và đầy cao quý.
Aegnor sinh ra tại thành phố Tirion. Chàng là bạn rất thân với Fingon. Aegnor cùng các anh chị em theo bước những người Ñoldor lưu vong đến Trung địa. Tại đây, chàng cùng anh trai là Angrod trấn giữ mạn Bắc của cao nguyên Dorthonion chống lại những cuộc tấn công của Morgoth suốt thời gian diễn ra cuộc bao vây pháo đài Angband.
Tại Dorthonion, bên mặt hồ Aeluin, Aegnor gặp một thiếu nữ loài Người thuộc gia tộc Bëor tên là Andreth và họ đem lòng yêu nhau. Khi bên nhau, cả hai dành thời gia để nói về Tiên tộc, về loài Người và số phận của họ ở thế giới này (những điều này được ghi chép rõ ràng trong tác phẩm Athrabeth Finrod ah Andreth). Tuy nhiên, họ không đến được với nhau do luật lệ của các Tiên Eldar quy định không được kết hôn trong thời chiến. Sau đó, chàng hy sinh bên cạnh anh trai Angrod khi Morgoth phá vòng vây vào đầu trận chiến Ngọn lửa bất ngờ năm 455 Kỷ Đệ Nhất.
Cái tên Aegnor là phiên âm tiếng Sindar từ tiếng Quenya của cái tên Aikanár hay Aikanáro, nghĩa là “ngọn lửa gay gắt” hay “ngọn lửa mãnh liệt”.
Caranthir
Caranthir hay Caranthir Đen tối, là con trai thứ tư của Fëanor. Ông là người tàn nhẫn và nóng tính nhất trong số các anh em.
* Tiểu sử
Cũng như những người con của Fëanor khác, Caranthir bị trói buộc bởi Lời thề phải đoạt lại những viên Silmaril bị đánh cắp bởi Chúa tể bóng tể Morgoth. Lời thề đã đưa bảy anh em đến Trung địa vào Kỷ Đệ Nhất. Tại đây họ thành lập những vương quốc Ñoldor lưu vong, chiến đấu với Morgoth, thậm chí phải chống lại những đồng bào Tiên tộc của mình và cuối cùng phải hứng chịu nỗi bất hạnh theo những cách khác nhau.
Caranthir cai quản vương quốc Thargelion hay còn được gọi là Dor Caranthir (Lãnh địa của Caranthir) nằm dọc theo bờ hồ Helevorn ở Đông Beleriand. Vùng đất của ông nằm cạnh hai vương quốc Nogrod và Belegost vĩ đại của tộc Người lùn tại dãy núi Lam nên ông rất giàu có nhờ việc kiểm soát phần lớn việc giao thương qua Con đường Người lùn.
Vào năm 420 Kỷ Đệ Nhất, Caranthir giải cứu Haleth và gia tộc của bà khi họ bị bọn orcs bao vây. Khi ông thấy được sự dũng cảm của loài Người, ông đã để gia tộc Haleth định cư ở phía Bắc vương quốc của ông. Tuy nhiên Haleth vì không muốn gia tộc của bà phải phục vụ bất kỳ vị lãnh chúa nào nên đã lịch sử cảm ơn ông rồi từ chối, sau đó dời đến rừng Brethil.
Năm 463, Ulfang dẫn người của hắn vượt qua dãy núi Lam và kết liên minh với Maedhros. Họ được cấp cho vùng đất Lothlann và nằm dưới quyền cai trị của Caranthir.
Năm 473, Trận chiến Muôn vàn nước mắt diễn ra, quân Liên minh thất bại nặng nề do sự phản bội của Ulfang. Caranthir phải bỏ vương quốc và buộc phải rút về núi Dolmed cùng với các anh em.
Năm 505, ông bỏ mạng cùng với Celegorm và Curufin khi các con trai của Fëanor tấn công Menegroth để đoạt viên Silmaril từ tay vua Dior của Doriath.
* Dịch tên
Caranthir là chuyển ngữ của tên-mẹ Carnistir (Mặt đỏ) của ông. Cái tên này có nguồn gốc từ chữ carnë (đỏ) trong tiếng Quenya. Tên-cha của ông là Morifinwë (Finwë đen tối) gốc từ chữ mor (đen tối).
Curufin
Curufin Khéo léo hay Curufin Gian xảo là một hoàng tử Ñoldor. Ông là người thứ năm trong bảy đứa con trai của Fëanor và Nerdanel. Curufin là cha của Celebrimbor, thợ thủ công bậc thầy xứ Eregion, người sau này đã tạo ra những chiếc Nhẫn quyền lực.
Trong bảy anh em, Curufin là người được Fëanor yêu quý nhất và ông cũng là người giống cha nhất cả về ngoại hình lẫn tài năng.
* Tiểu sử
Curufin sinh ra tại Valinor vào Kỷ nguyên Hai Cây và ông được đặt tên giống cha mình là Curufinwë. Bởi vì cả cha ông, các chú và các anh em đều có tên-cha tận cùng bằng -finwë, nên ở nhà Curufin được gọi là Curvo. Tên-mẹ của ông là Atarinkë. Khi còn ở Valinor, ông kết hôn với một Tiên nữ (có lẽ thuộc tộc Ñoldor) và sinh được một đứa con là Celebrimbor. Celebrimbor có tính cách trái ngược hẳn với cha và ông cũng không thích bản tính ranh mãnh và cách cha ông đối xử với những người Ñoldor khác.
Cũng như những người con khác của Fëanor, Curufin bị trói buộc bởi lời thề phải đoạt lại những viên Silmaril bị đánh cắp bởi Chúa tể bóng tối Morgoth. Lời thề đã khiến ông cùng các anh em phải quay về Trung địa nơi họ đã lập nên những vương quốc Noldor lưu vong, chống lại Morgoth và thậm chí phải chống lại những đồng bào của mình, cuối cùng dẫn đến sự diệt vong của chính họ.
Khi vừa đặt chân lên Trung địa, Fëanor ra lệnh cho Curufin và những người trung thành với ông đốt hết những chiếc thuyền thiên nga. Tuy nhiên, trong lúc hỗn loạn, em trai út của ông là Amras không may bị thiêu sống trong ngọn lửa. Sau đó, Curufin cùng các anh em chiến đấu trong Trận chiến dưới các vì sao nhưng cha ông là Fëanor tử trận.
Curufin cùng người anh là Celegorm định cư tại Himlad, về phía Đông pháo đài Himring của Maedhros và phía Nam của Aglon, một con đường độc đạo nằm giữa Himring và Dorthonion dẫn thẳng đến Doriath. Vào khoảng thời gian này, cô em họ của hai người là Aredhel rời thành Gondolin để đi tìm họ nhưng lại bị lạc trong rừng Nan Elmoth. Nhiều năm sau, khi Aredhel cùng con trai Maeglin rời Nan Elmoth, Eöl đã bám theo họ. Gã bị bắt mang đến trước Curufin. Mặc dù rất ghét và vô cùng khinh miệt gã, nhưng hai anh em không giết mà tha cho hắn được tiếp tục cuộc hành trình.
Hai anh em tích cực củng cố phòng ngự vương quốc của mình cho đến thời điểm trận chiến Ngọn lửa bất ngờ diễn ra. Họ thua trận, vương quốc bị chiếm và hai người cùng với thần dân phải tháo chạy về Nargothrond, nơi họ được Finrod chào đón.
Một thời gian sau, Beren đến Nargothrond và gợi nhắc Finrod về lời thề năm xưa của ông và xin được giúp đỡ. Finrod quyết định sẽ giúp Beren nhưng Celegorm và Curufin vì Lời thề của riêng gia tộc họ đã đem sự kinh hoàng của Chúa tể bóng tối ra để thuyết phục người Nargothrond đừng đi theo nhà vua cũng như đừng dại dột gây hấn với Morgoth. Vì vậy Finrod phải lên đường chỉ với vài chiến binh gồm cả Beren và sau đó ông hy sinh. Cháu họ của ông là Orodreth lên nắm quyền tại Nargothrond.
Trong một lần đi săn với chú chó săn Huan, hai anh em gặp Lúthien, con gái vua Thingol đang trên đường đi tìm Beren. Giả vờ giúp đỡ nàng, cả hai bắt nàng mang về Nargothrond. Celegorm phải lòng nàng và muốn Thingol gả con gái cho mình. Tuy nhiên, chú chó Huan đã giúp công chúa Lúthien chạy thoát, và cùng nhau họ giải thoát Beren cùng những tù binh khác khỏi tay Sauron. Khi những người sống sót trở về, người Nargothrond mới hiểu rõ âm mưu của hai anh em. Tuy nhiên thay vì giết họ, Orodreth trục xuất cả hai khỏi Nargothrond.
Trên đường đi, hai người lại gặp Lúthien và Beren, và Curufin đã đánh nhau với Beren nhưng thua trận bị đoạt mất con dao Angrist. Khi rút chạy, ông muốn giết luôn Lúthien nhưng lại bắn trúng Beren.
Vì hành vi hèn hạ của Celegorm và Curufin nên khi Maedhros muốn liên kết toàn bộ Tiên tộc, Người lùn và con Người trong Liên minh Maedhros, Orodreth và Thingol đã không tham gia.
Curufin bị giết trong cuộc Cuộc tàn sát đồng tộc lần thứ hai, khi những người con của Fëanor tấn công Doriath để đoạt viên Silmaril trong tay vua Dior Tuấn tú. Hai người anh của ông là Celegorm và Caranthir cũng chết trong trận chiến.
* Dịch tên
Tên-cha của ông là Curufinwë nghĩa là “(con trai) Finwë khéo léo” từ chữ curu (khéo léo) trong tiếng Quenya. Tên Curufinwë cũng chính là tên gốc của Fëanor, bởi vì Curufin là người giống cha nhất về ngoại hình, tính cách và tài năng. Tên-mẹ của ông là Atarinkë (Người cha nhỏ) cũng bởi vì sự giống nhau của ông và cha. Curufin là tên-cha của ông dịch ra tiếng Sindar. Ở nhà ông được gọi là Curvo.
Daeron
Daeron là một Tiên Sindar. Ông là một nhà hiền triết đồng thời là nhà ngôn ngữ học lỗi lạc dưới triều đại của vua Thingol xứ Doriath. Chính Daeron là người đã phát minh ra bảng chữ Cirth vào năm 1300 Kỷ nguyên Hai Cây.
Ngoài ra Daeron còn được biết đến như người nghệ sĩ vĩ đại bậc nhất Trung địa. Người duy nhất có thể sánh với ông là Maglor, con trai của Fëanor, cũng xếp sau một bậc.
* Tiểu sử
Daeron được sinh ra ở Trung địa và sau đó trở thành một nhân vật quan trọng dưới triều đại vua Thingol. Ông là người đã phát minh ra bảng chữ cái Cirth, về sau trở thành một loại ký tự quan trọng.
Khi Fingolfin, đức vua của người Ñoldor tổ chức Đại hội Mereth Aderthad bên hồ Ivrin, Daeron và Mablung là những người đại diện cho vua Thingol và xứ Doriath đến tham dự.
Ông yêu công chúa Lúthien hơn tất cả mọi thứ trên đời. Những bài hát ông sáng tác đa phần lấy cảm hứng từ nàng và Daeron thường chơi chúng khi Lúthien khiêu vũ. Tuy nhiên nàng chỉ xem Daeron như một người bạn tốt. Khi Beren đến Doriath, lòng đố kỵ của ông đối với tình yêu của chàng và Lúthien đã khiến ông bí mật theo dõi họ và thuật lại những gì thấy được với vua Thingol.
Về sau, khi biết Sauron đã bắt được Beren, Lúthien tìm đến Daeron xin giúp đỡ nhưng ông đã mật báo với nhà vua, khiến nàng bị vua cha giam tại Hírilorn. Sau đó nàng trốn thoát được và đi tìm Beren. Khi được biết tin nàng mất tích, Daeron rất ân hận vì hành động của mình và đã lên đường rời Doriath để tìm nàng nhưng vô vọng. Ông không bao giờ tìm được nàng cũng như không trở về Doriath. Daeron lạc về phương Đông xa xôi và ông ở lại những vùng đất tối tăm, cất lên những bài ca đau buồn khóc thương tình yêu của mình dành cho Lúthien. Số phận về sau đó của ông không được biết rõ.
Bảng chữ Cirth do ông tạo ra sao này trở thành loại ký tự rune của tộc Người lùn và phổ biến khắp Trung địa qua nhiều đời. Những ký tự này về sau được sử dụng ở Moria và được biết đến với tên gọi Cổ tự Rune của Daeron.
* Dịch tên
Cái tên Daeron có nghĩa là "bóng cây". Và trong tiếng Doriath (một loại phương ngữ của tiếng Sindar) tên của ông là Dairon, xuất phát từ dai có nghĩa là “bóng”.
Finduilas
Finduilas là một công chúa của tộc Ñoldor, con gái của Orodreth – lãnh chúa xứ Nargothrond. Nàng cũng là em gái của Gil-galad.
* Tiểu sử
Finduilas là con gái của Orodreth và một Tiên nữ Sindar phương Bắc. Vì vậy nàng mang trong mình dòng máu của cả tộc Ñoldor, Teleri và Vanyar. Finduilas nổi tiếng xinh đẹp, nàng sống cùng cha và anh ở Nargothrond dưới quyền của vua Finrod Felagund. Nàng được hứa hôn với Gwindor, người đã đặt cho nàng cái tên Faelvrin, nghĩa là “Ánh mặt trời trên hồ Ivrin”.
Vào năm 472 Kỷ Đệ Nhất, hôn phu của nàng bị Morgoth bắt trong Trận chiến muôn vàn nước mắt. Khi Gwindor trở về vào năm 490, đi cùng chàng là một người tự gọi mình là Agarwaen con trai của Umarth (Kẻ Nhuốm máu, con trai của Bất hạnh). Finduilas tất nhiên không biết đây là Túrin, con trai của Húrin. Mặc dù vẫn còn tình cảm dành cho Gwindor nhưng Finduilas đã phải lòng Túrin. Tuy nhiên Túrin không đáp lại tình cảm của nàng vì chàng rất quý Gwindor. Gwindor khi biết được tình cảm của nàng dành cho bạn mình bèn tiết lộ thân phận thật sự của Túrin nhằm khiến nàng từ bỏ hy vọng.
Sau trận Tumlahad, chúa rồng Glaurung chiếm Nargothrond. Gwindor tử trận sau khi cầu xin Túrin bảo vệ Finduilas, bởi vì nàng là người duy nhất có thể cứu rỗi số mệnh của chàng. Tuy nhiên khi Túrin quay về Nargothrond, chàng bị lão rồng thôi miên nên không thể nghe được tiếng kêu cứu của Finduilas khi nàng bị lũ orcs áp giải đi qua ngay trước mặt chàng.
Glaurung lừa Túrin bỏ mặc Finduilas đi về Hithlum để tìm dòng họ của mình. Bọn orcs áp giải tù binh trên đường về Angband bị tập kích bởi người Haladin xứ Brethil ở chỗ vượt sông Taeglin. Trước khi bị tiêu diệt chúng giết hết những người bị bắt, bao gồm cả Finduilas. Thi thể nàng bị ghim lên một thân cây bởi một ngọn giáo. Khi Túrin lấy lại được ý thức thì người Haladin đã chôn nàng ở một nấm mộ mà họ gọi là Haudh-en-Elleth - Mộ của nàng trinh Tiên.
* Dịch tên
Finduilas được ghép từ chữ fin (tóc), một tiếp đầu ngữ phổ biến được dùng trong gia tộc Finwë, duil có thể xuất phát từ ethuil trong tiếng Sindar (mùa xuân) và las nghĩa là “lá”.
Biệt hiệu Faelivrin của nàng nghĩa là “Ánh mặt trời trên hồ Ivrin” có nguồn gốc từ chữ fael trong tiếng Sindar (ánh sáng, rực rỡ).
Finrod
* Tiểu sử
Finrod, tên khác là Felagund, là một tiên thuộc tộc Ñoldor. Chàng sinh ra tại thiên quốc Aman và là con trai cả của Finarfin và Eärwen, tức là anh của Galadriel, Angrod và Aegnor. Finrod là một trong những vị tiên cao quý nhất và là một người bạn của loài Người. Nhờ vào sự cao thượng cùng thái độ phản đối Lời thề của Fëanor, nên sau khi hy sinh để cứu Beren, chàng đã được hồi sinh tại Valinor, và là vị tiên đầu tiên được hưởng ân sủng đó tại Vùng đất bất tử.
Finrod rất thân với Turgon và gia tộc Fingolfin. Chàng phản đối Fëanor cùng lời thề của ông. Nhưng khi ông tìm đường quay về Trung địa để đoạt lại các báu vật Silmarils từ tay Morgoth, do không muốn xa những người bạn, người anh em nên chàng đã chọn đi theo gia tộc của cha mình và gia tộc Fingolfin. Finrod không tham gia cũng chẳng hay biết về cuộc tàn sát người Teleri ở Alqualonde do chàng đã đi qua con đường ngang qua eo biển Helcaraxë. Khi đi dọc theo bờ biển Araman, cả đoàn gặp thần Mandos và nghe được Lời tiên tri phương Bắc. Sau đó, Finarfin và người của mình quay về Tirion, nhưng Finrod thì ở lại và tiếp tục hành trình đến Trung địa cùng với gia tộc Fingolfin.
Finrod thành lập thành Minas Tirith đầu tiên ở Đèo Sirion. Khoảng năm 50 Kỷ Đệ Nhất, khi đang cùng Turgon du hành dọc theo sông Sirion và dựng trại bên bờ, cả hai chìm vào giấc ngủ do phép thuật của thần Ulmo. Trong giấc mơ, Ulmo đã chỉ cho họ thấy vương quốc bí mật Nargothrond và thung lũng Tumladen. Finrod phát hiện hệ thống hang động bên dưới Taur-en-Foroth, được che chở bởi núi Nagrod và sức mạnh của thần Ulmo. Tại đây, chàng đã thành lập vương quốc của riêng mình và trở thành vua của Nargothrond.
Khi đi săn ở vùng đất Thargelion ở Đông Beleriand, Finrod là tiên Ñoldor đầu tiên gặp loài Người. Chàng ở lại với họ một thời gian, học ngôn ngữ của họ và dạy họ tiếng Sindarin. Finrod cũng là người đại diện cho những Tiên Xanh Laiquendi đứng ra dàn xếp mâu thuẫn với con người. Sau đó chàng được sự cho phép của đức vua Thingol – người cai trị toàn cõi Beleriand, dẫn loài người đến Estolad.
Finrod là bạn thân của Andreth của gia tộc Bëor. Trong cuộc vây hãm Angband, chàng thường tìm đến bạn mình để thảo luận về những vấn đề của Tiên tộc và loài người. Một trong những cuộc nói chuyện đó được ghi lại và biết đến với cái tên Athrabeth Finrod ah Andreth.
Trong cuộc chiến Ngọn lửa bất ngờ, sau khi được Barahir của gia tộc Bëor cứu mạng, Finrod đã tặng cho Beren chiếc nhẫn của chàng. Chiếc nhẫn này sau này được gọi là Chiếc nhẫn của Barahir và nó được trao cho Aragorn khi chàng biết được thân phận của mình. Nhiều năm sau trận chiến đó, con trai Barahir là Beren đến xứu Nargothrond tìm sự giúp đỡ, và Finrod đã từ bỏ vương vị của mình mà đi với Beren trong cuộc tìm kiếm viên Silmaril như một sự báo đáp ơn cứu mạng trước đó. Celegorm và Curufin, lúc đó đang sống tại Nargothrond, đã dùng sự kinh khủng của Morgoth và những hiểm nguy liên quan đến Lời thề của gia tộc của bọn họ, để thuyết phục phần lớn người Nargothrond ở lại. Kết quả chỉ có mười chiến binh, dẫn đầu bởi Edrahil trung thành đi theo đức vua.
Mặc dù được cải trang khéo léo bằng tài nghệ của Finrod nhưng mười hai người vẫn bị Sauron bắt giữ và mang đến Tol-in-Gaurhoth (đảo Người sói), vốn là thành Minas Tirith Finrod đã dựng nên xưa kia. Finrod đã so quyền phép với Sauron nhưng mặc cho tài nghệ của nhà vua, Sauron cuối cùng cũng bẫy và bắt được chàng. Sauron nhốt tất cả lại, tra khảo bọn họ bằng cách để một tên người sói ăn thịt từng người đến khi họ nói ra thân phận và mục đích cuộc hành trình, nhưng không ai chịu hé môi lấy nửa lời. Đến khi con quái thú chuẩn bị ăn thịt Beren, Finrod đã phá xích và tay không giết được nó nhưng chàng cũng mất mạng vì vết thương quá nặng.
Finrod yêu Amarië, một tiên nữ tộc Vanyar. Do đã đính hôn với nàng nên ở Trung địa Finrod cũng không cưới ai khác. Trong Bài thơ của Leithian có kể lại rằng Finrod sau đó đã được hồi sinh ở Valinor và “đang sống cùng Amarie” và chàng cũng được miêu tả rằng “bước đi cùng cha là Finarfin dưới những tán cây ở Eldamar”.
* Dịch tên
Cái tên Finrod là cách viết theo chữ Sindarin của tên gốc theo ngôn ngữ Quenya là Findaráto, nghĩa là “những hậu duệ hùng mạnh của Finwë”.
Felagund là tiên hiệu được đặt cho chàng bởi những người lùn đã khai phá hang động Nargothrond. Cái tên đó có nguồn gốc từ chữ felak-gundu (Người đẽo hang động) của ngôn ngữ Khuzdul đã được Sindarin hóa.
Loài Người cũng gọi Finrod bằng cái tên Nóm (Trí tuệ) và Nómin (người thông thái).
Ban đầu tên của Finrod trong cuốn The History of Middle-earth là Inglor Felagund.
* Danh hiệu:
Vua của Nargothrond
"Bạn loài Người" được đặt bởi Bëor và người của ông.
* Trong các ấn bản khác của Legendarium
Trong những tác phẩm trước về xứ Trung địa và trong ấn bản đầu tiên của The Lord of the Rings, cái tên Finrod được đặt cho nhân vật sau này là Finarfin. Finrod Felagund lúc đó tên là Inglor Felagund. Bởi vì nguyên nhân này mà một số người cho là Gildor Inglorion là con của Finrod, tuy nhiêu có nhiều bằng chứng đã chỉ ra điều đó là không đúng.
Trong Huyền sử Silmarillion, Orodreth là anh em với Finrod. Tuy nhiên đây là một lỗi đã được Christopher Tolkien thừa nhận. Orodreth thực chất là con trai của Angrod và là cháu họ của Finrod.
Gwindor
Gwindor là một hoàng tử tộc Tiên xứ Nargothrond trong Kỷ Đệ Nhất. Chàng là con trai của Guilin.
* Tiểu sử
Gwindor được hứa hôn với nàng Finduilas con gái của Orodreth trước khi xảy ra trận chiến Muôn vàn nước mắt. Anh của chàng bị bắt trong trận Ngọn lửa bất ngờ. Để trả thù cho anh, chàng đã dẫn một đội quân nhỏ theo vua Fingon ra trận.
Gwindor lần đầu xuất hiện vào thời điểm khởi đầu trận chiến Muôn vàn nước mắt, khi chàng chứng kiến anh trai mình là Gelmir bị hành hạ và hành quyết dã man dưới tay lũ orcs. Nhìn thân xác không còn nguyên vẹn của anh trai, Gwindor không giữ được bình tĩnh mà tấn công kẻ thù khi chưa có lệnh. Truyền thuyết kể lại rằng ngay cả Morgoth phải chùn chân trước cơn thịnh nộ của chàng. Chàng đến được thềm pháo đài Angband tuy nhiên những người đi cùng đều bị giết và Gwindor bị bắt mang vào pháo đài. Gwindor bị giam cầm và làm nô lệ trong pháo đài Angband suốt mười bảy năm, trong thời gian đó sức mạnh và vẻ đẹp của chàng bị hủy hoại. Gwindor tìm cách thoát được khỏi Angband, tuy nhiên bị mất đi một bàn tay khi chiến đấu với lũ orcs cai ngục. Bàn tay bị mất khiến Gwindor suy sụp cả về thể xác lẫn tinh thần và chàng tưởng chừng như đã mất mạng bởi vết thương. Beleg đã cứu sống và mang lại khát vọng sống cho cho chàng. Sau đó Gwindor giúp Beleg tìm được bọn orcs đã bắt Túrin Turambar và cùng nhau họ giải thoát cho anh. Tuy nhiên Túrin tưởng Beleg là một tên orc và vô tình giết chết ông. Gwindor an ủi một Túrin đang đau khổ và dẫn anh về Nargothrond. Nhờ Gwindor mà Túrin được chấp nhận vào vương quốc, tuy nhiên lúc này tầm ảnh hưởng của Gwindor tại đây không còn lớn nhưng trước khi chàng bị bắt nữa. Gwindor yêu Finduilas tuy nhiên cảm thấy bản thân không xứng với nàng nên đã từ hôn. Gwindor ghen tỵ với Túrin khi anh được Finduilas đem lòng yêu mến. Chàng cảnh báo Finduilas là Túrin bị nguyền rủa và chỉ đem bất hạnh đến cho những người mà anh yêu thương. Dù vậy trong thâm tâm chàng vẫn xót thương và rất quý mến Túrin. Túrin sau đó từng bước giành được cảm tình của mọi người và uy tín trong triều. Khi Túrin muốn tấn công quân của Morgoth, Gwindor đã thấy trước kết cục bi đát của Nargothrond nếu làm vậy và cương quyết phản đối, tuy nhiên ý kiến của chàng không được chấp thuận. Vua Orodreth xứ Nargothrond đã cho xây một cây cầu, điều khiến cho không chỉ làm lộ vị trí của vương quốc mà còn làm mất đi phòng tuyến sông Narog. Thực tế là Gwindor đã đúng và khi Chúa rồng Glaurung cùng bọn orcs kéo đến, người Tiên thua trận và bị đẩy lùi về đồng bằng Tumlahad. Nhiều người trong số họ bao gồm cả đức vua Orodreth và Gwindor hy sinh trong trận chiến tại đây. Gwindor bị thương rất nặng và được Túrin mang đến nơi an toàn tuy nhiên chàng đã không qua khỏi. Trước khi chết, chàng cầu xin Túrin hãy bảo vệ cho Finduilas và nói rằng chỉ có cô ấy mới có thể giúp Túrin thoát khỏi lời nguyền của Morgoth. Tuy nhiên lời tiên đoán của chàng không thành sự thật khi Túrin không bảo vệ được nàng.
* Dịch tên
Trong tiếng Noldor, gwind có nghĩa là màu xanh nhạt, trong khi dor có nhiều nghĩa như “cao quý”, “vua” hay “ông chủ”.
* Trong các phiên bản khác của Legendarium
Trong tác phẩm Book of Lost Tales, Gwindor đầu tiên có tên là Flinding và ông có mặt khi Túrin lỡ tay giết chết Beleg.
Idril
* Tiểu sử
Idril Celebrindal là con gái độc nhất của đức vua Turgon thành Gondolin và Elenwë. Nàng là vợ của Tuor và mẹ của Eärendil Thủy thủ.
Trong tộc Noldor lưu vong ở Trung địa, Idril là tiên có gốc gác Vanyar nhiều nhất. Mẹ nàng, Elenwë, một tiên thuộc tộc Vanyar đã mất khi đang băng qua Helcaraxë. Con trai Idril là Eärendil cũng có trong mình 5/16 dòng máu của tộc Vanyar, nhiều nhất trong số các Á tiên.
Trên đường về Trung địa, khi đi ngang Helcaraxë, Idril suýt mất mạng khi rơi xuống mặt nước đóng băng cùng vài tiên khác. Turgon cứu được nàng nhưng mất đi người vợ Elenwë của mình. Idril cùng với con trai Orodreth của Angrod là hai tiên duy nhất thuộc thế hệ thứ ba của người Noldor tham gia cuộc hành trình. Idril là người trong mộng của em họ nàng là Maeglin, con trai của Eöl Tiên Bóng Tối và công chúa Aredhel, em gái Turgon. Tuy nhiên nàng thẳng thừng từ chối tình cảm của Maeglin vì bản chất đen tối của hắn, đồng thời cả hai lại là họ hàng quá gần của nhau.
Khi Tuor, con trai của Huor đến thành Gondolin, Idril đã phải lòng chàng. Bởi vì Turgon yêu thương Tuor như con trai của mình (ông cũng từng đối với cha chàng giống như vậy), đồng thời vẫn luôn ghi nhớ những lời cuối cùng của Huor nên ông cho phép Idril và Tuor lấy nhau. Đó cũng là cuộc hôn phối thứ hai giữa tộc Eldar và Edain, sau Beren và Lúthien. Cảm nhận được mối nguy trong tương lai, Idril thuyết phục Tuor xây một lối đi ngầm dưới thành phố được gọi với cái tên Con đường bí mật của Idril, và nhờ vào nó mà nhiều người đã chạy thoát được khi thành Gondolin thất thủ. Sau đó, Idril và Tuor trở thành lãnh đạo của những người sống sót chạy về cửa sông Sirion ở Tây Beleriand, nơi họ đã đón nhận Elwing khi cô lánh nạn về đây.
Khi Tuor cao tuổi đã dong buồm về phía Tây, cùng đi với chàng là Idril. Tương truyền cả hai đến được Valinor, và sau khi Tuor được các Valar cho phép, cả hai đã sống đời đời cùng Tiên tộc tại đó.
* Dịch tên
Idril là cái tên đã được Sindarin hóa từ tên gốc của nàng trong tiếng Quenya là Itarillë (hay Itarildë), có nghĩa là “chói sáng lấp láng”. Celebrindal cũng là một biệt hiệu của nàng trong tiếng Sindarin nghĩa là “bàn chân bạc”, do nàng thường bước đi chân trần.
Oropher
Oropher, cha của Thranduil, ông nội của Legolas, là vua của những Tiên Rừng ở Rừng Xanh Vĩ Đại trong Kỷ Đệ Nhị.
* Tiểu sử
Oropher là một Tiên dòng Sindar ở Doriath. Nhưng sau cuộc chiến Thịnh nộ, ông không theo những Tiên khác rời Trung địa mà vượt dãy núi Lam cùng với gia tộc của mình. Cuối cùng ông đến được Rừng Xanh Vĩ Đại, nơi dòng dõi những Tiên Nandor cư ngụ và ông được họ bầu làm người lãnh đạo. Kinh đô của ông đặt tại Amon Lanc.
Về phía Tây vương quốc của Oropher, ngang dòng Anduin là Lórinand, nơi Amdír, một Tiên Sindar khác đang cai trị những Tiên Rừng nơi đây. Khi Sauron trở về Trung địa sau sự sụp đổ của Númenor và bắt đầu xây dựng lực lượng, dân của Oropher lui về phương Bắc, qua Con đường Người lùn và sau đó qua cả Dãy núi Rừng Âm U.
Trước trận chiến Liên minh cuối cùng, Oropher và thần dân của mình rời kinh đô Amon Lanc và băng qua dòng Anduin đến sống với những người đồng tộc ở Lórinand. Sau đó ông lại dời đi ba lần nữa về phương Bắc, đến Emyn Duir, Dãy núi Rừng Âm U. Sở dĩ ông lui về phương Bắc là để tránh xa khỏi những Người lùn ở Khazad-dûm.
Mặc dù rất ít giao lưu với các dân tộc khác ở Trung địa, nhưng Oropher hiểu rằng một khi Sauron chưa bị đánh bại thì sẽ không có hòa bình. Vì vậy Oropher đã đáp lại lời hiệu triệu và tham gia vào Liên minh cuối cùng của Tiên và Người. Người của ông hợp cùng người của Amdír, Vua của Lórien thành một đội quân Tiên Rừng hùng mạnh, sau đó họ nhập hội với lực lượng của Gil-galad khi họ đang xuôi theo sông Anduin về Dagorlad.
Trong trận Dagorlad, lực lượng Tiên Rừng chiến đấu rất dũng cảm mặc dù họ chỉ được trang bị sơ sài. Trong cuộc tấn công đầu tiên vào Mordor, Oropher cũng những Tiên Rừng can đảm nhưng nóng vội đã xông lên khi chưa có lệnh tiến công của Gil-galad. Oropher tử trận cùng hai phần ba lực lượng của mình trong khi vua Amdír cùng ngã xuống bên cạnh những chiến binh của ông. Sau khi Sauron bị đánh bại, con trai của Oropher là Thranduil trở về Eryn Lasgalen cùng những người sống sót và họ lại lui về phía Bắc một lần nữa. Phương Nam giờ đây đã trở thành nỗi ám ảnh muôn đời với Thranduil do cuộc chiến đã lấy đi sinh mạng người cha thân yêu và phần lớn dân tộc của ông. Mặc dù số lượng giảm sút nhiều nhưng nhưng những Tiên Rừng vẫn còn đủ mạnh cho nên bọn orcs lẩn trốn trong dãy núi Sương Mù không dám tấn công họ.
* Dịch tên
Cái tên Oropher có nghĩa là “Cây sồi cao” xuất phát từ chữ oro (cao). Ở Doriath, cụm từ orn có liên hệ tới cây, đặc biệt là cây sồi. Cụm từ pher hoặc pheren đều có nghĩa là “cây sồi”.
Tatie
Tatie là một người Elf có địa vị cao quý tại Cuivienen. Tata là người thứ 2 được thức tỉnh trong lịch sử người Elf,về sau trở thành người dẫn dắt nhánh Tatyar và Tatie chính là vợ của ông. Ngoài thông tin này thì trong các ghi chép của Tolkien cũng không có nhắc gì tới thêm về nhân vật này. Nhánh Tatyar về sau trở thành nhánh Noldor nhưng Tata không phải là vị vua đầu tiên của họ mà là Finwe, vậy nên Tatie cũng không phải là nữ hoàng đầu tiên của người Noldor.
Lí do vì sao mà Tata lại không trở thành vị vua đầu tiên của nhánh Noldor trong khi ông vốn là người sáng lập ra nhánh Tatyar, tiền thân của nhánh Noldor, vẫn là một bí ẩn. Một giả thiết được đưa ra đó là do Tata đã chọn ở lại Cuivienen chứ không tới Valinor. Nếu vậy, Tatie có lẽ đã ở lại Cuivienen cùng với chồng mình.
Thần Thoại Legendarium Thần Thoại Legendarium - John Ronald Reuel Tolkien Thần Thoại Legendarium